1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay - nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng

30 5,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 58,71 KB

Nội dung

mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tài năng của m

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Quy

Lớp: K55- Xã hội học

BÀI TIỂU LUẬNMÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

Giảng viên: Th sĩ: Lê Thái Thị Băng Tâm

Đề bài: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học Gia đình để phân tích?

Bài làm:

Đề tài:

“Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay”.

(nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài……… 2

PHẦN NỘI DUNG

Trang 2

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề

tài……… 4

1.1Các khái niệm………

4 1.1.1 Bình đẳng giới……….4

1.1.2 Bất bình đẳng giới………4

1.1.3 Gia đình………4

1.1.4 khái niệm “phụ nữ”………

5 1.1.5 khái niệm “vai trò”………5

1.2 Lý thuyết áp dụng……….5

Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa,nay và sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động………8

2.1 Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và bất bình đẳng……….8

2.2 Vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại và vấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động………13

Chương 3: Xu hướng của vấn đề trong tương lai………23

PHẦN KẾT LUẬN………28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….29

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ của riêng nguời phụ nữ, đó là những “ lao động không công”, không đượctrả lương và cũng không được xã hội ghi nhận Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào

Tại Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã dẫn đến nhữngthay đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hôi của đất nước, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực Điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội vã cùng với nó là sự thay đổi trong phân công lao động

Theo kêt quả điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình vàphụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính các công việc nhà Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các công việc như: Nấu ăn: 77.8%; mua thực phẩm: 86.9%; giặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4% Người đàn ông có tham gia vào các công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm dưới 5%

Hiện nay, mặc dù Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 11-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007, quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới

29-Hơn nữa, vấn đề về phụ nữ với công việc nội trợ đã được quan tâm nhiều, vấn đề bất bình đẳng cũng đã tốn nhiều giấy mực, tuy nhiên về vấn đề phụ nữ với công việc nhà

và bất bình đẳng về công việc nhà hiện nay chưa được nhiều người quan tâm chú ý và nhìnnhận đúng vấn đề Mảng đề tài này khá mới, có cách nhìn mới mẻ trong việc phát hiện ra

“lỗ hổng” trong xã hội hiện nay khi thực hiện luật bình đẳng giới

Và sau khi có ban hành luật bình đẳng giới thì người phụ nữ có còn độc quyền trong các công việc nhà nữa hay không?Đó trở thành câu hỏi lớn mà các cả xã hội quan tâm và

Trang 4

những nhà xã hội học cần nghiên cứu, đặc biệt là những người quan tâm về gia đình và giới.

Vậy,hiện nay người phụ nữ có đúng là đang được bình đẳng hay không, đó là một câu hỏi lớn hiện nay?Và trong bài này, tôi xin đưa ra vấn đề này để bàn luận

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.1Các khái niệm:

1.1.1 Bình đẳng giới: Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc ….) mà trong đó

phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tài năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó (Khái niệm bình đẳng giới theo công ước CEDAW)

1.1.2 Bất bình đẳng giới là sự khác biệt giới gây thiệt hại hoặc làm cản trở sự tiến

bộ của nam hoặc nữ

1.1.3 Gia đình là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên

cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hang nội ngoại) Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính

ổn định, độc lập tương đối Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù.Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi

kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (Lê Ngọc Văn-Nguyễn Linh Khiếu-Đỗ Thị Bình 2002:21).

1.1.4 khái niệm “phụ nữ”

Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giớitính hoạt động bình thường

Trang 5

Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội.Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng.Nó đề cập đến, hoặc hướng người

ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này

1.1.5 khái niệm “vai trò”

Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa

vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng

1.2 Lý thuyết áp dụng

Trong đề tài này tôi sử dụng lý thuyết tương tác biểu trưng để giải thích

Tất cả các nhà tương tác biểu trưng đều nhất trí về vai trò trung tâm của con người là khả năng tạo nên và sử dụng những biểu trưng Theo Steven L.Nock (1987), một cách tiếp cận đặc biệt thành công của các nhà tương tác biểu trưng là nghiên cứu về gia đình như một hệ thống vai trò vì thế được gọi là thuyết vai trò

Các nhà xã hội học thấy rằng nó (lý thuyết vai trò) rất có ý nghĩa nếu ta coi gia đình như một màn kịch, trong đó các thành viên đóng vai trò nhất định Như vậy, mỗi thành viên phụ thuộc vào các thành viên khác trong khi đóng vai trò của mình

Nhà xã hội học Ralph Turner (1970) cho rằng có hai quá trình cần hiểu:

Thứ nhất: là phải tìm hiểu xem các hoạt động được nhóm lại như thế nào để sao cho một người làm việc này (làm một công việc nhất định) mà không phải là người khác

Thứ hai: việc phân chia các nhiệm vụ như thế nào để các thành viên đóng đúng vai trò của mình

Các vai trò được chia thành nhiều cụm như thế nào

Trang 6

Tại sao trong mỗi gia đình, mỗi thành viên phải tự nhận trách nhiệm và nhiệm vụ (đóng vai trò ) nhất định chứ không phải cái khác Câu trả lời nằm trong vấn đề là: xã hội

đã ổn định và các vai trò trong gia đình: cha, mẹ, anh, chị em… nhưng chung hơn, việc nhóm các vai phụ thuộc vào hai vấn đề:

Một là: mỗi thành viên phải tự tìm vai trò của mình (để có thể tồn tại)

Hai là: những đòi hỏi chức năng của gia đình

Một vai trò có thể tồn tại được chính là vai trò đó cho phép cá nhân xác lập một tính cách trong gia đình.Mọi người phải tìm thấy vai trò như vậy.Sự phấn đấu cho một vai trò biểu hiện trong quyền lực gia đình

Khi các thành viên được nhận định trong các vị trí nhất định các vị trí biểu hiện sự thỏa hiệp của họ.Khuynh hướng của sự phát triển các vai trò thỏa hiệp để tránh đi sự phá

vỡ vai trò (bỏ bớt những ham muốn để thực hiện các vai trò)

Các vai trò trong gia đình là sự mặc cả và luôn luôn phát triển Nội dung vai trò của

bố hay mẹ luôn được ấn định (được khoanh vùng) bởi hàng loạt sự mong đợi của xã hội

và nội dung cụ thể của nó là kết quả của sự mặc cả hình thức và độ dài của tương tác Các vai trò ngoài gia đình được ấn định bởi sự mong đợi hình thức.Các vai trò nhiều khi đối lậpnhau Ví dụ, một ông chủ có thể rất cực đoan, hiếu chiến, làm việc chăm chỉ Những khi ở nhà thì hoàn toàn ngược lại.Sự khác biệt giữa thế giới bên trong và bên ngoài được phân rõkhi một người lạ đến gia đình mình Trước mặt khách , họ phải hành động như thế nào để bộc lộ vai trò bên ngoài hơn là vai trò gia đình của họ

Trên thực tê thì bất kì hiện tượng nào buộc thành viên trong gia đìn thay đổi vai trò của mình, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.Ví dụ như người chồng mất việc.Điều này ảnh hưởng đến gia đình, vì nóa tạo ra sự đổi khác trong gia đình

Sử dụng lý thuyết này trong vấn đề để giải thích vai trò của người phụ nữ trong gia đình, không chỉ đóng góp, làm việc nhà mà còn làm kinh tế để bổ xung kinh tế cho gia đình Thuyết biểu trưng cho thấy vai trò của người phụ nữ được xã hội gán cho, được xã hội mong đợi, gia đình, người thân mong đợi, vì thế vai trò của người phụ nữ ngày càng

Trang 7

được đề cao và người phụ nữ cố gắng làm theo đúng vai trò của mình mà xã hội đề ra, gia đình mong muốn

Và ở đây người phụ nữ không chỉ làm việc nhà mà còn phải làm các công việc bên ngoài xã hội, họ đóng góp vào kinh tế gia đình không kém gì đấng mày râu, tuy nhiên về tới nhà họ vẫn làm việc và không có người chồng giúp đỡ, mặc định công việc đó là công việc của phụ nữ

Một vai trò có thể tồn tại được chính là vai trò đó cho phép cá nhân xác lập một tính cách trong gia đình Mọi người phải nhìn thấy vai trò như vậy sự phấn đấu cho một vai trò biểu hiện trong quyền lực trong gia đình Ở trong bài viết này thì người phụ nữ có vai trò là người vợ, người mẹ, người con dâu,…

Từ đó xác định rõ vai trò của mình và thực hiện vai trò đó như đã thỏa thuận

Gia đình Việt Nam truyền thống, vai trò của người phụ nữ không được đề caongoài xã hội, dường như họ bị gắn cái thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm sóc cho gia đình.Những tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Người phụ từngtrải qua hang nghìn năm đảm đang (đảm nhiệm, trách nhiệm) và chịu đựng, hy sinh.Nhưng

họ không được đề cao.Người phụ nữ truyền thống trong gia đình xưa phải có đủ “tam tòng,

tứ đức”.Họ nghiếm nhiên trở thành biểu trưng gắn liền với ngôi nhà, con cái, không cóquyền đưa ra ý kiến hay quyết định gì trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Nhưng ngày nay – xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa thì khác, nam nữ bìnhđẳng, người phụ nữ trong gia đình hiện đại đã tự khẳng định mình, vai trò của mình tronggia đình và xã hội ở khía cạnh khác không phải là bếp núc, con cái … mà ở nhiều lĩnh vựctrong xã hội…, họ đóng góp phát triển kinh tế trong gia đình và xã hội ( họ tham gia cáchoạt động chính trị, là các nữ doanh nhân)không những khẳng định vai trò trong gia đình

mà họ còn cho thấy tầm quan trọng trong xu thế phát triển và hội nhập của thế giới Vàcông việc của họ hiện tại có đơn thuần là công việc nhà như trước? hay ôm cả công việcnhà và công việc xã hội? và như thế có phải là “bình đẳng”?

Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa,nay và sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động.

Trang 8

2.1 Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và bất bình đẳng:

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của phụ

nữ Việt Nam trên các lĩnh vực trong các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước Theonhững tài liệu khảo cổ học, ở Việt Nam đã tồn tại thời kỳ Mẫu quyền khá dài trong xã hộinguyên thủy với vai trò quan trọng, quyết định của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát đạt của xã hội nguyên thủy,dân tộc nào cũng trải qua một thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền.trong đó phụ nữ làmchủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hộicũng như trong đời sống văn hóa tinh thần

Ở Việt Nam, mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long Quân lànhững người khai sáng ra lịch sử dân tộc Mẹ đẻ ra trăm trứng trong cùng một bọc, nởthành trăm chàng trai Mẹ và Bố lại chia đều con đi ở miền núi và miền biển, thành nhândân miền núi và miền xuôi bây giờ Công lao to lớn của Mẹ Âu Cơ đã được truyền tụnghàng ngàn đời nay ở vùng đất Tổ (Phú Thọ) chứng tỏ mẹ là người “mang nặng đẻ đau” vàcũng là người khai sáng văn hóa dân tộc

Theo cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng: Khi bước sang chế độ phụ quyền khôngphải bất cứ đâu và lúc nào cũng đều mang hình thức cổ điển, hà khắc (người phụ nữ bịtruất hẳn vai trò và quyền hành xã hội, trở thành nô lệ gia đình như cách nói của Lê Nin -điển hình là Hy Lạp), nhiều xã hội chuyển sang phụ quyền dưới một hình thức “êm dịuhơn” Theo đó, bước vào thời đại văn minh, phụ nữ nhiều nước vẫn được coi trọng và cóảnh hưởng đối với nhiều công việc, Phụ nữ Việt Nam xưa ở trong trường hợp thứ hai này

Do đó, ở Việt Nam, nếu trong thời đại nguyên thủy, phụ nữ là người chủ yếu giữ việc háilượm, tham gia săn bắt, rồi làm nghề nông nguyên thủy, chăn nuôi, thủ công cùng với công

việc trong nhà, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, người phụ nữ vẫn là người tham gia đầy

đủ vào tất cả các khâu lao động trong xã hội và gia đình Trong khi đó ở nhiều nước trên

thế giới cổ đại, người phụ nữ chỉ còn tham gia các công việc gia đình

Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết đã viết: “Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ làngười đứng đầu cộng đồng thân tộc của họ, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ởnơi này nơi khác, gia đình là do người đàn ông làm chủ nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có

Trang 9

trên danh nghĩa, còn trong thực tế, người phụ nữ vẫn là người điều khiển hầu hết công việc gia đình Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ là người lãnh đạo và tham gia vào tất

cả các hoạt động xã hội, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác,

phụ nữ mất hẳn chức năng ấy, thì ở Việt Nam, đông đảo phụ nữ vẫn là những “công dân chính trị” rất độc đáo.” Đây chính là tiền đề để người phụ nữ Việt Nam cổ đại vẫn tiếp tục

có những cống hiến lớn lao vào lịch sử dân tộc

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực cội nguồn của nền nông nghiệp lúanước Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước,người phụ nữ luôn đóng vai trò trụ cột trong lao động sản xuất

Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển trải qua các thời

kỳ lịch sử trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò của người phụ nữ Hình ảnh người phụ

nữ Việt Nam được xây dựng và lưu truyền từ huyền Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long Quân đếnviệc thờ các nữ thần nông nghiệp như bà Dâu (Chùa Dâu),bà Đậu (chùa Bà Đậu); thờ cácMẫu Tam Phủ (Trời- Đất- Nước), Mẫu tứ phủ (Trời- Đất- Nước-Địa), Mẫu Tứ pháp (Mây-Mưa-Sấm-Chớp) đến các nghi lễ thờ cúng “Mẹ Lúa” của nhiều dân tộc ở Việt Nam Điều

đó đã phản ánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong nghề nông từ thời cổ đại vàxuyên suốt tiến trình lịch sử cho đến ngày nay

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã khẳng định: “Trên chặng đường chuyển hóa

từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa – xã hội Việt Nam cổ truyền đã thừa

hưởng và vẫn bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội”

Từ ngàn xưa, vai trò của người Mẹ, người phụ nữ được tôn trọng, đề cao trong xã hộiViệt Nam Trong dân gian, chúng ta thấy nhân dân lao động Việt Nam vừa kính cha vừa

ơn mẹ - Chữ hiếu hai vai

"Công cha như núi Thái sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Người mẹ Việt Nam có tầm quyết định đối với sự phát triển của các con về nhiềumặt (thể chất, tình cảm, đạo lý làm người…) Do đó lời cửa miệng dân gian nói: “Con dạicái mang”, “Phúc đức tại mẫu”, “Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng”

Trang 10

Có khi trong xã hội Việt Nam cổ truyền người vợ được coi trọng hơn cả chồng

Do nhận thức, thói quen suy nghĩ và các phong tục tập quán, sự bất bình đẳng giữa phụ

nữ và nam giới đã ăn sâu bám chắc trong đầu óc con người thành tư tưởng “trọng nam khinhnữ” Những phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đạo đức phong kiến “tam tòng, tứ đức” đượckhuyến khích duy trì để trói buộc người phụ nữ, chà đạp lên tình cảm và nhân phẩm của chịem… dần dần thành thói ứng xử thô bạo của người đàn ông đối với đàn bà Tư tưởng nàydần dần trở thành quy tắc, thành thông lệ, không cần có luật pháp bảo vệ, nó vẫn có tác độngcưỡng chế, điều chỉnh hành vi ứng xử của người đàn ông đối với đàn bà

Hôn nhân dưới chế độ phong kiến không dựa trên tình yêu mà dựa trên quyền lợi củadòng họ, tất cả vì mục đích chính trị.Người phụ nữ trở thành vật đánh đổi, hy sinh cho nhữngmưu đồ của thế lực cầm quyền.Các thứ bậc cao trong xã hội đều giành cho hoàng gia, hoàngtộc, quân đội của triều đình và một tầng lớp trí thức gồm toàn đàn ông, những người chỉ cónhiệm vụ học hành để ra làm quan.Giai cấp thống trị, đã sử dụng các phương tiện khác nhau

để biến hệ tư tưởng Nho giáo thành công cụ duy trì quyền lực đối với phụ nữ Hơn nữa dướichế độ phong kiến, quyền hành quốc gia tập trung vào tay vua Trong gia đình thì tập trungvào người đàn ông gia trưởng.Người phụ nữ được coi là tài sản của chồng, vì vậy luật nhàTrần cho phép đàn ông nếu có vợ ngoại tình được coi vợ như nô tỳ và được phép cầmbán.Phép nhà Hồ quy định, nếu binh sĩ ra trận mà nhút nhát thì vợ, con, điền sản phải xungcông Triều đình phong kiến nhà Lý còn có tục bắt cung nữ chết theo vua hoặc hoàng hậubằng cách đưa họ lên hỏa thiêu

Tư tưởng và luật pháp của chế độ phong kiến cũng ra sức bảo vệ cho sự bất bình đẳngnam nữ Học thuyết Mác - Lênin chỉ rõ: Cùng với nguồn gốc kinh tế, sự thống trị của ngườiđàn ông đối với đàn bà còn bắt nguồn từ trong nhận thức, niềm tin và thói quen, phong tụctập quán đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người Sự quan tâm, lo lắng

Trang 11

về đời sống của bản thân người phụ nữ cũng là yếu tố bắt buộc họ phải chấp nhận và camchịu sự thống trị của người đàn ông, một khi đời sống kinh tế của họ còn chưa được điều chỉnhthì tất yếu còn bất bình đẳng Như vậy, nguồn gốc của bất bình đẳng là do các tác nhân xã hộinhư phong tục tập quán, truyền thống, thói quen cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ và tàn

dư của xã hội cũ để lại

Quan niệm thiên lệch về giới nữ được hình thành và ảnh hưởng tới tận bây giờ và làm hạnchế việc nhận thức đầy đủ khách quan về năng lực của người phụ nữ.Biểu hiện định kiến giới thể hiện rộng khắp ở mọi cấp độ khác nhau tạo ra quan niệm, nhìn nhận thiên lệch về năng lực của phụ nữ và nam giới.Chẳng hạn, rất nhiều quan niệm về giới chỉ ra rằng phụ nữ

là người hẹp hòi, ích kỷ làm việc kém hiệu quả so với nam giới, không hăng hái trong công việc, thiếu khả năng quyết đoán Những định kiến về năng lực của phụ nữ đã trở thành những trở ngại đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội đào tạo, hoặc khi tìm việc làm, hay tham gia quản lý và cơ hội phát triển chuyên môn Bên cạnh đó có những khác biệt về giới tính, người phụ nữ còn phải thực hiện chức năng làm mẹ Do đó, nam giới thường quan niệm rằng, thiên chức của phụ nữ là gia đình và con cái, cho nên, mọi việc trong gia đình phải là việc của phụ nữ, đàn ông chỉ làm việc lớn chứ không chia sẻ công việc hàng ngày vớiphụ nữ Trong khi đó, đánh giá bằng công sức thì người ta vẫn đánh giá cái nhìn thiên lệch

Ví dụ: Nếu người phụ nữ chỉ làm việc nhà, chăm sóc con cái còn người chồng lo kinh tế gia đình thì người chồng mới là quan trọng Vấn đề này là sự thể hiện rất tế nhị từ biểu hiện định kiến về năng lực của người phụ nữ, vì người phụ nữ không giỏi kiếm tiền thì phải gánh lấy trách nhiệm chăm lo tất cả mọi việc trong gia đình, song những việc làm này không tạo

ra thu nhập cho nên việc mà người phụ nữ làm “không quan trọng” Tuy nhiên, trên thực tế

có thể thấy rằng việc gánh vác công việc gia đình, chăm lo con cái của người phụ nữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với gia đình, thành công của người đàn ông ở trường hợp này

đã hàm chứa công sức của người vợ

Ở phạm vi rộng hơn, người phụ nữ cũng bị gán cho về năng lực hạn chế đến việc sắp xếp

và phân công công việc Chẳng hạn định kiến cho rằng đối với công việc phụ nữ không thể quyết đoán bằng nam giới cho nên “phụ nữ chỉ tham gia lãnh đạo ở cấp nhất định nào đó”.Trên thực tế, không phải như vậy, người phụ nữ vẫn có thể làm được nhiều việc đòi hỏi

Trang 12

tính quyết đoán cao, có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén các tình huống cần giải quyết.Vậy, muốn xoá bỏ quan niệm về sự phân công công việc, trước hết, cần có một cái nhìn mới hơn về năng lực của phụ nữ.

Từ đó thấy được vai trò, quyền lợi của người phụ nữ phong kiến rất hạn chế bị gò bó và buộc theo những hủ tục, phong kiến lạc hậu, mà vẫn mang tiếng không làm gì

Như vậy trong xã hội thời phong kiến người phụ nữ không có nhiều quyền mà chỉ có vai

trò là đảm nhiệm các công việc nội trợ, chăm sóc con cái và vẫn bị coi là “vợ tôi chẳng làm gì” trong khi đó người vợ phải làm không biết bao nhiêu công việc không tên mà không

được ghi nhận, như chăm sóc con, chuẩn bị cơm nước, đi chợ, dệt vải,… mà còn chưa kể đếnmột số người còn phải làm các công việc khác như đồng áng, chăn nuôi…

Định kiến hẹp hòi của xã hội đã bao trùm lên nguời phụ nữ, gán cho họ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung cho giới mình, khiến họ không thể tách rời khỏi gia đình, khỏivai trò nội trợ để tham gia các hoạt động xã hội Phụ nữ thường đảm nhận vai trò kép, họ vừa lao động sản xuất lại vừa làm công việc gia đình nhưng vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng bởi quan niệm xã hội

Bình đẳng cho phụ nữ là một đòi hỏi cấp thiết và thiết thực nhằm đem lại sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều cơ hội cùng nam giới tham gia hoạt động xã hội, có được

vị trí và chỗ đứng cả ở ngoài xã hội và bên trong gia đình

Sự phân công lao động hợp lý các công việc trong gia đình không những là chìa khoá để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ về mặt xã hội mà còn giúp cải thiện dần địa vị của mỗi giới đặc biệt

là địa vị của nguời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội

Để đảm bảo cuộc sống cho các thành viên của mình, gia đình phải tiến hành một loạtcác hoạt động sống , các thành viên trong gia đình cung phải đảm nhiệm các vai trò nhấtđịnh Các vai trò này được cấu trúc hóa trên cơ sở những thiết chế của gia đình và sự kìvọng của xã hội.Trung tâm của cấu trúc này là vai trò sản xuất kinh doanh của người phụ

nữ nhiều hơn người chồng và các thành viên khác trong gia đình.Vai trò truyền thống củaphụ nữ trong gia đình đã thay đổi Trong trường hợp người chồng đã thực sự thay thế vai

Trang 13

trò truyền thống của người phụ nữ là đảm đang công việc nội trợ gia đình VD : NC năm2005-2006 của viện khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: phụ nữ tham gia vào tất cả cácloại hình sản xuất tạo thu nhập như nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp

và tất cả các khâu cuả 1 chu trình sản xuất Tuy nhiên những lĩnh vực mà phụ nữ tập trungchủ yếu vào các hoat động gieo trồng, chăm sóc, chế biến và bán sản phẩm,chăn nuôi giasúc, gia cầm, dịch vụ đời sống.(lê Thái Thi Băng Tâm, 2008:161)

Theo một nghiên cứu của trung tâm NCKH về gia đình và phụ nữ năm 1996 tại đồngbằng Bắc Bộ phụ nữ có xu hướng tham gia vào hoạt động sản xuất ở địa phương nhiều hơnNam giới ( Lê Ngọc Hùng và nhóm tác giả ,2004)

Còn hiện nay theo kết quả nghiên cứu xã hội học ở các địa phương ven biển hiệnnay(Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng,1998)cho biết, ở các hộ ngư dân công việc chăm sóc,nuôi dạy con cái như kiểm tra đôn đốc việc học hành của con cái,mua sắm đồ dùng họctập, liên hệ với nhà trường … đều do người phụ nữ thực hiện

Vậy còn hiện nay, sau khi đã thực hiện luật bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ cókhác đi?Có bình đẳng hơn không?

2.2 Vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại và vấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động:

Gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bàonày.Đồng thời, gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của ngườiphụ nữ.Nói đến giải phóng phụ nữ, người ta dường như quên mất rằng, gánh nặng gia đìnhcòn đang đè nặng lên vai các bà, các người vợ

Người phụ nữ chịu sự tác động của của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ

nữ cũng tác động tới sự vận động của xã hội Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ baogồm cả hai mặt: tích cực và tiêu cực Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể táchrời với thực tế gia đình và xã hội.Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thểhiện, thực hiện được những chức năng của mình.Điều cần làm là làm sao để gia đình và xãhội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình

Đó là: người phụ nữ có công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập nângcao kiến thức, trình độ chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã

Trang 14

hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sứckhỏe, làm đẹp cho bản thân

Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ

nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình Song,phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái,chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình Cộng với thời gian làm việcngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc họctập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượngphụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có Bên cạnh đó, nguy

cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ.Trong khi đó, ở đâubạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương

Để người phụ nữ đảm đương được vai trò của mình, đồng thời phát huy được hếtkhả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi phụ nữ là rấtquan trọng Chỉ khi nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ được khơi dậy, phụ nữmới vừa có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội, vừa duy trì được mối quan hệ giađình bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc

Xã hội càng hiện đại, con người cũng ngày càng hiện đại hơn, vai trò của phụ nữ vànam giới cũng thay đổi nhiều Trước mắt, về cơ bản, nam giới vẫn đóng vai trò trụ cột, tuy nhiên, đã và đang xuất hiện những lĩnh vực mới, những công việc nhẹ nhàng thích hợp với

nữ giới mà lương cao đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của họ Ngày nay, ít thấy hình ảnh người phụ nữ chỉ biết thêu thùa, đan lát, đảm đương việc nhà mà họ đã tham gia ngày một nhiều các công việc ngoài xã hội và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế gia đình nói riêng

Trong xã hội hiện đại ngày , phụ nữ ngày một trở nên quan trọng, nhưng trong gia đình thì họ ngày càng trở nên kém quan trọng hơn, họ cũng đang mất dần đi vai trò của người mẹ và người vợ truyền thống Và thực tế, song hành cùng sự tiến nhanh của phụ nữ trong xã hội hiện đại thì cũng chính họ đang gây nên sự xáo trộn trong xã hội một cách gián tiếp là nguyên nhân dẫn đến sự thụt lùi của xã hội trong tương lai

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huycác giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai

Trang 15

trò chủ đạo.Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình.

Người xưa có câu: “ Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây tổ ấm” quả không sai Vai tròcủa người phụ nữ hiện đại trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ là hếtsức nặng nề.Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên trong gia đình đều phải

có trách nhiệm đóng góp công sức nhưng người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp đểlàm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình đối với giađình

Ngày nay, cuộc sống của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện Nhịp sống, và sựgiao lưu văn hoá rộng mở, tác động thường xuyên, nhiều chiều …Vấn đề đặt ra là phải tiếp thu, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như thế nào? Đây là vấn đềđòi hỏi người phụ nữ phải có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoámới; là người chọn lọc, phát triển và nhân lên những giá trị văn hoá tốt đẹp cho các thànhviên trong gia đình

Với thiên chức của mình, phụ nữ là người khéo léo sắp xếp, tổ chức cuộc sống giađình, chăm sóc và giáo dục con cái trong gia đình Người phụ nữ giữ vai trò trọng yếutrong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình, phải biết sắp xếp một cách hợp lý, trọn vẹn

và chia sẻ với chồng, bảo ban con cái, chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhịvới gia đình bên chồng để giữ gìn hạnh phúc bền lâu.Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc

và sự ổn định của gia đình Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ nhữngngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâmtrong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội Không chỉ chăm sóc giúp

đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồngtrong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng Là những người mẹhết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo Người mẹ ngàynay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời.Bất cứ aitrong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnhtrong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống.Chính họ đã tiếp sức cho chúng tavượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w