Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích: Bài viết này nhằm làm sáng rõ vị trí và chức năgn vôcùng quan trọng của gia đình trong xã hội, để từ đó xác định đượcmục tiêu và đề ra được
Trang 1Website: http://www.kilobooks.com Email : care@kilobook.com
Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng
và câp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang được đặt ravới các dân tộc trên toàn thế giới
Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI Vấn đềgia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp ở mọinơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó Nó có thể xâydựng và cũng có thể phá hoại Nó đem lại hạnh phúc cho con người
và cũng như gieo rắc những điều bất hạnh Không lúc nào bằng lúcnày, vấn đề gia đình được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát ở cảphương Đông và phương Tây Nó không chỉ mang tính cấp thiết củahiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối vớitương lai
Lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hóa của các dân tộc đều gắnliền với những biến đổi sâu sắc của gia dình, đều chịu sự tác độngkìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của gia đình
Việt Nam là một nước chậm tiến đang đi vào công nghiệp hoá,hiện đại hóa với đầy rẫy những khó khăn Tuy nhiên Việt Nam cũng
có những thuận lợi to lớn là với sự nỗ lực và sáng tạo, Việt Nam cóthể tránh được những sai lầm của người đi trước và xử lý vấn đề gia
Trang 2đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Namtrở thành nhân tố tích cực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa vừa thểhiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộcủa nhân loại.
Gia đình Việt Nam là một vấn đề khoa học Bước đầu chỉ nêntập trung vào một số vấn đề cơ bản và cấp thiết chung quanh mốiquan hệ giữa gia đình và văn hoá
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đề tài gia đình từ xưa đến nay không phải là một vấn đề mới
mẻ, nó đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứudưới nhiều lĩnh vực khác nhau Chẳng hạn: xã hội học quan tâm đếngia đình như một thiết chế xã hôị, một nhóm tâm lý xã hội đặc thù,kinh tế học quan tâm đến gia đình như một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêudùng, dân số học lại quan tâm đến gia đình trong việc tái sản xuất racon người
Đề cấp đến vấn đề gia đình này, có rất nhiều tác phẩm đáng lưu
ý là các tác phẩm sau:
- “Gia đình Việt Nam hiện nay” - Lê Thi
-“Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội học” - Lê NgọcVăn
- “Mác-Ăngghen tuyển tập”
- “Lênin toàn tập”
- “Luật hôn nhân gia đình”
- “Văn kiện đại hội V”
Các tác phẩm cũng như văn kiện trên đã đề cập đến vấn đề giađình ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Trong giới hạn phạm vi
Trang 3cho phép bài viết này đi sâu vào vị trí và chức nang của gia đìnhtrong xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng gia đình ngày nay.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích: Bài viết này nhằm làm sáng rõ vị trí và chức năgn vôcùng quan trọng của gia đình trong xã hội, để từ đó xác định đượcmục tiêu và đề ra được các giải pháp xây dựng gia đình Thực hiệnđược điều đó là góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong việcbồi dưỡng tài năng cho đất nước, gây dựng đội ngũ lao động có nhâncách, có trí tuệ… từ đó hướng đất nước đến gần nhất mục tiêu củamình
Nhiệm vụ: Từ mục đích nghiên cứu đề tài như trên đưa đếnnhững nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Làm sáng rõ khái niệm gia đình
- Thấy được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Tìm hiểu các hình thức gia đình trong lịch sử
- Nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa gia đình và xã hội
- Chỉ rõ chức năng của gia đình đối với xã hội
- Tìm hiểu thực trạng xã hội Việt Nam truyền thống hiện đại, từ
đó đề ra các mục tiêu, giải pháp xây dựng gia đình
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội
Xây dựng gia đình Việt Nam ngày nay
Phạm vi: Chỉ nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay mà thôi
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này dựa trên cơ sở lí luận sự kết hợp giữa lí luận củaChủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình
Trang 4Trong bài viết này, tôi đã sử dụng kết hợp phương pháp quy nạp
- diễn dịch, tổng hợp những tài liệu đã đọc cùng với phương pháplogic - lịch sử, phương pháp luận macxit
6 Kết cấu bài viết bao gồm các phần sau
A Phần mở đầu
B Phần nội dung chính: gồm có 2 chương
Chương 1: Gia đình và các hình thức gia đình tronglịch sử
Chương 2: Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
C Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 5CHƯƠNG I: VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
1 Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử
1.1 Khái niệm gia đình
Gia đình - hai tiếng thân thương đó đã in sâu vào trái tim mỗingười từ khi ta còn tấm bé Đó chính là nơi mỗi người được sinh ra vàlớn lên, có tác động to lớn đến sự hình thành nhân cách của cá nhâncũng như sự phát triển của xã hội
Vấn đề gia đình từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Do vậy có rất nhiều cáchhiểu khác nhau về gia đình Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một sốđịnh nghĩa sau về gia đình
a Khi đề cập đến vấn đề gia đình, C.Mác cho rằng “Quan hệthứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàngngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ranhững người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng - vợ,cha mẹ và con cái, đó là gia đình”
Như vậy, gia đình là một cộng đồng xã hội có quan hệ gắn bó
về hôn nhân và huyết thống.
b Theo Liên hợp Quốc thì gia đình là một đơn vị được quy địnhthông qua mối liên hệ của các cá nhân nói lên sự tái sản xuất thế hệsau ở mức độ mà những mối liên hệ này đựơc những quy phạm và thủtục pháp lý phê chuẩn
Như vậy trong định nghĩa về gia đình của Liên hợp quốc có
thêm vấn đề pháp lý, ở đây, gia đình được Nhà nước bảo hộ Đó là
một cơ sở quy phạm pháp luật của Liên hợp quốc Gia đình là mộtnhóm người có quan hệ họ hàng, có cuộc sống chung, có ngân sáchchung
Trang 6c Nhà Tâm lý học Ngô Công Hoàng khi bàn đến vấn đề giađình thì cho rằng gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó
về hôn nhân và huyết thống, tâm sinh lí, có chung gia đình vật chất vàtinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử”
So với hai định nghĩa trên thì định nghĩa thứ ba này có thêmkhía cạnh về mối quan hệ kinh tế (vật chất) và tình cảm (tinh thần)giữa các thành viên trong gia đình
Tóm lại, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau vềhôn nhân và huyết thống đồng thời có sự cố kết nhất định về kinh tế -vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi cho các thànhviên của mình
1.2 Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Trong gia đình có hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống Hai mối quan hệ này được cụ thể hoá là mốiquan hệ giữa vợ và chồng và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản có tácđộng đến nhiều mối quan hệ khác trong gia đình, Vì gia đình hạnhphúc khi duy trì được tình yêu trong hôn nhân Quan hệ vợ chồngphải dựa trên tình nghĩa sự chung thủy, thương yêu, quý trọng, chămsóc, giúp đỡ nhau và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc
Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ giữacha mẹ và con cái Đây là mối quan hệ bình đẳng và nề nếp Cha mẹ
và con cái cùng thương yêu và chia sẻ với nhau để làm tốt công việcgia đình và xã hội
Ngoài ra, gia đình còn bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhưquan hệ giữa ông bà và cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô
dì chú bác với nhau
Trang 7Có thể nói mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đềuđược bắt nguồn từ quan hệ hôn nhân và huyết thống Đây là thứ tìnhcảm thiêng liêng và cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào thaythế được Đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài, không thể phá vỡ của
cả đời người
1.3 Các hình thức gia đình trong lịch sử
Gia đình là sản phẩm của xã hội Cùng với sự vận động và pháttriển của xã hội, gia đình cũng có những bộ mặt tương xứng Tronglịch sử xã hội loài người đã xuất hiện nhiều hình thức gia đình khácnhau
Đầu tiên là những gia đình tập thể, gia đình huyết tộc, gia đìnhpunaluan, gia đình cặp đôi Những kiểu gia đình tập thể này đều xuấthiện ở chế độ cộng sản nguyên thuỷ, khi con người vẫn còn đang ởvào thời đại mông muội Ba gia đình này vẫn thuộc chế độ mẫu hệ vàmẫu quyền, và vẫn phụ thuộc vào tự nhiên
Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, người đàn ông càng giữ vai tròquan trọng trong lao động, từ đó sinh ra chế độ phụ quyền Gia đìnhmột vợ - một chồng trở thành một đặc trưng, một hình thức phát triểntiến bộ nhất trong lịch sử Sự ra đời của nó gắn liền với sự nô dịchcủa người đàn ông đối với người đàn bà
Tuy nhiên, gia đình một vợ - một chồng trong chế độ tư hữu chỉmang tính tương đối mà thôi Nó luôn đi kèm với tệ ngoại tình và mãidâm
Phải đến chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội thì gia đình một vợ một chồng mới thực sự trọn vẹn Đây là gia đình mới trong thời đạimới Nó có mầm mống từ gia đình ở xã hội tư bản chủ nghĩa Giađình mới trong xã hội chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ tình yêu thương
Trang 8-chứ không có sự thống trị và áp đặt của người đàn ông với người đàn
bà Đồng thời tệ ngoại tình và mãi dâm cũng bị loại bỏ
2 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.
2.1 Gia đình là tế bào của xã hội
Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quan trọng trong lịch sử làsản xuất Nhưng bản thân sự sản xuất lại có hai loại Một loại là sảnxuất ra vật chất nuôi sống con người, bao gồm tư liệu sinh hoạt, quần
áo, nhà cửa, thức ăn Loại thứ hai là sản xuất ra con người để tiếp tụcduy trì nòi giống
Gia đình là một tổ chức xã hội tham gia vào cả hai quá trình sảnxuất đó Không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triểnđược Như vậy, gia đình là một trong những nhân tố tác động tích cựcđến sự tồn tại và phát triển của xã hội
Ngoài gia đình thì còn có rất nhiều bộ phận khác ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của xã hội như dân tộc, giai cấp, giới tính, nhànước, ngành, đoàn thể… Cho nên, với tư cách là tế bào cùa xã hội thìgia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thể chế xã hội nhỏ nhất Cơ chế
xã hội này rất đa dạng và phong phú vì trong quá trình vận động, nóvừa tuân thủ những quy luật chung của xã hội, vừa tuân theo nhữngquy định và tổ chức riêng của mình
Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, thì phải quantâm xây dựng tế bào gia đình tốt Đây là một vấn đề hết sức quantrọng được Đảng và Nhà nước ta chú ý
2.2 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt dựa trên mối quan hệ
cơ bản là quan hệ tình cảm Quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ huyếtthống ruột thịt, tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm cao cả mà khôngmột cộng đồng xã hội nào có thể thay thế
Trang 9Tuy nhiên, giữa các thành viên trong gia đình không chỉ thuầntuý là quan hệ tình cảm mà còn là quan hệ giữa các cá nhân trong xãhội, giữa gia đình với xã hội.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống.Ngoài quan hệ tình cảm, những quan hệ xã hội khác như sản xuất, sởhữu, giáo dục … cũng nằm trong quan hệ gia đình Vì vậy, gia đìnhcũng đồng thời là một đơn vị kinh tế, một môi trường giáo dục, vănhoá Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xãhội của mỗi cá nhân và thông qua gia đình, cá nhân cũng học và thựchiện quan hệ xã hội
*Bên cạnh đó, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để
xã hội tác động đến cá nhân Có rất nhiều thông tin trong xã hội tácđộng đến cá nhân Những hiện tượng xã hội có ảnh hưởng tích cựchoặc tiêu cực (thông qua gia đình) đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi cá nhân Sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởngđến tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân trong gia đình Mọiquyền lợi xã hội của con người được thực hiện thông qua hoạt độngcủa các thành viên trong gia đình Xã hội nhận thức đầy đủ và toàndiện hơn khi xem xét cá nhân trong quan hệ gia đình
2.3 Tác động của xã hội đến gia đình
Gia đình có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và tiến bộcủa xã hội, và ngược lại, trình độ phát triển của xã hội quy định cáchình thức gia đình khác nhau trong lịch sử, đồng thời cũng quy địnhđặc điểm các mối quan hệ gia đình Cùng với sự vận động và pháttriển của lịch sử, hình thức và kết cấu gia đình cũng lần lượt biến đổitương ứng
Ví dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất còn lạc hậu, nên chỉ tồn tại hình thức gia đình
Trang 10tập thể Trong gia đình này, không có sự áp bức, bấtbình đẳng giữacác thành viên Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, xã hội hình thành sựphân chia giai cấp và sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn
bà thì đã cho ra đời hình thức gia đình một vợ - một chồng Trong giađình này, quan hệ giữa các thành viên mang tính phục tùng, bất bìnhđẳng
Gia đình chịu sự tác động quyết định của điều kiện kinh tế - xãhội Trong thực tế, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội có mức
độ khác nhau đối với mỗi gia đình Điều này dẫn tới những đặc điểmcủa gia đình trong các tầng lớp, giai cấp, các nhóm xã hội có sự khácnhau
Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ vớinhau, không thể tách rời Không có gia đình thì xã hội không tồn tại
và phát triển được Ngược lại, không có một môi trường xã hội lànhmạnh thì gia đình cũng không thể phát triển được
3 Chức năng gia đình:
3.1 Chức năng duy trì nói giống
Đây là chức năng đặc thù của gia đình mà không một cộng đồngnào trong xã hội thay thế được Gia đình có chức năng tái sản xuấtcon người Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của giađình, dòng họ mà còn cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội
Nó đảm bảo cho sự duy trì nòi giống và sự trường tồn của xã hội
Việc thực hiện chức năng sinh đẻ diễn ra trong từng gia đìnhnhưng lại là vấn đề được xã hội quan tâm bởi nó quyết định đến mật
độ dân số quốc gia và quốc tế Nó có liên quan chặt chẽ đến sự pháttriển của mọi mặt đời sống xã hội Ví dụ như dân số tăng nhanh sẽdẫn đến hàng loạt hậu quả là thiếu lương thực, thiếu đất ở, thất nghiệptăng, môi trường ô nhiễm, an ninh - chính trị không ổn đinh,…
Trang 11Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ dân số tăngnhanh trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta cònthấp Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần phải thực hiện chươngtrình dân số nhằm hướng dẫn tuyên truyền, vận động về quyền sinhsản, thực hiện kế hoạch hoá gia đình… Mục đích của việc thực hiện
kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm sức ép của dân số đối với xã hội vànâng cao chất lượng con người Thực hiện kế hoạch hoá gia đình làtrách nhiệm của toàn dân đối với xã hội
3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng đi đôi vớichức năng duy trì nòi giống Cha mẹ không chỉ sinh ra con cái mà cònphải có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái trở thành người có ích cho xãhội Cha mẹ phải quan tâm, chăm lo đến việc học hành, sự phát triểnthể chất, trí tuệ và đạo đức của con cái
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống.Ngay từ khi sinh ra, con cái đã chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ
và người thân Những hiểu biết đầu tiên của con cái cũng được đemlại từ gia đình Bởi vậy, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái làchức năng thường xuyên của gia đình, có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, đạo đức củamỗi người
Đối với chức năng này, vai trò của cha mẹ đối với con cái trongviệc giáo dục con cái là hết sức quan trọng Cha mẹ giáo dục con cái
về mọi mặt từ nội dung đến hình thức Nội dung giáo dục trong giađình mang tính đa dạng, toàn diện Từ giáo dục về cách ứng xử hàngngày với ông bà, cha mẹ, anh em, láng giềng… đến những việc nhânnghĩa, tình yêu quê hương, đất nước… hay đó là những bài học vềgiới tính, lứa tuổi, công việc… Đồng thời, hình thức giáo dục của cha
Trang 12mẹ không chỉ bằng lời nói, thái độ, tình cảm mà cha mẹ phải nêugương trước, phải trở thành tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo.
Bên cạnh gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức quầnchúng có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giáo dục con người, nhưngkhông thể thay thế được Bởi vậy, sai lầm nhỏ trong việc giáo dục củacha mẹ đối với con cái cũng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc
Hiện nay, việc con cái yêu sớm rồi nạo hút thai ngoài ý muốnđang gióng lên hồi chuông báo động không chỉ cho các bậc cha mẹ
mà cho cả xã hội Nhiều người có con cái lâm vào tình trạng này đều
đổ lỗi cho xã hội Nhưng nếu xét kĩ thì nguyên nhân chính dẫn đếnviệc trẻ em vị thành niên yêu sớm, và quan hệ tình dục dẫn đến nạohút thai vẫn thuộc về các bậc làm cha làm mẹ nhiều nhất Vẫn còn đa
số các bậc cha mẹ không quan tâm đến các mối quan hệ của con cáingoài việc học hành của chúng Đó là chưa kể đến các bậc phụ huynhmải lo buôn bán làm ăn, khoán trắng việc học hành cũng như tâm tưtình cảm của con mình cho người giúp việc, gia sư, nhà trường… Phảichăng, chính từ suy nghĩ và quan niệm như trên mà các bậc phụhuynh đã vô tình cho con mình vào con đường tình ái sớm, để lại hậuquả đáng tiếc cho các em và nỗi hận day dứt cho chính mình
3.3 Chức năng kinh tế
Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhân tố quyết địnhtrong lịch sử là sản xuất Bản thân sản xuất lại có hai loại: sản xuất racon người và sản xuất ra tư liệu sinh hoạt Bên cạnh việc sản xuất racon người (chức năng duy trì nòi giống) gia đình còn tham gia vàoquá trình sản xuất ra của cải vật chất Đây chính là chức năng kinh tếcủa gia đình
Với chức năng này, gia đình huy động mọi tiềm năng về sức laođộng, vốn, tay nghề của nguồn lao động mà gia đình cung cấp cho xã
Trang 13hội Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các hoạtđộng kinh tế phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, trình độ…
Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của giađình cũng phát triển khá đa dạng, phong phú Nó thực hiện dưới nhiềudạng khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên mọi lĩnhvực ngành nghề khác nhau
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống,đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong giađình, đồng thời đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội
Từ khi chế độ tư hữu ra đời thì người đàn ông chiếm vị trí quantrọng hơn so với người phụ nữ trong lao động Điều này dẫn đến tìnhtrạng bất bình đẳng trong xã hội như quan niệm: “trọng nam khinhnữ”… Xã hội càng tiến lên, càng phải vật lộn với cuộc sống Chẳngnhững người đàn ông mà người phụ nữ cũng phải có tài
Ngày nay, phụ nữ đã và đang chứng tỏ được vai trò của mìnhtrong gia đình với việc thực hiện chức năng kinh tế Giờ đây, phụ nữlàm giàu còn giỏi hơn đàn ông Theo kết quả điều tra của các nhànghiên cứu Anh, số lượng những phụ nữ giàu có tăng lên rõ rệt Điều
đó khiến chỉ riêng ở Anh đã có tới 360 nghìn nữ triệu phú Đươngnhiên, nó có nguyên nhân của nó Nguyên nhân chủ yếu là do các phụ
nữ trẻ tháo vát và mạnh dan hơn nam giới trong các vấn đề tài chính,
họ tiết kiệm hơn và tính toán hiệu quả hơn, biết tận dụng mọi khảnăng của họ tốt hơn nam giới Phần lớn, những phụ nữ kinh doanhthành đạt thường có gia đình êm ấm, hạnh phúc, hơn nữa người chồngthường hỗ trợ cho vợ bằng cách tự nguyện đảm nhận phần chủ yếucông việc nội trợ Thế mới biết “thành công trong kinh doanh khôngphụ thuộc vào giới tính, miễn là bạn có sản phẩm tốt và những kỹnăng cần thiết”
Trang 143.4 Chức năng tổ chức đời sống.
Đây cũng là chức năng thường xuyên của gia đình Việc tổ chứcđời sống là việc sử lý hợp lý các khoản thu nhập, đóng góp của cácthành viên trong gia đình nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thầncủa các thành viên, đồng thời tạo ra môi trường văn hoá lành mạnhtrong gia đình, nhằm nâng cao sức khoẻ, tình cảm, trách nhiệm giữacác thành viên trong gia đình
Chức năng tổ chức đời sống, là công việc của mọi thành viêntrong gia đình Nó có tính đa chiều: các thành viên có ảnh hưởng qualại lẫn nhau Cha mẹ, ông bà có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡngcon cái, cháu chắt Ngược lại, con cái có bổn phận kính trọng, hiếuthảo và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ
Trong chức năng tổ chức đời sống gia đình, vị trí, vai trò củangười phụ nữ càng nổi lên rõ rệt, thể hiện qua cách cư xử thườngnhật: từ chuyện nội trợ đến vai trò, trách nhiệm làm tròn đến đâu vớicon cái, với cha mẹ hai bên, với họ hàng làng xóm…
Công việc nội trợ là công việc rất quan trọng Người phụ nữphải biết “giữ” chồng con qua bếp lửa ấm Còn gì hạnh phúc hơn saumột ngày làm việc mệt mỏi, cả gia đình được sum vầy, ấm cúng bênnhau Công việc nội trợ vừa gắn kết tình cảm các thành viên với nhau,vừa nhanh chóng tái tạo sức lao động, bồi dưỡng trí lực, thể lực củamọi thành viên trong gia đình…
Như vậy, để có hoà khí êm ấm của gia đình hạnh phúc là cả mồhôi, công sức, đôi khi cả xương máu của người chồng, người vợ vàcác đứa con - những thành viên luôn khao khát một tổ ấm sum vầy
Dù thế, cuộc sống vẫn như một dòng chảy bất tận, và trong dòng chảycủa sinh sôi phát triển, con người luôn truyền giữ nhu cầu xây đắp
Trang 15hạnh phúc dài lâu Hơn lúc nào hết, mỗi người chúng ta cần ý thứcgia đình là vấn đề toàn cầu.
Tóm lại gia đình là đặc ân của con người, gia đình luôn đòi hỏitình yêu thương, ý thức vun đắp dựng xây của mỗi thành viên, qua đócác chức năng cơ bản của gia đình được bộc lộ Các chức năng củagiáo dục không tách rời nhau mà chúng có quan hệ chặt chẽ vớinhau, bổ sung cho nhau Mỗi một chức năng là một đặc thù của giađình mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế được Đặcbiệt, phải chú trọng đến vai trò người phụ nữ trong gia đình bởi đấychính là thiên chức của người phụ nữ
Kết quả từ các cuộc thăm dò xã hội cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mongước và đạt kế hoạch cụ thể phấn đấu cho mẫu hình gia đình hạnh phúcthương cao hơn so với nam giới Như vậy, không nên hiểu nhầm namgiới có ý thức gia đình kém hơn nữ giới Chẳng qua, thiên chức bẩmsinh của phái mạnh thường hướng về sự nghiệp Phái yếu thường đềcao vai trò và ý nghĩa của gia đình hơn
Chính vì vậy, quan tâm đến việc xây dựng gia đình tốt là quantâm đến người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ vừa tham gia các hoạtđộng xã hội, vừa làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình,xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Trang 16CHƯƠNG II: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay.
Gia đình có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa xã hội Ngược lại, gia đình cũng chịu tác động của các điều kiệnkinh tế - xã hội Trình độ phát triển của xã hội quy định các hìnhthức gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Nước ta hiện nay đang ở chặng đường đầu tiên của thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội Chúng ta đã thực hiện được nhiều chiến lượcđổi mới toàn diện Đặc biệt nền kinh tế chuyển từ tập trung quan liêubao cấp sang nền kinh tế thị trường Cùng với sự phát triển của kinh
tế, gia đình Việt Nam đã có sự đổi mới so với trước kia
1.1 Gia đình Việt Nam trong lịch sử
Gia đình truyền thống Việt Nam gắn với xã hội cũ: nền kinh tếnông nghiệp, tự cung, tự cấp, xã hội chịu ảnh hưởng nhiều bởi tưtưởng Nho giáo… Do đó nó mang nặng tính chất phụ quyền và giatrưởng: “trọng nam khinh nữ”, người đàn ông nắm quyền chỉ huy Giađình được xây dựng theo kiểu tôn ti trật tự rõ ràng và mọi người đềuphải ý thức về phân vị, xử sự theo đúng thân phận của mình Ví dụ:người phụ nữ tề gia nội trợ, người đàn ông quyết định mọi việc tronggia đình, tham gia vào các hoạt động của làng xóm, dòng tộc Nhưvậy, gia đình gia trưởng có nề nếp, nhưng các thành viên trong giađình có quan hệ bất bình đẳng với nhau (chồng - vợ, đàn ông - đàn bà,người trên - kẻ dưới…)
Gia đình gia trưởng rất coi trọng mối quan hệ chiều dọc giữacác thế hệ trên, dưới Nó chi phối các mối quan hệ ngang như vợ -chồng, mối quan hệ giữa chị - em Dựa trên quan hệ chiều dọc màngười trên bảo thì người dưới phải nghe Cha mẹ có quyền quyết định
và chi phối mọi hoạt động của con cái và ngược lại, con cái phải phục
Trang 17tùng mọi sự chỉ bảo, sai khiến của cha mẹ Đây là nguyên nhân cơbản dẫn đến tình trạng ép duyên: “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” tồntại trong xã hội cũ.
Trong khi coi tọng mối quan hệ chiều dọc, mối quan hệ theochiều ngang bị coi nhẹ đi: cái tôi cá nhân bị chìm ngập trong gia đình,
họ tộc
Bên cạnh những mặt hạn chế trên, gia đình truyền thống ViệtNam cũng có nhiều yếu tố tích cực, được lưu truyền đến tận ngày nay
Đó là tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau giữa các thành viên, đạo
vợ - chồng phải thương yêu nhau, đạo làm con phải hiếu thảo với chamẹ; rồi tình cảm yêu quê hương, đất nước, dân tộc, tinh thần đoànkết, đùm bọc, giúp đỡ nhau Những nét đẹp truyền thống này được gìngiữ và kế tục, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá đậm đà của dân tộc
Ở Việt Nam, gia đình kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm đã khôngthể tự bảo tồn trước sự đổi thay của đất nước Hoàn cảnh một nướcphương Đông bị phong kiến bên trong và thực dân bên ngoài áp bức,đòi hỏi nhân dân ta phải vượt ra khỏi sự kìm hãm và ràng buộc củagia đình cũ
Thời cuộc quyết định thái độ của mỗi người đối với đất nước,với nhà, với bản thân Lợi ích của quốc tế, thắng lợi của cách mạngViệt Nam không cho phép duy trì sự bất công trong xã hội, sự bấtbình đẳng trong gia đình Tình cảm con người phải vượt qua cáingưỡng cửa gia đình để vươn tơí những tình cảm lớn hơn của tổ quốc,không cho phép bo bo giữ lấy những gì là hẹp hòi, là thiển cận, phảntiến bộ trong những phép nhà, phép nước của Nho giáo
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt lớn trong lịch sử.Cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoátkhỏi xiềng xích nô lệ nói chung, mà còn giải phóng cho gia đình Các
Trang 18tầng lớp thanh niên và phụ nữ thoát khỏi sự coi thường và áp chế củabậc bề trên cao tuổi và của nam giới Cách mạng khơi dậy ở họ nhữngsuy nghĩ mới, tình cảm mới, đem lại cho họ sức mạnh để vùng lên, đểđứng thẳng với tư thế con người.
Hai cuộc kháng chiến đã thu hút những lực lượng vật chất vàtinh thần to lớn của cả dân tộc và của mỗi gia đình thanh niên khôngcòn chỉ ở trong nhà, dưới sự sắp đặt của cha mẹ, mà đã tự khẳng địnhmình, đứng lên gánh vác sự mệnh thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc vàchủ động tham gia những công việc chung Phụ nữ không chỉ cònquẩn quanh làm nội trợ và tham gia sản xuất vì lợi ích gia đình màphải đảm đang việc nước, việc nhà, cầm cày, cầm súng, không chịuthua kém nam giới
1.2 Gia đình Việt Nam hiện nay
Nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủnghĩa xã hội Chúng ta đã từng bước thực hiện chiến lược đổi mớitoàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội… mà trọng tâm là chuyển nềnkinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần Trong đókinh tế gia đình có vị trí rất quan trọng và được Đảng và Nhà nướckhuyến khích giúp đỡ Theo Nghị quyết của Đảng: “Phát triển kinh tế
tư nhân là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế cách mạng chủnghĩa” Gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, không còn tìnhtrạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước như thời kinh tế baocấp
Ngày xưa ở nước ta đại gia đình truyền thống với tôn ti trật tựcũng là mẫu mực và chuẩn mực của xã hội Dưới uy quyền của ngườigia trưởng, gia đình truyền thống đã quy tụ các con cái đã có chồng,
có vợ cùng với con cháu họ Điều được nhấn mạnh trong hoàn cảnhgia đình này là vấn đề dòng dõi, vấn đề chuyển giao tài sản vật chất
Trang 19và tinh thần, chuyển giao truyền thống, chuyển giao những giá trịtừng tồn tại trong quá khứ.
Ngày nay thì khác, ngày nay trong gia đình thu hẹp, hai vợchồng cùng với con cái chỉ nghĩ đến tương lai của họ và họ tự làm ralịch sử của họ Trong gia đình gọi là gia đình hạt nhân này, nhữngquan hệ về dòng máu, ngày càng nhường chỗ cho mối quan hệ về tìnhyêu
Gia đình truyền thống nơi chứa đựng những giá trị quá khứ củagia đình, nơi thiêng liêng mà ở đó củng cố và tái hiện mối quan hệthân tộc thì đã dần dần bị chọc thủng trong mạng lưới đô thị hoá
Với sự biến động thường xuyên của xã hội hiện đại, sự phụthuộc của cặp vợ chồng vào quá khứ ngày càng giảm bớt Họ ít nghĩtới ngôi nhà thời thơ ấu, nơi họ đã sống với cha mẹ của họ Ngày nay,
họ chỉ mong ước xây dựng được một ngôi nhà phù hợp với họ trongmột nơi mà họ lựa chọn lấy
Chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn nhân một vợ mộtchồng thật sự trọn vẹn và được pháp luật ghi nhận Vợ và chồng cóquyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội
Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng nhưnghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác… Kháchẳn với xã hội cũ, gia đình một vợ - một chồng chỉ là hình thức, chỉ làmột chồng đối với phụ nữ, còn đối với đàn ông là chế độ đa thê,người vợ không có tiếng nói trong gia đình Vì vậy, thực hiện chế độmột vợ - một chồng là thực hiện giải phóng phụ nữ
Hiện nay, các gia đình vẫn phát huy được truyền thống yêunước Họ coi bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng Họ đã độngviên con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự Còn trong lao độngcác gia đình hăng say lao động, sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật