quy mô gia đình việt nam hiện nay

22 4.9K 27
quy mô gia đình việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

®¹i häc quèc gia Hµ Néi Trêng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n KHOA Xà HỘI HỌC BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN Xà HỘI HỌC GIA ĐÌNH Đề tài: Quy mô gia đình Việt Nam hiện nay Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thái Thị Băng Tâm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Duy Mã số sinh viên: 10030113 Lớp: K55 – Xã hội học Nhóm: 3 DẪN NHẬP Sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động rất lớn tới đời sống kinh tế, xã hội và gia đình Việt Nam. Tác động rõ nét nhất về kinh tế là hàng hoá phong phú hơn, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Sự tác động rõ nét nhất về mặt xã hội là nó làm cho quan hệ giữa con người với con người thiên về lợi ích kinh tế. Tác động tới dân số là góp phần làm giảm tỷ lệ sinh và làm phân hóa gia đình. Số liệu của các cuộc điều tra thống kê về dân số những thập kỷ qua cho thấy tác động của sự chuyển đổi nền kinh tế tới quy mô hộ gia đình. Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam. CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Lý thuyết biến đổi xã hội Lý thuyết này chỉ ra rằng xã hội cũng như tự nhiên không ngừng biến đổi, sự ổn định chỉ mang tính tương đối. Vì thế, bất kỳ một xã hội, một nền văn hóa nào cũng có sự thay đổi. Biến đổi xã hội là một quá trình thông qua đó mà những khuôn mẫu của hành vi xã hội, quan hệ xã hội, thiết chế xã hội , hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. Có những biến đổi nhỏ, diễn ra nhanh chóng nhưng cũng có những biến đổi kéo dài, phức tạp. Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào giải thích xu hướng quy mô gia đình ngày càng nhỏ chúng ta thấy khi cá nhân thực hiện hành động kết hôn đều chịu ảnh hưởng của chuẩn mực giá trị. Cùng với sự phát triển kinh tế, những giá trị mới trong chuẩn mực cũng biến đổi theo làm thay đổi định hướng xã hôi của con người. Khi xã hội phát triển, nhu cầu, quyền lợi của cá nhân được nâng lên. Những hủ tuc lạc hậu, những quan niệm lỗi thời không còn phù hợp và nó tất yếu sẽ bị thay thế. Nếu như trước kia trong xã hội truyền thống thì gia đình Việt Nam phần lớn là “tam đại, tứ đại đồng đường” là do nước ta chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, luôn đặt “chứ hiếu” lên hàng đầu. Vì thế, việc thờ phụng bố mẹ là rất quan trọng trong cách thể hiện chữ hiếu ấy, và thường thì con cái (đặc biệt là con trưởng) phải sống chung một nhà cùng bố mẹ. Bên cạnh đó, đặc trưng là một nước nông nghiệp nên trong gia đình cần nhiều lao động hơn. Còn trong xã hội hiện đại, cùng với những sự biến đổi về kinh tế, văn hóa, giá trị, chuẩn mực, con cái hiếu thảo với bố mẹ không nhất thiết phải cùng sống chung trong một mái nhà. Hơn nữa, ngày nay khi con cái đã trưởng thành có xu hướng thích sống độc lập với bố mẹ mình. Trong guồng quay của xã hội thì đòi hỏi con người phải hoàn thành rất nhiều vai trò và nó không chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn có cả công việc, sự nghiệp bên ngoài. Con cái khó có thể chỉ ở nhà và chăm sóc bố mẹ. Đặc biệt, điều đáng chú ý ở đây là do sự thay đổi trong quan niệm giá trị, chuẩn mực của những thế hệ trước so với thế hệ sau cho nên việc tách nhỏ gia đình cũng không có gì là khó hiểu. 2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý bắt nguồn từ những quan điểm của các nhà Kinh tế, Nhân loại học, Tâm lí học.Dù vậy, nguồn gốc kinh tế với những khái niệm chi phí – lợi nhuận là một trong những luận điểm gốc của quan điểm này. Thuyết lựa chọn duy lí dựa vào tiên đề cho rằng con người hoạch định hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trước khi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân để cân đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn hơn hành động thì họ không hành động. Các chủ thể (Actor) được xem là có mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động của họ hướng tới. Các chủ thể (Actor) cũng được xem là có sở thích (như các giá trị, tiện ích). Thuyết lựa chọn hợp ly’ không quan tâm đến tính chất các sở thích này cũng như các nguồn của chúng. Cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt được các hành động phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể (Actor). Về nguyên tắc, ly’ thuyết này cho rằng mỗi cá nhân đều xuất phát từ động cơ duy ly’ là lựa chọn hành động nào đem lại lợi ích lớn nhất với nguy cơ chi phí và thiệt hại nhỏ nhất. Theo Friedman và Hechter thì các chủ thể hành động được xem là những nhân vật hành động có mục đích, có mục tiêu và có sở thích riêng. Hành động của các chủ thể được thúc đẩy để đạt được các mục đích, mục tiêu phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể hành động. Tuy nhiên, trong quá trình hành động, chủ thể chịu tác động của 2 nhóm yêu tố: Yếu tố 1: Sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác nhau. Ở đây, tiềm năng được hiểu là các điều kiện như mức sống, điều kiện kinh tế, thời gian. Đối với những người có tiềm năng thì mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người ít tiềm năng. Liên quan tới tiềm năng những chi phí, giá phải trả trong việc theo đuổi mục đich, các chủ thể phải quan tâm tới cái giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Các chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nhưng tiềm năng của bản thân là không đáng kể nếu cơ may là quá ít và nếu trong việc cố gắng để đạt mục đích, chủ thể hành động hủy hoại các cơ may có giá trị cao hơn kế tiếp của mình. Các chủ thể hành động được xem là luôn tối đa hóa điều lợi cho mình. Yếu tố 2: Theo Friedman và Hechter thì các thể chế xã hội đã áp đặt khuôn mẫu hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, nguyên tắc tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống với các kết quả xã hội. Trong thực tế cuộc sống xã hội, quá trình tương tác theo mô hình trao đổi xã hội cũng như việc hành động dựa trên sự lựa chọn hợp ly’ là rất phổ biến. Theo Homans, toàn bộ các tương tác xã hội là một tập hợp phức tạp những trao đổi. Thuyết lựa chọn hợp lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của các cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ. Thuyết lựa chọn hợp lý không chỉ giải thích hành động xã hội trên cấp độ vi mô – hành động cá nhân mà nó còn được xây dựng và phát triển để xem xét hoạt động chức năng của các hệ thống và thiết chế kinh tế, xã hội, tức là trên cấp độ vi mô. Áp dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý vào xu hướng biến đổi ngày càng nhỏ của quy mô gia đình để giải thích nguyên nhân tại sao lại có xu hướng đó. Các nguyên nhân được xem xét từ góc độ hành vi duy lý của con người được đặt trong mối liên hệ với hệ thống xã hội và các nhu cầu mong đợi của các cá nhân khác trong gia đình. Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự tự do của các cá nhân trong gia đình ngày càng được đề cao. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự do cá nhân. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Gia đình Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau… (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Các thành viên gia đình có mối quan hệ gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. G.P. Murdock , trong “Cấu trúc xã hội ”,1949 : “Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế ( người lớn của cả hai giới), và ít nhất trong đó có quan hệ tính dục với nhau, được xã hội tán thành, một hoặc nhiều con cái ( do họ đẻ ra hoặc do họ nhận con nuôi)”. E.W. Burgess và H.J.Locke trong “ Gia đình”, 1953, đã đưa ra định nghĩa sau: “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản, tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ là người chồng và người vợ, người mẹ và người cha , anh em và chị em, tạo ra một nền văn hoá chung” ( theo Tương Lai, 1996:27) Một cách định nghĩa đầy đủ và cụ thể hơn về gia đình Việt Nam, được dùng trong nghiên cứu xã hội học gia đình của một cơ quan nghiên cứu 1 về gia đình như sau: “Gia đình là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định, độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình cảm một cách hợp pháp, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ ( Lê Ngọc Văn và đồng sự, 2002: 21) 2. Quy mô gia đình Qui mô gia đình chỉ độ lớn của gia đình- đó là một đơn vị đo lường để thấy được số lượng các thành viên cùng chung sống trong một gia đình. Do vậy, khi nói đến qui mô gia đình người ta thường đề cập cụ thể đến số lượng thành viên của gia đình trong đố số lượng con cái và những thành viên khác cùng chung sống (Đỗ Thị Bình-Lê Ngọc Văn- Nguyễn Linh Khiếu, 2002: 231). Qui mô gia đình là một hàm số của số con trong gia đình (phản ánh mức độ sinh đẻ) và những người đã trưởng thành cùng ở chung. (Charles Hirschman & Vũ Mạnh Lợi, 1996: 162). 3. Hộ gia đình Cần phân biệt hai khái niệm gia đình và hộ gia đình. Hộ gia đình được hiểu như một nhóm người sống chung trong một mái nhà nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (hộ tập thể, hộ độc thân). Mỗi hộ gia đình có sổ đăng ký hộ khẩu, ghi rõ số nhân khẩu, người chủ hộ và quan hệ của từng thành viên với chủ hộ. Đây là hồ sơ mang tính pháp lý để chính quyền địa phương thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với gia đình 4. Gia đình hạt nhân 1 Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và Gia đình, nay đổi thành Viện khoa học về Phụ nữ và Gia đình Gia đình hạt nhân là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ và các con), ngược lại gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người bố hoặc người mẹ với các con. Gia đình hạt nhân là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu “Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu hộ gia đình ở Việt Nam” của ThS. Lê Văn Dụy, Viện Khoa học Thống kê in trên tạp chí Dân số và Phát triển số 12 (93) năm 2008 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã chỉ ra rằng quy mô hộ gia đình ở Việt Nam đang ngày một thu nhỏ. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ lệ sinh đã giảm một cách mạnh mẽ và mô hình gia đình truyền thống ngày càng không có vị trí lớn trong xã hội Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng giữa quy mô và cơ cấu hộ gia đình. Cụ thể, Tây Nguyên và Tây Bắc, hai vùng có đồng bào dân tộc sinh sống, có quy mô bình quân cao nhất; tiếp đến là các vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung; duy nhất chỉ có Đồng bằng sông Hồng là có quy mô hộ thấp hơn mức bình quân của cả nước. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân của sự khác biệt đó. 2. Trong bài viết “Công tác DS – KHHGĐ giai đoạn 2001 – 2010 và phương hướng, nhiệm vụ công tác DS – KHHGĐ trong giai đoạn 2011 – 2020” in trên tạp chí Dân số và Phát triển số 3 (120) năm 2011 cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2001 – 2010, quy mô gia đình nhỏ đi, nguyên nhân chính là do chính sách kế hoạch hóa gia đình. 3. Bài viết “Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ” đăng trên tạp chí Sài gòn tiếp thị online ngày 26/06/2006 cũng chỉ ra rằng quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ dần tuy nhiên chưa đề cập đến nguyên nhân của thực tế này Bài viết cũng chỉ ra rằng quy mô gia đình ở các vùng miền cũng khác nhau và nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân trí, đặc điểm về kinh tế - xã hội, phong tục tập quán cùng các đặc trưng văn hóa. Tóm lại, cả 3 nghiên cứu đều chỉ ra rằng, quy mô hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng thu nhỏ dần, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách kế hoạch hóa gia đình của nhà nước cũng như việc mô hình hạt nhân đang dần trở nên phỏ biến trong xã hội. Cả 3 nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quy mô gia đình ở Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng miền. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về trình độ dân trí, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và các đặc trưng văn hóa của các vùng miền. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong 10 năm trở lại đây, chương trình dân số Việt Nam triển khai mạnh mẽ các hoạt động kế hoạch hóa gia đình và hạt nhân hóa gia đình làm cho quy mô gia đình truyền thống Việt Nam ngày càng nhỏ đi. Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tứ đại đồng đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được thay thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ - con cái hay có thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung sống. Qua số liệu của Tổng cục thống kê về điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình ta có thể thấy rõ điều đó. 1. Quy mô trung bình cả nước số người/hộ ngày càng nhỏ. Bảng 1: Quy mô trung bình cả nước số người/hộ gia đình qua các năm Năm Quy mô hộ trung bình (người/hộ) 1-2 người 3 người 4 người 1-4 người 5+ người Số người bình quân 1 hộ 1979 5,22 1999 4,6 2001 4,5 2004 14,1 16,6 28,3 59,1 40,9 4,4 2005 14,9 17,3 28,8 61,0 39,0 4,3 2006 16,7 18,8 29,4 64,9 35,1 4,1 2009 72,0 28,0 3,8 (Nguồn: tổng cục thống kê về điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 1979, 1999, 2001, 2004, 2005, 2006, 2009) Biểu đồ 1: Quy mô trung bình cả nước số người/hộ gia đình qua các năm (Đơn vị: người) Trong phạm vi toàn quốc, quy mô hộ của dân số Việt Nam liên tục giảm. Theo kết quả của điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình, quy mô hộ trung bình của Việt Nam đã giảm từ 5,22 người năm 1979 xuống còn 4,6 người năm 1999, và sau đó là 4,5 người năm 2001 và xuống 4,4 người năm 2004. Năm 2005 chỉ còn 4,3 người và còn tiếp tục giảm xuống. Năm 2006 xuống còn 4,1 người và chỉ còn 3,8 người năm 2009. Quy mô hộ trung bình của năm 2009 là 3,8 người, thấp hơn 1,42 người so với kết quả của tổng điều tra dân số 1979 (5,22 người). Qua đó ta có thế thấy rõ ràng rằng qui mô gia đình Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm qua các năm. 2. Qui mô trung bình số người trong hộ gia đình ở thành thị và nông thôn. 2.1. Qui mô trung bình số người trong hộ gia đình ở thành thị Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm hộ theo số người trong hộ và quy mô hộ trung bình hộ ở thành thị qua các năm Năm Số người trong hộ Số người bình quân một hộ 1-2 người 3 người 4 người 1-4 người 5+ người 2004 14,1 16,6 28,3 59,1 40,9 4,4 2005 16,4 20,6 30,5 67,4 32,6 4,1 2006 18,3 21,9 30,5 70,7 29,3 3,9 2009 75,8 24,2 3,7 (Nguồn: tổng cục thống kê về điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2004, 2005, 2006, 2009) Biểu đồ 2: Số người bình quân một hộ ở thành thị qua các năm (Đơn vị: người) Qua bảng số liệu và biểu đồ 2 ta có thể thấy rõ rằng qui mô gia đình ở thành thị đang ngày càng có xu hướng giảm. Theo kết quả của điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình, từ năm 2004 số người bình quân một hộ là 4,4 người, tới năm 2005 giảm còn 4,1 người và sau đó là 3,9 người ở năm 2006. Và năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3,7 người. Điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng qui mô gia đình thành thị đang ngày có xu hướng thu hẹp dần qua các năm. Biểu đồ 3: Tỷ lệ phần trăm hộ theo số người trong hộ ở thành thị qua các năm (Đơn vị: %) [...]... hóa, quy mô hộ gia đình ở các vùng miền có sự khác nhau Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, quy mô hộ gia đình trung bình là 4,1 người, thấp nhất trong cả nước Vùng Tây Bắc có qui mô hộ gia đình trung bình cao nhất, trên 5 người/hộ, trong đó có một số dân tộc ở miền núi phía Bắc có quy mô hộ gia đình lớn hơn rất nhiều so với quy mô hộ trung bình của cả nước Dự án "điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam. .. đổi quy mô gia đình giữa thành thị và nông thôn, sự thay đổi quy mô gia đình theo các vùng lãnh thổ cũng diễn ra theo xu hướng chung - xu hướng "hạt nhân hóa" gia đình Những gia đình nhiều thế hệ được thay thế bằng mô hình gia đình ít người, chỉ có 2 thế hệ hay có thể đến thế hệ thứ 3, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung sống 4 Số thế hệ trong hộ gia đình Bảng 6: Số thế hệ trong gia đình. .. thấy quy mô gia đình ở nông thôn ngày càng nhỏ Nếu như các gia đình ở nông thôn ngày trước với quan niệm “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường”, các thành viên trong gia đình phải sống cùng nhau hoặc gần nhau, có những gia đình 4 thế hệ sống chung, tổng số thành viên trong gia đình đó có thể lên tới trên 10 người thì ngày nay, quy mô gia đình ngày càng nhỏ 3 Qui mô trung bình số người trong hộ gia đình. .. đình Việt Nam năm 2006, (Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006” do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới thuộc Viện KHXHVN và qũy nhi đồng Liệp Hiệp Quốc (UNICEP) thực hiện và đã công bố cuối tháng 6/2008) thì mô hình hộ gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái) - gia đình hạt nhân tồn tại khá phổ biến ở Việt. .. 16,7% Qua đó chúng ta có thể thấy rằng gia đình nhỏ hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang ngày càng phổ biến, qui mô gia đình vì thế cũng ngày càng nhỏ đi, thay thế cho kiểu gia đình truyền thống gia đình mở rộng từng giữ vai trò chủ đạo trước đây 2.2 Qui mô trung bình số người trong hộ gia đình ở nông thôn Bảng 3 Tỷ lệ phần trăm hộ theo số người trong hộ và quy mô hộ trung bình hộ ở nông thôn qua các... nhiên, gia đình truyền thống lại là một trong những nhân tố tham gia vào quá trình kìm hãm năng lực phát triển của các cá nhân, đặc biệt là dưới tác động của quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa, gia đình truyền thống có vẻ không còn là khuôn mẫu của gia đình hiện đại Sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái gia đình mới là một điều tất yếu Theo kết quả điều tra gia đình. .. bản về gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (khu vực miền Bắc) – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (Lê Văn Ngọc – Nguyễn Linh Khiếu – Đỗ Thị Bình), NXB Khoa học xã hội, H.2002) Bảng trên cho thấy, số thế hệ trong gia đình chủ yếu là hai thế hệ Tuy nhiên, ở trung du miền núi số gia đình. .. tách hộ sớm để được hưởng quy n lợi của công dân và tạo khả năng để phát triển kinh tế Trong quá trình phát triển của xã hội, gia đình Việt Nam đang chịu những tác động mạnh từ bên ngoài Mô hình gia đình đang dần bị thu nhỏ và những giá trị gia đình truyền thống cũng đang có nguy cơ bị mất mất hoặc suy giảm Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã mang lại cho xã hội Việt Nam những tác động và thay... kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa - xã hội Gia đình - đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội tất yếu sẽ có những biến động, những đổi thay trên nhiều khía cạnh Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các vấn đề phức tạp trong gia đình và xã hội Việt Nam Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình được hình thành từ nền văn hóa bản địa, chứa... thái gia đình phổ biến là gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống và thường bị chi phối bởi chế độ gia trưởng” Trong quá trình phát triển, gia đình truyền thống đã thể hiện được các ưu điểm về sự gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; về vấn đề bảo lưu các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ và phát huy tốt nề nếp gia phong, gia . trình dân số Việt Nam triển khai mạnh mẽ các hoạt động kế hoạch hóa gia đình và hạt nhân hóa gia đình làm cho quy mô gia đình truyền thống Việt Nam ngày càng nhỏ đi. Những mô hình gia đình nhiều. sách kế hoạch hóa gia đình. 3. Bài viết Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ” đăng trên tạp chí Sài gòn tiếp thị online ngày 26/06/2006 cũng chỉ ra rằng quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ. 21) 2. Quy mô gia đình Qui mô gia đình chỉ độ lớn của gia đình- đó là một đơn vị đo lường để thấy được số lượng các thành viên cùng chung sống trong một gia đình. Do vậy, khi nói đến qui mô gia đình

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan