1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay

35 2,2K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 257,5 KB

Nội dung

Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ vàvăn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết .Việt Namcũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chon đề tài

Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc giatrên thế giới trong những thập kỷ qua Một trong những khía cạnh nằm trongmối quan tâm ấy là hiện tượng phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lýđang ngày càng có xu hướng gia tăng

Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ tăng cường sự tham chính của phụ

nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình đẳng giới và được thực hiện bằng hànhđộng thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm, ý tưởng trừu tượnghay những tuyên bố pháp lý Nhà xã hội học Chủ Nghĩa Xã hội không tưởng

Phurie (XIX) cho rằng: "Giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ

nữ cùng với nam giới là một thước đo của văn minh"

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tham gia ký và phê chuẩnCông ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW) Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ vàvăn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết Việt Namcũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắnkhoảng cách Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền lương…

Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinhthần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền bình đẳng củaphụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho cho phụ nữ tham gia ngày càngnhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội

Trước kia phụ nữ thường bị trói buộc trong phạm vi gia đình với những tưtưỏng "trọng nam khinh nữ", "nam nội nữ ngoại"…nên cơ hội cho phụ nữ thamgia các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động lãnh đạo quản lý nói riêng hầunhư là không có Nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ, tạo điều kiện cho họ tham giavào hoạt động chính trị, vào công tác lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức cần thiết

Trang 2

cho sự phát triển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước.Chỉ thị 37/CT-TW ngày 16-5-1994 khẳng định: " Nâng cao tỷ lệ

nữ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội là một yêu cầuquan trọng để htực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện đểphát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ" Trong lịch sử phát triển

xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở sựphát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội Vì vậy, hướng tới sự bình đẳnggiới mang ý nghĩ hết sức sâu sắc về cả kinh tế, văn hoá, chính trị

Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Liên hiệp Quốc đã khuyến nghị

các quốc gia phải đạt dược trong tương lai là: đảm bảo không ít hơn 30% phụ

nữ ở các cương vị hoạch định và giải quyết các chính sách và chủ trương Phụ

nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đấtnước Tuy nhiên vị thế và vai trò của họ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vàđóng góp của họ.Trong quá trình tham gia công tác lãnh đạo quản lý, phụ nữngày càng có nhiều thuận lơi, song cũng khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới conđường lãnh đạo của họ mà bao trùm là định kiến giới về năng lực, từ phía giađình, Chính sách xã hội và những phong tục lạc hậu, kéo theo những bất cậpkhác khi họ tiếp cận hay tham gia công tác lãnh đạo quản lý Vì thế để phụ nữ tựtin trên con đường lãnh đạo quản lý cùng nam giới, Đảng và Nhà nước cần cónhững chính sách và biện pháp phù hợp hơn để vị thế và vai trò của phụ nữ đượcnâng lên một tầm cao hơn

Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài :"Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản

lý ở Việt Nam hiện nay ".

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần kiểm định, bổ sung những luận cứ, luậnchứng cho một số lý thuyết Xã hội học và củng cố lý luận của một số chuyênngành có liên quan: Xã hội học Giới và phát triển, Xã hội học quản lý, Xã hộihọc Gia đình, xã hội học chính trị…

Ứng dụng một số lý thuyết, phạm trù xã hội học cơ bản vào nghiên cứu đềtài, hướng đến tìm hiểu tình hình thực trạng và những bất cập khi những người

Trang 3

phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý.Từ đó góp phần đưa ra những khuyến nghị,giải pháp nhằm thúc đây quá trình giải phóng và nâng cao vị thế cho người phụ

nữ, hướng tới sự bình đẳng giới

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng của người phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ởViệtNam hiện nay

- Tìm hiểu một số bất cập mà phụ nữ hay vướng phải khi làm công táclãnh đạo

- Đưa ra các giải pháp hỗ trợ để tháo gỡ những bất cập này

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo,

quản lý ở Việt Nam hiện nay

* Khách thể nghiên cứu: Những người phụ nữ Việt Nam tham gia công

tác lãnh đạo, quản lý

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Truy cập internet với các trang web có liên quan

+ Các văn bản, các báo cáo của các tổ chức như văn phòng quốc hội, Bônội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

+ Những bài viết về chủ đề phụ nữ và bình đẳng giới trên các trang báođiện tử

+ Các sách báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan tới: Tạp chí Xã hôihọc, Tạp chí Giáo dục và lý luận, tạp chí khoa học xã hội…

5 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng, sựkiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện vơi điều kiện kinh tế- xã hộiđang vận động biến đổi liên tục.Ở báo cáo này khi nghiên cứu về thực trạng củaphụ nữ Việt Nam trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, ta phải đặt trong điềukiện cụ thể của đất nước và con người, xem xét các nhân tố, các vấn đề trongmối quan hệ biện chứng, đi sâu vào nghiên cứu bản chất của hiện tượng

Trang 4

Chủ nghĩa Duy vật lịch sử : Phải nhìn nhận, đánh giá các sự kiện xã hội ởnhững hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể trên quan điểm kế thừa và phát triển.

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp chủ đạo chủ đạo được

sử dụng trong báo cáo nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.Các tài liệu liênquan đến vấn đề nghiên cứu đã được đọc và phân tích để thu thập thông tin

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

* Giả thuyết nghiên cứu

- Xã hội càng phát triển thì người phụ nữ ngày càng có cơ hội được khẳngđịnh được vị thế và năng lực của mình Họ được thể hiện mình, đặc biệt tronglĩnh vực công tác lãnh đạo và quản lý Số người phụ nữ tham gia vào đôị ngũlãnh đạo và quản lý ngày càng có xu hướng gia tăng

- Tuy nhiên số lượng ấy vẫn còn ít, chậm và không liên tục do nhiềunguyên nhân mà chủ đạo là do định kiến giới bao trùm: định kiến về năng lựcphụ nữ, rồi từ phía gia đình, chính sách xã hội, phong tục tập quán truyêngthống kéo theo hàng loạt những thiệt thòi đối với nữ cán bộ

* Khung lý thuyết

Trang 5

Năng

lực

Gánh nặngGiađình

Chính sách

xã hội

Phong tục truyền thốngĐịnh kiến giới

Phụ nữ tham gia lãnh đạo,

quản lýĐiều kiện kinh tế - xã

hội

Trang 6

Chương I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

1.1 Lý thuyết nghiên cứu giới và phát triển

Giới và phát triển (GAD) là cách tiếp cận cho rằng: tiếp tục chú trọng đếnphụ nữ một cách tách biệt là bỏ qua một thực tế là nam giới có vị thế áp đảo vớiphụ nữ Khi kiện định quan điểm cho rằng không nên nghiên cứu phụ nữ mộtcách tách rời, GAD đã chú trọng đến các mối quan hệ giới khi đề ra các biệnpháp để giúp họ trong quá trình phát triển

Việc sử dụng thuật ngữ giới như một công cụ để phân tích đem lại sựthuận lợi hơn khái niệm phụ nữ trong phát triển vì nó không chỉ tập trung vàophụ nữ, mà còn tập trung vào các vai trò và các nhu cầu của phụ nữ và nam giới.Phương pháp GAD xem giới như một vấn đề xuyên suốt có liên quan đến toàn

bộ các quá trình kinh tế, xã hội và chính trị

Xem xét toàn bộ tổ chức xã hội và đời sống chính trị trong trật tự để hiểuđược sự thể hiện của những đặc điểm cụ thể của xã hội, GAD quan tâm đến cấutrúc xã hội của giới và sự sắp đặt các vai trò của giới cụ thể, những trách nhiệm

và những mong đợi đối với phụ nữ và nam giới, hoan nghênh sự đóng góp tiềmtàng của nam giới, chia sẻ một sự quan tâm chung đối với các vấn đề bình đẳnggiới và công bằng xã hội

GAD phân tích một cách bản chất về sự đóng góp của phụ nữ trong bốicảnh công việc được thực hiện cả bên trong và bên ngoài gia đình, bao gồm cả

sự sản xuất không tạo ra sản phẩm, đặc biệt quan tâm đến sự áp bức phụ nữtrong gia đình, một lĩnh vực được coi là "phạm vi riêng tư".Nó cũng nhấn mạnhđến sự tham gia của Nhà nước trong việc thúc đẩy hành động giải phóng phụ nữ,

mà nhờ đó, phụ nữ ở rất nhiều nước có sự giúp đỡ trong đời sống

Một xu hướng khác trong cách tiếp cận vấn đề quan hệ giới là thông qua

sự phân tích xem nam và nữ làm gì.Từ góc độ xã hội học, mối quan tâm chính ởđây là coi giới như một quan hệ xã hội

Trang 7

1.2 Phương pháp tiếp cận giới

Cách tiếp cận giới là cách nhìn nhận vấn đề qua "lăng kính giới".Có nghĩa

là xem xét một cách cụ thể xem nam giới và nữ giới và phụ nữ có địa vị như thếnào? thuộc nhóm người nào?Vận dụng quan điểm tiếp cận giới trong nghiên cứucần phải dựa trên sự phân tích khách quan, khoa học, dựa trên số liệu thực tế đểkhông có cái nhìn thiên lệch về giới nào.Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp,khuyến nghị hữu hiệu nhằm thiết lập sự bình đẳng giới trên mọi mặt, phát huynăng lực và khả năng sáng tạo của cả hai giới đóng góp vào sự phát triển chungcủa cả đất nước

1.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng giới

Lý thuyết này cho rằng: "mối tương quan giới là sản phẩm của quá trìnhtương tác giữa các cá nhân nam và nữ Mối tương tác này bị quy định bởi cácquy tắc,các biểu tượng, các ký hiệu và được bộc lộ qua các hành vi, thái độ vàsuy nghĩ của nhau trong quá trình giao tiếp.Trong giao tiép hàng ngày đã hìnhthành nên một phức hợp các biểu tượng có ý nghĩa chung là phân biệt địa vị, laođộng và hành vi giới [4,24]

Vai trò giới được xác định thông qua hàng loạt các hệ thống biểu tượng

do chính người phụ nữ và nam giới tạo ra và sử dụng trong cuộc sống hàngngày

Theo quan niệm truyền thống thì nam giới có tính cách mạnh mẽ, độc lập,quyết đoán…do đó có vai trò đối ngoại, phụ nữ rụt rè, lệ thuộc, sống tình cảmnên đảm nhận vai trò đối nội trong gia đình.Trong giao tiếp hàng ngày vì thế đãhình thành nên những biểu tượng tuân theo sự phân công ấn định như vậy Dovậy khi có sự thay đổi trong hệ thống biểu tượng mà ở đây là sự tham gia vàthành công trong công tác lãnh đạo, quản lý của phụ nữ thì theo lý thuyết tươngtác biểu trưng giới sẽ tạo ra những phản ứng đáp lại từ xã hội, thiết lập nên cácbiểu tượng mới, xác định địa vị và tương ứng là vai trò của mỗi giới

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trang 8

Trong vài thập kỷ gần đây, Giới là vấn đề được đông đảo các quốc giatrên thế giới quan tâm , nhìn nhận và đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhauthông qua nhiều hội nghị thế giới và khu vực.

Giới là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam Hội nghị quốc tế lần đâu tiên vềphụ nữ do Liên Hợp Quốc tổ chức được diễn ra trong năm 1948 gồm hai vấn đề

nổi bật đó là bình đẳng giới về kinh tế và bình đẳng về chính trị ( phụ nữ có

quyên bầu cử) Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu về giới

đã xuất hiện với nhiều hướng nghiên cứu và nhiều cách tiếp cận khác nhau, vớimục đích là đều hướng tới nghiên cứu về phụ nữ, về địa vị, via trò của họ trong

xã hội, góp phần nâng cao vị thế của họ bằng cách đưa ra nhưng thông tin,những hiểu biết về vấn đề giới và bình đẳng giới Nhưng trong thực tế, hoạtđộng nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận giới vẫn chưa được đề cậptới và còn là một mảng thiếu hụt Ở hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ dừnglại ở việc mô tả tình hình đời sống, hoạt động của phụ nữ mà chưa khái quát nênthành những luận định có tính lý luận để kiểm chứng

Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực của các cơ quanđoàn thể, các tổ chức mà nhiều công trình nghiên cứu phân tích, điều tra, khảosát, đánh giá về thực trạng bình đẳng giới đã có những bước tiến rõ rệt hơnnhững năm trước.Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyênsâu về vấn đề cụ thể trong bình đẳng giới , về địa vị, vai trò của phụ nữ tronghàng loạt các vấn đề xã hội, mà vấn đề vai trò của phụ nữ trong quản lý lãnh đạocũng thu hút được khá nhiều các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội,…

Ngoài các văn bản đã được ban hành thì hàng loạt các cơ sở, trung tâmnghiên cứu cũng được hình thành mà đấu tiên phải kể tới là Uỷ ban quốc gia vì

sự tiến bộ của phụ nữ, Viện Gia đình & Giới thuộc Trung tâm khoa học xã hội

và Nhân văn quốc gia, Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ thuộc Bộlao động Thương binh và xã hội, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… và không thểkhông kể tới hàng loạt các bài báo và các công trình nghiên cứu khác về giới đã

được công bố : "Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý" (Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ-Nxb CTQG, Hà Nội , 1997) ; "Phụ nữ, giới và phát triển"

Trang 9

( Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng, NXB PHụ nữ, Hà Nội, 2000); " Mười năm bước tiến của phụ nữ Việt Nam" ( Lê Thi, Đỗ Thị Bình, Nxb Phụ nữ hà Nội, 1997); "Phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong đổi mới" ( Nxb Pụ nữ,1998); …

3 Những khái niệm công cụ

3.1 Khái niệm giới

- Theo điều 5, luật bình đẳng giới của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10

số 73/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11-2006: "Giới chỉ đặc điểm của, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội" Nó luôn luôn biến đổi theo

thời gian và có sự khác biệt theo không gian và thời gian

- Giới là phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụnữ.Nói đến mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa namgiới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và xã hội chứkhông phải là mối quan hệ cá biệt giữa một người nam giới và một người phụ

nữ nào

Các vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ

nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc

về đàn ông hay đàn bà (trẻ em trai hay trẻ em gái) trong một xã hội hoặc mộtnền văn hoá nào đó Đó cũng là các mối quan hệ qiữa phụ nữ và nam giới: ainên làm gì, ai là người ra quyết định, khả năng tiếp cận các nguồn lực và các lợiích.Thông thường mọi người thường phải chịu rất nhiều áp lực buộc phải tuânthủ các quan niệm xã hội này

- Phân biệt giữa khái niệm GIỚI(Gender) và GIỚI TÍNH (Sex): Giới tính

là khái niệm dùng để chỉ những sự khác biệt về mặt sinh học giữa phụ nữ vànam giới, đặc biệt là khái niệm về chức năng sinh sản.Nếu như giới là sản phẩmcủa xã hội thì giới tính là sản phẩm của sinh học, giới có thể thay đổi thì giớitính lại bất biến không thay đổi…

3.2 Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới

- "Bình đẳng giới được coi là sự bình đẳng về pháp luật, về cơ hội tiếpcận(bao gồm cả nguồn vốn, nguôn lực và thành quả lao động) về tiếng nói , tứckhả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển"

Trang 10

- Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạođiều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.

- "Bất bình đẳng giới là khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau về các

cơ hội và lợi ích khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội"[3]

3.3 Định kiến về giới

"Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực vềđặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ." [14]

Theo từ điển thuật ngữ giớí của Chương trình Lương thực Thế Giới:

"Định kiến giới được hiểu là những hành động chống lại phụ nữ (hoặc nam giới)dựa trên cơ sở nhận thức rằng giới tính này không có quyền bình dẳng với giớikia và không có quyền lợi như nhau." [15]

3.4 Khái niệm lãnh đạo và quản lý

- "Lãnh đạo là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào đối

tượng bị quản lý trên cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấpdưới nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức.Nếu lãnh đạohướng hành vi chủ đạo của mình vào kết quả hoạt động tập thể thì quản lý bámsát mục tiêu cụ thể gắn liền với các thao tác"[6,251]

- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đíchcủa chủ thể vào đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối ưu

so với yêu cầu đặt ra [6,105]

- Giữa hai khái niệm lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm tương đồng mặc

dù đây là hai khái niệm khác nhau.Tuy vậy, với phạm vi nghiên cứu đề tài, haikhái niệm này không có sự tách biệt

3.5 Địa vị xã hội

Địa vị xã hội là vị trí xã hội mà tương ứng với nó là những quyền hạn vànghĩa vụ xác định Đó là sự lượng giá, sự thẩm định của xã hội về phẩm chấthay uy tín của một người nào đó tương ứng với cương vị của anh ta.[6,30]

Trang 11

Chương II:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới

Phụ nữ trên thế giới nhìn chung trong vài thập kỷ qua đã đạt được rấtnhiều tiến bộ trong việc tham gia chính quyền ở các cấp và ngày càng chiếm giữnhững vị trí quan trọng như Tổn thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Đạibiểu Quốc hội…Tuy nhiên chưa ở nước nào có phụ nữ bình đẳng hoàn toàn sovới nam giới trong lĩnh vực này và các vị trí chủ chốt ra quyết định vẫn chủ yếu

do nam giới nắm giữ

Tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 9năm 1995 vấn đề phụ nữ tham gia hoạtđộng chính trị và lãnh đạo đất nước rấtđược quan tâm bởi các đại biểu đại diện chính phủ cũng như diễn đàn các tổchức phi chính phủ

Hiện nay, ở các nước trên thế giới, phụ nữ tham gia quốc hội đạt tỷ lệ caochưa từng có.Theo Liên minh nghị viện thế giới (IPU), trong năm 2006 tỷ lệ phụ

nữ tham gia quốc hội là 17%, tăng 11% so với 12 năm trước

Một kỷ lục khác là phụ nữ cũng được bầu làm chủ tịch tại 35/262 hội nghịhoặc nghị viện trên thế giới, trong đó có những nước lần đầu bầu phụ nữ làmchủ tịch quốc hội như Gambia, Israel, Swaziland, Turkmenistan và Mỹ - nơi bàNancy Pelosi hiện là Chủ tịch Hạ Viện.Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hộităng chậm.Các nước có tỉ lệ phụ nữ tham gia cao nhất trong quốc hội là Rwanda

và Thụy Điển với gần 50%, tiếp đến là các nước Costa Rica, Phần Lan, Na Uy,Đan Mạch

Ở Canada, phụ nữ chiếm 35% trong quốc hội, Đức: 31,6%, các tiểuvương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): 22,5%, CHDCND Triều Tiên: 20,1%,Anh: 18,9%, Mỹ: 16,3% và Pháp: 12,2%

Trang 12

Bảng 1: Tỷ lệ nữ trong các nghị viện phân theo các châu lục

ở các quốc gia sẽ ngày càng tăng cao

Khu vực Bắc Âu đứng đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội, chiếmkhoảng 41%; đứng thứ hai là khu vực Nam Mỹ; còn lại các Châu lục khác tỷ lệ

nữ trong các nghị viện đều dưới 20%

Tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo trên thế giới hiện nay chiếm 17.7% Mặc dù tỷ lệnày cao hơn so với 10% vào năm 1995, nhưng vẫn còn cách xa mức tối thiểucần thiết là 30% để gia tăng ảnh hưởng của phái nữ trên chính trường Thực tế

đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo, họ

đã nêu ra nhiều vấn đề mới trong các chương trình hoạt động.Họ có những cáchnhìn mới và phương pháp mềm dẻo, sáng tạo.Dư luận đã thừa nhận sự tham giađông đảo của phụ nữ trong chính phủ Na Uy đã thúc đẩy việc thực hiện cácquyền của phụ nữ,bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường và viện trợ nhằm mụcđích phát triển Hay tại Thụy Điển , phụ nữ tham gia hoạt động cả trong vàngoài chính phủ đã tích cực góp phần vào việc ngăn chặn sự tham gia của cácnước này vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân [7] Phụ nữ đã chứng tỏ được vaitrò quan trọng của họ trong việc giải quyết xung đột, chống đói nghèo trên toànthế giới, nhưng tỷ lệ lãnh đạo nữ vẫn còn rất hạn chế dù đã được cải thiện

Trang 13

Khảo sát của EC tại 262 Thượng viện và Hạ viện ở 189 quốc gia trên toànthế giới cho biết chỉ có 30 phụ nữ đứng đầu cơ quan lập pháp Trong khu vực

EU, 24% ghế nghị sĩ hiện do phụ nữ chiếm giữ, so với 16% cách đây 1 thập kỷ

toan-the-gioi/70115639/159/Thứ bảy, 08 Tháng ba 2008, 09:15 GMT+7 ) )

(http://vietbao.vn/The-gioi/Phu-nu-chi-chiem-hon-17-ghe-nghi-si-tren-Theo khảo sát của EC, mặc dù vấn đề bình đẳng giới ngày càng đượcquan tâm và cải thiện, nhưng phái yếu cũng chỉ chiếm 24% ghế Bộ trưởng trongcác Chính phủ Phụ nữ đang chiếm đa số trong Chính phủ Phần Lan, Na Uy TạiThụy Điển, 46% quan chức Chính phủ là phái nữ và tỷ lệ này ở Tây Ban Nha là41% Ngược lại, ở Thổ Nhỹ Kỳ chỉ có một phụ nữ là thành viên Nội các Tạiquốc gia Đông Âu Rumania không có phụ nữ nào là thành viên Chính phủ Một

số quan chức châu Âu vừa đề nghị, phụ nữ nên nắm quyền lãnh đạo ít nhất 1trong 3 cơ quan của EU là Nghị viện châu Âu, EC và Hội đồng châu Âu Hiện

cả 3 cơ quan này đều do nam giới đứng đầu Trong số 12 Chủ tịch Nghị việnchâu Âu kể từ 1979 đến nay, chỉ có 2 phụ nữ

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?

ArticleID=113961&ChannelID=5)

Theo như nhận định của Tổ chức Châu Á (AF),trụ sở tại Mỹ, đưa ra trongbáo cáo nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay: Phụ nữ đang đảm nhận nhữngvai trò lãnh đạo lớn hơn trong chính trị và kinh doanh ở Châu Á nhưng sự hiệndiện của họ trong các cơ quan bầu cử ở cấp quốc gia vẫn còn ít.Theo thống kêcủa AF, phụ nữ hiện chiếm trung bình khoảng 16.4% số ghế trong Quốc hội.Tuynhiên , họ vẫn hiếm khi được giữ những trọng trách ở những bộ quan trọng nhưTài chính, Nội vụ,Quốc phòng mà thường được giao ở các bộ bên lĩnh vực xãhội Y tế, Môi trường hoặc những cơ quan có ít kinh phí và ít trọng lượng chínhtrị

Bảng 2: Phụ nữ trong Quốc hội ở các nước Châu Á – TBD (%)

Tên nước Tỷ lệ nữ trong Tên nước Tỷ lệ nữ trong

Trang 14

Quốc hội Quốc hội

PhilippinSingapoMalayxiaThái LanCampuchiaInđônêxiaHàn Quốc

17.811.810.49.29.08.05.9

(Nguồn: Tổ chức Liên minh Quốc hội,2002)

Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội cao nhất ở Châu Ấ vàđứng thứ hai trong khu vực châu Á – TBD, sau Niu di-lân (29.2%).Chỉ có 10quốc gia trên thế giới có số nữ nghị sĩ Quốc hội cao hơn tỷ lệ trên (Cu Ba, ĐanMạch, Phần Lan, Đức, Iceland, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Nam Phi và ThuỵĐiển)

Những con số trên phần nào thể hiện được tình hình lãnh đạo của phụ nữtrên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Những con số ấy cho thấy xuhướng gia tăng nhưng phụ nữ vẫn chưa có đại diện đầy đủ trong chính quyền,đảng phái chính trị và ở cả Liên hiệp Quốc

2 Thực trạng tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam

2.1 Phụ nữ Việt Nam tham gia lãnh đạo, quản lý trong lịch sử

Đánh giá vai trò của phụ nữ đối với lịch sử phát triển của đất nước, ChủTịch Hồ Chí Minh đã nói: "non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta,trẻ cũngnhư già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ "[8, 432]

Hình ảnh người phụ nữ Việt nam đã được in đậm trong lịch sử chống giặcngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước trong hàng chục thế kỷ.Hình ảnh Hai Bà Trưng với hàng trăm nữ tướng và đội quân nữ tham gia khởinghĩa (năm 40 SCN) đã tạo nên truyền thống anh hùng bất khất của dân tộcta.Trưng Vương đi vào lịch sử như một nữ anh hùng của dân tộc, là người phụ

nữ đầu tiên tham gia lãnh đạo đất nước,…

Trang 15

Bên cạnh những nữ tướng, trong thời kỳ này còn có những phụ nữ chấpchính tài ba như Nguyên phi Ỷ Lan, Thái hậu Dương Vân Nga…

Tiếp bước các nữ anh hùng dân tộc là thế hệ phụ nữ - chiến sĩ cách mạngsau này Nhiều chiến công lãnh đạo cách mạng đã ngoan cường, trung thành vớidân với Đảng Nguyễn Thị Minh Khai, lãnh tụ đầu tiên của phong trào phụ nữsau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập; Bí thư thành uỷ đầu tiên củaSài Gòn – Gia ĐỊnh, linh hồn của cuộc khởi nghĩa nam Kỳ: Hoàng Thị Ngân –

Bí thư đoàn phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ…

Thời kỳ chống Mỹ cứu nước lại ghi nhận những đóng góp của những phụ

nữ như: Nguyễn Thị Thập, nữ đại biểu Quốc hội từ khoá I đến VI với 18 năm làChủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956 – 1980), 24năm giữ cượng vịPhó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1956 -1980); bà Nguyễn Thị Định,phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, chủ tịch Hội Liên hiệpphụ nữ giải phóng niềm Nam và đến năm 1980 là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam thống nhất, đồng thời là Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ quốc tế…[10]

Có thể nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như hiện nay,phụ nữ Việt Nam luôn có những đại diện xứng đáng cho giới của mình trongcông cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển đất nước.Trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, hy sinh to lớn,góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc; trong công cuộc xây dựng đấtnước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, chị em tiếp tụcđóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội

2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong côngtác lãnh đạo và quản lý được thể hiện trong các văn bản về chủ trương đường lốicủa Đảng liên quan đến vấn đề về phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản di chúc đã ghi rõ: "Đảng và Chính phủ ta cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để người phụ

nũ phụ trách ngày thêm nhiều mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo Bản thân

Trang 16

người phụ nữ thì phải cố gắng Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng cho phụ nữ" [ 10, 12]

Chỉ thị số 44 CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban chấp hành TW Đảng chủtrương "tiếp tục thực hiện nam - nữ bình đẳng, nâng cao vai trò cán bộ nữ trongquản lý kinh tế, quản lý Nhà nước" Để đảm bảo chủ trương này được thực hiệnmột cách nhất quán và xuyên suốt, Chỉ thị đã nêu rõ: " Vấn đề cán bộ nữ phảiđặt trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng vàNhà nước" Nghĩa là chủ trương đưa vấn đề tiến bộ của phụ nữ trong công táclãnh đạo và quản lý vào trong dòng chính, trong guồng máy thường xuyên củaNhà nước bảo đảm tính bền vững và lâu dài.Theo tinh thần đó, chỉ thị tiếp tụcnhấn mạnh: " Điều cần hết sức chú ý là sau khi đề bạt phải tiếp tục bồi dưỡngtạo điều kiện để chị em hoàn thành nhiệm vụ " [11,13]

Nhất quán với đường lối đã định, mười năm sau, ngày 16/5/1994, Chỉ thị

37 CT-TW lại tiếp tục nêu: "Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quan trọng để thực sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ

và nâng cao địa vị của phụ nữ "

Một năm sau tại Hội nghị thế giới về phụ nữ tổ chức tại Bắc kinh (TrungQuốc) tháng 9/1995, chính phủ Việt Nam đã cùng các nước nhất trí thông quacương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm thúc đẩy sựtiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ nữ trên thế giới.Thực hiện cương lĩnhnêu trên, ngày 4/10/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hànhđộng quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến naă 2000 Bản kế hoạch

đề ra 11 mục tiêu, trong đó có mục tiêu số 4 là "Nâng cao Vai trò, vị trí củanguời phụ nữ trong việc tham gia bộ máy lãnh đạo và ra quyết định" Nhằm đạtđược mục tiêu này, bản kế hoạch đã đề ra các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu: Cán bộ

nữ trong các cơ quan dân cử các cấp phải đạt từ 20-30%; cán bộ nữ trong cáccấp chính quyền, tư vấn đạt từ 15-20%; đối với các bộ , ngành đông nữ cần cóphụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt; đối với cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có

từ 30% trở lên cần có cấp trưởng hoặc cấp phó là nữ…

Trang 17

Đảng, Nhà nước đã có những chính sách đối với lao động nữ nhằm tạođiều kiện để họ tham gia quản lý Nhà nước như: chế độ thai sản, chế độ làmviệc, được bảo đảm về mặt pháp lý trong luật Dân sự, luật hôn nhân – gia đình,luật lao dộng…được quan tâm và phát huy trong các chế độ chính sách của Nhànước.

2.3 Thực trạng tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay

Ý thức được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phụ nữ Việt Nam đãkhông ngừng phấn đấu nâng cao năng lực trong các lĩnh vực công tác, đảmnhiệm những trọng trách quan trọng Hầu hết các cán bộ nữ đều khẳng địnhđược vị trí, năng lực của mình và hiệu quả hoạt động ngày càng tăng Tỷ lệ nữlãnh đạo các cấp, các ngành đã được tăng lên trong những năm gần đây, rõ nhất

là trong hệ thống dân cử

2.3.1 Trong cơ quan Lập pháp

Bảng 3: T l n ỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ ệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ ữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ đại biểu Quốc hội qua các kỳi bi u Qu c h i qua các kểu Quốc hội qua các kỳ ốc hội qua các kỳ ội qua các kỳ ỳ

Khoá Số lượng nữ Tổng số đại biểu Tỷ lệ/tổng số(%)

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc," xã hội học Giới & Phát triển",Nxb ĐAIh học Quốc Gia Hn 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xã hội học Giới & Phát triển
Nhà XB: Nxb ĐAIh học Quốc Gia Hn 2000
7. Dương Thị Duyên" Phụ nữ và chính quyền", tạp chí khoa học về phụ nữ, số 2/1996 (tr13,14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ và chính quyền
9. Hoàng Bã Thịnh, " Giáo trình xhh về giới",HN,T6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xhh về giới
10. Nguyễn Phương Thảo,"phụ nữ và hoạt động chính trị", Tạp chí KH về phụ nữ,số3/1999,tr13-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phụ nữ và hoạt động chính trị
11. Phan Thị Thanh, "Tiến bộ về bình đẳng giới trong công việc ở VN", NXb Lao động-XH,HN,2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến bộ về bình đẳng giới trong công việc ở VN
12. Nguyễn Thị Xuân,"Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý: thực trạng và một số khó khăn", khoá luận tốt nghiệp/200613. http://quochoi.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý: thực trạng và một số khó khăn
15. "Tạp chí Gia đình và Giới",Q18,số 2, 2008 Viện Gia đình và Giới, Viện KHXHVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Gia đình và Giới
1. Võ Thị Mai, "Về năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị&#34 Khác
2. Nghiên cứu Gia đình & Giới , Q18-số 2-2008,tr 75 3. Hoàng Bá Thịnh, Bài giảng xã hội học về giới Khác
5. Luật bình đẳng giới của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH XI ngày 29 tháng 11 năm 2006 Khác
6. Vũ Hào Quang,xã hội học quản lý ,nxb ĐHQGHN,2000 Khác
14. Luật bình đẳng giới của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29tháng 11 năm 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ nữ trong các nghị viện phân theo các châu lục - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 1 Tỷ lệ nữ trong các nghị viện phân theo các châu lục (Trang 12)
Hình ảnh người phụ nữ Việt nam đã được in đậm trong lịch sử chống giặc  ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước trong hàng chục thế kỷ - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
nh ảnh người phụ nữ Việt nam đã được in đậm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước trong hàng chục thế kỷ (Trang 14)
Bảng 3: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 3 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ (Trang 17)
Bảng 3b. Cơ cấu giới tính các chức vụ lãnh đạo trong QH khoá X, XI - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 3b. Cơ cấu giới tính các chức vụ lãnh đạo trong QH khoá X, XI (Trang 19)
Bảng 4. Số lượng và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có trình độ từ đại học trở lên - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 4. Số lượng và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có trình độ từ đại học trở lên (Trang 20)
Bảng 5: Cơ cấu giới tính nữ đại biểu Quôc hội theo vùng - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 5 Cơ cấu giới tính nữ đại biểu Quôc hội theo vùng (Trang 21)
Bảng 9:  Tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo ở chính quyền địa phương địa - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 9 Tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo ở chính quyền địa phương địa (Trang 24)
Bảng 11: tỷ lệ nữ trong cơ quan tư pháp (cấp TW) - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 11 tỷ lệ nữ trong cơ quan tư pháp (cấp TW) (Trang 25)
Bảng 12:Cán bộ nữ lãnh đạo các ban Đảng tỉnh/thành. - thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay
Bảng 12 Cán bộ nữ lãnh đạo các ban Đảng tỉnh/thành (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w