Bộ Công Thương Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCMKhoa Tài Chính Ngân Hàng ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay và kết quả thực hiệ
Trang 1Bộ Công Thương Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM
Khoa Tài Chính Ngân Hàng
ĐỀ TÀI
ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay và kết quả thực hiện đề án định hướng đổi mới và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam năm 2020
Giảng viên hướng dẫn: TỪ THỊ HOÀNG LANNhóm thực hiện: ABP (Army-Baby-Protruding)Lớp: DHTN8A
Trang 2Mục lục
Bố cục của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Sự hình thành TTKDTM và các hình thức TTKDTM
Chương 2:Thực trạng công tác và phương hướng phát triển TTKDTM
Chương 3: Vai trò, mặt tích cực, hạn chế
và giải pháp phát triển các hình thức TTKDTM tại Việt Nam
Trang 3I ) Sự cần thiết của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường
• Quá trình phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát triển sản xuất Cùng với thời gian, con người đã tìm ra một loại sản phẩm để làm vật trung gian đo lường giá trị của các sản phẩm khác, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ - được gọi là tiền tệ
Trang 4• Tiền tệ đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và ở mỗi giai đoạn
nó đều có những ưu nhược điểm cần phải khắc phục Và trải qua nhiều giai đoạn, tiền giấy đã thể hiện được những ưu điểm của nó trong lưu thông, nhất là trong thanh toán Tuy nhiên, nó cũng chỉ phù hợp với nền kinh tế với quy mô nhỏ, sản xuất chưa phát triển
Vì vậy khi nền sản xuất hàng hóa phát triển một cách chóng mặt thì nhu cầu trao đổi hàng hóa diễn ra thường xuyên và liên tục với quy
mô rộng lớn Chính vì thế, tiền giấy đã bộc lộ những hạn chế như: thanh toán và vận chuyển mất nhiều thời gian, không an toàn, bảo quản phức tạp… Cho nên các hình thức thanh toán luôn được đổi mới, hiện đại, phù hợp với sự phát triển không ngừng của sản xuất hàng hóa Trên cơ sở đó, hình thức TTKDTM ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân Hàng là một tất yếu khách quan của một xã hội tiến bộ
Trang 5• Với hình thức thanh toán này không những đã khắc phục được những hạn chế của thanh toán tiền mặt mà nó còn có những ưu điểm khác như: nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm…Trong nền KTTT, TTKDTM đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu và là sản phẩm dịch vụ quan trọng của NHTM để cung cấp cho khách hàng là các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế Tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiền tệ.
• Như vậy, TTKDTM là cách thanh toán không có sự hiện diện của tiền mặt mà được thực hiện bằng cách trích dẫn gửi từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản người nhận hoặc bàng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng
Trang 6II) KHÁI NIỆM VÀ CÁC KIỂU TTKDTM
• Nhưng gần đây nhất theo quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày 27/03/2002 của thống đốc NHNN về việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh toán Theo đó kể từ ngày 1/4/2002 NHNN sẽ không phát hành ngân phiéu thanh toán nữa
Trang 7đó
• Chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm: người phát hành, người thụ hưởng và NH (trong đó người phát hành và người thụ
hưởng nhất thiết phải có TKTG tại NH)
• Hiện nay, trong TTKDTM ở nước ta, thanh toán séc qua NH thông dụng nhất là 2 loại séc chuyển khoản và séc báo chí:
Trang 8* Séc chuyển khoản
• Là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với NH về việc trích nộp một khoản tiền nhất định từ TK của mình để trả cho người thụ hưởng
có tên trên tờ séc.
• Séc chuyển khoản chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa khách hàng
có TK ở cùng một chi nhánh NH(một kho bạc) hoặc khác chi nhánh NH (khác kho bạc) nhưng các NH, kho bạc này có tham gia TTBT trên địa bàn tỉnh thành phố
*Séc báo chí
• Séc báo chí là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được NH bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ TK của bên trả tiền đưa vào một TK riêng (TK tiền ký gửi bảo đảm thanh toán séc) được NH làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho KH
• Séc báo chi được dùng để thanh toán giữa các NH hoặc khác NH nhưng cùng hệ thống, nếu khác hệ thống thì phải cùng địa bàn có tham gia TTBT.
• Khả năng thanh toán séc bảo chi rộng hơn séc chuyển khoản và được đảm bảo hơn.
Trang 9• Ủy nhiệm chi (UNC): Ủy nhiệm chi là lệnh viết của chủ TK yêu cầu
NH phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào TK được hưởng, để thanh toán tiền mua bán,cung ứng hàng hóa,dịch vụ, nộp thuế, thanh toán nợ UNC được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có TK ở cùng NH, khác hệ thống NH khác tỉnh
• Ủy nhiệm thu (UNT): là lệnh của người bán trên mẫu in sẵn do đơn
vị bán lập, nhờ NH phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hoàng hóa, dịch vụ theo các chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ đã được thỏa thuận Phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở TK ở cùng một chi nhánh NH hoặc các chi nhánh NH khác trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống Bên mua và bên bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phải thanh toán bằng văn bản cho NH bên thừa hưởng để có căn cứ thực hiện UNT
4) Thanh toán bằng ủy nhiệm thu - ủy nhiệm chi
Trang 10• Thẻ tín dụng là lệnh của NH bên mua đối với NH bên bán khác địa
phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ người bán theo hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua
• Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán sẵn sàng giao hàng, bên mua phải kí quỹ vào NH một số tiền đủ để mở TTD thanh toán mua hàng
• TTD dùng để thanh toán trong điều kiện đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao trong hợp
đồng Mỗi TTD chỉ thanh toán cho một người bán bằng chuyển
khoản
5) Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Trang 11• Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong NH
• Thẻ thanh toán do NHPH bán cho các cá nhân và các DN để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, công nợ và lĩnh TM Người dân có thể rút tiền tại các NHĐL thanh toán hay máy rút tiền tự động ATM
• Ngân phiếu là phiếu có ghi số tiền nhất định dùng làm căn cứ nhận tiền tại ngân hàng hoặc nhận tiền gửi qua bưu điện
• Tuy nhiên đến năm 2002, NHNNVN có văn bản trình Thủ tướng Chính Phủ đề xuất ngưng việc phát hành ngân phiếu thanh toán
2.5) Thanh toán bằng ngân phiếu
6) Thanh toán bằng thẻ
Trang 12I) Thực trạng công tác TTKDTM ở Việt Nam
• Bên cạnh thói quen của người sử dụng, lực cản lớn đối với việc triển khai TTKDTM tại Việt Nam còn nằm ở hành lang pháp lý, chi phí triển khai cũng như sự thiếu đồng bộ của hệ thống thiết bị
• Tuy nhiên, số lượng tài khoản cá nhân tại 100 NH khác nhau đã tăng từ 5,5 triệu năm 2006 lên 19,5 triệu hồi tháng 9-2010 Thế nhưng, các ngân hàng cho biết hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến vẫn là ủy nhiệm chi với 79%, thẻ thanh toán chỉ chiếm 18,8% và các hình thức khác là 2,2%
• Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến
hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn
80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng; hầu hết các doanh
nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt
Trang 13â
u
Công nhân
Dân thường Dân
Trang 14II) Một số phương hướng phát triển các hình thức TTKDTM tại Việt Nam
• Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ-ngân hàng ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng các hình thức TTKDTM và thanh toán qua NH
• Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích NH thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống
• Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lí, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ-ngân hàng
• NH cần chú ý lĩnh vực đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng nhanh
sự tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động NH
• Ứng dụng các thiết bị hiện đại cho hoạt động NH
• Nhân lực cho công nghệ Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định là
sự thành công
• Sử dụng các công cụ Maketing nâng cao khả năng cạnh tranh của các NH
Trang 15I) Vai trò của TTKDTM
1) Đối với nền kinh tế
• Góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt lưu thông trên thị trường từ đó có thể giảm bớt chi phí lưu thông, in ấn, bảo quản
• Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí tiền tệ
• Tạo điều kiện tập trung nguồn vốn lớn cho xã hội vào NH để tái đầu
tư cho nền kinh tế
• Nhà nước có thể phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra hoạt động tài chính ở tầm vi mô vĩ mô
• Thúc đẩy nhanh quá trịnh luân chuyển hàng hóa, vật tư, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế
2) Đối với cơ quan tài chính
• Giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn
• Tổn thất tài sản Nhà nước và tổn thất tài sản của người dân sẽ được hạn chết rất nhiều
• Tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sác kinh tế tài chính quốc gia, góp phần làm lành mạnh hoá kinh tế – xã hội
Trang 163) Đối với ngân hàng thương mại
• Tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của NHTM
• Bổ sung nguồn vốn cho NHTM thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ chức
và cá nhân
• Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kì hạn, NHTM còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế.
• đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
• Giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền.
• Góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng danh số thanh toán
Trang 173) Đối với ngân hàng Trung ương
• Tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế
• Khơi thông các nguồn vốn khác nhau
• Tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế
• Tạo tiền đề cho việc tính toán lượng tiền cung ứng và điều hành thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả
Trang 18II) Mặt hạn chế và tích cực của TTKDTM
Hạn chế:
• Thiếu cơ sở pháp lý cho TTKDTM
• Dùng tiền mặt phổ biến hơn thanh toán qua ngân hàng
• Thu nhập bình quân chưa cao
• Cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán
• Các ngân hàng vẫn thiếu sự hợp tác với nhau
• Chưa mang tính cộng đồng cao
• Vấn đề an toàn của các hệ thống máy ATM bị báo động
Tích cực
• Giao dịch đơn giản, ít khâu, ít chứng từ.
• Chi phí giao dịch thấp.
• An toàn, tiện lợi, không tốn chi phí bảo quản.
• Tăng cường tính công khai, minh bạch, hạn chế lạm phát
• Nhà nước dễ quản lý ngân sách, giảm tham nhũng
Trang 19III) Giải pháp
• Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy có hiệu lực cao để tạo môi trường và hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động thanh toán
• Thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
- Ngân hàng nhà nước phải có kế hoạch, biện pháp tiếp nhận
và sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ của nước ngoài
- NHNN và các NHTM phải phối hợp với nhau để nghiên cứu xây dựng quy trình chuyển tiền thanh toán điện tử đồng bộ, tránh tình trạng tự phát gây ra sự lãng phí lớn và thiếu đồng bộ
• Tiếp tục triển khai, khuyến khích tổ chức cá nhân mở tài khoản và thanh toán tại ngân hàng
• Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán, tiếp xúc với khách hàng
• Có chính sách vĩ mô về quản lý bằng tiền mặt, trước mắt là các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước
Trang 20• Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay.
• Đối với nền kinh tê,́ nó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, huy động tốt hơn các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức, cá nhân, hình thành môi trường thanh toán minh bạch, thuận tiện và văn
minh, góp phần chống lại các tệ nạn xã hội
• Và đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện nay khi mà cả nước đang
như một công trường xây dựng, nhu cầu về vốn rất lớn Chúng ta vẫn phải vay vốn nước ngoài, điều kiện thì khó khăn, phải trả lãi
cao, chịu sự can thiệp về chính ttrị…trong khi hàng tỷ đôla đang vẫn nằm nhàn rỗi trong tay dân cư trong nước Nếu huy động được thì
đó là nguồn vốn hiệu quả nhất, hiệu quả về nhiều mặt Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách khuyến khích người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng
Trang 21• Đối với tổ chức cá nhân đó là sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, thể hiện trình độ dân trí cao.
• Đối với ngân hàng: Nhiều nghìn tỷ đồng tiền mặt đang rải rác trong từng cá nhân, gia đình, quỹ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp khi mua hàng, kể cả mua bất động sản trị gía hàng tỷ đồng sẽ được huy động phục vụ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
đồng thời là nguồn thu phí dịch vụ quan trọng cho ngân hàng
• Đối với quản lý xã hội: Sử dụng tiền mặt phổ biến trong thanh toán vừa gây nhiều lãng phí, vừa là kẻ hở lớn cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế luồn lách, lẩn trốn sự kiểm soát của Nhà nước và xã hội
• Tác dụng của thanh toán không dùng tiền mặt là rất tích cực, chúng
ta đã biết, nhưng để thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống thì thật không đơn giản, nó là cả một quá trình Nó phải được
cả xã hội quan tâm ủng hộ
• Là sinh viên kinh tế, nhóm ABP thực sự mong muốn TTKDTM
tại Việt nam sẽ phát triển cả về chất và về lượng phục vụ tốt
nhất cho phát triển Kinh tế- Xã hội.
Trang 22• 9) Nguyễn Hữu Thuận (12008661)
• 10) Phan Thị Minh Thư (12012141)
• 11) Triệu Nguyễn Ngọc Trâm (12011781)