Gánh nặng gia đình

Một phần của tài liệu thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 29)

Mâu thuẫn hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp luôn là vấn đề nan giải đối với nữ cán bộ. Theo báo cáo kết quả khảo sát định tính Bộ, ngành TW, 2004 : Cán bộ nữ tham gia toạ đàm ghi nhận 3 mô hình xử lý nan đề: hạnh phúc gia đình hoặc là thăng tiến công danh chính trị. Có hai mô hình cực đoan: 1.Vì hạnh phúc gia đình từ bỏ con đường sự nghiệp công danh chính trị; 2.thăng tiến công danh chính trị nhưng không có hạnh phúc gia đình( không lấy được chồng, ly thân hoặc ly hôn…)

Mô hình 1 phổ biến trong nữ giới hiện nay, còn mô hình thứ 2 không phổ biến, có thì chủ yếu ở tầng 3, 4 cấp của hệ thống chính trị.Có một mô hình thứ 3 là hợp lý hợp tình đó là vẹn cả đôi đường, nhưng giá mà nữ cán bộ phải trả khá đắt là phải cố gắng "vẹn cả đôi đường", tăng gấp bội lần so với nam cán bộ đồng nghiệp, đồng môn, đồng cấp bậc. Một nữ cán bộ trong cuộc khảo sát định tính của Bộ, ngànhTW, 2004: " Một khi làm tốt công tác ở cơ quan tốt thì rõ ràng ảnh hưởng đến gia đình, mà gia đình mất cân bằng rõ ràng ảnh hưởng đến công tác của chúng ta, hai cái này luôn đi đôi với nhau, không bao giờ có thể tách rời được nhau cả…phụ nữ muốn làm tốt hơn nam giới thì phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 lần " [1,6] .

Tuy nhiên cũng có không ít cán bộ nữ ngày nay thành đạt trong hệ thống chính trị nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ từ phái chồng và gia đình chồng trong sự nghiệp cũng như trong việc chăm lo gia đình. Đây là mô hình gia đình công bằng giới phù hợp với mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, cần được nhân rộng toàn xã hội.

Định kiến giới ảnh hưởng không nhỏ làm hạn chế tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo quản lý. Những tàn dư phong kiến về phân biệt, đối xử phụ nữ ( nhất là ở vùng sâu, vùng xa) còn có những hiện tượng công khai, ngang nhiên.

Một phần của tài liệu thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w