1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình việt nam hiện nay

27 899 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

Với tất cả những suy nghĩ trên, dưới góc độ triết học xã hội, tácgiả chọn đề tài:“Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay” làm luận

Trang 1

-AN THỊ NGỌC TRINH

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

& CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Mã số : 62.22.80.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH – 2013

Trang 2

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

TS HÀ THIÊN SƠN

TS NGUYỄN ANH QUỐC

Phản biện 1: ……… Phản biện 2:……… Phản biện 3:………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

Vào lúc:……… giờ……… ngày…… tháng…… năm …….

Có thể tìm đọc luận án tại:

* Thư viện Trường Đại học KHXH&NV TP.Hồ Chí Minh

* Thư viện Trường Cao đẳng Sư p hạm TW TP.Hồ Chí Minh

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắnliền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một chỉnh thể

đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật,đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán và truyền thống… Văn hóadân tộc vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quákhứ, vừa kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trịphổ quát văn hóa dân tộc trong quốc gia và trong cộng đồng nhânloại Tất cả những điều đó tạo nên hệ giá trị văn hóa truyền thốngdân tộc hay nói cách khác, mọi bản sắc dân tộc đều chứa đựng cácgiá trị

Là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa gia đìnhViệt Nam luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc lưu giữ

và truyền thụ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Những giátrị văn hóa ấy thể hiện rõ nét trong giáo dục trí tuệ và nhân cách conngười, đặt nó trong môi trường gia đình và xã hội Mỗi gia đình, bêncạnh những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, xã hội, còn có nhữngnét văn hóa truyền thống riêng Truyền thống văn hóa gia đình khôngnhững là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình mà còn là nhân

tố tác động đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, tạo ra nhữngnét đặc trưng riêng của từng gia đình

Cùng với sự biến đổi của xã hội, giá trị quan hệ mang tínhtruyền thống, đời sống trong gia đình từng bước thay đổi, điều đó làmnảy sinh nhiều quan niệm chưa thống nhất về gia đình, văn hóa giađình cũng như sự định hướng phát triển gia đình trong tương lai Từ

đó, những nhu cầu mới trong việc nhận thức đúng đắn, khoa học về giađình và văn hóa gia đình ngày càng cần thiết, góp phần quan trọngtrong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp củadân tộc

Trang 5

Với tất cả những suy nghĩ trên, dưới góc độ triết học xã hội, tác

giả chọn đề tài:“Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong

xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ

Triết học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của việc giữ gìn vàphát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa giađình nên từ lâu, vấn đề văn hóa, văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình

đã được các nhà tư tưởng, các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu sâusắc Nhiều công trình khảo luận, phân tích lý luận và thực tiễn về vănhóa dân tộc, văn hóa gia đình đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch

sử Có thể khái quát các kết quả công trình nghiên cứu trên theo haihướng sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa dân tộc

và các giá trị của văn hóa dân tộc Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giátrị văn hóa trước đây là công việc của nội bộ mỗi quốc gia, nhưng từnhững năm 60 của thế kỷ XX, nó đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế

Ở Việt Nam, các vấn đề về văn hóa, văn hóa dân tộc và giá trịcủa văn hóa dân tộc từ lâu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quantâm tiếp cận từ nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và nhiều ấn phẩm

đã được xuất bản suốt gần một thế kỷ qua đã tích lũy nhiều tri thức,tìm tòi về chủ đề này Các công trình gắn liền với tên tuổi các nhàkhoa học lớn: Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu,Nguyễn Hồng Phong, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Phan Ngọc,

… đã được xuất bản Trong các tác phẩm ấy, tác phẩm “Giá trị tinh

thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS.Trần Văn Giàu

xuất bản năm 1980 đã đánh dấu việc nghiên cứu giá trị văn hóa dântộc Việt Nam

Nhìn chung, đã có nhiều tác phẩm xoay quanh chủ đề nhận thức,bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nhưng phần lớn cáccông trình này mới được tiếp cận từ góc độ chuyên môn riêng, nhiều

Trang 6

công trình vẫn nặng về miêu tả các hiện tượng văn hóa Phần lớn cáccông trình chưa nhìn nhận những giá trị văn hóa truyền thống dân tộctrong khung cảnh chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và toàn cầu hóa

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình

và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam với tư cách là một bộphận của văn hóa dân tộc Có thể nói các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác là những người đóng góp to lớn cho vấn đề nghiên cứu gia đình

Tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và

của nhà nước của Ph Ăngghen được coi là một trong những tác phẩm

dẫn đường cho trào lưu nghiên cứu về gia đình của thế kỷ XIX

Ở Việt Nam, những khảo luận và phân tích về gia đình cũng đãđược chú ý từ rất lâu Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, cha ông

ta dạy cho con cháu những giá trị truyền thống về tính cộng đồng, tinhthần tương thân tương ái, sự ham học hỏi và tôn trọng trí thức Vấn đềgia đình Việt Nam và biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam được đề cậpđến trong một số tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Từ Chi (1991),

Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội; Hồ Ngọc Đại (1996), Tam giác gia đình Những nghiên

cứu về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Vũ Quang

Hà (biên dịch) (2001), Tương lai của gia đình, Đại học quốc gia Hà

Nội; … Các tác phẩm trên tập trung khẳng định gia đình là một tế bàocủa xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn Do

đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồntại và phát triển của mỗi gia đình

Giáo sư Lê Thi (2002) với các tác phẩm Gia đình Việt Nam

trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Vai trò của gia đình trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb.

Phụ nữ, Hà Nội hay Vũ Ngọc Khánh (1998) với tác phẩm Văn hóa gia

đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;… nghiên cứu gia đình

Việt Nam đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ từ truyền thống

Trang 7

sang hiện đại Nhiều giá trị văn hóa quý báu của gia đình truyềnthống, nhiều giá trị văn hóa tiên tiến của gia đình hiện đại đang cùnghiện diện trong đời sống gia đình.

Ngoài các vấn đề trên, đề tài dân tộc và văn hóa dân tộc cònđược các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên,những công trình nghiên cứu trên chưa công trình nào nghiên cứu đầy

đủ, sâu sắc và có hệ thống về việc giữ gìn và phát huy các giá trị củavăn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam Chính vìvậy, trong luận án này, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu các công trìnhkhoa học đã được công bố, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng củaviệc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựngvăn hóa gia đình Việt Nam, từ đó rút ra phương hướng và giải phápnhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cựctrong quá trình xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án: Nghiên cứu thực trạng việc bảo tồn các

giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam,nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản và một số kiến nghị nhằm giữgìn và phát huy giá trị đó trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ của luận án: để đạt được mục đích đặt ra, luận án thực

hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, trình bày khái luận chung về văn hóa dân tộc và văn hóa

gia đình Việt Nam hiện nay

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối

với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng vănhóa gia đình Việt Nam hiện nay

Ba là, xác định mục tiêu, phương hướng và những giải pháp

nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa giađình Việt Nam hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý

Trang 8

luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồngthời tham khảo, tiếp thu có lựa chọn những thành tựu lý luận của thếgiới về văn hóa dân tộc, gia đình và văn hóa gia đình.

Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, số liệu về giá trị văn hóa dântộc, văn hóa gia đình, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứutrong đó phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử lôgic, phươngpháp thống kê, so sánh được sử dụng như là những phương phápnghiên cứu chủ đạo

5 Những cái mới của luận án

- Đánh giá thực trạng của việc giữ gìn và phát huy giá trị của

văn hóa dân tộc trong việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳđổi mới

- Luận án nêu lên những phương hướng và giải pháp cụ thểnhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêucực đến gia đình nhằm xây dựng gia đình theo hướng ấm no, tiến bộ

và hạnh phúc

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án:

- Ý nghĩa khoa học: Luận án trình bày một cách có hệ thống về

văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình và những vấn đề cơ bản của giađình truyền thống Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng việc giữ gìn

và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, luận án trình bày cơ sở khoahọc cho việc xây dựng phương hướng và giải pháp góp phần giữ gìncác giá trị văn hóa dân tộc, trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Namtheo hướng ổn định và phát triển

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận

án được kết cấu gồm 03 chương, 06 tiết

Trang 9

Chương 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA DÂN TỘC

1.1.1 Quan niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm đa tầng, đa nghĩa với ngoại diên rất

rộng và nội hàm phong phú Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩakhác nhau về văn hóa Mỗi định nghĩa đều góp phần làm rõ khía cạnhkhác của văn hóa, song không phải định nghĩa nào cũng được chấpnhận một cách rộng rãi

Tiếp thu quan điểm nhân văn và cách mạng của chủ nghĩa Mác,kết hợp với những tinh hoa truyền thống của dân tộc và nhân loại, Chủtịch Hồ Chí Minh Người quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinhtồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhọc, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở

và các phương tiện sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đótức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng

với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

1.1.2 Quan niệm về giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam

Giá trị văn hóa (cultural value ) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó

được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng,tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định

Văn hoá dân tộc là một khái niệm rộng, đa diện và trừu tượng.

Văn hóa dân tộc là một hệ thống những giá trị tinh túy, bền vững, lànơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc; là năng lực nội sinh của mỗidân tộc nhưng không phải là cái gì khép kín từ chối sự giao lưu, tiếpthu văn hóa nhân loại, ngược lại, văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện sứcsống của mình trong quá trình cọ sát với lịch sử và giao lưu quốc tế

Trang 10

Những giá trị cơ bản của văn hoá dân tộc Việt Nam: Chủ

nghĩa yêu nước; Tinh thần cộng đồng, đoàn kết; Tinh thần lạc quan,nhân nghĩa của người Việt Nam; Tinh thần cần cù, chịu đựng giankhó; Trọng lễ nghĩa, thờ cúng tổ tiên, biết ơn những người có côngvới đất nước …

1.2 GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.2.1 Khái quát về gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam

Khái quát về gia đình Việt Nam: Gia đình có thể hiểu là một nhóm

nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau quahôn nhân, quan hệ huyết thống, tâm sinh lý, có chung các giá trị vậtchất, tinh thần tương đối ổn định trong các giai đoạn phát triển lịch sử xãhội

Khái quát về văn hóa gia đình Việt Nam: Văn hóa gia đình là hệ

thống những giá trị, chuẩn mực khác biệt, đặc thù điều tiết mốiquan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa giađình và xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặctrưng cho các cộng đồng, các tộc người, các dân tộc và các khu vựckhác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đờisống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môitrường tự nhiên và xã hội

Theo các tài liệu nghiên cứu đã công bố của Đề tài “Văn hóa gia

đình Việt Nam (đề tài cấp nhà nước, mã số KX 06 – 11), văn hóa gia

đình có các hệ thống giá trị sau: giá trị cấu trúc và giá trị chức năng.

Cả hai loại giá trị đó hợp thành hệ giá trị (systeme de valeurs) của văn

hóa gia đình Trong đó, giá trị cấu trúc là giá trị biểu hiện các mối

quan hệ bên trong của gia đình, qui mô gia đình và vai trò của những

thành viên gia đình trong các hình thái đó Bên cạnh giá trị cấu trúc,

giá trị chức năng đóng vai trò quan trọng Có thể nói, giá trị chứcnăng của văn hoá gia đình là sự biểu hiện vai trò, vị trí của văn hoágia đình đối với các thành viên của nó và đối với xã hội Kết hợp với

Trang 11

cách nhìn xã hội học, từ góc nhìn văn hóa học, nghiên cứu chức năngcủa văn hoá gia đình chính là nghiên cứu các giá trị chức năng củavăn hoá gia đình trong đời sống gia đình và xã hội Gia đình với tư

cách là một thiết chế xã hội có các chức năng: Chức năng sinh sản và

tái sản xuất ra con người và xã hội, Chức năng kinh tế của gia đình,Chức năng tình cảm của gia đình, Chức năng nuôi dưỡng và giáo dụccon cái và hình thành nhân cách con người

Ngoài ra, văn hóa gia đình Việt Nam còn có chức năng truyền tảicác giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác và chức nănghình thành các giá trị văn hóa mới

1.2.2 Những giá trị văn hóa dân tộc chủ yếu trong văn hóa gia đình Việt Nam

Giá trị đạo đức của gia đình

Giá trị giáo dục của gia đình

Giá trị ý thức cộng đồng của gia đình

Giá trị tâm lý, tình cảm của gia đình

1.2.3 Tính quy luật của sự vận động văn hóa gia đình Việt Nam

Văn hóa gia đình vận động trong quá trình tiếp xúc với các nềnvăn hóa khác

Văn hóa gia đình vận động cùng với sự biến đổi của xã hội

Kết luận chương 1

Văn hoá của mỗi dân tộc được kết tinh từ truyền thống lịch sửcủa chính dân tộc đó Trải qua hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấutranh kiên cường dựng nước và giữ nước, cùng với kết quả giao lưu vàtiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới, nền văn hoá dân tộcViệt Nam đã hình thành và phát triển

Là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình Việt Namluôn thể hiện vai trò quan trọng của mình với tư cách là tế bào của xãhội, là một thiết chế xã hội đặc thù Gia đình Việt Nam truyền thống

Trang 12

là gia đình chứa nhiều yếu tố bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi vănhóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vàhình thành nên hệ giá trị văn hóa gia đình Những giá trị về văn hóagia đình là một bộ phận không thể thiếu, làm nên những giá trị vănhóa chung của văn minh nhân loại Đó là những lề lối, gia phong,phép tắc và khuôn khổ mà mỗi gia đình, dòng họ tiếp nối từ nhữngthế hệ đi trước, …

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1 Những nhân tố khách quan tác động đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay

Một là, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hai là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Ba là, sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước

- Đổi mới toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm đượctiến hành một cách tuần tự, từng bước phù hợp với mỗi thời kỳ,mỗi giai đoạn

- Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị

- Đổi mới để phát triển trong ổn định

- Đổi mới đất nước gắn liền mở cửa với thế giới bên ngoài Bốn là, tác động của sự phát triển kinh tế thị trường

Năm là, tác động của sự phát triển văn hóa, xã hội đến văn hóa giađình trong thời kỳ đổi mới

Trang 13

2.1.2 Những nhân tố chủ quan tác động đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay

Một là, tác động của chính sách Nhà nước đến biến đổi văn hóa

gia đình

Hai là, tác động của Luật Hôn nhân và Gia đình (2000) và các

bộ luật có liên quan đến gia đình ở Việt Nam

Ba là, tác động của các tổ chức chính trị- xã hội đến văn hóa

gia đình

Bốn là, tác động của hệ ý thức Nho giáo đến văn hóa gia đình

Việt Nam

2.2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay

Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xâydựng văn hóa gia đình ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực,đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng đang đứng trước nhiềunguy cơ và thách thức to lớn

- Nhìn chung, nếp sống văn hóa trong gia đình Việt Nam truyền

thống vẫn giữ được sự ổn định và được cả cộng đồng xã hội tôn trọng.Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc biểu hiện trong vănhóa gia đình vẫn được tôn trọng, khẳng định và xem đó như là đạo lýcủa dân tộc Giá trị yêu nước hiện nay vẫn còn được lưu giữ

Mỗi thành viên trong gia đình Việt Nam đoàn kết thành mộtkhối vững chắc, thống nhất trong tư duy và hành động, phát huy lòngyêu nước, tính sáng tạo bằng mỗi việc làm cụ thể có lợi cho chínhmình, cho cộng đồng, có ích cho đất nước góp phần phát hiện, ngănchặn, khắc phục các tệ nạn xã hội và sự chống phá của các thế lựcthù địch gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tình cảm và trách

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w