1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của mặc tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người việt nam hiện nay

87 3,3K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 373 KB

Nội dung

Loài người ngày càng nhận thức rõ sự phát triển của một đất nước không chỉ là phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ. Sự giàu có vật chất, phương tiện tiêu dùng, kỹ thuật chỉ mới là những điều kiện quan trọng, thực hiện lý tưởng sống cao đẹp nhất của con người là cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Đáp ứng cuộc sống văn minh, hạnh phúc gồm nhiều yếu tố trong đó văn hóa đạo đức chiếm một vị trí quan trọng. Người ta cũng thấy được rằng, văn hóa không chỉ là yếu tố phát sinh, song song tồn tại với cuộc sống, mà nó nằm ngay trong cuộc sống, là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào phát triển được nếu nó đứng cô lập, tách rời với các nền văn hóa khác. Như chúng ta đã thấy vào thời cổ đại, nhiều tộc người da đỏ châu Mỹ và da đen Nam Phi đã đạt được trình độ phát triển cao nhưng do bị ngăn cách bởi các đại dương và sa mạc cho nên các nền văn minh ấy bị suy thoái dần dần. Trong thời cận đại thì Trung Hoa thi hành “chính sách bế quan tỏa cảng” tự ru ngủ mình bằng hào quang của quá khứ và đã dẫn đến tình trạng trì trệ. Còn Nhật Bản thì chủ trương mở của, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây với nền tảng văn hóa, đạo lý truyền thống dân tộc, nên đã phát triển nhanh. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới, vì vậy chúng ta đã nhận thức ra được việc phát triển kinh tế như thế nào cho phù hợp với xu hướng của thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá về kết quả thu được cho nền văn hóa nước nhà, nhất là về văn hóa đạo đức khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu. Thêm vào đó, thấy được sự giao lưu, hòa trộn giữa các nền văn hóa khác nhau của nhân loại. Hiện nay, khi mà đất nước chúng ta đang tiến hành mở cửa hội nhập với các quốc gia trên thế giới, ngoài việc tiếp thu được các thành tựu khoa học tiên tiến cùng với những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thì chúng ta còn chịu ảnh hưởng lớn về mặt đời sống xã hội, mà cụ thể là mặt đạo đức. Nền đạo đức Việt Nam chịu sự tác động của kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng đồng thời nó cũng làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, gây mất ổn định trong đời sống đạo đức của người dân trong các tỉnh thành khắp cả nước. Nền kinh tế mở mang tới cho con người cách sống năng động, linh hoạt trong việc xử lý mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng đồng thời nó đã làm cho con người sống thực dụng hơn, mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người giờ đây bị chi phối bởi tiền bạc, địa vị, lợi ích cá nhân, những giá trị truyền thống của cha ông giờ đây đã bị phai nhạt đi trong lối sống của tầng lớp trẻ. Những biểu hiện này chính là mầm mống cho một quan niệm sống thực dụng nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn chặn thì có thể dẫn tới việc mất cân bằng xã hội, mất đi niềm tin của giới trẻ vào xã hội tương lai, làm cho họ không có được nền tảng vững chắc để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Chính vì thế, trong khi Việt Nam đang nổ lực hết mình để vươn lên sánh vai cùng bạn bè năm châu về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, thì vấn đề đạo đức mới được rất nhiều người quan tâm. Đảng và nhà nước ta trong các chính sách của mình cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề này. Việc xây dựng đời sống đạo đức mới cho người dân phải lấy những tư tưởng truyền thống làm nền tảng như tư tưởng Nho gia, Mặc gia, đạo Phật, đạo Thiên Chúa v.v… Ở mỗi học thuyết, tôn giáo chúng ta đều chọn lọc lấy những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với cuộc sống của con người trong giai đoạn hiện nay, sau khi đã gạt bỏ đi tính chất duy tâm thần bí của những tư tưởng ấy và có sự cải biến phù hợp. Nghiên cứu tư tưởng của Mặc Tử ở nhiều khía cạnh khác nhau như “Phi công”, “Thượng đồng”, “Thượng hiền”, “Tiết dụng”, “Phi nhạc”, “Tiết táng” với những nội dung có thể vận dụng vào việc xây dựng đời sống đạo đức mới của người Việt Nam hiện nay, đặc biệt là học thuyết “kiêm ái”. Đây là một tư tưởng về việc xây dựng khối đại đoàn kết nhằm đưa xã hội đi lên xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người, không phân biệt sang hèn. “kiêm ái là yêu thương con người”, là sự gắn bó lợi ích giữa con người với nhau trong xã hội. Để đi tới xây dựng một xã hội đại đồng, con người sống với nhau chan hòa, tình cảm. Hiện nay, chúng ta đang phải chứng kiến sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận người trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Đạo đức suy thoái làm cho mối quan hệ giữa người với người bị cách biệt, sự thương cảm giữa những con người với nhau bị phai nhạt đi ngay cả trong gia đình nơi mà tình cảm con người gắn bó nhất. Thế nên cần phải có biện pháp tích cực để khắc phục những hạn chế, tiêu cực trên. Với lý do này tôi đi đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài người ngày càng nhận thức rõ sự phát triển của một đất nước không chỉ là phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ. Sự giàu có vật chất, phương tiện tiêu dùng, kỹ thuật chỉ mới là những điều kiện quan trọng, thực hiện lý tưởng sống cao đẹp nhất của con người là cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Đáp ứng cuộc sống văn minh, hạnh phúc gồm nhiều yếu tố trong đó văn hóa đạo đức chiếm một vị trí quan trọng. Người ta cũng thấy được rằng, văn hóa không chỉ là yếu tố phát sinh, song song tồn tại với cuộc sống, mà nó nằm ngay trong cuộc sống, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào phát triển được nếu nó đứng cô lập, tách rời với các nền văn hóa khác. Như chúng ta đã thấy vào thời cổ đại, nhiều tộc người da đỏ châu Mỹ và da đen Nam Phi đã đạt được trình độ phát triển cao nhưng do bị ngăn cách bởi các đại dương và sa mạc cho nên các nền văn minh ấy bị suy thoái dần dần. Trong thời cận đại thì Trung Hoa thi hành “chính sách bế quan tỏa cảng” tự ru ngủ mình bằng hào quang của quá khứ và đã dẫn đến tình trạng trì trệ. Còn Nhật Bản thì chủ trương mở của, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây với nền tảng văn hóa, đạo lý truyền thống dân tộc, nên đã phát triển nhanh. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới, vì vậy chúng ta đã nhận thức ra được việc phát triển kinh tế như thế nào cho phù hợp với xu hướng của thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá về kết quả thu được cho nền văn hóa nước nhà, nhất là về văn hóa đạo đức khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu. Thêm vào đó, thấy được sự giao lưu, hòa trộn giữa các nền văn hóa khác nhau của nhân loại. Hiện nay, khi mà đất nước chúng ta đang tiến hành mở cửa hội nhập với các quốc gia trên thế giới, ngoài việc tiếp thu được các thành tựu khoa học 1 tiên tiến cùng với những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thì chúng ta còn chịu ảnh hưởng lớn về mặt đời sống xã hội, mà cụ thể là mặt đạo đức. Nền đạo đức Việt Nam chịu sự tác động của kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng đồng thời nó cũng làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, gây mất ổn định trong đời sống đạo đức của người dân trong các tỉnh thành khắp cả nước. Nền kinh tế mở mang tới cho con người cách sống năng động, linh hoạt trong việc xử lý mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng đồng thời nó đã làm cho con người sống thực dụng hơn, mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người giờ đây bị chi phối bởi tiền bạc, địa vị, lợi ích cá nhân, những giá trị truyền thống của cha ông giờ đây đã bị phai nhạt đi trong lối sống của tầng lớp trẻ. Những biểu hiện này chính là mầm mống cho một quan niệm sống thực dụng nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn chặn thì có thể dẫn tới việc mất cân bằng xã hội, mất đi niềm tin của giới trẻ vào xã hội tương lai, làm cho họ không có được nền tảng vững chắc để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Chính vì thế, trong khi Việt Nam đang nổ lực hết mình để vươn lên sánh vai cùng bạn bè năm châu về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, thì vấn đề đạo đức mới được rất nhiều người quan tâm. Đảng và nhà nước ta trong các chính sách của mình cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề này. Việc xây dựng đời sống đạo đức mới cho người dân phải lấy những tư tưởng truyền thống làm nền tảng như tư tưởng Nho gia, Mặc gia, đạo Phật, đạo Thiên Chúa v.v… Ở mỗi học thuyết, tôn giáo chúng ta đều chọn lọc lấy những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với cuộc sống của con người trong giai đoạn hiện nay, sau khi đã gạt bỏ đi tính chất duy tâm thần bí của những tư tưởng ấy và có sự cải biến phù hợp. Nghiên cứu tư tưởng của Mặc Tử ở nhiều khía cạnh khác nhau như “Phi công”, “Thượng đồng”, “Thượng hiền”, “Tiết dụng”, “Phi nhạc”, “Tiết 2 táng” với những nội dung có thể vận dụng vào việc xây dựng đời sống đạo đức mới của người Việt Nam hiện nay, đặc biệt là học thuyết “kiêm ái”. Đây là một tư tưởng về việc xây dựng khối đại đoàn kết nhằm đưa xã hội đi lên xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người, không phân biệt sang hèn. “kiêm ái là yêu thương con người”, là sự gắn bó lợi ích giữa con người với nhau trong xã hội. Để đi tới xây dựng một xã hội đại đồng, con người sống với nhau chan hòa, tình cảm. Hiện nay, chúng ta đang phải chứng kiến sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận người trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Đạo đức suy thoái làm cho mối quan hệ giữa người với người bị cách biệt, sự thương cảm giữa những con người với nhau bị phai nhạt đi ngay cả trong gia đình - nơi mà tình cảm con người gắn bó nhất. Thế nên cần phải có biện pháp tích cực để khắc phục những hạn chế, tiêu cực trên. Với lý do này tôi đi đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Tư tưởng của Mặc Tử đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu với nhiều công trình và khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu, "Lịch sử triết học phương Đông" (Huế, 2002); Phùng Hữu Lan, "Đại cương triết học sử Trung Quốc" (Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1968, Bản dịch của Nguyễn Văn Dương); Hồ Thích, "Trung Quốc triết học sử" (Khai Trí, Sài Gòn, 1969, Bản dịch của Huỳnh Minh Đức). Các tác phẩm này, nêu lên một cách tóm tắt thân thế sự nghiệp và những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng triết học của Mặc Tử. PTS. Vũ Tình, "Đạo đức học phương Đông cổ đại" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998). Tác phẩm này tác giả đã trình bày đạo đức 3 của xã hội và đạo đức trong sinh hoạt đời thường xuất phát từ luận điểm “kiêm ái” của Mặc Tử. Cao Xuân Huy, "Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu" (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995). Thảo đường cư sĩ Trần Văn Hải Minh, "Bách gia chư tử" (Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, 1991). Trần Đình Hượu, "Các bài giảng về tư tưởng phương Đông" (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). GS. La Quốc Việt, "Tu dưỡng đạo đức tư tưởng" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, "Lịch sử Trung Quốc" (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001). PGS. TS. Doãn Chính (chủ biên), "Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). GS. TS Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), "Lịch sử triết học" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Các tác giả trên trình bày khái quát các phạm trù trong tư tưởng triết học của Mặc Tử một cách sơ lược. Vũ Văn Gầu, "Kiêm ái nhân sinh - triết lý độc đáo của Mặc Tử" (Tạp chí Triết học, số 5, tháng 5 - 2003, tr.36-41). Trong bài báo này tác giả nghiên cứu rút ra cái hay trong tư tưởng của Mặc Tử ở học thuyết “kiêm ái”, cụ thể ở đây là tình yêu thương giữa những con người trong xã hội với nhau. Tác giả còn chỉ ra hoàn cảnh ra đời của học thuyết. Các công trình nghiên cứu trên đi sâu vào tìm hiểu tư tưởng của Mặc Tử ở một số phương diện như các phạm trù cơ bản: “phi công”, “thượng đồng”, “thượng hiền” Tuy nhiên các tác giả trên chưa đi vào nghiên cứu phạm trù "kiêm ái" với tư cách là một học thuyết quan trọng về đạo đức trong xã hội. Tác giả luận văn kế thừa các công trình nghiên cứu trước, đồng thời vận dụng những giá trị tích cực của học thuyết "kiêm ái" vào thực tiễn xây dựng đạo đức mới của người Việt Nam hiện nay. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích của đề tài: Phân tích những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử. Từ đó nêu lên được những nội dung cơ bản của học thuyết ý nghĩa của chúng đối với việc xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài: + Phân tích thân thế và sự nghiệp của Mặc Tử, cũng như hoàn cảnh ra đời của học thuyết “kiêm ái”. + Phân tích những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử cùng với sự đóng góp và hạn chế của nó. + Ý nghĩa của tư tưởng “kiêm ái” đối với việc xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Học thuyết “kiêm ái” và sự thể hiện của nó qua các phạm trù khác nhau trong tư tưởng của Mặc Tử. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các tài liệu bàn về Mặc Tử và học thuyết “kiêm ái”. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp biện chứng duy vật, với tính cách là phương pháp luận chung nhất. Trên cơ sở đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống nhất giữa lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài - Nêu lên những giá trị và hạn chế của Mặc Tử, nhất là học thuyết “kiêm ái”. 5 - Chỉ ra ý nghĩa của học thuyết “kiêm ái” đối với việc xây dựng lối sống đạo đức của người Việt Nam hiện nay. - Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết: Chương 1: Mặc Tử và hoàn cảnh ra đời của học thuyết “kiêm ái”. Chương 2: Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” - giá trị, hạn chế và ý nghĩa của chúng. 6 Chương 1 MẶC TỬ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT “KIÊM ÁI” 1.1. Thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử 1.1.1. Giải nghĩa chữ “Mặc” trong Triết học Trung Hoa cổ đại Trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại vào cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện một trường phái triết học lớn, cùng với Nho gia, Đạo gia chia nhau thống trị đời sống tinh thần ở Trung Hoa thời kỳ này, đó là trường phái triết học Mặc gia. Sự ảnh hưởng to lớn của triết học Mặc gia đã khiến Mạnh Tử phải lo lắng thốt lên rằng: “Lời của Dương Chu, Mặc Địch tràn lan thiên hạ Những kẻ nói đạo trong thiên hạ thời nay không theo họ Dương thì theo họ Mặc” [4, tr.262]. Người sáng lập ra trường phái triết học Mặc gia với học thuyết “Kiêm ái” nổi tiếng là kẻ thù của Khổng giáo, đó là Mặc Địch. Sau khi Mặc Tử mất học thuyết này được bảo vệ và phát triển bởi các triết gia hậu Mặc vào thế kỷ thứ IV - III trước công nguyên, với tư tưởng nổi bật nhất về lôgic và nhận thức luận trên cơ sở duy vật của họ. Khi nghiên cứu về Mặc Tử chúng ta phải hiểu được nghĩa của từ “Mặc” trong triết học Trung Hoa cổ đại là gì? Hiểu được nó, sẽ giúp chúng ta có được một cách nhìn toàn diện hơn về trường phái Mặc gia. Theo rất nhiều sách viết về trường phái này thì họ nhìn chung đều cho rằng Mặc Tử họ Mặc, tên là Địch. Đến cuối đời nhà Thanh, Giang Tuyền có giải thích đại khái như sau: “đời xưa các học phái của Chu Tử gồm có chín dòng ai truyền lại học thống của mình thì đều xưng là nhà, là gia. Vậy chữ gia là trỏ vào học phái, chứ không phải trỏ vào dòng họ. Cho nên về thời trước nhà Tần, chữ Mặc gia là trỏ vào học phái, không phải trỏ vào dòng họ của tác giả. Đây là lệ chung của chín nhà, theo Hán Chí có nói rõ, như Nho gia, Đạo gia, Danh gia, Âm dương gia, Tung Hoành gia, Nông gia, Tạp gia” [38, tr.305]. Bởi vậy Giang Tuyền đi đến kết luận: “Cổ chi sở vị Mặc gia, phi tính 7 thị chi xưng, nãi học thuật chi xưng giả” [38, tr.305], có nghĩa là xưa kia người ta gọi “Mặc”, không phải gọi họ tên người, mà là nói về mặt học thuật của trường phái đó mà thôi. “Mặc” còn có nghĩa là đen, như Mạnh Tử nói “diện thâm mặc”, tức là mặt đen xì. Vậy “Mặc” có nghĩa là mặc đồ đen. Mặc Tử lấy sự cực khổ làm đức hạnh, cho nên mệnh danh học thuật của mình là Mặc. Hơn nữa, chữ Mặc còn là để gọi một tội hình khắc vào mặt và thoa mực đen đi. Và theo Chu Lễ thì kẻ phạm tội khinh hình thường bị sa vào hạng nô lệ làm công việc khổ nhục. Như vậy, mới biết được rằng “Mặc” là hình đồ biến thành, là nô dịch. Mặc gia sinh hoạt kham khổ, lấy sự khổ hạnh để thi hành điều nhân nghĩa, xác lập đạo đức cho bản thân, từ đó đề ra đạo đức cho xã hội. Để chứng minh cho quan điểm của mình Giang Tuyền có đưa ra rất nhiều bằng chứng rãi rác ở các sách của chư tử. Như trong sách Mặc Tử thiên Bị Thê: “Cầm Hoạt Ly sự Mặc Tử tam niên, thủ thúc biền đê, diện mục lê hoắc, dịch thân cấp sử, bất cảm vấn dục” [38, tr.306], có nghĩa là Cầm Hoạt Ly hầu Mặc Tử trong suốt ba năm chân tay bị chai rộp, mặt mũi đen sì, nhìn người ngợm khổ sở và không hề nghĩ tới những thèm muốn của mình. Như vậy, theo Giang Tuyền, chữ “Mặc” không phải là tên là dòng họ mà nó là tên gọi một học thuật. Qua thuật ngữ này chúng ta thấy được phần nào cái tinh thần của Mặc học, đó là thứ tinh thần đại diện cho nguyện vọng của tầng lớp nhân dân cần lao bị nô dịch chống lại chủ trương phục hưng chế độ phong kiến, bênh vực quyền lợi quý tộc đề đòi về xã hội nguyên thủy sơ khai với mọi thứ đều là của công, mọi người phải làm lụng, ai làm nhiều ăn nhiều, ai làm ít ăn ít của thời vua Vũ nhà Hạ. 1.1.2. Thân thế sự nghiệp của Mặc Tử Mặc Tử là người sáng lập ra Mặc gia và ông đã được một học giả nhận xét “là một nhân vật kỳ dị nhất của Trung Hoa, kỳ dị từ tên gọi đến tư tưởng 8 và đời sống, kỳ dị đến nỗi gần đây người Trung Hoa ngờ rằng ông có dòng máu Ấn Độ hoặc Ả Rập chứ không thể là con cháu của Phục Hy và Thần Nông được” [21, tr.7]. Lời nhận xét này dựa trên cơ sở nghiên cứu về Mặc Tử, nghiên cứu này cho thấy họ Mặc là một họ cực kỳ hiếm hoi ở Trung Quốc và đồng thời tư tưởng mà Mặc gia đề xuất rất mới lạ, khác biệt rất nhiều so với các luồng tư tưởng đang tồn tại trong xã hội thời bấy giờ. Về cuộc đời và sự nghiệp của Mặc Tử người ta có nhiều cách lý giải khác nhau. Một số học giả căn cứ vào “Hán Thư”, “Nghệ Văn Chí” của Ban Cố (32 - 95) cho rằng, Mặc Tử là người nước Tống, ở miền Đông, tỉnh Hà Nam và miền Tây tỉnh Sơn Đông bây giờ. Một số khác như Tôn Di Nhượng (Đời Thanh) và Hồ Thích lại cho rằng ông là người nước Lỗ, cùng quê với Khổng Tử, quan điểm này dựa vào Hoài Nam Tử trong sách “Hoài Nam yếu lược”. Lại có người cho rằng Mặc Tử là người nước Sở. Để trả lời xem luận điểm nào là phù hợp thì trong sách “Mặc Tử”, chương “Công - Thâu” có chép: “thầy Mặc Tử ra về, qua nước Tống”; chương “Quý - Nghĩa” có chép: “thầy Mặc Tử đi phương Nam, chơi ở nước Sở”. Sách “Lã Thị Xuân Thu”, chương “Ái Loại” có chép: “Công Thâu Ban muốn đánh nước Tống cho nước Sở, Mặc Tử biết chuyện đó, từ nước Lỗ ra đi”. Gần đây viện hàn lâm khoa học Trung Quốc đã xác định có thể nói Mặc Tử là người nước Lỗ. Về vấn đề niên đại của Mặc Tử cũng là một vấn đề tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Theo Hồ Thích: Mặc Tử “sinh vào khoảng giữa những năm 20 và 30 đời Chu Kính Vương (Tức là từ năm 500 đến năm 490 trước công nguyên), chết vào khoảng giữa những năm nguyên niên và năm thứ 10 đời Chu Uy - Liệt Vương (Tức là những năm 425 đến năm 416 trước công nguyên). Mặc Tử ra đời vào khi Khổng Tử 50, 60 tuổi” [35, tr.167]. Theo công trình khảo cứu của Lương Hán Siêu thì: “Mặc sinh vào khoảng những năm 468 đến 459 trước công nguyên. Đại thể vào khoảng hơn 9 10 năm sau khi Khổng Tử chết ( Khổng Tử chết năm 479 trước công nguyên). Mặc Tử chết vào khoảng đời Chu An Vương (Tức là vào khoảng những năm 390 đến 382 trước công nguyên) tức độ hơn 10 năm trước ngày sinh của Mạnh Tử (Mạnh Tử sinh năm 372 trước công nguyên). Tiền Mục lại cho rằng, Mặc Tử sinh năm 479 trước công nguyên, chậm lắm cũng không ngoài 10 năm; chết năm 394, chậm lắm cũng không ngoài 10 năm. Trương Quý Đồng lại cho rằng, Mặc Tử sinh năm 480 và chết năm 400 trước công nguyên. Mỗi luận thuyết trên đây cũng có những dẫn chứng riêng để chứng minh tính đúng đắn của mình. Nhưng ở các luận thuyết ấy đều có một điểm chung đó là cùng cho rằng Mặc Tử sinh vào khoảng giữa thời Khổng Tử và Mạnh Tử, nói một cách khác tức là vào khoảng giữa thời Xuân Thu - Chiến Quốc giao nhau. Điều đó có căn cứ để biết được năm sinh, năm mất của Mặc Tử. Về tính giai cấp của Mặc Tử, thì trong các sách cổ chép rất ít về lúc sinh thời của ông, cho nên cũng có phần không tìm ra được rõ ràng. Tư Mã Thiên cho rằng Mặc Tử làm đại phu nước Tống, Lương Khải Siêu lại cho rằng: “xem trong sách gốc, thì không có vết tích gì là Mặc Tử đã làm quan nước Tống”. Thuyết này có thể đúng. Sách “Trang Tử”, chương “Thiên hạ” cho rằng “Mặc Tử lấy việc giữ thân khổ hạnh là điều quan trọng nhất”. Chuyện Mặc Tử không hề làm quan có lẽ đúng sự thật. Chính Mặc Tử cũng thường nói: “không thi hành được đạo thì không hưởng lộc nhà vua; không nghe thấy điều nghĩa thì không ở với triều đình nhà vua”. Khác với Trang Tử, Mặc Tử không chủ trương tuyệt đối không tham gia chính trị, mà lấy việc có thể hay không thể thực hành tư tưởng của mình làm điều kiện có hay không tham gia chính trị. Tinh thần này của Mặc Tử khác rất nhiều so với giai cấp thống trị đương thời. Chính “việc sang chơi nước Sở”, “đi sứ sang nước Vệ”, “đi cứu nước Tống” là quá trình Mặc Tử tiến hành thực thi các chủ thuyết của mình. Tư tưởng của ông khác hẳn với với tư tưởng của tầng lớp lãnh chúa 10 [...]... lắm và đều do người đời sau thêm vào Với những tư tưởng trong học thuyết của Mặc Tử nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Quốc đã so sánh học thuyết của ông với tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo và Kitô giáo Thậm chí với học thuyết “kiêm ái” và chủ nghĩa công lợi, người ta còn cho rằng Mặc Tử là người đầu tiên có ý tư ng về thế giới đại đồng Cùng với Nho gia và Đạo gia, học thuyết của Mặc Tử. .. nhận là có giá trị khoa học, Mặc Tử ở trong một thời đại khác cũng đã có một sáng kiến tư ng tự như vậy 30 Chương 2 NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT “KIÊM ÁI” GIÁ TRỊ , HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG 2.1 Nội dung chủ yếu của học thuyết “kiêm ái” Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, những người phát ngôn cho giai cấp thống trị phong kiến họ dùng những hình thức biểu hiện lý luận của mình rất khác nhau... Chính trong quá trình “tranh minh” đó đã cho ra đời những nhà tư tưởng vĩ đại, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh, mở đầu cho lịch sử tư tưởng Trung Quốc có ngôn ngữ và ý nghĩa chặt chẽ Học thuyết triết học “kiêm ái” của Mặc Tử đã ra đời trong hoàn cảnh đó, nó phản ánh một phần những tư tưởng, những tình cảnh và những yêu cầu của tầng lớp nông dân bị bóc lột, thống trị nặng nề trong. .. thường chỉ biết có luật lệ luân lý của nghề họ, thì Mặc Tử cố đào sâu luân lý ấy và cố biện giải cho luân lý ấy Cho nên, mặc dầu cơ sở khởi phát của Mặc Tử là cơ sở của du hiệp, nhưng Mặc Tử đã trở thành người sáng lập một học phái triết học mới Phái Mặc học có tổ chức hết sức chặt chẽ, dưới sự chỉ huy của người đứng đầu gọi là “cự tử Đoàn thể Mặc giả do Mặc Tử lãnh đạo lúc đó, được chứng minh là hội... nguồn từ tinh thần nghĩa hiệp của tập đoàn dân sự, mà Mặc Tử là người sáng lập đầu tiên Tư tưởng trung tâm của Mặc Tử - “kiêm ái” sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại đạo đức Nho gia Vậy tư tưởng này ra đời như thế nào? 1.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Kiêm ái” * Về kinh tế - xã hội Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại phát triển rực rở nhất là lúc xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ Xuân Thu... (hai thiên) đều là những thiên diễn đạt chính tư tưởng của Mặc Tử Năm thiên khác như “Canh quế”, “Quý nghĩa , “Công mệnh”, “Lỗ vấn”, “Công Thâu 16 Ban” là do những người của phái Mặc gia ghi lại những lời nói và hành động của Mặc Tử mà làm ra Các thiên “Kinh thượng và hạ”, “Kinh thuyết thượng và hạ”, “Đại thủ”, “Tiểu thủ” với nội dung lý luận học và lôgic học đặc sắc là của hậu Mặc còn các thiên khác... trong xã hội Xuất phát từ lợi ích giai cấp nông dân và những người hèn kém trong xã hội, Mặc Tử đã lên tiếng chống lại những quan điểm trên và đặc biệt bài trừ chế độ phân biệt đẳng cấp đang tồn tại Để làm được điều này ông đã đề ra học thuyết “kiêm ái” Đây là nội dung chính trong tư tưởng triết học của Mặc Tử, nó là gốc, là điểm xuất phát để từ đó ông xây dựng lên hệ thống triết học của mình Vậy “kiêm. .. bốn, năm người khỏi thì sao gọi là thầy thuốc biết nghề Như vậy, lợi của Mặc Tử không phải là tư lợi, nó không dành riêng cho một vài nước, một vài dân tộc mà là cái lợi của toàn thiên hạ Ý nghĩa, công dụng và ích lợi của “kiêm ái” do Mặc Tử đề ra thật là to lớn và thiết thực Nhưng làm thế nào để cho mọi người tin tư ng vào nó, dựa vào đó để hành động trong đời sống Bởi vì thực hiện “kiêm ái” khó chẳng... tư ng triết học của ông Có thể nói, dưới một hình thức khác, thuận ý trời của Mặc Tử cũng là mục đích luận vậy Cùng với Nho gia và Đạo gia, học thuyết của Mặc Tử đã thịnh hành và ảnh hưởng một thời ở Trung Quốc Vào thời Chiến quốc Mặc gia nổi tiếng ngang hàng với Nho gia Tuy nhiên giữa hai người sáng lập hai học phái này là Mặc Tử và Khổng Tử luôn luôn tồn tại sự đối lập không chỉ về tư tưởng, chủ trương,... bộ trong triết học của Mặc Tử, nó đề cao sự nỗ lực của con người trong đời sống nhưng khi đem nguyện vọng thoát khỏi nghèo khổ của muôn dân gửi gắm vào ý chí của trời và quỷ thần, dùng quyền uy của trời và quỷ thần tác động đến bọn thống 18 trị trên mặt đất, cải thiện đời sống nhân dân, thì ông đã rơi vào vũng bùn lầy của chủ nghĩa ảo tư ng, duy tâm tôn giáo thần bí Đó là một bước lùi trong tư tưởng . Với lý do này tôi đi đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người Việt Nam hiện nay . của Mặc Tử, cũng như hoàn cảnh ra đời của học thuyết “kiêm ái”. + Phân tích những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử cùng với sự đóng góp và hạn chế của nó. + Ý nghĩa của tư tưởng. tiết: Chương 1: Mặc Tử và hoàn cảnh ra đời của học thuyết “kiêm ái”. Chương 2: Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” - giá trị, hạn chế và ý nghĩa của chúng. 6 Chương 1 MẶC TỬ VÀ HOÀN CẢNH

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nềnkinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Năm: 2003
2. Phan Bội Châu (1991), Toàn tập, tập 10, Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 1991
3. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1996), Đại cương triết học Trung Quốc (Thượng và hạ), Nxb. Cảo Thơm, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc(Thượng và hạ)
Tác giả: Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb. Cảo Thơm
Năm: 1996
6. PGS. TS. Doãn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển triết học Trung Quốc
Tác giả: PGS. TS. Doãn Chính
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 2009
7. Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý (chủ biên - 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịchsử văn hóa Trung Quốc
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội
Năm: 1996
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội
Năm: 2001
10. Vũ Văn Gầu (2003), “Kiêm ái nhân sinh - triết lý độc đáo của Mặc Tử”, Tạp chí Triết học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiêm ái nhân sinh - triết lý độc đáo của Mặc Tử”,"Tạp chí Triết học
Tác giả: Vũ Văn Gầu
Năm: 2003
11. PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu (2001), “Giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường”, Thông tin khoa học, (12), Trường Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị đạo đức trong cơ chế thịtrường”, "Thông tin khoa học
Tác giả: PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu
Năm: 2001
12. Đoàn Đức Hiếu (2002), Giáo trình lịch sử triết học phương Đông, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử triết học phương Đông
Tác giả: Đoàn Đức Hiếu
Năm: 2002
13. PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của cá nhân trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN
Tác giả: PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
14. Ri Giang Hồng (2010), 100 vĩ nhân trong lịch sử Trung Hoa, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 vĩ nhân trong lịch sử Trung Hoa
Tác giả: Ri Giang Hồng
Nhà XB: Nxb. Tổnghợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
15. Đỗ Huy (1995), “Sự thay đổi các chuẩn mực các giá trị văn hóa khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường”, Tạp chí Triết học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thay đổi các chuẩn mực các giá trị văn hóa khi nềnkinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Đỗ Huy
Năm: 1995
16. Đỗ Huy (2006), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bước phát triển mới về đạo đức trong văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bước phát triển mớivề đạo đức trong văn hóa Việt Nam”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Đỗ Huy
Năm: 2006
17. Ian. P. MeGreal (2005), Những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông, Nxb.Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông
Tác giả: Ian. P. MeGreal
Nhà XB: Nxb.Lao động
Năm: 2005
18. Nguyễn Thiện Kế (1996), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việcđịnh hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Thiện Kế
Năm: 1996
19. Đàm Gia Kiện (chủ biên, bản dịch của Phan Văn Các, Thạch Giang, Trương Chính) (1996), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn hóa Trung Quốc
Tác giả: Đàm Gia Kiện (chủ biên, bản dịch của Phan Văn Các, Thạch Giang, Trương Chính)
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xãhội
Năm: 1996
20. Phùng Hữu Lan (bản dịch Nguyễn Văn Dương) (1999), Đại cương triết học sử Trung Quốc, Nxb. Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triếthọc sử Trung Quốc
Tác giả: Phùng Hữu Lan (bản dịch Nguyễn Văn Dương)
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 1999
21. Phan Huy Lê (1995), “Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới vàhiện đại hóa đất nước Việt Nam”
Tác giả: Phan Huy Lê
Năm: 1995
22. Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỳ Bân, Đỗ Quốc Tưởng (1959), Hiển học Khổng Mặc, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiển học KhổngMặc
Tác giả: Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỳ Bân, Đỗ Quốc Tưởng
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1959

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w