Dưới góc độ tiếp cận của luật học và trên cơ sở tổng kết những giá trị cơ bản trong tư tưởng nhân loại về nhà nước pháp quyền, Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu để làm rõ hơn một số vấn đề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THU AN
T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN - NH÷NG QUAN §IÓM C¥ B¶N Vµ GI¸ TRÞ KÕ THõA
TRONG X¢Y DùNG NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THU AN
T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN - NH÷NG QUAN §IÓM C¥ B¶N Vµ GI¸ TRÞ KÕ THõA
TRONG X¢Y DùNG NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các tài liệu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thu An
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.1 Tình hình nghiên cứu 12
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 12
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 35
1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu 40
Kết luận chương 1 41
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 43
2.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước pháp quyền 43
2.1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền 43
2.1.2 Khái quát về lịch sử phát triển 44
2.1.3 Các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền 50
2.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 54
2.2.1 Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 54
2.2.2 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 55
2.2.3 Quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 62
Kết luận chương 2 71
Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 72
3.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người trong nhà nước pháp quyền 72
Trang 53.2 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hiến pháp trong nhà
nước pháp quyền 76 3.2.1 Bản chất và nhiệm vụ của Hiến pháp 76 3.2.2 Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Hiến pháp 85 3.3 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ thể quyền lực nhà
nước nhà nước và trách nhiệm của nhà nước trong Nhà nước pháp quyền 89 3.3.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ thể quyền lực nhà nước 89 3.3.2 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trách nhiệm của nhà nước 95 3.4 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật trong nhà nước
pháp quyền 107 3.4.1 Pháp luật phải được thượng tôn, pháp luật là sự phản ánh tính dân chủ
của nhà nước và là công cụ để giới hạn quyền lực nhà nước 107 3.4.2 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức 113 3.4.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện pháp luật 117 Kết luận chương 3 121 Chương 4: CÁC GIÁ TRỊ KẾ THỪA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY 122 4.1 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và các nguyên tắc cơ
bản trong việc kế thừa giá trị của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 122 4.1.1 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam 122 4.1.2 Những nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa quan điểm Hồ Chí Minh
về nhà nước pháp quyền 128 4.2 Kế thừa các giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người 131 4.3 Kế thừa các giá trị trong tư tưởng Hồ Chí về Hiến pháp và pháp luật 140 4.3.1 Hiến pháp phải xác lập nguyên tắc chủ quyền Nhân dân 140 4.3.2 Hiến pháp phải xác lập cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp 147
Trang 64.3.3 Hiến pháp phải xác lập cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước có sự phân định
thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương 156
4.3.4 Bảo đảm cơ chế bảo vệ Hiến pháp 160
4.4 Kế thừa các giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước 165
4.4.1 Xây dựng nhà nước thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân 165
4.4.2 Xây dựng nền công vụ liêm chính 172
4.5 Kế thừa các giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức 181
Kết luận chương 4 182
KẾT LUẬN 186
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền - Những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu vì 5 lí do cơ bản sau:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa Mặc dù trong quá trình xây dựng nhà nước và pháp luật, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa đề cập trực diện tới khái niệm nhà nước pháp quyền song những tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện từ rất sớm thể hiện thông qua các tư tưởng của Người về nhà nước, pháp luật, Hiến pháp, quyền con người
Thứ hai, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định nhiệm vụ
của Nhà nước Việt Nam là “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” [15, tr.131] Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Tiếp tục việc đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo… nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế
và cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [17, tr.246-247]
Nhiệm vụ này được thể chế hóa trong Khoản 1, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 với quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân…”
Với quan điểm này nhà nước pháp quyền đã trở thành mô hình lựa chọn để thực hiện quyền dân chủ, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân trên cơ sở phát huy vai trò tối thượng của Hiến pháp
và pháp luật – công cụ để Nhân dân giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước
Thứ ba, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội tại Đại hội Đảng XI (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản
Trang 9Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [17, tr.88] Điều này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 (2016) của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó cần “Tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước theo qui định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Do đó nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nói riêng là yêu cầu bắt buộc để xây dựng và phát triển đất nước
Tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm của Người Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945
và Hiến pháp năm 1946 đã đặt nền móng quan trọng trong lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Từ sự phát triển của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 đến sự phát triển của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay
là minh chứng cho thấy quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét về bản chất không phải hoàn toàn mới Sự phát triển này gắn với lịch sử cách mạng đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam với các giai đoạn lịch sử cụ thể: Từ năm 1945 đến năm 1975 đó là giai đoạn đấu tranh giành độc lập, giang sơn thu về một mối; từ năm 1975 đến năm 1986 giai đoạn kiện toàn đất nước sau chiến tranh; từ năm 1986 tới nay là giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước… Những yếu tố trên cùng với những đặc điểm về văn hóa, xã hội, con người đã ảnh hưởng nhất định tới việc nghiên cứu các vấn đề khoa học có tính
lý luận về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Thứ tư, với chặng đường gần 30 năm đổi mới, cùng với quá trình hội nhập
quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu song sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng những thay đổi mạnh
mẽ về quan hệ kinh tế, trình độ của lực lượng sản xuất tự thân nó đang đặt ra những đòi hỏi khách quan buộc nhà nước phải có sự thay đổi phù hợp để phát triển
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu về nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và đặt nó trong điều kiện xây dựng Nhà nước PQXHCN Việt Nam hiện nay sẽ góp phần xác lập sự thống nhất về nhận thức, sự
Trang 10nhất quán về tư tưởng cho quá trình phát triển của Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện đại; góp phần nhận thức rõ hơn cả về lí luận và thực tiễn mô hình Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua vào ngày 28/11/2013
Bản Hiến pháp này có hiệu lực thi hành vào ngày 01/1/2014 Do vậy việc nghiên cứu các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền sẽ có
ý nghĩa thực tiễn cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật để triển khai và tổ chức thực hiện bản Hiến pháp này
Đây cũng chính là các lí do cơ bản tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề chung về nhà nước pháp quyền, nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Luận án hướng tới mục đích xác định các nguyên tắc, các giá trị cần kế thừa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong bối cảnh tổ chức Hiến pháp năm 2013 Trên cơ
sở này, Luận án đề xuất các kiến nghị cụ thể để kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trên một số lĩnh vực cơ bản như: bảo vệ quyền con người; xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có phạm vi nghiên cứu rộng với nhiều góc độ tiếp cận Dưới góc độ tiếp cận của luật học và trên cơ sở tổng kết những giá trị cơ bản trong tư tưởng nhân loại về nhà nước pháp quyền, Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu để làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền như:
- Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền;
-Xây dựng một số khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án như: nhà nước pháp quyền, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền;
Trang 11+ Đề xuất, luận giải và nêu các kiến nghị cụ thể trong việc kế thừa tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong một
số lĩnh vực: Bảo vệ quyền con người; xây dựng hiến pháp và pháp luật; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đặt trong bối cảnh triển khai, thực hiện Hiến pháp năm 2013
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Luận án không nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung mà tập trung nghiên cứu 2 vấn đề cơ bản: 1/Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; 2/Các giá trị kế thừa trong tư tưởng nhà nước pháp quyền được thể hiện thông qua lời nói, bản văn và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Luận án tập trung phân tích tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh ở những vấn đề trọng tâm như: Bảo vệ quyền con người; xây dựng Hiến pháp và pháp luật; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
+ Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Do thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật nên Luận
án tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Trong việc kế thừa các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án chỉ đặt vấn đề nghiên cứu gắn với bối cảnh triển khai và thực hiện Hiến pháp năm 2013;
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu những biểu hiện cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền ở hai giai đoạn: giai đoạn trước khi giành được chính quyền năm 1945 và giai đoạn sau năm 1945;
Về nội dung: Do tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có nội dung nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều vấn đề nên tác giả luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề cơ bản, gồm: quyền con người; kiểm soát quyền lực nhà nước; trách nhiệm nhà nước; vai trò của Hiến pháp và pháp luật; chủ quyền nhân dân
Đối với việc kế thừa những giá trị cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Luận án nghiên cứu tập trung giải quyết 3 vấn đề: 1/Quan điểm
Trang 12cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; 2/Những nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; 3/Các đề xuất cụ thể để kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong bối cảnh triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền;
Luận án tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền dưới góc độ luật học cũng như các quan điểm khoa học pháp lí hiện đại về nhà nước pháp quyền Luận án được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các lí thuyết về nhà nước pháp quyền trên thế giới; lí thuyết và các mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; lí thuyết pháp luật tự nhiên và pháp luật thực chứng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích sự kiện, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp; nghiên cứu tư liệu, sự kiện lịch sử
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng hành động Quá trình hình thành, phát triển, hiện thực hóa tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với tiến trình lịch sử Việt Nam, được thể hiện thông qua các bài viết, bài nói chuyện, các sự kiện lịch sử cụ thể Do đó phải trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tư liệu, sự kiện lịch sử để chứng minh cho các luận điểm, tư tưởng của Người Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản được tác giả luận án sử dụng ở chương 2, 3, 4 Trên cơ sở phân tích các bài viết, bài nói chuyện, các sự kiện lịch sử
cụ thể gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận án làm rõ quan điểm, nội dung tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng
Trang 13trong chương 1, 2, 3, 4 để làm rõ cơ sở lí luận, nội dung và đề xuất các vấn đề trong việc kế thừa quan điểm Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Thứ hai, phương pháp sử liệu
Một yêu cầu khi nghiên cứu tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh
đó là phải đặt tư tưởng của Người trong hoàn cảnh lịch sử gắn với những đặc điểm
về văn hóa, kinh tế, xã hội gắn với những mục tiêu cụ thể cần giải quyết Nói cách khác đó là phải chú ý đến giá trị sử liệu của tài liệu và yếu tố thời đại của nguồn
sử liệu đó để định hướng cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước, xây dựng pháp luật Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong chương 2, 3
Thứ ba, phương pháp hệ thống, so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong chương 1, 2, 3, 4 nhằm đảm bảo tính thống nhất và logic trong quá trình nghiên cứu Trên cơ sở so sánh tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh với các tư tưởng chính trị pháp lí khác, Luận án đi đến chứng minh tính độc đáo và sự kế thừa trong tư tưởng nhà nước pháp quyền của Người Hồ Chí Minh đã xây dựng và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền trên nền tảng của nền văn hóa Việt Nam, gắn với lịch sử và con người Việt Nam Việc so sánh này góp phần tìm ra những giá trị chung, sự khác biệt trong tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Lí giải sự khác biệt này sẽ góp phần tìm ra những bài học thực tiễn cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Thứ tư, phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn
Phương pháp này được sử dụng ở các chương 2, 3, 4 để đảm bảo sự thống nhất giữa các vấn đề lí luận mà luận án giải quyết tại chương 2, 3 và các đề xuất, kiến nghị chương 4
5 Điểm mới của luận án
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc, giá trị về tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực nhà nước, pháp luật nói riêng, các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực lý luận về nhà nước pháp quyền, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung song tính đến thời điểm hiện nay chưa có công trình ở cấp luận án tiến sĩ tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lí nào nghiên cứu trực tiếp về tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh và việc kế thừa tư tưởng của Người trong xây dựng Nhà nước
Trang 14pháp quyền Việt Nam sau Hiến pháp năm 2013
Xét ở góc độ lí luận và thực tiễn, quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ Thực tế hiện nay vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ về nhà nước pháp quyền XHCN Do đó việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, kế thừa và vận dụng tư tưởng của Người trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam sẽ góp phần hoàn thiện về mặt lí luận và đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Cùng với việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Luận án góp phần chứng minh sự thống nhất và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Trên cơ sở kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; nhà nước pháp quyền… từ những vấn
đề có tính lý luận, Luận án nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; tổ chức quyền lực nhà nước; xây dựng và thực hiện pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức; vai trò, bản chất của Hiến pháp để từ
đó đưa ra các kiến nghị trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh Điều này thể hiện ở một số nội dung sau:
- Luận án tiếp tục kế thừa, phát triển và hoàn thiện một bước cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền với tư cách là một tư tưởng chính trị pháp lí Luận án tiếp tục làm rõ khái niệm nhà nước pháp quyền, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Xác định các yếu tố cấu thành trong tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành và vị trí của tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh đối với lịch sử phát triển của dân tộc và của nhà nước;
- Phân tích quá phát triển tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà khởi đầu là tư tưởng yêu nước, thương dân đến khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng con người; Tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh đó là
sự phản ánh đòi hỏi, yêu cầu về một xã hội của công lí, công bằng, một nhà nước đủ mạnh và đủ năng lực để bảo vệ quyền tự nhiên của con người;
- Phân tích sự kế thừa tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí
Trang 15Minh trong tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng pháp luật thể hiện trong các bản Hiến pháp Việt Nam Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Luận án chỉ ra những kết quả tích cực đã đạt được và những điểm cần tiếp tục hoàn thiện Luận án góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc tiến hành các hoạt động kế thừa tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam sau Hiến pháp năm 2013;
- Đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp, yêu cầu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam sau Hiến pháp năm 2013 để giải quyết một số vấn đề cụ thể trong hoàn thiện pháp luật liên quan trực tiếp tới nội dung nghiên cứu của Luận án như việc thực hiện các qui định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; chủ quyền Nhân dân; cơ chế bảo vệ Hiến pháp; thực hiện pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học của luận án thể hiện ở 5 nội dung sau:
Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và tiếp cận dưới
góc độ khoa học pháp lí trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền;
Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa và tổng kết kết quả nghiên cứu của các
công trình nghiên cứu trước đó về nhà nước pháp quyền nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nói riêng Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu
về nhà nước pháp quyền; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền (nghiên cứu một hoặc một số bộ phận cấu thành trong tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh) Việc hệ thống các kết quả nghiên cứu trước đó sẽ góp phần hoàn thiện
cơ sở lí luận trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
và tạo điều kiện xác định định hướng nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu tiếp theo Đối với Luận án, các kết quả nghiên cứu này là cơ sở thực tiễn để tác giả tiếp tục nghiên cứu và nêu các đề xuất cụ thể trong việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay;
Thứ ba, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây,
Luận án xây dựng khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; xác
Trang 16định các phương pháp nghiên cứu đặc thù và các nguyên tắc cần tuân thủ trong việc
kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền;
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của Luận án có đóng góp nhất định vào việc bổ
sung, phát triển cơ sở lý luận về tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Mặt khác cùng với việc xác định những thành tố cơ bản trong tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Luận án đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật trong tổ chức và thực hiện Hiến pháp năm 2013 ở các lĩnh vực cụ thể thuộc đối tượng nghiên cứu
Thứ năm, Luận án là công trình nghiên cứu độc lập có thể tham khảo, sử
dụng trong nghiên cứu, giảng dạy đối với các vấn đề liên quan đến vận dụng và kế thừa tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh
- Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
Luận án có 3 ý nghĩa cơ bản:
Thứ nhất, trên cơ sở phân tích các giá trị cơ bản của nhà nước pháp quyền,
Luận án chứng minh sự hiện hữu của tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Cái pháp quyền tự nhiên trong tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện thông qua quan điểm của Người về sự phải có của một nhà nước đủ năng lực để hiện thực hóa các quyền tự nhiên của con người, về Hiến pháp và pháp luật với tư cách là công cụ để hiện thực hóa các qui tắc của tự nhiên, được xây dựng để bảo vệ con người;
Thứ hai, Luận án chứng minh việc kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền là yêu cầu tất yếu để phát triển đất nước;
Thứ ba, kết quả nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp và những đề xuất
kiến nghị của Luận án có thể được dùng để tham khảo, bổ sung, sửa đổi đối với các quy định pháp lý liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để triển khai hiệu quả Hiến pháp năm 2013 ở một số lĩnh vực như: quyền con người; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; chủ quyền Nhân dân; cơ chế bảo vệ Hiến pháp; thực hiện pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
7 Cơ sở lí thuyết của đề tài
* Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án xác định một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu Luận án như:
Trang 17- Học thuyết nhà nước pháp quyền có những giá trị và những thuộc tính cơ bản nào? Tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan hệ như thế nào với học thuyết nhà nước pháp quyền?
- Hiểu thế nào về tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những bộ phận cấu thành nào?
- Cần áp dụng những nguyên tắc nào khi nghiên cứu, kế thừa và phát triển tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn hiện nay?
- Tại sao phải vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Có những đề xuất nào trong việc vận dụng và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước pháp quyền trong tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013?
* Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhà nước pháp quyền, nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, tác giả luận án phân tích và luận cứ cho một số giả thuyết nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là tổng thể những
quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về nhà nước, về pháp luật, về con người
mà xét về bản chất đó là tư tưởng về một nhà nước đủ năng lực để đảm bảo quyền độc lập dân tộc, quyền tự do cho Nhân dân và hạnh phúc cho con người
Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự thể hiện tư
tưởng pháp quyền tự nhiên mà giá trị cốt lõi đó là pháp luật phải hợp với lòng dân
và lẽ công bằng, pháp luật phải đủ sức mạnh để thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền
tự nhiên của con người Pháp luật là công cụ để kiểm soát quyền lực nhà nước;
Thứ ba: Tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh có sự kế thừa những
giá trị của học thuyết pháp quyền song được phát triển, vận dụng phù hợp vào Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới;
Thứ tư: Sự tôn trọng để vận dụng sáng tạo tư tưởng Nhà nước pháp quyền
Hồ Chí Minh là một trong những yêu cầu khi kế thừa, phát huy các giá trị trong tư tưởng của Người;
Thứ năm: Kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
Trang 18quyền là yêu cầu bắt buộc để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam song đây không phải là sự sao chép máy móc mà là quá trình học tập quan điểm, nguyên tắc, phong cách, nhân cách Hồ Chí Minh
8 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước pháp quyền, quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Chương 3: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền
Chương 4: Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Trang 19Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nhà nước pháp quyền với tư cách là một học thuyết chính trị pháp lý bắt đầu xuất hiện ở Tâu Âu thế kỷ 17-18 Cùng với khẩu hiệu về dân chủ, nhà nước pháp quyền trở thành mô hình lý tưởng trong việc tập hợp lực lượng của giai cấp tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến với những giá trị nhân văn đích thực của một nhà nước mà ở đó:
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, dân là gốc của quyền lực; các quan hệ xã hội căn bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật với tư cách là những qui tắc xử sự chung, buộc mọi người phải tuân theo, không có ngoại lệ; pháp luật phải giữ vị trí điều chỉnh chủ đạo trong toàn xã hội trong đó tính tối cao thuộc về luật mà trước hết
là hiến pháp [77]
Ở Việt Nam, tư tưởng về nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu vào năm 1919 Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ nét trong quá trình Người tổ chức quản lý và điều hành đất nước
Tư tưởng này tiếp tục được thể hiện trong các bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, chính thức được pháp lí hóa tại Điều 2, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013
Với ý nghĩa này, việc hệ thống các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền sẽ có giá trị thiết thực cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lí luận và đề xuất các kiến nghị cụ thể trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Hệ thống các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến nhà nước pháp quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có sự kế thừa, phát triển những giá trị trong tư tưởng chính trị pháp lí phương Đông, phương Tây Do đó
Trang 20trước khi nghiên cứu các công trình khoa học liên quan trực tiếp tới tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Luận án sẽ tìm hiểu các công trình nghiên cứu chung về nhà nước pháp quyền Kết quả nghiên cứu của các công trình này sẽ góp phần xác định luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc nghiên cứu 2 vấn đề trọng tâm của Luận án đó là: 1/Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và 2/Những quan điểm cơ bản trong kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
* Nhóm đề tài khoa học
Đề tài khoa học cấp nhà nước
- Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX 04 (2001 -2005) gồm 9 đề tài xử lý những vấn đề cơ bản nhất ở những khía cạnh khác nhau về nhà nước pháp
quyền Trong nhóm đề tài KX.04, kết quả nghiên cứu của đề tài KX.04.01: Cơ sở
lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do GS.VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm đề tài đã xác định những luận điểm cơ bản về nhà nước PQXHCN của dân, do dân, vì dân Đề tài tập trung vào các nội dung cơ bản sau: 1/Khái quát lịch sử phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền; 2/Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và NNPQ; 3/Khái niệm, những đặc trưng cơ bản
và chức năng của nhà nước PQXHCN của dân, do dân, vì dân; 4/Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các yếu tố qui định, chi phối quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam; 5/Phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Đề tài KX.04.02 “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân giai đoạn 2001 – 2010”
do GS.TS Đào Trí Úc làm chủ nhiệm đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết, làm rõ các đặc trưng cơ bản của nhà nước PQXHCN đề tài đề xuất thiết kế mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của nhà nước PQXHCN Việt Nam trong xu hướng cải cách mạnh mẽ về lập pháp, hành pháp và tư pháp Đề tài được chia thành 2 phần:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước PQXHCN Việt Nam Phần này gồm các nội dung: 1/Khái niệm
mô hình và mô hình NNPQ; 2/Cơ sở nhận thức của việc xây dựng mô hình tổ chức
Trang 21và hoạt động của Nhà nước PQXHCN Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu các lí thuyết về mô hình, mô hình nhà nước pháp quyền nói chung và lí giải sự khác biệt của các mô hình này dưới góc độ sự lựa chọn của cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước, sự khác biệt trong tính chất của nền kinh tế thị trường, sự khác biệt của văn hóa và đạo đức truyền thống và sự khác biệt
về truyền thống pháp luật; các mô hình hiến pháp, các mô hình phân quyền… các tác giả cho rằng: Trong việc tiếp cận và sử dụng các mô hình nhà nước pháp quyền, chúng ta cần xem xét một cách cụ thể quan điểm lí luận và thực tiễn ở nước ta trên hai bình diện quan trọng của các mối liên hệ, đó là mức độ hài hòa của các giá trị pháp luật với những giá trị xã hội khác và mức độ tiếp thu các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền của thế giới vào những điều kiện cụ thể của Việt Nam [97, tr.88] Từ đó các tác giả xác định 2 cơ sở nhận thức của việc xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam, gồm: 1/Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử và những giá trị hiện tại; 2/Các yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Phần thứ hai: Mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của nhà nước QPXHCN Việt Nam Phần này gồm các nội dung: 1/Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước QPXHCN Việt Nam – mô hình quan điểm; 2/Mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước trong Nhà nước QPXHCN Việt Nam
Các mô hình dự kiến được trình bày đều xuất phát từ quan điểm thống nhất của nhóm tác giả đó là đảm bảo nguyên tắc phân quyền mạnh giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Tác giả luận án cho rằng các nội dung tại phần này không chỉ có ý nghĩa lí luận mà có giá trị định hướng, gợi mở cụ thể cho việc tiếp tục nghiên cứu mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam nói chung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng trong các công trình nghiên cứu sau này Đặc biệt là quan điểm và cách lí giải của tác giả về “tính trội” của Quốc hội trong mối quan hệ với các thiết chế quyền lực nhà nước khác, về chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân, về mô hình tư pháp,
về chính quyền địa phương và cách thức kiểm soát quyền lực giữa các thiết chế cao nhất trong bộ máy nhà nước của mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam
- Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX.10: “Tiếp tục đổi mới và
Trang 22hoàn thiện hệ thống chính trị của nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với 10 đề tài nhánh Trong đó có những đề tài liên quan đến
vấn đề nhà nước pháp quyền như: Mô hình đổi mới, hoàn thiện nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị giai đoạn 2006 – 2015; Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm quyền và bộ máy nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân;…
Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:
- Đề tài: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQ Việt Nam XHCN giai đoạn
2011 - 2020; Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Như Phát
Đề tài được chia thành các phần: 1/Một số vấn đề lý luận về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước PQXHCN Việt Nam; 2/Thực trạng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước PQXHCN Việt Nam; 3/Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện Nhà nước PQXHCN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Với kết cấu này đề tài tập trung giải quyết các vấn đề như: Tổng quan về thực trạng xây dựng Nhà nước PQXHCN ở Việt Nam; Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, hậu quả của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam; Mô hình lý luận tổng thể của Nhà nước PQXHCN Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế; Hệ thống đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước PQXHCN Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Đề tài: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất trong NNPQ Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Như Phát
Trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản về giá trị và các thuộc tính cơ bản của hệ thống pháp luật; thực trạng hệ thống pháp luật trong NNPQ Việt Nam hiện nay; Các yêu cầu đối với hệ thống pháp luật đề tài xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật (hệ thống các giải pháp chung và hệ thống các giải pháp cụ thể trong một số lĩnh vực pháp luật cấp bách)
* Giáo trình “Nhà nước pháp quyền” của GS.TSKH Đào Trí Úc, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2015
Đây là cuốn giáo trình mới nhất tính đến thời điểm hiện nay về nhà nước pháp quyền Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền song cuốn giáo trình này đã giải quyết một cách hệ thống, toàn diện, triệt để những vấn
Trang 23đề lí luận nền tảng về nhà nước pháp quyền như: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền (Phần 1); Các giá trị và đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền (Phần 2); Các mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới (Phần 3); Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Phần 4) Đồng tình với đánh giá của tác giả khi cho rằng cuốn giáo trình có mục đích “cung cấp những kiến thức có tính hệ thống về Nhà nước pháp quyền; phân tích, lí giải khoa học về tính phổ quát
và tính quốc gia, dân tộc đặc thù của Nhà nước pháp quyền; khẳng định nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước phù hợp với điều kiện và đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, coi đó là những yếu tố hợp thành Nhà nước pháp quyền với tính cách là những yêu cầu, đòi hỏi, là hệ thống các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước; phân tích và khái quát quá trình phát triển của các yếu tố cần và đủ cho việc xác lập và củng cố Nhà nước pháp quyền, từ đó chỉ ra nhu cầu bổ sung, hoàn thiện trong việc đổi mới tổ chức, cơ chế, phương thức hoạt động, cơ sở pháp lí… cho các thiết chế quyền lực nhà nước và các thiết chế xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi của nhiệm
vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” [96, tr.12] Theo tác giả luận án, giáo trình Nhà nước pháp quyền của GS.TSKH Đào Trí Úc là nghiên cứu có dấu ấn quan trọng trong các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền Những quan điểm về khái niệm nhà nước pháp quyền (tr.61-63), nội hàm của nhà nước pháp quyền với 3 trụ cơ bản: 1/Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người; 2/Tính chính đáng, tính hợp pháp của quyền lực, chủ quyền nhân dân; 3/Sự giới hạn của quyền lực và kiểm soát quyền lực bởi pháp luật (tr.63-105) đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách tiếp cận của luận án Trên cơ sở kế thừa những luận điểm khoa học đó, tác giả luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và các giá trị kế thừa trong tư tưởng của Người về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
* Các sách chuyên khảo, tham khảo
- “Một số vấn đề về hoàn thiện và tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt
Nam” do PGS.TS Lê Minh Thông chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001;
“Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam” TS Lê Quốc Hùng, NXB.Tư pháp, Hà Nội, 2004; “Xây dựng Nhà nước PQXHCN Việt Nam – Lý
Trang 24luận và thực tiễn” của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2010; “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước PQXHCN Việt Nam” của GS.TSKH Đào Trí Úc, NXB.Tư pháp, Hà Nội, 2007; “Chính phủ trong NNPQ” của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; “Quốc Hội
trong NNPQ” của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2007; “Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây
dựng Nhà nước PQXHCN Việt Nam” do GS.TS Trần Ngọc Đường chủ biên,
NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011…
Về cơ bản các công trình nghiên cứu trên đã xác định được những dấu hiệu đặc trưng của NNPQ Việt Nam Có thể khái quát như sau:
1 NNPQ là nhà nước được thành lập hợp pháp, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, mọi chủ thể phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
2 Mục tiêu của NNPQ là bảo đảm quyền con người;
3 Về bản chất, NNPQ Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân;
4 Trong NNPQ Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực/phân quyền và chống lạm quyền/giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
5 Pháp luật là công cụ để Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Bên cạnh các công trình nghiên cứu chung về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền Việt Nam còn có nhiều công trình nghiên cứu về những biểu hiện
cụ thể của nhà nước pháp quyền Có thể kể một số công trình tiêu biểu sau:
- “Sự hạn chế của quyền lực nhà nước” của GS.TS Nguyễn Đăng Dung,
NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005
Để lý giải về sự cần thiết phải hạn chế quyền lực nhà nước, GS.TS Nguyễn Đăng Dung khẳng định vì rằng nhà nước là một thiết chế cần thiết để đảm bảo cho
xã hội phát triển trong một trật tự ổn định “Cuộc sống mà không có nhà nước hiệu lực để duy trì trật tự, thì rất đơn độc, nghèo nàn, đồi bại, tàn bạo và ngắn ngủi” (Hobbe: Leviathan 1651) trong khi bản tính quyền lực vốn dĩ của nhà nước luôn có
xu hướng bị tha hóa [9, tr.152] Bởi lẽ đó mà một khi đã cần đến nhà nước thì cần
Trang 25phải có giới hạn của quyền lực nhà nước (sự hạn chế của quyền lực nhà nước) - phải làm thế nào để nhà nước có thể kiểm soát được chính mình Sự giới hạn của quyền lực nhà nước chính là cơ sở cho việc xây dựng một nhà nước trách nhiệm được được tồn tại để bảo vệ con người Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh đặc biệt của Hiến pháp, tác giả khẳng định Hiến pháp có chức năng giới hạn quyền lực nhà nước
và đây chính là lí do hình thành lí thuyết nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước có nhiều khả năng nhất chống lại sự lạm quyền và sự tùy tiện Để hạn chế quyền lực nhà nước giả đưa ra 5 vấn đề cơ bản:
Thứ nhất: bảo đảm nhân quyền không bị vi phạm;
Thứ hai: Các chức danh quan trọng của nhà nước được bầu cử theo nhiệm kỳ; Thứ ba: Quyền lực nhà nước phải được giới hạn bằng việc phân chia/ phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong bằng cơ chế kìm chế và đối trọng;
Thứ tư: Chính phủ phải chịu trách nhiệm;
Thứ năm: Hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài; …
Đây là một công trình giá trị khẳng định về sự cần thiết của nhà nước pháp quyền với vai trò là một mô hình để bảo vệ nhân quyền; về trách nhiệm, bổn phận của nhà nước và ranh giới giữa nhà nước tự nhiên và nhà nước xã hội Nếu nhà nước là một thiết chế cần cho xã hội thì yêu cầu về sự hạn chế của quyền lực nhà nước lại là một biểu hiện khách quan của việc tổ chức nhà nước pháp quyền dân chủ Cuốn sách có tác động trực tiếp tới cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài thông qua việc trả lời các câu hỏi như: tại sao bảo vệ nhân quyền lại là biện pháp để ngăn chặn sự tùy tiện từ phía nhà nước?; tại sao trong nhà nước pháp quyền cần có sự phân quyền?; tại sao trong nhà nước pháp quyền quyền lực nhà nước được/ bị/ kiểm soát/ giới hạn bởi pháp luật?; tại sao Chính phủ trong nhà nước pháp quyền phải là một Chính phủ chịu trách nhiệm? Đồng tình với cách tiếp cận này tác giả luận án luận giải, phân tích, so sánh, hệ thống các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền từ đó đề xuất các kiến nghị cụ thể trong kế thừa, vận dụng tư tưởng của Người
- “Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng
Nhà nước PQXHCN Việt Nam” do GS Trần Ngọc Đường chủ biên, NXB.Chính trị
Trang 26Quốc gia, Hà Nội, 2011
Cuốn sách được cấu trúc thành 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lí luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử Trong phần này các tác giả nghiên cứu những vấn đề lí luận về quyền lực, quyền lực chính trị và quyền lực nhân dân; tham chiếu và phân tích qua các kiểu nhà nước từ đó khái quát nên các giá trị phổ quát có thể kế thừa trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước như: 1/Phát huy vai trò của dân chủ trực tiếp và dân chủ bán trực tiếp ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở; 2/Về
mô hình kiểm tra, giám sát trong các nhà nước phong kiến; 3/Về chế độ tiến cử quan lại trong nhà nước phong kiến; 4/Về mô hình tổ chức quyền lập pháp có hai viện của nhà nước tư sản; 5/Về mô hình thanh tra Quốc hội và kiểm toán Quốc hội trong nhà nước tư sản; 6/Về nguyên tắc kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực nhà nước trong nhà nước tư sản…;
Phần 2: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001);
Phần 3: Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước PQXHCN Việt Nam Tại phần này các tác giả tiếp cận và xác định nguyên tắc cơ bản của việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước đó là phải xác định đúng mối quan hệ giữa Nhân dân – chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước với nhà nước – Chủ thể được Nhân dân trao quyền Do đó một nội dung cơ bản được các tác giả nghiên cứu và giải quyết đó là việc đảm bảo thực hiện cơ chế giám sát bên ngoài/ giám sát xã hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước Bên cạnh đó các tác giả cũng phân tích các yêu cầu, nội dung và cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát trong nội bộ hệ thống bộ máy nhà nước, giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp Phải xây dựng một Quốc hội đủ mạnh để có thể thực thi đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định trong đó phương thức hoạt động tổng thể của Quốc hội phải dựa vào 2 trụ cột chính: Hội đồng dân tộc, Ủy ban và các đại biểu Quốc hội; chuyển trọng tâm từ hoạt động theo đoàn đại biểu Quốc hội sang hoạt động theo cơ chế Ủy ban [24, tr.451] Đối với Chính phủ, Chính phủ phải là cơ quan hành pháp cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Chính phủ
Trang 27không có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án bao gồm cả các hoạt động xét xử vụ án hành chính; Trong nhà nước pháp quyền chức năng hành đầu của Chính phủ phải là xây dựng thể chế, chính sách Đối với cơ quan tư pháp phải tạo cơ chế đảm bảo cho tư pháp độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Tư pháp phải
là nơi biểu hiện rực rỡ nhất của pháp luật… [24, tr.465]
* Nhóm các bài báo nghiên cứu:
“Tư tưởng Đông Tây về nhà nước và pháp luật - những nhân tố của nhà
nước pháp quyền” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3, năm 2002 của GS.TS
Hoàng Thị Kim Quế “Nhận diện nhà nước pháp quyền” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5, năm 2004 của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế “Mối quan hệ giữa xã hội –
cá nhân – nhà nước trong nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” – Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 2, năm 2003 của PGS.TS Võ Khánh Vinh “Xây dựng lối sống pháp
luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”-
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2011 của PGS.TS Nguyễn Cảnh Đoan
“Hiến pháp và cơ chế thực hiện quyền lực ở nhà nước Việt Nam” - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2011 của GS.TSKH Đào Trí Úc “Định hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền và cơ chế quyền lực trong dự thảo cương lĩnh (bổ sung, phát triển) trình Đại hội Đảng lần thứ 11” - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11,
năm 2010 của PGS.TS Hà Thị Mai Hiên, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Phương “Hoàn
thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của nhánh quyền hành pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4, năm 2011 của
Ths Nguyễn Thị Hoài Phương “Tiếp tục cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” - Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2, năm 2009 của Ths Nguyễn Phước Thọ “Nội hàm và các nguyên
tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 21, năm 2010 của PGS.TS Vũ Thư “Sự điều chỉnh của pháp luật về đạo đức công vụ ở Việt Nam” - Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 5, năm 2010 của GS.TS Phạm Hồng Thái “Hiến pháp trong đời sống xã
hội và quốc gia” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17, năm 2010 của GS.TSKH
Đào Trí Úc “Nâng cao tính pháp quyền của nhà nước vì mục tiêu xây dựng và hoàn
Trang 28thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” – Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật tháng 10, năm 2010, PGS.TS Nguyễn Như Phát PGS.TS
Phạm Hữu Nghị, “Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự” – Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1, năm 2005 của GS Tương Lai “Nhà nước pháp quyền như một
chuẩn mực quốc tế” – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11, năm 2015 của TS
Nguyễn Văn Quân…
Ở những góc độ nghiên cứu khác nhau các bài viết đã đề cập đến những giá trị cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền và bước đầu đề xuất mô hình, giải pháp, quan điểm cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Theo các bài viết này, nhà nước pháp quyền được nhận diện như một mô hình lý tưởng được xây dựng trên nền tảng dân chủ và để bảo vệ dân chủ Bảo vệ dân chủ được xác định như nhiệm vụ cơ bản của nhà nước pháp quyền với các biểu hiện cụ thể như bảo vệ quyền con người, bảo vệ các giá trị đạo đức, nhà nước bị kiểm soát, chế ngự bởi pháp luật, Hiến pháp được thượng tôn, hệ thống pháp luật ổn định và phân quyền… Cũng từ quan điểm này các bài viết cũng gợi mở đề xuất mô hình cho sự phát triển nhà nước pháp quyền Việt Nam Một số bài viết đề cập trực diện tới việc hoàn thiện các chế định của bộ máy nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, Tư pháp, chính quyền địa phương… với tinh thần phân quyền và tự chịu trách nhiệm
1.1.1.2 Hệ thống các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Với mục tiêu xây dựng và phát triển nhà nước CHXHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật đã được nhiều cơ quan, tổ chức, nhà khoa học quan tâm triển khai nghiên cứu Nghị quyết của UNESCO nhân
kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội…” [84]
Bởi vậy nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước pháp quyền Việt Nam nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát
Trang 29triển của dân tộc Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền sau đây:
* Nhóm đề tài khoa học:
Đề tài cấp nhà nước
- KX.02: Tư tưởng Hồ Chí Minh Chương trình gồm 13 đề tài nhánh:
+ KX.02.01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam; + KX.02.02: Phương pháp luận nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
+ KX.02.03: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh;
+ KX.02.04: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng XHCN ở Việt Nam; + KX.02.05: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người;
+ KX.02.06: Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền;
+ KX.02.07: Hồ Chí Minh với chiến lược đại đoàn kết;
+ KX.02.08: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức;
+ KX.02.09: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thế giới;
+ KX.02.10: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử;
+ KX.02.11: Hồ Chí Minh – Tiểu sử khoa học;
+ KX.02.12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;
+ KX.02.13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Kết quả đạt được của chương trình KX.02 và các đề tài nhánh là hết sức quan trọng Có thể nhận thấy “thành công to lớn của đợt nghiên cứu này là nhiều luận điểm mới về việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói riêng đã từng bước được làm sáng tỏ như khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định các nội dung trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, những gợi ý về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới, hoàn thành bộ giáo trình quốc gia về tư tưởng Hồ Chí Minh, bước đầu hình thành một chuyên ngành khoa học xã hội mới trong hệ thống khoa học xã hội Việt Nam – chuyên ngành nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh [53, tr.15] Trong số các đề tài nhánh của chương trình, đề tài KX.02.13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của
Trang 30dân, do dân, vì dân do PTS Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm có vị trí quan trọng trong hệ thống các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Mục tiêu của đề tài là hệ thống lại toàn bộ hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước và sau khi cách mạng tháng tám thành công để nghiên cứu một cách có
hệ thống, có tính lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số kiến nghị về cải cách bộ máy nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa ra những mô hình và lộ trình thực hiện các mô hình đó
Mặc dù đề tài KX.02.13 không nghiên cứu trực tiếp tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh song đây là một trong những công trình trọng điểm cấp nhà nước đầu tiên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật theo Quyết định số 588/TKKH của Ủy ban Khoa học nhà nước ngày 27 tháng 8 năm 1992 Với hàng loạt các bài viết được thuộc phần 2 của đề tài như: Một số suy nghĩ bước đầu về phương pháp tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một kiểu chính quyền thân dân, do dân, vì dân của PGS.TS Nguyễn Đình Lộc; Nội dung về một nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua bộ máy hành pháp của Vũ Đình Hòe; Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh của PGS Song Thành;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bộ máy tư pháp của PTS Uông Chu Lưu; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của GS Đoàn Trọng Truyến… các bài viết đã đặt ra một số vấn đề trong việc xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân, được toàn dân cử ra, thể hiện một chính sách đại đoàn kết dân tộc; một nhà nước kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị; một nhà nước được xây dựng trên cơ sở kế thừa và sáng tạo những kinh nghiệm tổ chức nhà nước của các quốc gia trên thế giới; một nhà nước mà ở đó đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc phục vụ nhân dân… Bởi vậy đề tài KX02.13 thực sự là một công trình khoa học có tính bản lề trong việc định hướng nghiên cứu và phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn sau này Từ kết quả nghiên cứu của Đề tài KX02.13 đã có những công trình nghiên cứu tiếp theo về tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh
- Trong giai đoạn 1995 – 2000, các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt trong các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Có thể kể đến đề tài KX.01.03: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, đặc
Trang 31biệt về CNXH và quá độ lên CNXH ở Việt Nam (đề tài nhánh của Chương trình KX.01: Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH); đề tài KX.04.01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (đề tài nhánh của chương trình KX.04: Phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước); đề tài KX.05.01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền (đề tài nhánh của đề tài KX.05: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo định hướng XHCN) Điểm đặc biệt của hệ thống các công trình nghiên cứu này đó là việc nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ cũng được xác định ở vị trí đầu tiên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho chương trình
Các công trình nghiên cứu ở giai đoạn này đã phát triển kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1991 -1995 Nếu như trong giai đoạn 1991- 1995, các công trình nghiên cứu mới đặt vấn đề về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì ở giai đoạn này cùng với việc nghiên cứu các vấn đề về phương pháp Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, vấn đề con người; về văn hóa, giáo dục; về đạo đức và tu dưỡng đạo đức cách mạng… đã xuất hiện một luận điểm mới có tính hệ thống về tư tưởng Nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh Kết quả này đã đóng góp những luận cứ quan trọng cho sự xuất hiện khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN trong các văn bản pháp lý giai đoạn sau này
Đề tài cấp Bộ
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay Cơ quan chủ trì: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh/ Viện Hồ Chí
Minh, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Hồng Chương, Hà Nội, 2001
Cùng với việc hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này, đề tài khẳng định từ trước tới nay việc tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và căn bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ chưa được chú ý một cách tương xứng trong khi việc xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN đã được ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam Với cấu trúc chia thành 2 phần: 1/Tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Trang 32Minh; 2/Vận dụng một số quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong sự nghiệp đổi mới, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cơ bản:
+ Nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ Trên cơ sở phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về dân chủ: 1/Dân chủ trong mối quan hệ với nhà nước khi
mà ở đó dân là chủ và dân làm chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân (thuộc về dân) Nguồn gốc của quyền lực, lực lượng tạo ra quyền lực chính là nhân dân 2/Dân chủ trong mối quan hệ với thế giới Ở đây dân chủ không chỉ là một giá trị chung, sản phẩm của văn minh nhân loại mà còn là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc Do đó không dừng lại với tư cách một thiết chế xã hội của một quốc gia mà còn là một thiết chế quốc tế cần được xây dựng Tư tưởng này góp phần hình thành nên một văn hóa hòa bình của nhân loại [8, tr.27] Đây là một đóng góp của đề tài trong việc nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
+ Vận dụng một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn như vấn đề xây dựng đảng, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân… trong điều kiện cho phép Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng dân chủ ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị tư tưởng, văn hóa xã hội nhóm tác giả đưa đề xuất hai nội dung trọng tâm để tăng cường dân chủ: 1/Tăng cường giáo dục ý thức dân chủ XHCN; 2/Xây dựng hệ thống chính trị trong tiến trình dân chủ hóa ở nước ta
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và sự vận dụng nó ở nước ta
trong điều kiện hiện nay Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh/ Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Ngọc Anh, Hà Nội, 2003
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trên các phương diện nghiên cứu, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nguồn gốc
lí luận và cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; quá trình giải quyết vấn đề quyền con người ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh; khả năng vận dụng và sự cần thiết phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong điều kiện hiện nay Điểm mới của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về quyền con người, đề tài xác định xuất phát điểm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đó là truyền thống yêu nước, quí trọng con người của dân tộc,
Trang 33giá trị nhân văn của văn hóa phương Đông, phương Tây xuất phát từ địa vị của một người dân mất nước đang tìm đường giải phóng, đấu tranh giành lại những quyền
cơ bản của dân tộc và của mỗi con người Đề tài khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền con người là sự phản ánh những thành tựu của tư duy về nhân quyền ở thời đại các dân tộc nô lệ, bị áp bức vùng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền làm người, quyền lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử
và văn hóa của riêng mình [1] Từ đó đề tài khẳng định những sáng tạo đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đó là:
+ Từ quyền tự nhiên của con người đến quyền tự quyết dân tộc;
+ Từ quyền tư hữu, quyền tự do cá nhân đến các quyền dân sinh, dân trí, dân chủ của cả cộng đồng;
+ Từ nhận thức về quyền con người đến cơ chế bảo đảm hiện thực hóa các quyền đó trong thực tế;
Đề tài đồng thời khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đó là
tư tưởng về quyền con người của các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc lột gắn liền với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, thống nhất đất nước và chủ nghĩa
xã hội Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực nhân quyền mang tính hệ thống, tổng thể và hiện thực Đó là sự gắn bó mật thiết giữa các điều kiện chính trị: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chủ nghĩa xã hội… Đó là sự mở rộng nội hàm quyền con người như quyền tập thể, quyền dân tộc tự quyết, quyền phát triển; Đó là sự quan tâm đặc biệt tới quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em… [1, tr.140] Từ đó đề tài đề xuất phát triển tư tưởng này lên thành một học thuyết riêng về quyền con người ở Việt Nam
* Sách chuyên khảo
- Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Vũ Đình Hòe, NXB.Văn hóa Thông
tin – Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001 Cuốn sách là một khối
tư liệu mà nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Vũ Đình Hòe gửi đến người đọc về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là “Một Chủ tịch Chính phủ và Chủ tịch nước xưa nay hiếm Người có một tư duy pháp lý nhạy bén… với quan điểm rất mới về Nhà nước và Pháp quyền Người xây dựng Chính quyền thân dân trên đất Việt Nam nghìn năm văn hiến vừa thoát vòng nô lệ của Tây
Trang 34phương” [28, tr.5] Trên cơ sở khái quát những sự việc, những mẩu chuyện cụ thể từng được chứng kiến hoặc có tham gia theo trình tự thời gian liên quan đến nhân tình và phong cách Hồ Chí Minh Ở phần đầu cuốn sách, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng hiến chính và tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh dựa trên tư tưởng gốc “không có gì quí hơn độc lập tự do” Từ chương 1 đến chương 8 của cuốn sách đó là tập hợp những ký ức đầy xúc động và cảm nghĩ của tác giả về quãng thời gian 15 năm được sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh Tại chương 9 và chương 10, tác giả trình bày một cái nhìn khái quát nhân nghĩa Hồ Chí Minh Tác giả khẳng định nhân nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là nhân ái bẩm sinh mà Nhân với Dân là một – Nhân, Dân với nhân nghĩa là một Lòng nhân ái là để phục vụ nhân dân Độc lập tự do là để hạnh phúc cho nhân dân Bởi vậy, “Nguyễn Ái Quốc vốn mang sẵn trong mình bản tính nhân nghĩa bẩm sinh rồi thấm nhuần đạo nhân nghĩa truyền thống đã quả quyết ra đi để đòi quyền sống cho Tổ quốc mình, đòi quyền sống cho Dân mình” [28, tr.313] Tác giả đi đến kết luận tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là thành tố đương nhiên của nhân nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của cả tính nhân nghĩa lẫn ý thức pháp quyền quốc gia cũng như pháp quyền quốc tế Nội dung này tiếp tục được tác giả khẳng định tại chương 10 cuốn sách với tiêu đề: Pháp quyền: cốt lõi và diện mạo của nhân nghĩa Hồ Chí Minh Khi chứng minh nhận định trên tác giả xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản:
+ Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đức trị hay pháp trị;
+ Bước chuyển từ ý thức pháp quyền sang tư tưởng hiến chính Bước định hướng và định hình của tư tưởng hiến chính Hồ Chí Minh;
+ Bước đầu với tư tưởng hiến chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh thi công, xây dựng nền tảng của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân mới Với 3 luận điểm cơ bản này, tác giả khẳng định trung tâm tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh
là đạo lý độc lập – tự do và đó là biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa Hồ Chí Minh
Trong cuốn sách này, tác giả tập trung tìm hiểu tư tưởng hiến chính và tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh trên cơ sở tư tưởng gốc không có gì quý hơn độc lập, tự do Cái bất biến trong tư tưởng hiến chính Hồ Chí Minh đó là “Người ta sinh
Trang 35ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn độc lập), cái bất biến trong lí trí và tình cảm của Người đó là nhân đạo và chính nghĩa, là yêu nước thương nòi [28, tr.350] Tác giả đi đến khẳng định
“Muốn đổi mới thắng lợi, chúng ta quyết tâm dứt khoát trở về nguồn, trở về cái lõi nhân nghĩa truyền thống bất biến, cái lõi pháp lý tự nhiên, pháp lý nhân bản vĩnh hằng chứa đựng trong tư tưởng hiến chính sáng ngời chân lý của Bác Hồ làm nền cho Hiến pháp 1946 và cả hệ thống luật của pháp quyền cộng hòa dân chủ ” [28, tr.354]
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Chủ biên GS.TS Nguyễn
Đăng Dung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
Cùng với “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh” của tác giả Vũ Đình Hòe, đây là công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Cuốn sách được bố cục thành 10 chương với hai phần cơ bản: 1/Tổng quan về nhà nước pháp quyền và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; 2/Những bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Tại cuốn sách này, các tác giả đi sâu nghiên cứu sự hình thành, phát triển và nguồn gốc
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tối cao của Luật; về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức; về nhà nước được tổ chức theo Hiến pháp do nhân dân thông qua; về một nhà nước bảo vệ quyền con người; nhà nước dân tộc của dân, do dân, vì dân; có sự phân công quyền lực trong nhà nước và tư pháp độc lập… để đi đến việc xác định các quan điểm kế thừa và phát triển để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Sự phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trên nguyên tắc kế thừa tạo nên giá trị đặc biệt cho cuốn sách
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về việc mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng đến việc các tác giả khẳng định quyền con người như một giới hạn của quyền lực nhà nước; từ tư tưởng Hồ Chí Minh về phân công quyền lực nhà nước đến Chính phủ chịu trách nhiệm; từ tư tưởng Hồ Chí Minh về phụng công thủ pháp, chí công vô tư đến việc xác định mọi cố gắng của công cuộc cải cách tư pháp đều tập trung vào hoàn thiện nguyên tắc độc lập của tòa án… là sự phản ánh cái tôi hệ thống của nhóm tác giả trong quá trình nghiên cứu Một điểm đặc biệt của cuốn sách này đó là
sự so sánh mang tính chủ ý về những giá trị chung, phổ quát của nhà nước pháp
Trang 36quyền với tư tưởng nhà nước/ pháp luật/ pháp quyền Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam, “Một nhà nước pháp quyền tất yếu được xây dựng trên nền móng độc lập dân tộc và chủ quyền nhân dân” [11, tr.67] Với gần
300 trang tài liệu, các tác giả đi đến khẳng định những tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật chính là những tư tưởng về nhà nước pháp quyền chứ không phải thuần túy chỉ là những tư tưởng manh nha về nhà nước pháp quyền Đây là một
hệ thống các tư tưởng phản ánh các giá trị ưu tú nhất của nhà nước pháp quyền Đó
là tư tưởng về một nhà nước mang bản chất dân tộc của dân, do dân và vì dân được
tổ chức dựa trên một cơ sở xã hội rộng lớn; đó là tư tưởng về một nhà nước phân quyền một cách rõ ràng; một nhà nước không chỉ có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền
mà còn tiến tới bảo vệ và đấu tranh cho cả quyền tự trị của các dân tộc thuộc địa; một nhà nước được thành lập hợp pháp với hành pháp mạnh Chính những kết luận này sẽ góp phần gợi mở những định hướng nghiên cứu tiếp theo đối với tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
- Tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Bùi Ngọc Sơn,
NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004
Cuốn sách được viết trên cơ sở nhận định của tác giả về xu hướng đổi mới của nền lập hiến Việt Nam Trên cơ sở luận giải hệ tư tưởng và các yếu tố cấu thành
tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh tác giả trả lời cho câu hỏi “Tại sao nền lập hiến Việt Nam lại có xu hướng khôi phục lại một số giá trị của Hiến pháp năm 1946?”
Khi luận giải về tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định trong
Việt Nam yêu cầu ca, Hồ Chí Minh yêu cầu về “pháp quyền” chứ không phải là
“nhà nước pháp quyền” Từ đó tác giả kết luận: cái mà chúng ta cần hướng tới là
một nền pháp quyền chung cho toàn xã hội chứ không chỉ là một nhà nước pháp quyền [80, tr.135] Tinh thần pháp quyền có thể được ứng dụng đối với cả công quyền lẫn trong xã hội công dân Đối với pháp quyền của công quyền thì công quyền là đối tượng chịu sự kiểm soát của pháp luật, còn đối với pháp quyền của xã hội công dân thì công dân là chủ thể sử dụng quyền lực của pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của mình Điều đầu tiên của một nền pháp quyền đó là phải có một
cơ chế kiểm soát quyền lực công Các thiết chế giám sát quyền lực cần phải được tăng cường ở Việt Nam [80, tr.137] Trên cơ sở đó tác giả xác định trách nhiệm của
Trang 37lập pháp, hành pháp và tư pháp trong nền pháp quyền của xã hội dân sự
Đồng tình với cách tiếp cận của tác giả Bùi Ngọc Sơn về tư tưởng pháp quyền trong sự so sánh với tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy nhiên tác giả luận án cho rằng mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ đề cập đến khái niệm nhà nước pháp quyền, song những tư tưởng về quyền dân tộc, quyền con người, về trách nhiệm nhà nước, về tổ chức quyền lực nhà nước, về Hiến pháp, về vai trò của pháp luật để giới hạn quyền lực nhà nước; chính là thể hiện cụ thể nhất tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền Tác giả đồng tình với
tác giả Bùi Ngọc Sơn ở quan điểm cần có nền pháp quyền chung cho toàn xã hội,
tuy nhiên câu hỏi nghiên cứu đó là có mối quan hệ nào giữa nhà nước pháp quyền
và xã hội pháp quyền? Thước đo nào đánh giá tính pháp quyền của nhà nước/của xã hội? Do vậy, trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, luận
án cần tiếp tục nghiên cứu để chứng minh sự hiện hữu của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; tập trung nghiên cứu các giá trị của pháp quyền tự nhiên được biểu hiện trong quan điểm nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh và đề xuất quan điểm về định hướng hoàn thiện pháp luật trong nhà nước pháp quyền
- Phát huy các nguồn lực của dân để làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí
Minh của PGS.TS Phạm Ngọc Anh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 Theo
tác giả, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khái niệm Dân có biên độ rất rộng, vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa là toàn thể đồng bào [2, tr.17] Cùng với việc phân tích mệnh đề dân là gốc của cách mạng, mọi lực lượng đều ở nơi dân, tác giả còn đi đến khẳng định với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi trình độ dân trí được nâng cao, khi nhân dân được giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi được hưởng, đâu là nghĩa vụ phải thực hiện [2, tr.35] Bởi lẽ này nhân dân cũng phải làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với đất nước và dân tộc bởi nghĩa vụ, trách nhiệm bao trùm của mọi công dân với Tổ quốc, với nhân dân đó là phải hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Trên cơ sở phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các nguồn lực vốn có trong nhân dân, cuốn sách cũng nêu một cách khái quát giá trị và các điều kiện để phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là việc khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh để từ đó vận
Trang 38dụng phương pháp luận và tinh thần Hồ Chí Minh để xác lập các giải pháp thực tiễn Trên cơ sở này tác giả đề xuất 4 nhóm chủ yếu: 1/Nhóm giải pháp về nhận thức; 2/Nhóm giải pháp về chính sách; 3/Nhóm giải pháp về thể chế, pháp chế; 4/Nhóm giải pháp về giáo dục
- Tư tưởng Hồ Chí Minh – Di sản văn hóa nhân loại, NXB.Quân đội nhân
dân tổng hợp và giới thiệu, Hà Nội, 2002
Cuốn sách gồm 729 trang, là tập hợp một số sản phẩm nghiên cứu khoa học trong chương trình KX.02 và một số công trình nghiên cứu độc lập Đây là tập hợp của nhiều bài viết giá trị nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói riêng Điều đáng tiếc là phần lớn các công trình nghiên cứu chưa đề cập trực diện tới tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh Đây cũng là điểm chung trong các công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn này
Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật được đề cập trong hầu hết các chuyên đề với 2 lí do cơ bản: 1/Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh; 2/Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không thể không xem xét đến quan điểm và cách thức tổ chức nhà nước, quan điểm trong xây dựng pháp luật của Người với tư cách người đứng đầu nhà nước… Tư tưởng nhà nước và pháp luật của Chủ tịch Hồ chí Minh được giải quyết triệt để trong phần năm cuốn sách với tiêu đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân” [56, tr.539 – 638] Tại phần này tác giả trình bày rõ quan điểm: cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
và pháp luật không chỉ là những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, mà còn là tất cả những gì Người đã nói và làm, đã chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện tạo nên một chính quyền hoạt động có hiệu quả, hiệu lực thực tế, thực sự thân dân, gần dân, phát huy sức mạnh của dân để có thể thực sự vì dân [56, tr.547] Theo đó từ việc kết án chế
độ thực dân Pháp đến dựng ra Chính phủ công- nông- binh; từ Chính phủ công- nông- binh đến Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; từ Tuyên ngôn độc lập đến Hiến pháp năm 1946 đó là sự biểu hiện tập trung, thống nhất tư tưởng Hồ Chí Minh
về một nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân
* Nhóm bài báo nghiên cứu
Trang 39“Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật” - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 1995 của GS.TSKH Đào Trí Úc “Quan điểm của Hồ Chí Minh
về cách mạng xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” - Tạp chí
Cộng sản số 6 năm 1997 của GS.VS Nguyễn Duy Quý “Cách mạng tháng 8 và sự
ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” - Tạp chí Thông tin lí luận
tháng 9 năm 1995 và "Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề đức trị, pháp trị” - Tạp chí Thông tin lí luận tháng 3 năm 1995 của GS Đặng Xuân Kỳ “Góp phần tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về chính trị” - Tạp chí Cộng sản số 14, tháng 10 năm 1995 của
GS Hồ Văn Thông “Chính quyền nhân dân” - Tạp chí Lí luận tháng 12 năm 1995 của PGS.TS Đức Vượng “Về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” - Tạp chí Cộng sản tháng 3 năm 1995 và “Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con
người, quyền công dân” của GS.TS Hoàng Văn Hảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” -
Tạp chí Giáo dục Lí luận chính trị số 7 năm 2002 của TS Bùi Đình Phong “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam” - Tạp chí Triết học, số 8 tháng 8 năm 2002 của PGS.TS Nguyễn Thế
Nghĩa “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, năm
2003 của GS.TS Hoàng Văn Hảo “Cách mạng tháng 8 năm 1945 và tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Pháp luật và Đạo đức” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 8, tháng 8 năm 2002 của
GS.TS Hoàng Thị Kim Quế “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với việc tổ chức cơ quan lập hiến và sự ra đời đầu tiên ở Việt Nam” – Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 1 năm 2001 của PGS.TS Trần Duy Khang “Những bước
đổi mới Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam và vấn đề tăng cường tổ chức và hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 1
năm 2001 của TS Lê Minh Thông “Tư tưởng độc lập tự do với sự kiện lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước pháp quyền của toàn thể dân tộc” của PGS
Lê Mậu Hãn “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức, đạo đức và lợi ích công dân” - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3, năm
Trang 401995 của Thành Duy “Tổng tuyển cử - sự kiện lịch sử trọng đại và sự nghiệp xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”- Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1, năm
2011 của PGS.TS Phan Trung Lý “Tư tưởng trăm điều phải có thần linh pháp
quyền và việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam” - Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 5, năm 2005 của TS Nguyễn Đình Lộc “Tìm hiểu tư tưởng pháp quyền
của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2 – 3, năm 2011 của
GS.TS Thái Vĩnh Thắng “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước
pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” - Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 17, năm 2010 của TS Phương Minh Hòa “Biện chứng của độc lập dân tộc,
pháp trị dân chủ và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh” - Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 3 – 4, năm 2010 của PGS.TS Lê Văn Hòe “Minh triết Hồ
Chí Minh về dân chủ” – Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8(193), năm 2007 của TS
Hoàng Văn Nghĩa “Tuyên ngôn của Quốc Hội Việt Nam – ngọn cờ tư tưởng của
các thế hệ đại biểu Quốc Hội” - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1(186), năm 2007
của TS Phạm Văn Hùng “Nhà nước Việt Nam sau cách mạng tháng tám- một sáng
tạo độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” – Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9 năm 1997
của Phạm Ngọc Anh “Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh” – Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 2, năm
2013 của GS.VS Nguyễn Duy Quý “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phúc lợi xã hội” –
Tạp chí Xã hội học, số 3 năm 2002 của nhóm tác giả Bùi Thế Cường, Bế Quỳnh
Nga, Dương Chí Thiện, Lê Hải Hà, Nguyễn Thị Phương “Sự vĩ đại của Bác nằm
ở nền móng đạo đức” – Báo Lao động, số 133 ngày 15/5/2005 “Đối tượng và phương pháp của Hồ Chí Minh” - Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 3 năm 2008 của