1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện na

109 880 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

VŨ THI HẰNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT * VŨ THI HẰNG LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC * HÀ NỘI - 2014 HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HẰNG QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ: NHẬN DIỆN TỪ KHÍA CẠNH LỊCH SỬ ...................................................................................................... 10 1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam triều Hậu Lê .............................................. 10 1.1.1 Tổ chức chính quyền...................................................................... 11 1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội - tư tưởng .............................................. 11 1.1.3 Pháp luật....................................................................................... 16 1.1.4 Tổ chức quân đội .......................................................................... 17 1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quan chế thời Hậu Lê ...................... 17 1.2.1 Khái niệm Quan chế ...................................................................... 17 1.2.2 Đặc điểm của Quan chế thời Hậu Lê ở Việt Nam ......................... 20 1.2.3 Vai trò của quan lại trong TKPK Hậu Lê ...................................... 23 1.3 Chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê .......... 26 1.3.1 Một số chủ trương trong xây dựng, quản lý và sử dụng quan lại thời Hậu Lê ................................................................................................... 26 1.3.2 Chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê ....................... 27 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ ..... 31 2.1 Chế độ đào tạo..................................................................................... 31 2.1.1 Chính sách đào tạo ........................................................................ 31 2.1.2 Hệ thống cơ sở đào tạo.................................................................. 32 2.1.3 Nội dung đào tạo và hoạt động thi cử ............................................ 34 2.2 Tuyển dụng quan lại ............................................................................ 39 2.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng................................................................... 39 2.2.2 Phương thức tuyển chọn quan lại .................................................. 42 2.2.3 Thể lệ, quy trình tuyển chọn quan lại ............................................. 46 2.3 Sử dụng quan lại .................................................................................. 47 2.3.1 Trách nhiệm công vụ của quan lại ................................................. 48 2.3.2 Chế độ điều chuyển quan lại ......................................................... 50 2.3.3 Đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt quan lại......................................... 54 2.3.4 Kiểm tra, giám sát quan lại ........................................................... 58 2.4 Phòng, chống tham nhũng, trong sạch hóa đội ngũ quan lại ................ 61 2.5 Đánh giá chung về CĐQL thời Hậu Lê................................................ 64 2.5.1 Những mặt tích cực ....................................................................... 64 2.5.2 Những mặt hạn chế........................................................................ 66 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NNPQ VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................... 68 3.1 Nhận diện giá trị đương đại của chế độ quan chế thời Hậu Lê ............. 68 3.2 Định hướng kế thừa các giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay ................................. 79 3.2.1 Yêu cầu của NNPQ Việt Nam đối với việc xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức……………………………………………..79 3.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay……. 81 3.2.3 Quan điểm kế thừa các giá trị đương đại của CĐQL trong TKPK ở Việt Nam ................................................................................................ 85 3.3 Một số kiến nghị nhằm kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay ............................................................................................................ 88 3.3.1 Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu nhằm nhận diện đầy đủ các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê..................................... 88 3.3.2 Tăng cường nhận thức trong Đảng, NN và các bộ phận nhân dân về vai trò của truyền thống đối với hiện tại và tính tất yếu của việc kế thừa, phát huy những giá trị đương đại của truyền thống ................................ 89 3.3.3 Hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ theo hướng tiếp nhận một số kinh nghiệm điều chỉnh PL của NNPK nói chung đối với đội ngũ quan lại .................................................................................................. 90 3.3.4 Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay ............. 92 3.3.5 Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay ............................................................... 92 3.3.6 Áp dụng thử nghiệm một số yếu tố thuộc nội dung của quan chế thời Hậu Lê trong xây dựng đội ngũ thực thi công vụ hiện nay ..................... 93 KẾT LUẬN.................................................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT  CĐQL Chế độ quan lại  CĐPK Chế độ phong kiến  NN Nhà nước  NNPQ Nhà nước pháp quyền  NNPK Nhà nước phong kiến  XHCN Xã hội chủ nghĩa  XHPK Xã hội phong kiến  PL Pháp luật  TĐPK Triều đại phong kiến  TKPK Thời kỳ phong kiến MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống chính trị, cải cách và hoàn thiện Nhà nước (NN) và pháp luật (PL), đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nhất của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay. Đó lại là một công việc hết sức hệ trọng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành với một tinh thần trách nhiệm rất cao và phải được đặt trên những cơ sở khoa học. Một trong những cơ sở đó là phải hiểu thấu đáo những đặc điểm truyền thống dân tộc, phải nắm chắc được những yếu tố thuộc về sức mạnh nội sinh, phải thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế mà lịch sử có thể để lại và tiếp tục gây ảnh hưởng trong hiện tại nhằm hình thành định hướng đúng để từ đó xây dựng một mô hình chính trị phù hợp, vừa chứa đựng trong nó bản sắc của lịch sử dân tộc, những di sản tốt đẹp của truyền thống, vừa mang những giá trị của thời đại. Thực tế đã chỉ ra rằng, lịch sử Việt Nam từng có những giai đoạn, những triều đại phát triển cực thịnh, nhất là trong thời kỳ xã hội phong kiến (XHPK) quân chủ tập quyền. Trong nhiều yếu tố đưa các giai đoạn, các triều đại này phát triển lên tới mức cực thịnh, có nhãn quan chính trị của những người cầm quyền và vai trò của đội ngũ quan lại. Mặc dù không thể tránh khỏi những nhận thức và hành động cục bộ, hạn hẹp do bị hạn chế bởi lợi ích giai cấp và điều kiện lịch sử cụ thể, nhưng trong các quan điểm chính trị - pháp lý của ông vua nọ hay vị chúa kia, cũng như trong hành động thực tiễn của đội ngũ quan lại, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa lợi ích của giai cấp thống trị, thậm chí một tập đoàn trong giai cấp thống trị với lợi ích của các giai cấp khác và của cả dân tộc, từ đó thấy được những gì là tiến bộ, 1 phản ánh và phù hợp với lợi ích phổ biến, có khả năng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội - đó là di sản chung của dân tộc, là những giá trị cần kế thừa. Trong ý nghĩa đó, mỗi giai đoạn, mỗi triều đại trong lịch sử đều có phần đóng góp của mình vào tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam, vào những bước thăng trầm, hào hùng, bi ai của lịch sử, để lại những dấu ấn ở những mức độ khác nhau, tạo thành dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa chính trị - pháp lý Việt Nam. Thực tiễn cũng xác nhận rằng công chức là yếu tố quyết định chất lượng của nền hành chính NN, quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy NN ở nước ta hiện nay. Khi đánh giá về vai trò cán bộ, trong đó có công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [24.Tr.5]. Đây cũng là quan điểm của Đảng ta về tầm quan trọng của nhân tố con người xuyên suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định cán bộ, công chức là "nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ" [11]. Gần đây, điều đó lại một lần nữa được thể hiện trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng trong yêu cầu: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới" [15.Tr.54] Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, việc đi sâu nghiên cứu chế độ quan lại (CĐQL) trong thời kỳ phong kiến (TKPK) Việt Nam với mục đích “ôn cố tri tân”, đang thực sự trở thành một nhu cầu cần thiết. Chủ đề nghiên cứu này sẽ góp phần nhận diện đầy đủ quá trình hình thành và phát triển CĐQL trong TKPK, bổ sung cơ sở lý giải tính quy luật trong kế thừa và phát triển các yếu tố lịch sử, đồng thời giúp chỉ ra những giá 2 trị đương đại của CĐQL phong kiến và phương án kế thừa các giá trị đương đại đó trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. Nhận thức nói trên chính là xuất phát điểm để xác định chủ đề và thực hiện việc nghiên cứu chủ đề “Quan chế thời Hậu Lê – những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” trong phạm vi quy mô của một luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu chung về chế độ phong kiến (CĐPK) và mô hình Nhà nước phong kiến (NNPK) Việt Nam. Nghiên cứu về CĐQL trong TKPK ở Việt Nam trước hết phải đề cập tới các công trình nghiên cứu chung về CĐPK và mô hình (NNPK) Việt Nam. Trong nhóm này có rất nhiều công trình nghiên cứu, có thể sơ lược một số công trình tiêu biểu như: Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX (1956), Hà Nội; Bùi Xuân Đính, NN và PL thời phong kiến Việt Nam (2005), Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Giáo trình Lịch sử NN và PL Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Minh Tuấn, Tổ chức chính quyền TKPK ở Việt Nam (2006), Nxb. Tư pháp, Hà Nội…Các công trình nghiên cứu mang những giá trị khoa học và giá trị lịch sử to lớn. Về giá trị lịch sử, các công trình nghiên cứu đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ về lịch sử phát triển các triều đại phong kiến (TĐPK) Việt Nam, mô tả rõ nét về mô hình NNPK, những quy định pháp luật trong các lĩnh vực, cách thức cai quản, trị vì của các TĐPK, các CĐPK đặc biệt là CĐQL...Đây là nguồn tư liệu quan trọng mang lại những kiến thức cần thiết cho đề tài của tác giả về CĐPK nói chung và mô hình NNPK Việt Nam vì từ đó mới làm sáng tỏ được CĐQL trong TKPK ở Việt Nam. Về giá trị khoa học, các công trình đã có sự lý giải sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, hoàn cảnh, điều kiện…của CĐPK, các giai đoạn phát triển, các mô hình NNPK Việt Nam, từ đó đưa ra những 3 đánh giá khoa học về CĐPK và mô hình NNPK Việt Nam. Tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình trên tác giả sẽ có sự lý giải và đánh giá sát thực về CĐQL, những giá trị đương đại mà CĐQL đóng góp cho sự phát triển của các NNPK Việt Nam. 2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu trực diện về CĐQL trong TKPK Việt Nam và quan chế thời Hậu Lê Nghiên cứu về CĐQL trong TKPK ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trần Văn Giáp, Lược khảo chế độ khoa cử Việt Nam từ thời khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ (1818); Nguyễn Văn Khánh, Các vua nhà Nguyễn với việc đào tạo và sử dụng nhân tài - Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn (1995), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh (1996), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Ngô Đức Thọ, Các nhà khoa bảng Việt Nam; Nguyễn Hoàng An, Cải cách hệ thống quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông (1977), Trường Đại học KHXH&NV; PTS Lê Thị Thanh Hòa, Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 (1998); Lê Thị Sơn, Quốc triều hình luật - quá trình hình thành, nội dung và những giá trị đương đại; TS Bùi Huy Khiên, Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh; Trần Hồng Nhung (Luận văn thạc sỹ) (2010), Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884; Lương Đức Tự (Luận văn thạc sỹ) (1996), Chế độ công chức Việt Nam, những vấn đề lý luận cơ bản; Cùng với rất nhiều các bài viết khoa học đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành có nội dung về chế độ khoa cử, đào tạo và sử dụng quan lại, quan chế…trong lịch sử Việt Nam. Tất cả các công trình đó đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ quan lại, các chính sách về đào tạo, sử dụng quan lại 4 trong TKPK Việt Nam nói chung, quan chế thời Hậu Lê nói riêng. Các công trình khoa học đó, ở các mức độ khác nhau cũng đã đưa ra những đánh giá khoa học về các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong việc quản trị và phát triển đất nước. 2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay Có thể nói, số lượng và chiều sâu của các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này ngày càng gia tăng, trong đó có đề cập khá nhiều tới nhu cầu tiếp thu các giá trị truyền thống trong xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Mã số KX.04.09, TS. Thang Văn Phúc (chủ nhiệm), (Đề tài cấp NN), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân; Đề tài cấp độc lập cấp NN, Quan điểm, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam; Mã số ĐTĐL - 2004/25, PGS.TS. Phạm Hồng Thái (chủ nhiệm), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam; Học viện Hành chính quốc gia, Về cải cách bộ máy hành chính NN và xây dựng đội ngũ công chức hành chính NN (1991), Nxb. Sự thật, Hà Nội; TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (2005), Nxb. Chính trị quốc gia; PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Công chức và cải cách bộ máy hành chính NN, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2006; Ths. Lương Thanh Cường, Xây dựng các nguyên tắc của hoạt động công vụ trong NNPQ Việt Nam XHCN, Tạp chí Dân chủ và PL, số 7/2006; Ths.Trần Quốc Hải: Về hoàn thiện thể chế công vụ và công chức ở nuớc ta hiện nay, Tạp chí Tổ chức NN, số 6/2005; Ths. Tạ Ngọc Hải, Công vụ và cải cách thể chế công vụ NN, Tạp chí NN và PL, số 11/2006; Tạ Ngọc Hải, (Luận án tiến sĩ), (2011), Hoàn thiện PL công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu 5 cải cách hành chính NN, Hà Nội... Các công trình nghiên cứu nói trên đã tạo lập nền tảng lý luận cơ bản về công chức, công vụ và về nhu cầu, khả năng tiếp thu các giá trị, kinh nghiệm lịch sử trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phúc đáp yêu cầu xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. Đó là những tiền đề nhận thức cần được tiếp thu, kế thừa trong bản luận văn này. Tuy nhiên, liên quan đến chủ đề của luận văn, các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh khác nhau trong tổng thể nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và luận giải. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về CĐQL thời Hậu Lê, hướng tới mục tiêu đánh giá nội dung và những giá trị tích cực mang ý nghĩa đương đại của CĐQL cũng như khả năng tiếp thu những giá trị đó trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. Sự thiếu hụt trong hoạt động nghiên cứu – do vậy, cũng chính là một trong những lý do để tác giả mạnh dạn triển khai nghiên cứu chủ đề này. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là nhận diện nội dung cơ bản và xác định những giá trị kế thừa của CĐQL thời Hậu Lê ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận chứng về nhu cầu, khả năng và giải pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong sự nghiệp xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu khái lược về TKPK Hậu Lê về mô hình tổ chức và hoạt động của NNPK Hậu Lê;  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các chính sách, PL và thực tiễn xây dựng đội ngũ quan lại Việt Nam trong thời Hậu Lê; 6  Nhận diện nội dung quan chế thời Hậu Lê trên các phương diện đào tạo, tuyển dụng và sử dụng quan lại;  Chỉ ra những yếu tố tích cực, hạn chế của quan chế thời Hậu Lê. Xác định những giá trị tiến bộ, phù hợp với mục tiêu xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay;  Luận giải về nhu cầu, khả năng, phương án và các giải pháp cụ thể trong việc kế thừa các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, chính sách, PL và các biện pháp thực tế của NNPK Việt Nam thời Hậu Lê nhằm xây dựng đội ngũ quan lại. Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng bao gồm những hoạt động cụ thể của quan lại phản ánh vai trò của đội ngũ này trong thời kỳ NNPK Hậu Lê. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian của việc nghiên cứu đề tài là các yếu tố hợp thành CĐQL trong thời kỳ Hậu Lê ở Việt Nam. Phạm vi thời gian của việc nghiên cứu đề tài là thời kỳ Hậu Lê trong CĐPK Việt Nam (1428 -1788). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận và phương pháp luận Đề tài được tiếp cận dưới góc độ của khoa học pháp lý nhằm làm sáng tỏ một phạm trù quan trọng của đời sống NN và PL. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài đòi hỏi phải vận dụng triệt để cách tiếp cận liên ngành pháp lý – lịch sử. Những vấn đề liên quan đến CĐQL 7 được xem xét trong mối liên hệ với điều kiện lịch sử cụ thể của diễn trình TKPK Việt Nam, trước hết là với mô hình tổ chức và hoạt động của NNPK thời Hậu Lê ở Việt Nam. Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và NN ta về kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, về vai trò và tính tất yếu của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức NN đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, hướng tới hoàn thành mục tiêu xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học pháp lý và khoa học lịch sử trong sự kết hợp giữa chúng với nhau. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cả ba chương của luận văn. Phương pháp thống kê tư liệu và phương pháp phán đoán khoa học được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận văn nhằm khôi phục các dữ kiện lịch sử, làm cơ sở để nhận diện đối tượng của luận văn. Phương pháp lịch đại và phương pháp luật học so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3 để làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng, sự kiện liên quan đến CĐQL trong thời kỳ Hậu lê, đồng thời nhằm phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong các giai đoạn của lịch sử, trực tiếp phục vụ cho việc xác định những giá trị kế thừa của CĐQL trong thời kỳ Hậu Lê ở Việt Nam. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn  Góp phần nhận diện đầy đủ hơn về CĐQL thời Hậu Lê trên các phương diện: khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò; 8  Góp phần làm sáng tỏ chính sách, PL của các triều đại Hậu Lê trong đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ quan lại;  Chỉ ra những yếu tố tích cực, tiến bộ mang ý nghĩa đương đại đối với quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trước yêu cầu tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy NN ta hiện nay;  Đề xuất các giải pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị tiến bộ của CĐQL thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn  Nâng cao nhận thức lý luận về các giá trị của lịch sử, về tính tất yếu của mối liên hệ giữa lịch sử và hiện tại trong đời sống NN và PL;  Tăng cường hiểu biết về CĐPK Việt Nam nói chung, về CĐQL thời Hậu Lê nói riêng. Qua đó, góp phần tạo dựng nhận thức đầy đủ về diện mạo của đời sống NN và PL Việt Nam trong lịch sử;  Các luận điểm khoa học và kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, các nhà lập pháp và quản lý, các học viên, sinh viên chuyên ngành luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạch định chính sách, PL và các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương. Cụ thể: Chương 1: Quan chế thời Hậu Lê: nhận diện từ khía cạnh lịch sử; Chương 2: Nội dung cơ bản của Quan chế thời Hậu Lê; Chương 3: Giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. 9 CHƯƠNG 1 QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ: NHẬN DIỆN TỪ KHÍA CẠNH LỊCH SỬ 1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam triều Hậu Lê Có thể nói, cuộc xâm lược và thống trị của quân Minh (1407 – 1427) là thời kỳ đen tối trong lịch sử Việt Nam. Do có ý định thủ tiêu nền độc lập dân tộc và biến nước ta thành quận, huyện của mình nên nhà Minh đã ra sức bóc lột, vơ vét của cải, khủng bố, tàn sát dã man những cuộc nổi dậy của nông dân và thi hành các chính sách thuế nặng nề, hà khắc. Bên cạnh đó, vì mục đích đồng hóa thâm độc, muốn hủy diệt nền văn hóa Đại Việt nên chúng bắt nhân dân ta phải từ bỏ những phong tục, tập quán truyền thống và tuân theo phong tục tập quán Trung Hoa. Không chịu khuất phục trước những chính sách đô hộ tàn bạo trên, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các nhà quân sự và tướng giỏi như Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân...đã liên tiếp nổ ra nhằm đập tan ách thống trị của quân thù và đòi lại chủ quyền dân tộc. Song, do nổi dậy tự phát và không có chiến lược lâu dài nên các cuộc khởi nghĩa hầu hết đều bị thất bại. Căm phẫn quân thù sâu sắc, Lê Lợi – người con của đất Thọ Xuân – Thanh Hóa đã tập hợp lực lượng, chỉ huy nghĩa quân, tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã đập tan ách đô hộ của chính quyền phong kiến nhà Minh trên đất Việt và từ đây một NN độc lập tự chủ mới đã ra đời. Ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt, mở đầu triều đại nhà Hậu Lê. Trải qua mấy trăm năm phát triển cùng các triều vua Thái Tổ (1428 – 1433), Thái Tông (1434 – 1442), Nhân Tông (1443 – 1459), Thánh Tông (1406 – 1497)…đất nước Đại Việt dần dần được phục hồi và phát triển lên một đỉnh cao mới về tất cả các mặt kinh tế - chính trị - xã hội. 10 1.1.1 Tổ chức chính quyền Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Lê Lợi đã xây dựng vương triều của mình dựa trên sự mô phỏng mô hình chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền của Trung Quốc với tôn chỉ: tất cả quyền bính nằm trong tay hoàng đế - “Thiên tử thay trời trị dân” cùng một hệ thống chính quyền đứng đầu là vua, rồi đến các chức Tả, Hữu tướng quốc, Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, Bộc xạ…tiếp đến là hai ban Văn và Võ. Sau đó, ông chia nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Đứng đầu mỗi đạo có chức hành khiển, bên cạnh có tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu. Ở trấn có trấn phủ sứ, tổng quản; ở phủ có tri phủ, đồng tri phủ; ở huyện có chuyện vận sứ; ở châu có phòng ngự sứ, chiêu thảo sứ; miền núi có tri châu và đại tri châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại: xã lớn; xã vừa; xã nhỏ, đứng đầu là các xã quan. Dưới cấp xã là thôn. Đến thời Lê Thánh Tông, bộ máy NN từ Trung ương đến địa phương đã có sự thay đổi. Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước thành 12 đạo. Năm 1471, Lê Thánh Tông lập thêm thừa tuyên thứ 13. Năm 1490, triều đình định bản đồ trong cả nước, quy định các khu vực hành chính thuộc 13 đạo thừa tuyên. Năm 1490 và quy định lại các đơn vị hành chính cấp xã… Có thể nói, bộ máy NNPK thời Lê tương đối cồng kềnh. Các quan lại theo thứ bậc cao thấp được hưởng đặc quyền theo NN quy định như cấp ruộng thế nghiệp, lộc điền…Ngoài ra còn quy định về cách ăn mặc, màu sắc quần áo…của các cấp quan mà dân thường không được áp dụng. 1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội – tư tưởng 1.1.2.1 Tình hình kinh tế Về nông nghiệp. Sau giải phóng triều Lê khẩn trương tiến hành tịch thu ruộng đất của quân Minh và bọn tay sai, điền trang thái ấp của các quý tộc đã chết cùng ruộng bỏ hoang làm ruộng đất công để ban cấp cho quý tộc, quan 11 lại làm lộc điền và chia cho dân cày theo chế độ quân điền. Chính sách quân điền được triều Lê thi hành từ thời Lê Lợi đến thời Lê Thánh Tông, theo đó ruộng đất công làng xã được chia theo định kỳ 6 năm một lần, nông dân sử dụng đất phải nộp tô thuế cho NN. Thực hiện chế độ quân điền là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển của CĐPK Việt Nam. Ở thế kỷ XV, nó đã góp phần ổn định kinh tế tiểu nông, hạn chế sự phân hóa xã hội. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sản xuất, NN tiến hành lập sổ ruộng đất và chủ động phân phối. Ruộng đất được phân phối làm 3 bộ phận chính: ruộng đất thuộc sở hữu NN; ruộng đất công làng xã; ruộng đất tư hữu. Bằng những nỗ lực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế như ổn định tình hình ruộng đất, giảm sưu thuế cho dân, mặt khác, NN đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ và khuyến khích nông nghiệp như tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, đồng thời chăm lo đến thuỷ lợi, đê điều nên nhìn chung đời sống nông dân tương đối ổn định, ấm no, thanh bình. Về công – thương nghiệp. Hoà bình lập lại, nhu cầu phục hồi và phát triển nông nghiệp, xóm làng, xây dựng lại kinh thành, trấn lị đã thúc đẩy sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của các nghề thủ công. Các ngành, nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng ngày càng phát triển ở các làng. Những làng thủ công chuyên nghiệp lớn nổi lên như Bát Tràng, Nghĩa Đô, Huê Cầu, Hương Canh, Mao Điền, Bất Bế...Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công của cả nước, bấy giờ được chia thành 36 phường. Góp phần vào sự phát triển của thủ công nghiệp, các công xưởng của NN được thành lập với tên gọi chung là cục Bách tác. Cục này chuyên đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, đồ trang sức. 12 Để tiện cho việc buôn bán, trao đổi, nhà Lê bỏ tiền giấy thời Hồ, đúc tiền đồng mới và quy định rõ: 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng. Các đơn vị đo lường cũng được thống nhất. Trên cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc lưu thông buôn bán cũng hồi phục và ngày càng mở rộng. Các chợ địa phương mọc lên ở các làng, liên làng. Chợ họp theo phiên và lần lượt từ chợ này sang chợ khác, rải đều trong tuần. Hàng hóa chủ yếu là nông phẩm hoặc các sản phẩm thủ công địa phương. Về ngoại thương. Thuyền bè các nước láng giềng vẫn qua lại trao đổi nhưng nhìn chung thưa thớt do nhiều năm liền NN thực hiện chính sách ức thương. Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (thuộc Nghệ An), một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang...vẫn là những khu chợ trao đổi hàng. Các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý vẫn là những thứ hàng hóa mà thương nhân nước ngoài ham thích. Tuy nhiên, để giữ vững an ninh, NN đặt các trạm kiểm soát ở cảng khẩu. 1.1.2.2 Xã hội Sự biến thiên lớn về chính trị, kinh tế đã làm thay đổi ít nhiều cơ cấu giai cấp trong xã hội. Hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân, ngày càng xác lập. Giai cấp địa chủ phong kiến được chia thành hai tầng lớp chính: quý tộc, quan chức trung, cao cấp và địa chủ thường dần dần trở thành những người làm chủ về mọi mặt. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số cư dân, sống chủ yếu ở các làng xã, bao gồm nông dân tư hữu, tá điền và một ít nông nô. Phần lớn nông dân được chia ruộng công, cày cấy sinh sống, làm nghĩa vụ cho NN và ít nhiều được học hành. Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông hơn nhưng chưa trở thành một lực lượng lớn mạnh. Nô tì vẫn còn là một tầng lớp đáng kể trong xã hội. Số đông trong họ là người Hoa hoặc các dân tộc ít người. 13 Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và NN, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi rồi phát triển. Dân số ngày càng tăng, NN đã cho phép các làng có trên 500 hộ có thể tách ra, thành lập thêm làng mới. Cuộc sống của nhân dân nói chung ổn định, thanh bình. Nền độc lập và thống nhất của nước Đại Việt được củng cố và có thể nói, bấy giờ Đại Việt là nước cường thịnh nhất của cả khu vực nam Trung Quốc. 1.1.2.3 Cơ sở tư tưởng Từ cuối thời Trần, Nho giáo đã lấn át Phật giáo. Ở thời Hậu Lê, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Do vậy, nó đã chi phối ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong hệ thống giáo dục từ địa phương đến triều đình. Lê Quý Đôn viết: “Khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1471) hằng năm ban phát sách công cho các phủ thư như Tứ thư, Ngũ kinh…Học quan do đấy để giảng dạy, khoa cử do đấy để lấy nhân tài”. Nhìn chung, ở thời Lê, sự lựa chọn Nho giáo là có ý thức của giai cấp thống trị phong kiến. Tư tưởng Nho giáo bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng họ, xung quanh một triều đình và giữ gìn sự phân chia đẳng cấp xã hội phức tạp theo danh phận. Nhưng nó biết “dung hợp sự phân chia và liên kết này trên nền tảng đạo đức, luân lý và chính trị trên cơ sở quan niệm và hoạt động lễ và pháp hòa lẫn vào nhau được thần thánh hóa là trung hiếu, tam cương phục vụ cho yêu cầu của giai cấp thống trị phong kiến”. Chính ý thức hệ tư tưởng này lại góp phần tích cực củng cố NNPK tập quyền quan liêu, củng cố nền thống nhất của xã hội nông nghiệp tạo ra một kỷ cương xã hội theo lễ và pháp. Để củng cố và tăng cường bộ máy NN, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, giai cấp phong kiến Việt Nam không thể không tìm đến đạo tu - tề - trị - bình cùng lý thuyết Chính danh định phận và Lễ trị của Nho giáo. Do vậy, các TĐPK Việt Nam nói chung và nhà Hậu Lê nói riêng đã đề cao Nho giáo và 14 coi Nho giáo như một lợi khí sắc bén trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực chính trị tư tưởng. Nho giáo đã trở thành nền tảng cho việc tổ chức bộ máy NN và các hoạt động khác của đất nước. Với sự lựa chọn có ý thức, tiếp nối những cơ cở Nho giáo, Nho học được gây dựng từ thời Lý – Trần – Hồ, Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng chỉ đạo việc biên soạn, ban hành pháp luật, nhằm thể chế hóa NNPK Đại Việt với truyển thống nhân nghĩa và lấy dân làm gốc. Cùng với đó, Nho giáo luôn là khuôn vàng thước ngọc, là phương tiện cơ bản nhất để đào tạo, tuyển chọn và sử dụng quan lại. Bởi vượt hơn hẳn những ý thức hệ khác, Nho giáo yêu cầu đội ngũ quan lại phải có những tố chất như: khả năng tham chính – trung thành và thanh liêm. Nội dung chính trị bao trùm lên học thuyết Nho giáo là hướng con người vào triết lý sống: “Tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” mà ở đó, đội ngũ giai cấp cầm quyền giữ vai trò tiên phong. Quan lại được coi là cột xương sống của bộ máy chính quyền Nhà nước phong kiến, mà nho sĩ và khoa cử là vườn ươm của quan chức. Bởi thế, Lê Thánh Tông – vị vua đa tài nhất trong số các vị vua nước Việt thường xuyên trăn trở về vai trò, trách nhiệm và tiêu chuẩn trong việc xây dựng đội ngũ quan lại – rường cột của Nhà nước quan liêu. Nhận thức về vai trò đặc biêt quan trọng của quan lại là nhận thức bao trùm và chỉ đạo mọi nỗ lực xây dựng đội ngũ quan lại trong suốt cuộc đời làm vua của mình. Cũng giống như nhiều ông vua lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng bình và trị thiên hạ, ông hiểu rằng: “Trăm quan là gốc của trị, loạn”, đồng thời ông triển khai rộng hơn: “Một nước hay hay dở là do ở vua và quan giỏi hay dở…”. Như vậy, có thể thấy được vai trò chủ đạo của Nho giáo đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của các TĐPK Việt Nam nói 15 chung và đặc biệt là nhà Hậu Lê nói riêng. Sự thống trị của Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phát triển và những vấn đề liên quan của hệ thống quan chế triều Hậu Lê cũng như các triều đại sau đó. 1.1.3 Pháp luật Thế kỷ XV là dấu mốc hết sức quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam nhằm xác định ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Với tôn chỉ “PL là phép công của NN, vua cùng quan đều phải theo”, Lê Thánh Tông đã ban hành Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật cùng với nhiều văn bản pháp lý khác. Quốc triều hình luật gồm 722 Điều, chia thành 16 Chương là Bộ luật có giá trị quan trọng trong lịch sử PL Việt Nam. Luật Hồng Đức nói riêng và hệ thống PL nhà Hậu Lê nói chung thể hiện rõ nét ý thức giai cấp của NN trong các mối quan hệ xã hội đồng thời cũng phản ánh khá đậm nét tính dân tộc. Thông qua hệ thống PL quy củ, NN tập trung bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của nhà vua, hoàng tộc cùng các quan lại, quý tộc và giai cấp địa chủ phong kiến về mặt chính trị kinh tế. Đặc biệt, PL thời kỳ này đã quan tâm, bảo vệ tư liệu và sức lao động cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế, hạn chế ức kiếp, sách nhiễu của bọn cường hào cùng đội ngũ quan lại đối với nhân dân, có nhiều biện pháp trừng trị nghiêm minh quan lại vi phạm kỷ cương NN. Điều đặc biệt nhất thể hiện sự tiến bộ mang đậm chất nhân văn của PL triều Hậu Lê đó là sự bảo vệ những người yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em và phụ nữ - những thân phận trong xã hội phong kiến chỉ là “con số không” theo quan niệm “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”…Nhìn chung, Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp lý của dân tộc Đại Việt, khá hoàn chỉnh, do đó được sử dụng suốt trong 4 thế kỷ triều Hậu Lê (thế kỉ XV- XVIII). 16 1.1.4 Tổ chức quân đội Cùng với việc phân định khu vực hành chính, triều đình nhà Lê tổ chức quân đội cả nước làm ba cấp: cấp quân triều đình; quân các đạo và quân các lộ, trấn. Chế độ luyện tập của các cấp quân đội rất nghiêm ngặt, quy củ. Để xây dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước, NN còn chú trọng việc lập hộ tịch, kiểm kê nhân đinh và quản lý chặt số đinh tráng trong cả nước. Theo chế độ tuyển quân, cứ ba đinh lấy một lính thường trực và một lính trù bị. Bên cạnh đó, triều Lê còn chú trọng tổ chức các loại quân: thủy, bộ, tượng kỵ. 1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quan chế thời Hậu Lê 1.2.1 Khái niệm Quan chế Quan chế là một khái niệm có nội hàm được tạo thành từ hai thành tố: Quan và Lại. Quan là người có chức, giữ một trọng trách trong bộ máy chính quyền, chịu trách nhiệm về một khâu nào đó trong hoạt động NN. Quan cũng đồng thời là người có phẩm hàm, có tư và có thể có tước. Phẩm hàm (còn được gọi là Phẩm trật – trật tự phẩm hàm) là danh tính của quan, xác định vị trí cao thấp của một viên quan trong quan trường, là cơ sở để tính lương. Phẩm hàm của hệ thống quan lại Việt Nam trong TKPK là sự mô phỏng hệ thống phẩm hàm trong mô hình quan chế đời Đường, Tống ở Trung Quốc gồm 9 bậc cao thấp (cửu phẩm), mỗi bậc lại chia làm hai: Chánh và Tòng. Như vậy trên thực tế, phẩm hàm chia làm 18 bậc. Thông thường chức vụ của quan lại đi đôi với phẩm hàm và tương xứng với nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, phẩm hàm cao mà chức vụ thấp hoặc không có chức vụ và ngược lại. Tư (tư cách, đạo đức) là đức độ của quan, là loại tước vị bổ trợ cho phẩm hàm, tương xứng với phẩm hàm. Những người làm quan có phẩm, có tước là đương nhiên có tư. Tư có 24 bậc và được định sẵn cho từng bậc phẩm, tước 17 theo quy ước hơn kém nhau một bậc. Việc ban Tư xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào thời Lê Sơ. Tước là danh vọng tôn quý của quan. Tước gồm có 6 bậc theo thứ tự cao thấp (Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Tước thường chỉ được vua ban cho họ hàng hay những người có quan hệ hôn nhân với nhà vua hoặc những người có công lao đặc biệt to lớn với vua với nước. Đối tượng được phong tước vị không nhiều và ngày càng có xu hướng thu hẹp. Tước Vương thường chỉ được phong tặng cho các hoàng tử, thậm chí nhà Nguyễn chỉ truy tặng tước Vương sau khi đối tượng được phong tặng đã chết. Trong xã hội phong kiến (XHPK) Việt Nam, Quan có thể xuất thân từ quý tộc hoặc từ bình dân. Tuy nhiên, việc xác định loại Quan không căn cứ vào nguồn gốc xuất thân mà chủ yếu dựa vào vị trí công việc đảm trách hay địa bàn làm việc. Vì vậy, nếu căn cứ vào vị trí công việc đảm trách thì Quan được chia làm bốn ngạch: Quan văn; Quan võ; Tăng quan; Nội quan. Nếu căn cứ vào địa bàn làm việc, Quan được chia làm hai loại: Quan ở triều đình (Quan trong); Quan ở các địa phương (Quan ngoài). Riêng ở cấp xã từ năm 1466 Xã trưởng do dân bầu, không được xếp vào ngạch quan. Lại (Thuộc lại) là người giúp việc cho các Quan trong các cơ quan NN từ cấp huyện trở lên. Thuộc lại thường không có phẩm hàm nhưng phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định khi tuyển chọn và được hưởng lương theo vị trí công việc đảm trách. Về cơ bản, Thuộc lại được phân làm ba loại: Lại dịch – là người làm những công việc phục vụ thông thường trong các cơ quan NN từ cấp huyện trở lên; Lại điển – là người làm các công việc văn thư trong các cơ quan NN quan trọng ở triều đình (các Bộ, Khoa, Cơ mật viện...); Lại mục – là nhân viên trực tiếp giúp tri huyện giải quyết các công việc NN và trong số các Thuộc lại thì bộ phận này thường được phong phẩm hàm. 18 Như vậy, về cơ bản có thể hiểu Quan Lại là những người được tuyển dụng vào một vị trí trong bộ máy NNPK, được giao đảm trách một loại công việc nhất định, được phân loại theo phẩm hàm, vị trí công việc hoặc địa bàn làm việc và được hưởng lương. Theo cách hiểu đó, về đại thể, khái niệm Quan Lại gần tương đồng với khái niệm công chức, viên chức NN ở nước ta hiện nay. Cũng theo cách hiểu đó, đội ngũ quan lại là một tập hợp những người có chức năng, nhiệm vụ nhất định trong bộ máy NNPK, được hưởng các chính sách đãi ngộ của NNPK, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, cùng hướng vào thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền lực của NNPK và quyền lợi của giai cấp phong kiến. Liên quan đến quan niệm về Quan chế, cũng cần xem xét khái niệm “chế độ”. Trong tiếng Việt, “chế độ” có thể hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. Liên quan đến vấn đề đang được nghiên cứu, thuật ngữ “chế độ” được hiểu là: "Toàn bộ những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó" [55.Tr.149]. Như vậy, chế độ có một dấu hiệu bản chất gắn liền với sự tồn tại của khái niệm là "những điều quy định". Nhưng điều đó đôi khi bị hiểu lầm đã là quy định thì phải gắn liến với văn bản chứa các quy định đó. Thật ra thì quy định không có nghĩa nhất thiết phải gắn liền với văn bản. Trong khoa học pháp lý, người ta còn nói đến thói quen, tập quán được PL thừa nhận là quy tắc hành vi phải theo không được quy định dưới dạng văn tự. Theo đó thì “chế độ” không chỉ là các quy định trong PL mà gồm cả các thói quen, tập quán, cách thức xử xự hình thành trong đời sống chính trị - pháp lý của xã hội. Hơn nữa, nếu các quy định PL, quy tắc, tập quán…chỉ nằm trên văn bản hoặc trong ý thức thì không thể hình thành “chế độ”. Nói cách khác, “chế độ” được hiểu là những quy định PL, quy tắc, tập quán và những biện pháp thực tiễn để 19 hiện thực hóa các quy định, quy tắc, tập quán đó vào đời sống chính trị - pháp lý của xã hội. Từ cách hiểu nói trên, có thể nêu ra khái niệm về Quan chế trong TKPK như sau: Quan chế là tổng hợp các quy định pháp luật, các quy tắc, tập quán điều chỉnh quá trình đào tạo, sử dụng, kiểm tra giám sát đội ngũ quan lại và các biện pháp thực tiễn của NNPK nhằm xây dựng đội ngũ quan lại có chất lượng cao trong việc thừa hành các công việc NN vì lợi ích của giai cấp phong kiến cầm quyền. 1.2.2 Đặc điểm của Quan chế thời Hậu Lê ở Việt Nam 1.2.2.1 Quan chế được thể chế thành “khuôn mẫu” và ngày càng hoàn thiện. Trong nền quân chủ tập quyền, quan lại là yếu tố quan trọng thứ hai sau nhà vua, đóng vai trò căn bản đối với sự tồn tại của vương quyền. Vì vậy, ngay từ những triều đại phong kiến (TĐPK) đầu tiên, việc đặt ra các quy tắc về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ quan lại và chế định hóa các quy tắc đó dưới hình thức văn bản PL đã là mối quan tâm thường trực của người cầm quyền. Mặc dù hai văn bản PL tổng hợp của triều Lý (bộ Hình thư) và triều Trần (bộ Hình luật) đã bị thất truyền nhưng các nguồn sử liệu khác nhau đều cho thấy quan chế là một nội dung quan trọng được đề cập trong hai văn bản này. Ngoài ra, triều Trần đã quy chế hóa hầu hết các hành vi của quan lại trong quá trình thực thi công vụ và tập hợp trong một văn bản mang tính hội điển là “Quốc triều quan chế”. Một trong những nội dung quan trọng trong cuộc cải cách hành chính dưới thời Lê Sơ là cải cách quan chế. Lê Thánh Tông là người nêu cao ngọn cờ chủ súy về một NN quân chủ tập quyền quan liêu phong kiến, bởi vậy ông không thể không trăn trở về vai trò, trách nhiệm và tiêu chuẩn, biện pháp xây dựng đội ngũ quan lại – rường cột của NN quan liêu. Năm 1471, Lê Thánh 20 Tông cho sửa định “Hoàng triều Quan chế”, quy định cụ thể về tiêu chuẩn Đức và Tài của người làm quan, đồng thời đặt ra quy chế về lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng và thống nhất theo thứ bậc cao, thấp. Đặc biệt, PL thời Lê Sơ mà đỉnh cao là Quốc triều hình luật (Luật Hồng đức) đã quy định rất cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của quan lại, về các hành vi bị cấm, về các chế tài đối với sai phạm của quan lại trong hoạt động công vụ… Tính “khuôn mẫu” của Quan chế thời Hậu Lê còn thể hiện rõ tinh thần “pháp tiên vương”, coi các quy tắc, cách làm của các triều vua trước là các tiền lệ cần được tuân thủ. Cũng vì lẽ đó, Quan chế thời Hậu Lê thể hiện bước phát triển liên tục, nhất quán, ngày càng hoàn thiện. 1.2.2.2 Quan chế thời Hậu Lê có nội dung phong phú, điều chỉnh hầu hết các khía cạnh liên quan đến quá trình đào tạo, sử dụng quan lại của NNPK Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của quan lại trong hoạt động cai trị đất nước và bảo vệ vương quyền, triều đại Hậu Lê dành sự quan tâm đặc biệt tới tất cả các khâu của quá trình đào tạo và sử dụng quan lại. CĐQL Hậu Lê điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đào tạo quan lại (tổ chức trường lớp, tiến hành đào tạo, quản lý đào tạo về nội dung và chương trình, xây dựng quy chế thi cử và tổ chức hoạt động thi cử, đào tạo lại…), sử dụng quan lại (xác định tiêu chuẩn và tiến hành tuyển chọn quan lại, bố trí sắp xếp các vị trí trong quan trường phong kiến, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của quan lại, quy định lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác đối với quan lại, kiểm tra, giám sát quan lại, thăng thưởng, xử phạt quan lại…), đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm duy trì sự trong sạch và hiệu quả hoạt động của đội ngũ quan lại (xây dựng các biện pháp phòng, chống tham nhũng, triển khai các hoạt động phòng, chống tham nhũng…). Có thể nói, CĐQL là một chế độ toàn diện và đặc trưng nhất trong các bộ phận cấu thành thể chế NNPK thời Hậu Lê. 21 1.2.2.3 Quan chế thời Hậu Lê hướng tới mục tiêu xây dựng một đội ngũ quan lại có năng lực và nhân cách theo quan điểm Nho giáo Như đã nói ở trên, Nho giáo chính thức trở thành hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam vào thời Lê Sơ (thế kỷ XV) nhưng trước đó Nho giáo đã có vị trí toàn trị trong quá trình tổ chức bộ máy NN và thiết kế phương châm cai trị của NNPK Việt Nam. Điều này được lý giải bởi Phật giáo và Đạo giáo vốn đều là những học thuyết “xuất thế”, ít quan tâm tới chính trị, không đề ra được đường lối cai trị hiệu quả hướng tới mục tiêu bảo vệ vương quyền. Trong khi đó, bằng nhiều con đường khác nhau, Nho giáo đã thâm nhập vào nước ta trong suốt khoảng 10 thế kỷ sau công nguyên và lập tức trở thành bệ đỡ tư tưởng cho việc tổ chức và hoạt động của NN Việt Nam độc lập - một NN ít nhiều chịu ảnh hưởng từ mô hình NN quân chủ phong kiến Trung Quốc mang đậm sắc thái Tống nho. Vì vậy, vào thời kỳ đỉnh cao của Nho giáo, Quan chế thời Hậu Lê đã lấy các chuẩn mực Nho giáo để làm căn cứ cho quá trình xây dựng và phát triển. Mục đích chỉ đạo hành động của quan lại là bảo vệ đạo Tam cương của Nho giáo, thể hiện ở trách nhiệm đối với nhà vua và đối với dân chúng. Năng lực và nhân cách của quan lại được xác định tùy thuộc vào việc quan lại có thực hiện tốt trách nhiệm với nhà vua và với dân chúng theo tinh thần của đạo Tam cương hay không. Mọi chính sách của NNPK thời Hậu Lê đối với quan lại đều xoay quanh cái trục trung tâm này. 1.2.2.4 Quan chế thời Hậu Lê vừa tiếp thu, mô phỏng quan chế của NNPK Trung Quốc, vừa thể hiện chính sách đào tạo và sử dụng quan lại phù hợp với nhu cầu cai trị, điều hành đất nước của TĐPK Hậu Lê. Sự tiếp thu, mô phỏng quan chế Trung Quốc diễn ra chủ yếu trên phương diện tước vị, phẩm hàm, nội dung đào tạo (đào tạo theo hệ thống kinh sách Nho giáo), các quy định cấm đoán (liên quan đến việc bảo vệ trật tự Nho giáo trong mối quan hệ Vua – Tôi), và một số thể lệ trong quá trình sử dụng quan 22 lại (chế độ khảo khóa, chế độ Hồi tỵ…). Bên cạnh đó, CĐQL trong thời kỳ Hậu Lê hàm chứa nhiều quy định và biện pháp ứng xử phù hợp với nhu cầu cai trị, điều hành đất nước của các ông vua Đại Việt. Đáng chú ý nhất là việc xác định rõ trách nhiệm của quan lại đối với dân, xem đó là một tiêu chí thể hiện lòng trung thành của đội ngũ quan lại. Chẳng hạn: Từ năm 1470. Lê Thánh Tông lệnh cho các trưởng quan phụ trách ty, viện phải thực hiện đều đặn phép khảo khoá, trong đó tiêu chí để đánh giá hoàn thành tốt chức trách là: có được nhân dân yêu mến không; có lòng thương yêu nhân dân không; trong hạt, nhân dân có trốn đi nơi khác không. Trong lời Dụ về phép khảo khoá này, Lê Thánh Tông hướng dẫn định lệ khảo khoá quan lại nơi cai quản: “Trưởng quan các nha môn trong ngoài khi đi khảo khoá các quan viên trong phạm vi cai quản thì phải xét kĩ thành tích trong công việc mà viên đó đã làm. Nếu quả là có lòng chăm con yêu thương dân, được nhân dân yêu mến mà trong nơi cai quản ít kẻ trốn tránh thì mới là xứng chức. Nếu vơ vét, quấy nhiễu, gây tệ riêng tư và trong nơi cai quản có nhiều người trốn đi thì là không xứng chức.” [17.Tr.447]. 1.2.3 Vai trò của quan lại trong TKPK Hậu Lê 1.2.3.1 Quan lại giữ vai trò tư vấn, phụ tá, giúp việc cho nhà vua trong điều hành, cai trị đất nước nhằm bảo vệ vương quyền Là yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân chủ phong kiến Việt Nam, vị trí, vai trò của Quan và Lại chịu sự quy định của hình thức chính thể NN. Trong thời kỳ Hậu Lê, NNPK Việt Nam được tổ chức điển hình dưới hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, trong đó toàn bộ quyền lực NN đều thuộc về nhà vua. Tuy nhiên nhà vua không thể tự mình triển khai các hoạt động thực thi quyền lực NN. Với cương vị điều hành trong các cơ quan NN, Quan giữ vai trò tư vấn cho nhà vua trong việc xây dựng các chính sách và ban hành PL. Các phân 23 tích ở trên về mô hình NNPK Việt Nam thời Hậu Lê cho thấy: tại triều đình luôn luôn có một số vị trí quyền lực do một số viên quan có phẩm hàm cao (có thể được tổ chức thành cơ quan nhưng cũng có thể tồn tại với tư cách cá nhân) đóng vai trò tư vấn cho nhà vua khi nhà vua cần đưa ra những quyết sách lớn. Về nguyên tắc, nhà vua không có nghĩa vụ tuân thủ các ý kiến tư vấn này nhưng lịch sử Việt Nam cho thấy chưa có trường hợp nào mà nhà vua quyết định ngược lại với ý kiến tư vấn của triều thần. Quan cũng là lực lượng chủ đạo giúp nhà vua triển khai thực hiện quyền lực NN. Với số lượng tương đối đông đảo, được bố trí trong các cơ quan ở cả triều đình và các địa phương và sự phân công trách nhiệm tương đối rõ ràng, đội ngũ Quan giúp nhà vua quản lý hầu hết các lĩnh vực trong XHPK Hậu Lê. Lại là người thừa hành mệnh lệnh của quan, đóng vai trò trung gian giữa quan và dân. Nhiệm vụ của Lại bao gồm giúp soạn thảo, giao nhận, lưu chuyển công văn sổ sách; triển khai các chính sách của NN tới chức dịch làng xã, đốc thúc chức dịch làng xã có nghĩa vụ với NN. Với các vai trò trên, Quan và Lại giữ vị trí bản lề trong bộ máy NN, kết thành một khối thống nhất giúp nhà vua cai trị đất nước. 1.2.3.2 Quan lại giữ vai trò cầu nối giữa chính quyền NNPK và nhân dân Quan niệm Nho giáo cho rằng, vua là thiên tử (con trời) có trách nhiệm thay trời hành đạo. Đạo làm vua là phải giữ cho nước yên, người dân được no đủ, xã hội bình trị. Đạo làm vua lấy dân làm đối tượng phục vụ để làm trọn nghĩa vụ với trời. Dân không yên, không vui, không đủ là vua không sáng và sẽ bị trời trừng phạt. Vì vậy, các ông vua Nho giáo thời Hậu Lê luôn phải dựa vào bề tôi (quan lại) của mình để thực thi trách nhiệm với trời. Quan lại đóng vai trò là lực lượng truyền tải các mệnh lệnh của nhà vua đến với dân chúng, tổ chức thực hiện các mệnh lệnh đó, thu nhận các đóng góp của dân chúng 24 (phu, lính, thuế) để nộp cho nhà vua, phản ánh đến nhà vua về những oan ức, kiện cáo của dân chúng. Đội ngũ quan lại được bố trí ở các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương vừa là tai mắt của nhà vua, giúp nhà vua cai trị dân chúng lại vừa trở thành “kênh” liên hệ duy nhất giữa dân chúng với nhà vua. Người dân chỉ nhìn thấy sự hiện diện của NN thông qua hình ảnh của quan lại tại địa phương. Tương tự như vậy, nhà vua chỉ biết đến dân đen thông qua lời tấu trình của quan lại. Vai trò này của quan lại thể hiện đặc biệt rõ ở các cấp chính quyền địa phương, trước hết là ở cấp chính quyền cơ sở. 1.2.3.3 Quan lại đóng vai trò tạo dựng và duy trì thường xuyên nền công vụ hiệu quả trong TKPK Hậu Lê Hiệu quả nền công vụ trong CĐPK tùy thuộc vào năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ quan lại. Quan lại phong kiến được đào tạo trên nền tảng học vấn Nho giáo, vì vậy trong quan niệm cũng như hành xử cụ thể đều thấm nhuần tinh thần trách nhiệm với vua (trung quân) với dân (yêu dân). Đó là căn nguyên khiến đội ngũ quan lại trở thành lực lượng nòng cốt trong tạo dựng và duy trì thường xuyên nền công vụ hiệu quả. Đương nhiên, hiệu quả công vụ trong CĐPK không đồng nhất với cách hiểu về hiệu quả công vụ trong chế độ ta ngày nay nhưng điều đó hoàn toàn không phủ nhận vai trò của đội ngũ quan lại. Phần lớn quan lại trong thời kỳ Hậu Lê đều nêu cao trách nhiệm công vụ, giữ gìn đạo đức thanh liêm, ít màng đến tư lợi, cần mẫn với công việc, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật công vụ. Sự tồn tại lâu dài của chế độ và NNPK Hậu Lê phải chăng chính là kết quả vận hành nền công vụ với sự trợ giúp đắc lực của đội ngũ quan lại phong kiến. 1.3 Chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê Quan lại là chỗ dựa của NNPK, là công cụ để bảo vệ vương quyền và hiện thực hóa ý chí của người cầm quyền. Vì vậy, xây dựng đội ngũ quan lại 25 có đạo đức và năng lực (Hiền và Tài) là chính sách nhất quán, bao trùm và chỉ đạo mọi nỗ lực cải cách bộ máy NN của các triều vua thời Hậu Lê. 1.3.1 Một số chủ trương trong xây dựng, quản lý và sử dụng quan lại thời Hậu Lê Thứ nhất, NN cho thành lập hệ thống trường công và trường tư rộng rãi nhằm tạo điều kiện và khuyến khích con em các thành phần xã hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn có đủ điều kiện học và thi đều có thể tham gia. Thứ hai, các chế độ quân chủ ở nước ta thời kỳ trung đại tuy mang tính tập quyền và chuyên chế nhưng việc tuyển chọn quan lại vẫn được xây dựng thành một chế độ có tính khách quan nhằm quy tụ và sử dụng được nhiều nhân tài cho đất nước. Được coi là rường cột của quốc gia nên đội ngũ quan lại được đào tạo, tuyển chọn rất khắt khe thông qua những tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực nhất. Lê Thánh Tông đã từng có ý chỉ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng Thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” [51.Tr.35]. Chính vì vậy, tiêu chuẩn NN đặt ra cho những người làm quan là phải có đủ: Hiền và Tài. Điều này cũng đồng nghĩa với tư cách của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Hai tiêu chuẩn này được nhà Hậu Lê mà điển hình là Lê Thánh Tông cụ thể hóa thành những yêu cầu bắt buộc đối với người làm quan. Thứ ba, việc tuyển chọn quan lại được thực hiện chủ yếu qua hình thức khoa cử nghiêm ngặt, bên cạnh đó còn có một số hình thức khác như nhiệm tử, bảo cử, tiến cử. Tuy nhiên, những hình thức này không phải là chủ yếu. 26 Thứ tư, nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo qua các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Bác sử, Thơ phú…Bên cạnh đó, NN cũng mở các trường đào tạo võ và cũng tổ chức thi để tuyển các quan võ. Thứ năm, NN khuyến khích học tập, thi cử bằng cách đặt lệ xướng danh, treo bảng, ban mũ áo, phẩm tước, dựng bia tiến sĩ và lệ vinh quy bái tổ. Những biện pháp nói trên đã góp phần quan trọng phát triển giáo dục trong nước. Thứ sáu, NN có chính sách đãi ngộ hợp lý không chỉ về mặt vật chất như tiền lương, bổng hàng năm, được cấp lộc điền, quân điền mà còn có những đãi ngộ về mặt tinh thần cho đội ngũ công thần, quan lại đương triều như được giảm sưu thuế…đặc biệt và cũng là chính sách đãi ngộ tinh thần cao nhất đó là được hưởng chế độ tập ấm. Thứ bảy, để đội ngũ quan lại hoạt động hiệu quả NN đã đề ra những chính sách sử dụng quan lại cụ thể, đồng thời có nhiều biện pháp kiểm tra giám sát quan lại như tổ chức khảo hạch để thăng giáng quan lại, luân chuyển quan lại…đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của quan lại. 1.3.2 Chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê Nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của quan lại là nhận thức bao trùm và chỉ đạo mọi nỗ lực xây dựng đội ngũ quan lại trong suốt cuộc đời làm vua của Lê Thánh Tông. Cũng giống như bao ông vua Nho giáo, ông hiểu rằng: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn”, đồng thời ông triển khai rộng hơn: “Một nước trị hay hay dở là do ở vua và quan giỏi hay dở....” [26.Tr.65]. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải ở chỗ ông phát biểu thế nào về vai trò của quan lại mà là ở chính những cố gắng không mệt mỏi của ông trong quá trình cải cách hành chính để để tạo dựng chính sách toàn diện 27 về đội ngũ quan lại, tiến hành thể chế hóa chính sách đó và hình thành trên thực tế một đội ngũ quan lại thực sự trung thành và chuyên nghiệp. Năm 1471, khi sửa định Hoàng triều quan chế, Lê Thánh Tông đã định rõ chính sách của NN về quan lại: “...Ở trong quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau để giữ; việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Ba ty cấm bình thủ ngự để làm nanh vuốt lòng dạ; sáu khoa để xét bác trăm ty; sáu tự để thừa hành mọi việc thông chính sứ ty thì tuyên đức hóa của vua để đạt tình dân bên dưới; ngự sử hiến sát thì tâu hặc các quan làm bậy, tỏ rõ tình dân đau ngầm. Ở ngoài thì mười ba thừa tuyên cùng tổng binh coi giữ địa phương. Đô ty thủ ngự thì chống giữ các bảo, sở, quan thì để phòng giữ. Công việc liên lạc, ràng buộc lẫn nhau...Chế độ trước đây, đặt quan phần nhiều lấy quan to tước cao, chế độ ngày nay đặt quan đều là lương ít trật thấp. Đặt quan so với trước nhiều hơn, chỉ lộc so với xưa vẫn thế. Ăn hại đã không có, trách nhiệm lại có nơi. Để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau, khinh trọng cùng kìm chế nhau. Uy quyền không lạm, lẽ nước khó lay. Thành thói quen theo đạo giữ phép, không có lỗi trái nghĩa phạm hình” [ 4.Tr.332 333] Để có một đội ngũ quan lại có đạo đức thể hiện ở lòng trung thành và trách nhiệm với vua, trách nhiệm trước dân, trách nhiệm trong thực thi công vụ, Lê Thánh Tông đã đặt ra chính sách cụ thể về quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng và thống nhất theo thứ bậc cao thấp. Cơ sở pháp lý để cải cách quan chế và triển khai các biện pháp xây dựng đội ngũ quan lại là bản Dụ Hiệu định quan chế (Hoàng triều quan chế), Lệ khảo khóa năm 1470, Sắc chỉ năm 1480, Điều lệnh năm 1485, Chiếu chỉ năm 1487…Đặc biệt, Lê Thánh Tông đã tiến hành thể chế hóa chính sách đối với quan lại thông qua hàng loạt các quy định của Luật Hồng Đức về tiêu chuẩn, quyền hạn và nghĩa vụ của quan lại. Có thể nêu ra một số ví dụ: Các quan đang tại chức mà trễ 28 nhác việc công thì bị phát 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức (Điều 199); Quan lại không tuân lệnh vua mà lệnh đó không quan trọng thì xử biếm hay đồ, nếu là việc quân khẩn cấp thì xử tội lưu hay tội chết (Điều 222)...Ngoài ra, ngay từ khi mới lên ngôi và trong suốt cuộc đời làm vua, Lê Thánh Tông đã cho thi hành nhiều biện pháp để trong sạch hoá đội ngũ quan lại. Ông là người đầu tiên tiếp thu và vận dụng luật Hồi tỵ, đưa vào các quy định của Bộ luật Hồng Đức và áp dụng nghiêm ngặt trong các kì thi Hương, thi Hội, thậm chí áp dụng cho cả đội ngũ chức viên ở cấp xã, nhằm tránh tình trạng móc ngoặc để tham ô, nhũng nhiễu, nể nang né tránh...làm ảnh hưởng đến công vụ NN. Để chống tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc trong quan trường, Lê Thánh Tông rất chú trọng sử dụng PL. Ngoài những quy định của Bộ luật Hồng Đức, nhà vua cho ban hành nhiều sắc chỉ để trừng trị tệ nạn này. Trên một phương diện khác, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng tạo dựng một đội ngũ quan lại có thực tài. Theo dụ Hiệu định quan chế thì những người được tuyển bổ làm quan phải là những người thi đỗ trong các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình. Không kể đến các quan ở triều đình, ngay cả đến quan lại địa phương cũng phải là những người đỗ đạt “Phàm các lại viên có chân thi Hội đỗ Tam trường thì bổ làm chánh quan châu huyện và các chức kinh dịch, thủ lĩnh, phó sứ. Còn các lại viên không có chân thi Hội đỗ Tam trường thì chỉ bổ chức thủ lĩnh hoặc châu huyện” [29.Tr.150], thậm chí đến Xã trưởng tuy không phải là quan chức triều đình nhưng cũng phải lựa chọn trên cơ sở có học “Phải xét những người biết chữ, có tài cán mới nên lưu lại để tiện cho việc xét đoán cáo trình các việc và tiện cho dân. Nếu không biết chữ thì cho nghỉ” [17.Tr.278]. Phúc đáp nhu cầu đó, trong 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã từng bước quy chế hoá các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình, đi đôi với các biện pháp khuyến khích học hành và tăng cường chất lượng giáo dục. Ngoài ra, Lê Thánh Tông hết sức coi trọng năng lực thực tế của quan lại. Một trong 29 những bằng cớ là, ngoài hai hình thức tuyển dụng quan lại vốn được sử dụng phổ biến từ trước (tiến cử và tập ấm) và hình thức khoa cử đã được mở rộng dưới triều ông cầm quyền, Lê Thánh Tông còn đặt ra lệ bảo cử bằng một đạo sắc vào, năm Giáp Thìn (1484), trong đó quy định, các nha môn trong ngoài, nếu có chức nào khuyết thì có thể tìm người tài cán, học thức, thanh liêm, học giỏi để đề nghị Bộ Lại xét bổ vào chức đó, đồng thời xác định trách nhiệm của người bảo cử. Biểu hiện cụ thể nhất của việc coi trọng năng lực thực tế của quan lại chính là việc Lê Thánh Tông định rõ chế độ khảo công quan lại (khảo khoá) để căn cứ vào đó tiến hành khảo xét năng lực thực tế cũng như tính liêm khiết, cần mẫn của quan lại làm cơ sở để thưởng phạt, thuyên chuyển, thăng giáng hay thải loại quan lại. Với những chính sách và biện pháp rất cụ thể trong xây dựng đội ngũ quan lại, xã hội thời Hậu Lê đã chính thức được quan liêu hóa với một bộ máy NN đồ sộ chưa từng thấy trong lịch sử CĐPK Việt Nam. Dưới triều Hồng Đức, “quan chức lớn nhỏ trong Kinh và ngoài các Đạo cộng 5398 viên chức” [10.Tr.138] và “có trình độ chuyên môn hóa cao hơn hẳn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí ngay cả phương Tây thời trung cổ cũng không biết đến một chính quyền với các cơ quan chức năng hoàn chỉnh đến như vậy” [19.Tr.199 -209]. 30 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ 2.1 Chế độ đào tạo 2.1.1 Chính sách đào tạo Trải qua các triều đại khác nhau từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, vấn đề đào tạo quan lại được thực hiện ở những mức độ khác nhau, song đánh giá một cách tổng quan về mục tiêu, chính sách đào tạo quan lại của NNPK Việt Nam nói chung được biểu hiện ở hai khía cạnh chủ yếu sau: Lựa chọn, bồi dưỡng nhân tài và chuẩn hóa trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại thông qua giáo dục Nho học. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những chính sách đào tạo từ thời Lý, Trần nhà Hậu Lê đã thừa nhận Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống của NN và Nho học giành được địa vị độc tôn trong giáo dục, đào tạo quan lại. Chế độ khoa cử Nho học được mở rộng, phát triển mạnh mẽ và đi vào nề nếp theo phương châm “lấy trọng đạo sùng Nho làm việc trước, kén kẻ sĩ làm tiên phong trong phép trị nước”. Sách Việt sử thông giám cương mục cho biết: “NN khi mới lập quốc, để ý ngay đến việc gây dựng nhân tài; trong kinh thì lập Quốc Tử Giám, lựa chọn con cháu nhà các quan và những người tuấn tú trong nhân dân sung làm giám sinh. Ngoài các lộ thì lập trường học ở từng lộ, lựa chọn các con em những nhà lương thiện trong dân gian sung làm lộ hiệu sinh (tức học sinh trường lộ), cử những nhà Nho đáng làm thầy đứng ra dạy dỗ”. Theo dụ Hiệu định quan chế tất thảy mọi người được tuyển bổ làm quan lại đều phải là những người thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Tất cả mọi người trong nước, không kể nguồn gốc xuất thân, đều có quyền tham dự các kỳ thi. Điều 628, 629 Luật Hồng Đức chỉ cấm những người phạm tội bất hiếu, bất mục, con đàn con hát, những người can tội bè đảng với bọn phản nghịch và con cháu họ không được dự thi. Đây chính là 31 điều kiện thuận lợi để hoạt động đào tạo giáo dục theo Nho học phát triển mạnh mẽ, khiến cho “khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức…trong nước không bỏ sót nhân tài, triều đình không dùng người hèn kém. Bởi thế điển chương được đầy đủ, chính trị ngày càng hưng thịnh” [5.Tr.160]. Chính hoạt động đào tạo diễn ra mạnh mẽ như trên đã giúp hình thành một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo, có mặt ở khắp mọi nơi, trở thành nguồn quan trọng để triều Lê chính thức lấy học vấn làm tiêu chuẩn cơ bản trong tuyển dụng quan lại cho bộ máy hành chính NN. 2.1.2 Hệ thống cơ sở đào tạo Về cơ bản, cơ sở giáo dục đào tạo của nhà Hậu Lê được chia làm hai hệ thống: hệ thống trường công và hệ thống trường tư. 2.1.2.1 Hệ thống trường công Theo sử sách ghi lại, nhà Hậu Lê sau khi dựng nước đã cho lập các nhà học để đào tạo và gây dựng nhân tài. “Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ I (1428) hạ chiếu trong nước dựng nhà dạy học dạy dỗ nhân tài, trong kinh có Quốc Tử Giám, bên ngoài có nhà học các phủ”. Như vậy, ngay những năm đầu tiên của nhà Hậu Lê, các trường học đã được xây dựng. Đó chính là trường công do NN quản lý. Hệ thống này được chia làm hai cấp: cấp Trung ương - trường Quốc Tử Giám và cấp địa phương - các trường đặt ở các Lộ (Đạo), Phủ, Huyện (nhà học). Cơ quan quản lý việc học ở thời Hậu Lê là Bộ Lễ. Quốc Tử Giám được nhà Lý xây dựng vào năm 1070 dành cho con em hoàng tộc và về sau cho phép cả con em nhà bình dân theo học. Năm 1253, Trần Thánh Tông đổi gọi là Quốc học viện, sau đó còn đổi gọi là Thái học viện. Đến thời Lê Sơ, trở lại tên gọi là Quốc Tử Giám, nhưng trong nhiều văn sách vẫn gọi là nhà Thái học. Đây là cơ sở đào tạo duy nhất và lớn nhất ở Kinh đô, có hai chức năng chính là dạy dỗ, bồi dưỡng, đào tạo ra tầng lớp 32 Nho sinh để cung cấp cho bộ máy quan lại NN, đồng thời quản lý việc giáo dục, đào tạo. Ngoài con em tầng lớp quý tộc, quan lại, Quốc Tử Giám còn rộng cửa đối với cả con cháu các nhà thường dân, có đủ tư chất thông minh và hiếu học. Những người được nhập học Quốc Tử Giám chia làm hai loại: một loại gọi là giám sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ bốn trường kỳ thi Hương, một loại gọi là học sinh gồm quân và dân cũng đã thi đỗ bốn trường kỳ thi Hương. Các nguồn tài liệu không cho biết rõ việc xây dựng các trường công ở địa phương trong các giai đoạn Lý – Trần – Hồ, nhưng chắc chắn rằng đến giai đoạn Hậu Lê, cùng với nhu cầu về đội ngũ quan lại ngày càng gia tăng thì hệ thống trường công đặt ở các Đạo, Phủ, Huyện đã hình thành và phát huy tác dụng. 2.1.2.2 Hệ thống trường tư Ngoài hệ thống trường công do NN trực tiếp tổ chức và đào tạo, nhà Hậu Lê cũng xuất hiện nhiều trường tư. Trong lịch sử nước ta trường tư xuất hiện sớm hơn trường công, ban đầu nó tồn dưới dạng nhà chùa. Sau đó, những ngôi trường tư đúng nghĩa chỉ thực sự xuất hiện từ thời nhà Trần. Đó là các trường học của Chiêu Văn vương Trần Ích Tắc, của nhà Nho Chu Văn An…Đến thời Hậu Lê, đặc biệt từ thời Lê Thánh Tông thì trường tư đã khá phổ biến vì lúc này nhu cầu học tập gia tăng nên việc mở trường tư được khuyến khích và không còn phụ thuộc vào những quy định khắt khe của NN nữa. Bất cứ nhà Nho nào cũng có quyền mở trường học, lớp học. Những trường học này được gọi là Hương học (trường làng) vì nó nằm rải rác ở các làng mạc trong cả nước, nhằm giúp con em ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và con nhà nghèo không có điều kiện lên Phủ huyện hoặc lên kinh đô học tập. Thầy giáo đứng giảng ở các Hương học được gọi chung là “thầy đồ”. 33 Nhìn chung giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau, ngoài việc các thầy giáo trường tư sống bằng tiền đóng góp của học trò, còn các thầy giáo ở trường công thì sống bằng lương bổng của triều đình. Chương trình học, cách thức học như nhau. Gọi là Hương học nhưng học sinh cũng được học hành và dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện đi thi. Đến ngày đi thi không có sự phân biệt trường công hay trường tư, tất cả đều phải thi chung ở một địa điểm, làm chung một đề thi. Thực tế lịch sử chứng minh qua nhiều triều đại có nhiều người đỗ đạt khoa cử chỉ học ở trường làng. 2.1.3 Nội dung đào tạo và hoạt động thi cử 2.1.3.1 Nội dung đào tạo Trong suốt TKPK, tri thức Nho giáo là nội dung giáo dục nhằm xây dựng một đội ngũ trí thức thông thạo tinh thần, tư tưởng và nắm vững các điển tích Nho giáo, biết bình thơ văn, đàm luận các vấn đề thời sự, biết thuyết giáo…để có thể đảm trách công việc cai trị theo mục tiêu duy trì ổn định trật tự xã hội trên nền tảng của đạo Tam cương mà NNPK Việt Nam theo đuổi. Học trò của các trường công và trường tư đều phải theo học kinh sách Nho giáo, bao gồm Tứ thư, Ngũ kinh, sách của Bách gia chư tử, đồng thời trang bị các kiến thức hán học, sử học, dân tộc học…. Ở tuổi sơ học, cùng với việc học mặt chữ, học sinh đã bắt đầu tiếp xúc với những điều sơ đẳng về đạo Nho qua các sách như Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn và cả những cuốn sách như Thiên tự văn, Minh tâm bảo giám, Tam tự kinh, đồng thời học sơ lược về Tứ thư, Ngũ kinh. Ở độ tuổi lớn hơn, học trò phải học sâu vào nội dung của Tứ thư, Ngũ kinh và tuần tự học đối thơ, phú, kinh nghĩa (giảng nghĩa một câu trong kinh truyện), tập văn sách (loại văn như Nghị luận), tứ lục (loại văn như Phú)…từ 34 dễ đến khó, từ thấp đến cao để tạo lập khả năng soạn các bài nghị luận, chiếu, chế, biểu... Để phục vụ cho việc học tập và thi cử, ngoài các văn sách cơ bản của Nho giáo, nhà Hậu Lê cũng thường biên soạn các loại văn mẫu và biên tập các sách trước thuật theo chủ trương không quá gò bó vào các phương sách kinh điển Nho giáo mà đòi hỏi người học phải có khả năng giải quyết những vấn đề nảy sinh từ đời sống thực tiễn. Ngoài dạy và học văn, triều Hậu Lê cũng chú ý khuyến khích học trò học làm toán, học võ, học thiên văn địa lý…Đặc biệt, để phục vụ cho các kỳ thi tuyển Lại viên, tạo nguồn cho đội ngũ thuộc lại giúp việc, NN đã có chú trọng mở các khóa học về viết chữ, làm tính và hiểu biết về hình luật, soạn thảo công văn hành chính. Bắt đầu từ đời Lê Sơ, các môn làm toán, viết chữ, thảo công văn đều là môn thi bắt buộc đối với kỳ thi Lại viên. 2.1.3.2 Hoạt động thi cử Con đường tiến thân, gia nhập vào đội ngũ quan trường phong kiến là học hành - đỗ đạt – tham chính. Vì vậy, việc học và thi đỗ làm quan là mục tiêu phấn đấu của tất cả những người đi học trong TKPK ở Việt Nam. Đúng như Phan Huy Chú đã nhận xét trong Lịch triều hiến chương loại chí: “Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục. Phàm muốn thu hút người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình thì người làm vua một nước không thể không có khoa cử” [5.Tr.136] a. Hình thức thi cử Có thể nói, toàn bộ việc dạy và học trong nhà trường đều phục vụ cho việc thi cử. Thi cử là khâu cuối cùng của việc đào tạo và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tuyển chọn quan chức cho bộ máy NN. Tùy theo mục đích yêu cầu của việc tuyển chọn quan chức mà NN quyết định mở các kỳ thi như: thi tuyển tiến sĩ, thi Minh kinh, thi Đông các, thi Hoành từ - gọi chung là thi 35 tuyển quan văn, thi Lại viên, thi tuyển quan võ…Vì vậy, thi cử là phương thức để NN đánh giá trình độ học vấn qua đó xác định học vị. Để có được học vị, người đi học phải lần lượt trải qua các kì thi: Sát hạch, Khảo hạch, thi Hương, thi Hội, thi Đình, trong đó ba kì thi sau là ba kì thi chính. Kỳ thi Hương được tổ chức ở Phủ, lấy đỗ Hương cống (Cử nhân) và Tú tài (Sinh đồ). Kỳ thi Hội được tổ chức ở kinh đô, lấy đỗ Tiến sĩ và Phó Bảng (khi NN không tổ chức thi Đình) hoặc xác định những người trúng trường - là điều kiện để đi thi Đình (khi NN tổ chức kỳ thi Đình). Kỳ thi Đình được tổ chức tại sân điện của nhà vua, do vua trực tiếp ra đề và vấn đáp, lấy đỗ Tam khôi, Hoàng giáp và các đồng tiến sĩ. Việc thi cử được nhà Hậu Lê quy định rất quy củ: hàng năm đều tổ chức thi Hương, ba năm một lần tổ chức thi Hội và những người đỗ kỳ thi Hội đều được vào thi Đình. Ngoài các hình thức thi văn sách nói trên, NN còn tổ chức các kỳ thi viết chữ và làm tính để chọn Thuộc lại. Đặc biệt, khoa cử dưới thời vua Lê Thánh Tông là thịnh đạt nhất. Trong giai đoạn cầm quyền của mình, Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi, lấy đỗ 501 tiến sĩ, trong đó có 9 người đỗ trạng nguyên. Từ thế kỷ XVI, xã hội Đại Việt đã mất đi cảnh thái bình thịnh trị, dẫn đến khủng hoảng loạn lạc triền miên suốt ba thế kỷ. Trong tình trạng xã hội khủng hoảng và loạn lạc kéo dài, các tập đoàn Mạc – Lê – Trịnh cũng vẫn mở khoa thi tương đối đều đặn, đặc biệt là vương triều Mạc. Tuy nhiên, từ Lê Trung Hưng (cuối thế kỷ XVI) trở đi, việc đào tạo quan lại qua khoa cử ở Đàng Ngoài ngày càng lỏng lẻo, thậm chí hỗn loạn. b. Thể lệ, quy chế thi cử Tổ chức thi cử là độc quyền của NN và được giao cho Bộ Lễ đảm nhiệm. Bộ Lễ xây dựng quy chế thi sau đó trình nhà vua xem xét, nhà vua là người ra quyết định cuối cùng. Triều đại nhà Lê trải qua các đời từ Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông đến Thánh Tông…đã hoàn thiện các thể lệ thi cử trở thành 36 chế độ của NN. Việc tổ chức thi được thực hiện theo cấp độ từ thấp lên cao qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Đối tượng dự thi cũng được quy định chặt chẽ. Năm Quang Thuận thứ 3 (1462) quy định rõ đối tượng lựa chọn để tham gia vòng thi Hương không phân biệt là dân hay lính nhưng phải có đức hạnh và cấm thi một số trường hợp liên quan đến nhân thân như “kẻ nào vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa…thì dẫu học giỏi, văn thơ hay cũng không cho vào thi” hay “nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, thì bản thân và con cháu không được dự thi” [16.Tr.396]. Tất cả các thí sinh đã đỗ kỳ thi Hương (có bằng cử nhân) đều được vào thi Hội. Các thí sinh đỗ kỳ thi Hội mới được vào tham dự thi Đình. NN thông qua bộ Lễ quy định rõ ràng về quy chế thi cử và đảm bảo việc thi cử được thực hiện nghiêm túc. Học sinh muốn dự kỳ thi Hương nhất định phải qua lệ bảo kết và một kỳ thi khảo hạch. Lệ bảo kết và thi khảo hạch là để xét duyệt bước đầu những thí sinh có đủ phẩm hạnh và năng lực như một điều kiện bắt buộc. Trước khi thi Hương các xã quan và huyện quan phải lập danh sách, xét duyệt lý lịch những người ứng thi, gọi là bảo kết. Sau khi qua lệ bảo kết thí sinh phải qua một kỳ khảo hạch, tức là tuyển loại những người có đủ trình độ tối thiểu để dự thi. Phép thi Hương bao gồm bốn kỳ thi (tứ trường), thí sinh đỗ kỳ một mới được vào thi kỳ hai, cứ như thế đến kỳ ba và kỳ bốn. Những người đỗ trong cả bốn kỳ thi Hương được gọi chung là Hương cống hoặc Cử nhân và mới được vào dự thi ở cấp cao hơn là thi Hội và thi Đình, gọi chung là đại khoa. Thi Hội cũng có bốn kỳ như thi Hương nhưng chất lượng cao hơn. Những người đỗ cả bốn kỳ thi Hội được cấp bằng tiến sĩ – học vị cao nhất dành cho một thí sinh tham gia khoa cử. Chỉ các tiến sĩ mới được tham gia thi Đình gọi là điện thí (thi tại sân cung điện của nhà vua do nhà vua trực tiếp hỏi bài). Thi Đình nhằm mục đích xếp loại các tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi 37 Hội theo các bậc sau: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, sau là Tiến sĩ xuất thân và Tiến sĩ đồng xuất thân. Học trò đi thi phải tuân thủ đầy đủ quy chế thi cử liên quan đến quá trình nhập trường, quá trình làm bài thi, các quy định về kiêng tên húy…Quốc triều hình luật quy định rõ: “Những cử nhân vào thi Hội mà mượn người vào làm hộ bài thi, cùng người làm hộ đều phải biếm ba tư; thi Hương thì phải biếm hai tư. Người giấu sách vở đem vào trường thi phạt 80 trượng [40.Tr.96]; “Các quan giám sát việc thi Hội, thi Hương đáng phải khám xét những người mang giấu sách vở mà không khám xét hay khám xét giả dối thì đều xử phạt 60 trượng; biết mà cố ý dung túng thì cũng phải tội như thế” [40.Tr.97]. Người đi thi nhất nhất phải trải qua các môn thi kinh nghĩa, văn sách, thi, phú, chiếu, chế, biểu. Ngoài ra còn một số những môn thi khác như ám tả, tập viết, luật pháp, toán pháp, toán học…nhưng không thường xuyên. Riêng đối với ngạch quan võ thì việc thi cử chủ yếu nhằm xác định năng lực thực tế trong võ nghệ, bắn cung, dùng gươm, chỉ huy quân đội…và được tiến hành theo những thể thức riêng do bộ Lại quy định. Khoa thi dành riêng cho việc tuyển quan võ gọi là Bác cử. Như vậy, với sự phát triển của giáo dục và thi cử Nho học đã tạo ra điều kiện thuận lợi để NN tuyển chọn quan lại có chất lượng trên cơ sở học vấn. Từ thời Hậu Lê cho đến nhà Nguyễn, đại đa số giới chức quan liêu ở các cấp chính quyền Trung ương và địa phương cùng các cơ quan chuyên môn đều xuất thân từ khoa cử, là những người đỗ đạt qua các kỳ thi nghiêm ngặt, dù họ thuộc thành phần xã hội nào (trừ người thuộc diện cấm thi): “Phàm các Lại viên có chân thi Hội đỗ tam trường thì bổ làm chánh quan châu huyện và các chức kinh dịch, thủ linh, phó sứ. Còn lại các Lại viên không có chân thi hội đỗ tam trường thì bổ chức thủ linh hoặc châu huyện”. Các vệ ty cũng được chọn từ các nha môn trong những người đã dự thi khoa tiến sĩ. 38 2.2 Tuyển dụng quan lại Tuyển dụng quan chức cho bộ máy chính quyền NN là một công việc cần thiết và quan trọng cho bất kỳ một quốc gia cổ kim nào. Chế độ tuyển chọn quan chức nhà Hậu Lê đã có những vận hành, biến thiên khá rõ, thích ứng với các bước phát triển của lịch sử đương thời và để lại những kinh nghiệm phong phú qua từng diễn biến của nó. Mặt khác, từ góc độ lợi ích quan tâm của nhà Hậu Lê trong việc tuyển dụng quan chức để phục vụ cho sự phát triển và tồn tại của mình đương nhiên nó cũng phải suy nghĩ, tìm kiếm và đặt sự tuyển dụng ấy vào nhiều nguồn (trong đó, nguồn chính là sĩ tử nhưng không phải là duy nhất) và bằng nhiều cách. 2.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng Đứng trên tinh thần của Nho giáo, tiêu chuẩn tuyển chọn quan lại của nhà Hậu Lê dựa trên hai tiêu chí: Đức (đạo đức của người làm quan) và Tài (năng lực của người làm quan). Bởi vậy, ngay sau khi lên ngôi Lê Lợi đã xuống chiếu hạ lệnh tiến cử người Đức Tài ra giúp nước, từ đây Đức Tài đã chính thức trở thành một tiểu chuẩn quan trọng hàng đầu và chủ yếu trong việc tuyển dụng quan lại thời Hậu Lê và cả những triều đại sau đó. Điều này cũng đồng nghĩa với tư cách của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Hai tiêu chuẩn này được nhà Hậu Lê mà điển hình là Lê Thánh Tông cụ thể hóa thành những yêu cầu bắt buộc đối với người làm quan. Thứ nhất, Đức là tiêu chuẩn về đạo đức và nó phải được thể hiện trên ba phương diện sau: một là, trung với vua (trách nhiệm với vua); hai là, thương yêu và chăm lo đến quyền lợi của dân (trách nhiệm trước dân); ba là, có đạo đức công vụ trong sáng (trách nhiệm trong thực thi công vụ) Với quan niệm quan là bầy tôi của vua, là đội ngũ giúp vua cai trị đất nước, nên quan lại phải tôn thờ, trung thành và tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của vua. Bởi thế mà Lê Thánh Tông đã từng nói: “…về đường chính trị Nho 39 giáo lấy cái nghĩa quân thần làm trọng. Ở trong nhà thì con cháu phải có hiếu với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với vua” [26.Tr.40 – 60]. Trong bài dụ Hiệu định quan chế, Lê Thánh Tông nói rõ hơn: “Kẻ làm bầy tôi giúp rập, cũng nên kính giữ phép thường, cố giúp vua trên, khiến noi công nước, tránh khỏi tội lỗi”. Đây được coi là mối quan hệ quân – thần và NN đã có những biện pháp cụ thể để bảo vệ mối quan hệ chủ đạo này. Chẳng hạn như khi xây dựng Bộ luật Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã dành nhiều Điều trừng trị những hành vi vi phạm lòng trung quân như: quan chức nào không đến dự ngày hội Minh thề (hội thề tận trung với vua) bị xử tội đồ hay tội lưu (Điều 170 – Bộ luật Hồng Đức). Quan lại ở kinh đô hay địa phương mà mưu kết bè đảng thì bị tội lưu, mưu phản nghịch tội chém (Điều 103); viên quan nào nếu tỏ ra bất kính với lời nói, tâu việc gì lầm phạm đến tên vua hay tên húy của vua thì bị phạt suy, viết phạm vào tên húy thì bị phạt trượng; đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì bị tội lưu, tội tử (Điều 125)… Trong quan niệm của nhà vua, quan lại là người giúp vua cai tri đất nước, điều đó có nghĩa là quan lại phải giúp vua cai trị dân, để dân được no đủ, không kêu ca oán thán, không tụ bè kết đảng quấy nhiễu làm hại đến đức sáng của vua và ảnh hưởng đến sự bền vững của vương triều. Quan lại có được lòng dân hay không là một tiêu chuẩn đạo đức quan trọng. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ quan lại là phải quan tâm đến dân, có trách nhiệm với dân, điều này được thể hiện trên hai mặt: một là tôn trọng lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân; hai là khuyến khích nông trang để đủ cơm áo cho dân. Nói cách khác, theo cách nói hiện đại thì đó chính là việc phải quan tâm đến cả đời sống tinh thần và vật chất của dân. Đạo đức của người làm quan phải được thể hiện cụ thể trong hoạt động công vụ. Các vị vua đánh giá đạo đức của người làm quan thông qua tính 40 chuyên cần, tận tụy với công việc và phải trong sạch. Tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc được xem là tệ nạn, cần được tích cực ngăn chặn. Thứ hai, bên cạnh Đức thì Tài là tiêu chuẩn cần phải có ở những người làm quan. Ở thời Lê Thánh Tông, ông đã từng có ý chỉ: “Sự nghiệp trị nước lớn lao của đế vương không gì cần kíp hơn nhân tài, điển chương chế độ đầy đủ của NN tất phải chờ ở bậc hậu thánh. Bởi vì trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào hậu thánh thì đều chỉ là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể đạt tới chính trị phong hóa phồn vinh, văn vật điển chương đầy đủ” [17.Tr.492]. Tài của người làm quan phải được biểu hiện ở khả năng giúp vua cai trị đất nước, nói cách khác là biểu hiện ở năng lực của người làm quan. Năng lực đó phải được thể hiện trên hai phương diện: Trình độ học vấn - chủ yếu là trình độ thông hiểu văn, sử, kinh sách Nho giáo và năng lực thực tế - biểu hiện qua hiệu quả cai trị. Học vấn của người làm quan luôn được coi trọng, nó như một chuẩn mực cần phải có. Bởi thế, theo dụ Hiệu định quan chế thì những người được tuyển bổ làm quan phải là những người thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Không kể đến các quan ở triều đình, ngay cả đến quan lại địa phương cũng phải là những người đỗ đạt. Như vậy, học vị được xác định là cơ sở để bổ nhiệm chức vụ. Tuy nhiên, học vị phải phản ánh đúng trình độ học vấn. Trường hợp không có học vị, tiêu chuẩn về Tài của người được tuyển chọn làm quan phải được bộc lộ ở một khả năng khác như có công lao đặc biệt, có khả năng chỉ huy quân sự, có khả năng bày đặt kế sách...Nói cách khác, khi không có học vị, tiêu chuẩn về Tài có thể được xác định ở năng lực thực tế. Tuy vậy, thông thường thì NN không bố trí những người này trực tiếp chịu trách nhiệm về các công việc hành chính mà phần lớn chỉ cho họ giữ 41 những chức quan tư vấn cao cấp hay đảm trách công việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của quan lại. 2.2.2 Phương thức tuyển chọn quan lại Để tuyển chọn được đội ngũ quan lại ưu tú, tinh thông nghiệp vụ, tận trung với vua, tận lực với dân nhà Hậu Lê đã xây dựng một quy chế riêng biệt giữa phương thức tuyển chọn Quan và phương thức tuyển chọn Lại. 2.2.2.1 Phương thức tuyển chọn Quan Người được bổ nhiệm vào giữ một vị trí trong hệ thống quan trường có thể được tuyển chọn theo các hình thức sau: a. Nhiệm tử (ấm sung) Là định lệ của NN dựa vào ân trạch của cha, ông mà con, cháu được bổ vào một chức quan nào đó trong hệ thống quan trường phong kiến. Lệ nhiệm tử được NN quy định chặt chẽ về đối tượng, thể lệ, phạm vi tuyển dụng. Đối tượng này có phạm vi khá rộng rãi ở đầu triều Hậu Lê (bao gồm con và cháu trai trưởng các tước Công, Bá, con trai các quan nhất, nhị phẩm và con trưởng các tước Công, Bá, con trai các quan nhất, nhị phẩm và con trưởng các quan từ nhất đến bát phẩm). b. Tiến cử Là cách mà một viên quan tiến cử một người có Tài Đức hay có công lao để xem xét bố trí vào một vị trí thích hợp trong hệ thống quan trường. Phép tiến cử thường được áp dụng đối với những người có tài năng đức hạnh nhưng chưa từng làm quan. Người được tiến cử thường không qua đào tạo, không có học vị nhưng có năng lực thực tế. Nhằm tránh tình trạng tiến cử sai người để nhận hối lộ hay vì tình thân, NN đã có những quy định PL cụ thể về trách nhiệm của người tiến cử. Điều 174 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm và 42 phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc”. Giai đoạn đầu triều Hậu Lê, việc tiến cử và tự tiến cử rất được đề cao. Tiến cử giới thiệu người Hiền Tài đã trở thành nhiệm vụ mà vua giao cho các chức quan từ tam phẩm trở lên. Mỗi người phải tiến cử một người từ trong triều hay ngoài thôn dã, đã làm quan hay chưa làm quan. Tiến cử được người Tài thì được thưởng theo mức độ Tài Đức của người được tiến cử. Đến thời Hồng Đức, chủ trương này đã trở thành chế độ của NN, mặc dù khoa cử lúc này đã rất phát triển. Đây thực chất là hình thức đánh giá người bằng tín chấp. Người tiến cử phải lấy phẩm hàm, tước vị của mình đảm bảo rằng người được tiến cử là có Tài, xứng đáng với chức vị được giao. c. Bảo cử Bảo cử là hình thức tuyển dụng quan chức bổ sung cho các phương thức tuyển dụng công thần và tuyển dụng bằng thi cử, gần giống như tiến cử. Theo lệ này thì các quan lại đương chức có quyền và nghĩa vụ giới thiệu những người đã qua đào tạo hoặc đỗ đạt đại khoa và được giới thiệu trên cơ sở thăng chức hoặc bổ chức mới để bổ sung vào những chức vụ hiện đang khuyết. Nói cách khác, đối tượng được bảo cử là những người đang làm quan, có uy tín và tài năng, có thể được sắp xếp vào những vị trí cao hơn và phù hợp hơn. Cũng giống như tiến cử, việc bảo cử được PL quy định khá chặt chẽ, đáp ứng được các điều kiện sau: một là, phải được giới thiệu bởi các quan chức đương nhiệm của NN (riêng thời Lê Sơ và Tây Sơn chấp nhận cả tự tiến cử); hai là, trước khi bổ nhiệm phải trải qua kỳ sát hạch của cơ quan NN có thẩm quyền; ba là, người tiến cử hay bảo cử phải chịu trách nhiệm về tư cách và năng lực của người được tiến cử hay bảo cử. Theo Phan Huy Chú thì giới thiệu làm quan có hai cách: “Một là tiến cử thì lấy người Tài Đức hơn hẳn mà không cứ thân phận; hai là bảo cử thì lấy 43 người danh vọng dạng rệt mà phải theo tư cách. Hai lối ấy giống nhau mà thể thức hơi khác. Lệ bảo cử có từ thời Hồng Đức, bấy giờ việc ấy làm thận trọng, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức đều xứng đáng, rút cục thu được hiệu quả là chọn được người Hiền Tài” [5.Tr.78]. Với những quy định chặt chẽ như vậy, phép bảo cử đã phần nào giới thiệu được những người có năng lực và đức độ giúp việc cho bộ máy cai trị NN, đồng thời cũng tỏ rõ thiện ý của các bậc quân chủ trong việc tìm kiếm rộng rãi những người Hiền Tài tham gia vào đội ngũ quan chức. Tuy nhiên, trong một xã hội ngày càng phân biệt tôn ti đẳng cấp, nhất là khi giới quan chức câu nệ vào các tiêu chí công thần và đại khoa thì việc thực hiện lệ bảo cử, tiến cử tất phải bị nhiều hạn chế. Thường thì chỉ bảo cử được những quan chức cấp thấp. d. Khoa cử Là phương thức tuyển bổ quan lại bằng cách chọn những người đỗ đạt với các mức độ khác nhau trong các kỳ thi để xếp vào những chức vụ tương ứng. Khoa cử không chỉ áp dụng để tuyển quan văn mà còn để tuyển quan võ, thậm chí còn sử dụng để tuyển tăng quan. Được đánh là cách tuyển dụng quan trọng nhất, thành đạt nhất trong hệ thống các hình thức tuyển dụng quan chức NN của các TĐPK Việt Nam nên triều đại nào cũng mở khoa thi để lựa chọn nhân tài bao gồm Thường khoa, Ân khoa, Chế khoa và khoa thi Bác cử nhưng Thường khoa được tổ chức qua ba kỳ thi (Hương, Hội, Đình) là khoa thi tuyển quan chủ yếu. Lịch sử khoa cử ở nước ta được mở đầu bằng khoa thi “Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường” tổ chức năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 triều Lý Nhân Tông (1075). Từ thời điểm đó trở đi, việc đào tạo, tuyển dụng quan lại qua khoa cử càng được các triều Lý - Trần - Hồ coi trọng, nhưng từ triều Hậu Lê khoa cử mới được đề cao. Cổ súy cho phương châm “Muốn có nhân tài 44 trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu…” [6.Tr.10] nên khi đương triều cùng với việc đề ra nhiều chính sách quy định những quyền lợi của Nho sĩ, sĩ tử nhằm động viên khuyến khích người học, mở rộng con đường tuyển chọn bậc hiền lương phương chính thì Lê Lợi đã nhiều lần tổ chức thi vào các năm 1426, 1431, 1433, qua đó để tuyển bổ quan chức. Tuy nhiên, đây chưa phải là kỳ thi tuyển quan chức. Kỳ thi tuyển quan chức đầu tiên của nhà Hậu Lê bắt đầu được hình thành từ chiếu chỉ tháng 8 – 1434 của Lê Thái Tông: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, mà phép lựa chọn kẻ sĩ trước hết phải lấy thi cử làm đầu….Nay định rõ lệ khoa thi: bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5 (1438) thi Hương ở các đạo, năm thứ 6 (1439) thi Hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đó về sau cứ ba năm một lần thi lớn. Coi đó làm quy định lâu dài. Người nào thi đỗ đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân”. Đây có thể coi là tuyên ngôn đặt nền móng cho chế độ tuyển dụng quan chức bằng thi cử, đặt biệt là dùng thi cử để chọn tiến sĩ, rồi từ đó “xuất thân” thành quan chức. Thực tế cho thấy, dưới triều Hậu Lê kết quả mà phương thức này mang lại tương đối cao. Nhà sử học Phan Huy Chú thừa nhận: “Bấy giờ quan trong ở Đài, Viện, quan ngoài ở địa phương đều dùng người đỗ tiến sĩ”. Những chức vụ thấp hơn, kể cả các Thuộc lại ở Bộ, Ty, Viện cũng đều dùng những người có học thức và đều phải trải qua thi cử. Thậm chí, con em các công thần, công hầu bá học kém mà cất nhắc các chức Thuộc lại, cũng phải đưa vào học ở Sùng Văn Quán, Quốc Tử Giám, sau đó được kiểm tra và tùy trình độ mà phân phối vào các Ty, Bộ, “Đến như những người ứng việc các vệ, thuộc lại các nha, đều lấy những người trúng trường ra làm quan”. 2.2.2.2 Phương thức tuyển chọn Lại Nhà Hậu Lê rất coi trọng tuyển chọn thuộc lại qua các kỳ thi. Những Lại viên được tuyển lựa qua các kỳ thi được giao trọng trách hơn những Lại viên 45 không qua thi tuyển. Tuy nhiên, quy chế tuyển chọn Lại viên không quá chặt chẽ như tuyển chọn Quan. Về cơ bản, các kỳ thi tuyển Lại thường không được tổ chức theo định kỳ; tùy từng giai đoạn, từng triều đại mà nội dung thi tuyển có sự thay đổi cho phù hợp; NN có thể tổ chức tuyển Lại viên cho tất cả các cơ quan nhưng cũng có thể giao cho từng cơ quan tự tổ chức; việc tuyển Lại viên cũng có thể sử dụng kết quả từ các kỳ thi tuyển quan. Kỳ thi Lại viên đầu tiên được tổ chức vào đầu thời Lý. Nếu nhà Lý cho rằng Lại viên cần thông thạo phép viết chữ, làm tính và hiểu biết về hình luật thì nhà Trần lại quan tâm trước tiên đến việc dạy Lại viên biết viết công văn hành chính. Từ thời Hậu Lê, các môn toán, viết chữ, thảo công văn đều là môn thi bắt buộc đối với người thi Lại viên. Thời Lê Trung Hưng, từ năm 1652 trở đi, NN vẫn thường mở các kỳ thi thư toán (khoảng từ 10 – 15 năm mở một khoa) nhưng không được quy củ như trước. Các khoa thi thường có đến hàng vạn người tham dự. Khoa thi năm Bảo Thái thứ 6 (1725) lấy đỗ 1.332 người trong đó có 132 người đỗ về môn toán và khoa thi năm Cảnh Hưng thứ 6 (1747) lấy đỗ 1.416 người trong đó có 32 người đỗ về môn toán. Đây là hai khoa thi tuyển số lượng Lại viên đông nhất thời Lê Trung Hưng. 2.2.3 Thể lệ, quy trình tuyển chọn quan lại Trong NNPK cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển chọn quan lại là Bộ Lại. Vào thời Hậu Lê, phàm hai chức trúng trường và các bậc tạp lưu đều do quan Bộ Lại thi hành xét tuyển. Duy chỉ có các chức Tham Nghị, Hiến phó là do triều đình bảo cử. Việc tuyển chọn để bổ khuyết vào những chức quan còn trống được thực hiện thường xuyên hàng năm. Theo định kỳ sẽ có những lần tuyển chọn, thuyên chuyển lớn (NN quy định 6 năm có một lần tuyển bổ lớn, 9 năm có một lần thăng giáng, thuyên chuyển lớn). 46 Để đảm bảo sự trung thực, chính xác và hiệu quả trong hoạt động tuyển chọn, quy trình tuyển chọn quan lại được triều Hậu Lê quy định cụ thể như sau: tháng 3, Bộ Lại yết bảng thông báo về tuyển dụng và thu nộp đơn của những người xin ra làm quan hoặc đề xuất của những người tiến cử; tháng 7, Bộ Lại tiến hành xét đơn và trong vòng một tháng phải hoàn thành xong thủ tục xét đơn; tháng 8, Bộ Lại đệ trình danh sách đã xét lên nhà vua. Sau khi được nhà vua phê duyệt, danh sách những người được chấp nhận được chuyển trả về Bộ Lại và bộ Lại có trách nhiệm chuyển sang Lại khoa để Lại khoa soát lại lần cuối và làm cơ sở theo dõi, giám sát các quan lại sau này. Sau khi có ý kiến của Lại khoa, Bộ Lại mới tiến hành làm lệnh và chuyển tới các đương sự để thi hành. Đối với những người đỗ các kỳ thi Hương và thi Hội thì bổ nhiệm ngay vào vị trí. Riêng đối với những người đã đỗ kỳ thi Đình (Tiến sĩ) và thường được bổ nhiệm vào những chức quan to ở triều đình thì còn phải trải qua kỳ thực tập rồi mới chính thức được bổ nhiệm. Tuy nhiên, các thủ tục nói trên chỉ là quy trình chung. Trong thực tế, nhà vua có thể tự quyền trao chức vụ hay phẩm tước cho bất kỳ người nào mà nhà vua xét thấy có đủ khả năng đảm trách một vị trí nào đó trong hệ thống quan trường phong kiến. Đôi khi, việc trao phẩm tước chỉ đơn thuần là sự ban thưởng mà không xuất phát từ nhu cầu cần thiết của công việc điều hành chính sự. Trong những trường hợp cụ thể này, vai trò của Bộ Lại và các cơ quan khác trong quy trình tuyển chọn quan lại sẽ không còn mang tính chất hiện thực. 2.3 Sử dụng quan lại Tuyển chọn quan lại được coi như tuyển chọn nhân tài cho đất nước, là việc hệ trọng của quốc gia, đã trở thành phương châm hành động của nhà vua và các cơ quan làm công tác nhân sự của NN. Dựa trên nền hành chính phong kiến đến đỉnh cao, tổ chức và hoạt động của đội ngũ quan lại từ Trung ương 47 đến địa phương đã được quy định cụ thể, chặt chẽ thông qua hệ thống các Bộ luật, các chiếu, chỉ của nhà vua, tạo thành cơ sở pháp lý để thực hiện ổn định, nhất quán, lâu dài. Song, để đội ngũ quan lại hoạt động có hiệu quả thì NN cần đề ra những nguyên tắc cụ thể cũng như những biện pháp kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những quan lại có công với nhân dân, với đất nước để tôn vinh cũng như khích lệ lòng yêu nước thương dân của họ. Mặt khác, NN cũng đề ra những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những quan lại có hành vi sai trái, tham nhũng, gian lận…trong khi thi hành công vụ để giữ vững kỷ cương phép nước và hơn hết là giữ trọn niềm tin trong nhân dân. 2.3.1 Trách nhiệm công vụ của quan lại Theo quan điểm Nho giáo, những người làm quan phải làm tròn nghĩa vụ với vua (trung quân) và với dân (chăm dân). Điều này được thể hiện rõ trong bài dụ Hiệu định quan chế của Lê Thánh Tông. Ý chỉ của ông còn được Hiển công đại phu Nguyễn Đôn Phục lĩnh ý khi viết văn bia tiến sĩ khoa Mậu Tuất (Năm Hồng Đức thứ chín - 1478): “Ngày thường thì can gay nói thiệt tôn vua giúp dân, đến lúc nguy biến thì phải hy sinh thân mình vì nước quên nhà thấy nguy chịu chết, có như thế mới gọi là người hết đạo làm tôi, không thẹn với khoa danh” [33.Tr.135]. Đảm nhận trọng trách lớn lao: giúp vua cai trị đất nước nên quan lại phải làm cho dân được no đủ, thanh bình…đảm bảo sự bền vững của vương triều. Do đó, năm 1485, Lê Thánh Tông ban hành chiếu dụ nêu rõ: “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp ấy của chính sự là chức trách của các thú mục” [17.Tr.481]. Cũng trong bản chiếu dụ này, Lê Thánh Tông yêu cầu: “Từ nay về sau, bọn các ngươi phải biết bỏ hết tệ trước, phàm sắc lệnh của triều đình phải một lòng vâng làm, nhân dân bị đói rét phải tìm cách kinh lý. Quan phủ huyện châu thì phải hàng năm tuỳ thời xem 48 xét chỗ ruộng cao thấp, khuyên bảo việc nông tang, đất nào có lợi còn sót thì tuỳ cách mà gióng giả, người nào sức còn rỗi thì tuỳ việc mà khuyên bảo, để cho dân có của thừa mà không có tệ đói rét trốn đi. Trong những lúc đi tuần hành, đến nơi nào phải đem hết những lời văn của sắc dụ đời trước, lời dạy về lễ nhạc xưa nay, ân cần hiểu bảo, để cho dân biết theo tiện, đổi lỗi. Nếu có việc gì hại giáo hoá, tổn phong tục thì phải để ý trị răn; có người nào trung tín hiếu đễ thì phải để lòng khen thưởng. Như thế thì dân theo về trung hậu, đổi bỏ hết thói điêu bạc gian dối” [17.Tr.526]. Năm 1471, trong khi Dụ các quan Thừa tuyên phủ huyện ở Sơn Nam về công việc hành chính tại địa phương, ông cũng đã vạch ra: “Bọn các ngươi là hạng phương diện chức to, thân dân trách trọng, không biết thể theo lòng nhân của triều đình nhà nước yêu nuôi nhân dân, chỉ chăm làm những việc nhỏ mọn như roi vọt sổ sách. Nay sứ ty và phủ huyện các ngươi phải mau mau đi xét trong hạt, những nơi núi chằm bờ biển, chỗ nào có thể làm ruộng được; các đê đập ngòi cừ, chỗ nào có thể đào đắp được, cùng là chỗ nào có giống hổ lang làm hại, có kẻ cường hào xui giục kiện tụng, phong tục điêu bạc, nhân dân đau khổ, hết thảy các việc tiện lợi nên làm, những mối tệ hại nên bỏ, trong hạn 100 ngày phải tâu rõ ràng lên. Nếu để chậm quá hạn thì sẽ bị trị tội…” [17.Tr.484]. Nghĩa vụ với vua và nghĩa vụ với dân của quan lại thể hiện tập trung trong những yêu cầu về trách nhiệm công vụ của người làm quan. Theo đó, đội ngũ quan lại phải có trách nhiệm: tận tụy, chuyên cần trong công vụ; giải quyết công vụ phải chuyên tâm, chính xác, theo đúng thủ tục và thời hạn luật định, có căn cứ xác thực; thực thi công vụ phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối; giải quyết công việc phải trên cơ sở đi sâu, đi sát thực tế; đảm bảo “văn minh công sở”; chịu trách nhiệm về việc làm của thuộc cấp; liên đới chịu trách nhiệm trong xử lý công vụ; chịu trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật công vụ…Đồng thời, quan lại có trách nhiệm không vi phạm các điều cấm 49 trong thực thi công vụ: cấm kết bè đảng và bất hòa nội bộ; cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi cá nhân hay sách nhiễu dân chúng; cấm chối lỗi khi có hành vi sai sót trong công vụ; và các hành vi bị cấm cụ thể khác. Các yêu cầu nói trên được cụ thể hóa trong các quy định PL. Khi xây dựng Quốc triều hình luật, Lê Thánh Tông dành nhiều Điều trừng trị những hành vi vi phạm lòng trung quân: Điều170; Điều 103; Điều 125; Điều 222...Cùng với đó, các Điều 193, 256, 299, 301, 302 xử phạt nặng quan lại nhỏ dùng uy quyền của mình để bắt dân sai phái, phục dịch riêng; Điều 337 phạt biếm nhà quyền thế lấy con gái lương dân bằng cách ức hiếp; Điều 421, 469 cấm mọi hành vi ngược đãi của quan lại cường hào đối với dân nghèo; Điều 460 ,461, 530 phạt nặng quan đi bắt trộm, nhân đó cưỡng xiết tài sản của nhân dân… 2.3.2 Chế độ điều chuyển quan lại Chế độ điều chuyển quan lại là hoạt động quan trọng của NNPK, xuất hiện từ thời nhà Lý và dần trở thành chế độ thường xuyên trong sử dụng đội ngũ quan lại phong kiến. Nội dung của hoạt động điều chuyển quan lại là chuyển một viên quan từ vị trí này sang một vị trí khác trong hệ thống quan trường hay chuyển địa bàn trị nhậm của một viên quan từ nơi này sang nơi khác. Việc luân chuyển có thể diễn ra đối với từng vị trí ở cấp Trung ương, có thể là sự điều động từ Trung ương xuống địa phương và ngược lại. Hoạt động thăng, giáng chức diễn ra bình thường, có công được phong, có tội bị giáng, thậm chí bị cách tuột hết mọi chức tước, nhưng sau đó lại vẫn có thể được phục hồi như cũ. Việc luân chuyển quan lại nhằm mục đích phát huy tối đa năng lực của quan lại thông qua việc điều chuyển sang vị trí thích hợp hơn, tạo sự công bằng về quyền lợi và trách nhiệm của quan lại, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của chế độ Hồi tỵ và ở mức độ nhất định còn nhằm phòng tránh việc 50 quan lại lợi dụng thời gian trị nhiệm lâu dài tại một địa phương hay một vị trí nào đó để gây thanh thế lớn có thể trở thành nguy cơ đe dọa sự an toàn của chế độ quân chủ. Hoạt động này được Nhà nước thực hiện dựa trên các căn cứ sau:  Yêu cầu quản lý và nhu cầu công việc Thông thường NN chủ trương đặt việc rồi mới đặt chức, sau đó căn cứ vào số lượng công việc để cắt cử số lượng quan lại cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Việc điều chuyển quan lại cũng căn cứ vào nhu cầu công việc để thực hiện. Thời Lê Thánh Tông việc điều chuyển quan lại diễn ra dồn dập có quy mô rõ rệt. Nhiều công thần khai quốc vốn bị tước hết quyền lực thời Lê Lợi đến thời Lê Thánh Tông lại được tuyển dụng trở lại. Nhiều quan lại ở địa phương nếu trông coi chính sự tốt, có tài năng thì được điều động về Trung ương. Như vậy, căn cứ vào nhu cầu công việc trong từng địa phương, từng thời kỳ khác nhau mà nhà vua thực hiện việc điều chuyển quan lại. Việc điều chuyển quan lại được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:  Kết quả đánh giá năng lực thực tế của quan lại Ngay từ khi được tuyển chọn vào hệ thống quan trường, năng lực của người làm quan đã được thể hiện ở học vị. Nhưng để bố trí vào một chức vụ cụ thể trên một địa bàn nhất định, nhà Hậu Lê đã căn cứ vào năng lực điều hành thực tế và qua đó định vị được khả năng thích ứng với công việc tại vị trí điều hành chính sự. Năng lực điều hành thực tế của mỗi viên quan thường được xác định chủ yếu thông qua hoạt động khảo hạch, bao gồm cả việc khảo về hoàn thành thiệm vụ và khảo về học vấn. Trên cơ sở kết quả của kiểm tra, đánh giá, sát hạch quan lại, NN có sự điều chuyển cho phù hợp với khả năng của từng người. 51  Yêu cầu của chế độ “Hồi tỵ” Chế độ Hồi tỵ khởi nguồn từ nhà Đường (Trung Quốc), được tiếp thu, vận dụng ở nước ta từ thời vua Lê Thánh Tông sau đó được nhà Nguyễn mở rộng nội dung và phạm vi thực hiện, đồng thời được quy định cụ thể thành Điều luật. Hồi tỵ là một từ Hán Việt cổ, “hồi” là trở về, “tỵ” là lánh ra. Hồi tỵ nghĩa là lánh ra hay tránh đi. Theo đó những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở cùng một địa phương, công sở. Về sau Hồi tỵ còn mang ý nghĩa cấm một số trường hợp nhất định trong bố trí, sắp xếp quan lại khi có những quan hệ thân thuộc hay lệ thuộc nhất định nhằm phòng tránh tình trạng quan lại kéo bè kết cánh hay móc ngoặc, nể nang, bao che, tham nhũng, sách nhiễu dân chúng gây ra các tiêu cực làm giảm sút hiệu quả hoạt động của NN. Nội dung chính của chế độ Hồi tỵ là: quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản; không đưa quan lại về quê hương, bản quán nhậm trị; quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản; quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc; người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở. Nghĩa vụ xác định các trường hợp cần Hồi tỵ này thuộc về cơ quan tuyển chọn và sử dụng quan lại. Tuy nhiên, bản thân người làm quan và những người tiến cử có nghĩa vụ khi thấy mình rơi vào các trường hợp Hồi tỵ cần phải báo lên cấp trên để kịp thời thuyên chuyển đi nơi khác. Nếu có hành vi giấu diếm, những người này sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng của NN. NN cũng xác định rõ một số cơ quan và một số ngành không phải áp dụng chế độ Hồi tỵ. Đó là những cơ quan mà những quan hệ thân thuộc và lệ thuộc của những người điều hành không có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến 52 hiệu quả công việc và hiệu lực của bộ máy NN. Ví dụ như cơ quan Thái y viện, cơ quan coi việc lễ nghi, xem thiên văn địa lý…  Các yêu cầu về giải quyết về chính sách, chế độ đối với quan lại Đây là yêu cầu tất yếu đặt ra nhằm tạo sự bình đẳng trong công vụ, động viên khuyến khích quan lại nỗ lực phục vụ. Thời Lý, quan lại trị nhậm ở miền núi 9 năm được chuyển về miền xuôi, thời Hậu Lê thì thời hạn đó là 6 năm. Như vậy, điều chuyển quan lại là một chính sách sử dụng quan lại đem về kết quả cao cho hoạt động cai trị đất nước. Căn cứ vào nhu cầu công việc, chế độ khảo công, chế độ Hồi tỵ và vào các yêu cầu giải quyết chế độ, chính sách mà thực hiện việc điều chuyển quan lại. Dưới triều Hậu Lê, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông, hoạt động luân chuyển quan lại diễn ra dồn dập, có quy mô rõ rệt và được xác lập thành một chính sách rõ ràng. Ông quy định “người nhậm chức ở tại biên giới xa phải đủ 9 năm mới được đổi về các huyện dưới kinh” [17.Tr.242]. Sau đó lệ điều động quan lại giữa các địa phương được sửa lại, theo hướng, những quan viên nhậm chức biên cương xa xôi, nếu hoàn thành nhiệm vụ thì “đủ hạn 6 năm cho chuyển về nơi đất lành” còn nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì“lại phải bổ nhiệm đi biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại” [17.Tr.423]. Mặt khác, một số quan cao cấp ở Trung ương được điều động lên biên giới do có những hoạt động lấn đất của nhà Minh cùng những quan lại địa phương nếu trông coi chính sự tốt, có tài năng được điều động về Trung ương. Việc luân chuyển quan lại không chỉ thể hiện rõ rệt trong việc điều động quan cai trị từ Trung ương về địa phương, từ địa phương lên Trung ương, mà còn thể hiện giữa các địa phương với nhau, áp dụng với tất cả các vị trí, dù là quan to hay quan nhỏ. Tuy nhiên, có những vị trí với con người cụ thể lại không thay đổi như quan làm giáo dục đào tạo. Vì vua cho rằng càng giữ chức lâu càng có điều kiện đào tạo nhân tài. 53 Việc điều động quan địa phương một mặt đảm bảo chính sách đãi ngộ thỏa đáng, mặt khác cũng chú trọng luân chuyển liên tục để tránh sự cát cứ lộng hành. Như vậy, quy chế tuyển chọn, bổ dụng quan lại của nhà Hậu Lê đã thấm nhuần tư tưởng một mặt nâng cao chất lượng quan lại, mặt khác tích cực ngăn ngừa nạn cát cứ bè cánh địa phương, nhằm tạo lập đội ngũ quan lại địa phương mạnh và tuân phục triều đình. Chính yếu tố này góp phần làm vững mạnh, trong sạch bộ máy quan lại dưới thời Hậu Lê, một yếu tố góp phần vào sự hùng mạnh của quốc gia Đại Việt thời kỳ này. 2.3.3 Đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt quan lại 2.3.3.1 Đãi ngộ quan lại Đãi ngộ quan lại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của NN nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại quan liêu trung thành với vương triều trên cơ sở có quyền lợi gắn chặt với CĐPK. Chế độ đãi ngộ của nhà Hậu Lê đối với quan lại tương đối toàn diện, bao gồm cả những đãi ngộ vật chất và đãi ngộ mang tính tinh thần. Cơ sở để áp dụng mức độ đãi ngộ là tước vị, phẩm hàm của quan lại, địa bàn làm việc và tính chất công việc mà quan lại thực hiện. a. Đãi ngộ về vật chất Thời Hậu Lê, chế độ đãi ngộ vật chất đối quan chức đã đạt đến đỉnh cao. Minh chứng bằng việc NN quy định một cách tỉ mỉ, rõ ràng chế độ bổng lộc cho quan chức, đồng thời cũng căn cứ vào phẩm hàm để tính lương cho họ. Đây là khoản thu thường kỳ, là nguồn vật chất đảm bảo thường xuyên cuộc sống của những người làm quan. Lương chủ yếu được cấp bằng tiền và gạo hàng tháng hoặc hàng năm. Ngoài lương, quan lại còn được cấp bổng lộc (thường là cấp lộc điền), được hưởng tiền dưỡng liêm (khoản tiền bổ sung thêm để duy trì sự thanh bạch, liêm khiết của quan lại), chế độ tiền tuất, chế độ cấp triều phục khi về hưu, chế độ cấp ngựa trạm cho quan viên về quê… 54 b. Chế độ đãi ngộ tinh thần Ngoài những đãi ngộ về vật chất nêu trên thì quan chức Nho giáo nhà Hậu Lê còn được hưởng những đãi ngộ về tinh thần và đãi ngộ về chính trị pháp luật – xã hội rất đa dạng như: Quý tộc, quan lại được NN bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự tuyệt đối hơn so với bách tính. Quan lại được hưởng lệ trí sĩ, được kéo dài thời gian cư tang. Đặc biệt, trong trường hợp phạm tội, quý tộc quan lại được NN cho phép hưởng những nguyên tắc có lợi trong quá trình tố tụng (nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…). Đặc quyền mang tính chất ưu đãi tinh thần của giới quan chức trong xã hội nhà Hậu Lê là chế độ phong tước và tập ấm. Bản thân các quan giữ các chức vụ thường được triều đình phong tước, tức là các danh hiệu – phẩm hàm vinh dự, các tước này nguyên là danh hiệu của quý tộc tông thất. Theo đó thang bậc, tước hiệu từ trên xuống dưới là các tước vương, công, hầu, bá, tử, nam. Trong mỗi tước hiệu cũng có thể chia thành những hạng cao thấp khác nhau như á hầu, hướng hầu, quan phục hầu, trước phục hầu…Con cháu của họ cũng được phong tước, nhờ ảnh hưởng uy tín của ông, bà, cha, mẹ thường là giảm đi một bậc. Đó là chế độ tập ấm. Bản thân con cháu các quan được hưởng tước ấm cũng sẽ được miễn giảm các nghĩa vụ như sưu thuế, binh dịch, lao dịch. Chế độ phong tước và tập ấm đối với quan chức là một sự ưu đãi và khuyến khích tinh thần đối với tầng lớp quan chức của các vương triều quân chủ. 2.3.3.2 Khen thưởng, xử phạt quan lại Các ông vua phong kiến nhận thức rất rõ rằng “Thưởng phạt khuyên răn là việc lớn của NN, đều là để thúc giục người lười mong cho thành công…Nếu không khuyên răn cho rõ ràng thì người mẫn cán lấy gì mà khuyến khích, người lười biếng lấy gì mà sợ hãi?” [42.Tr.124]. Vì vậy, chế độ 55 thưởng, phạt được áp dụng nghiêm minh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của NN. Thưởng và phạt bao giờ cũng đi kèm với nhau. Một hoạt động nếu làm hết sức cố gắng và mang lại hiệu quả tốt sẽ được xét thưởng một cách thích đáng. Trái lại, nếu làm lơ là dẫn đến hậu quả xấu sẽ bị xử phạt thỏa đáng. Trong khen thưởng, NN quan tâm khen thưởng cả về vật chất và động viên về tinh thần. Khen thưởng cũng được chú trọng tính kịp thời và tính bao phủ. Dưới thời Lê Thánh Tông, việc khen thưởng rất ít khi bị bỏ sót ai. Xã quan, Huyện quan ở các Đạo lập được công đều được nhà vua biết đến và khen thưởng kịp thời. Trong xử phạt, đáng chú ý là tính quy chế hóa và tính nghiêm khắc của các chế tài. Những vi phạm của quan lại trong chế độ công vụ bị xử lý bằng chế tài hình sự. Quan lại có phẩm hàm càng cao, giữ những chức vụ càng quan trọng thì việc xử lý càng nghiêm khắc. Bộ Quốc triều hình luật có 673/722 Điều quy định về các tội phạm cụ thể thì có tới 172 Điều quy định về các loại tội của quan lại điều chỉnh ba nhóm hành vi của quan lại xâm hại tới lòng trung với vua, tới nhiệm vụ của quan lại và tới quyền lợi của dân. Trong đó, các chế tài đặc biệt nghiêm khắc đối với trường hợp quan lại phạm các tội tham ô, hối lộ. Để có căn cứ thưởng, phạt quan lại, các triều Lê đặc biệt quan tâm và duy trì thường kỳ chế độ Khảo hạch (Khảo công). Mục tiêu của Khảo hạch là đánh giá theo định kỳ hoặc đôi khi có kiểm tra, sát hạch đột xuất những ưu, khuyết điểm, những mặt đã làm được cũng như những mặt chưa làm được để qua đó xác định tài năng và đức độ của quan lại, vừa để làm căn cứ thưởng, phạt (thăng, giáng chức tước phẩm hàm hoặc cấp thêm bổng lộc, trừng phạt bằng các biện pháp hình sự) vừa để làm căn cứ điều chuyển cho phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, vừa để thải loại quan lại (cho về hưu hoặc cho 56 ra khỏi bộ máy NN) và trên cơ sở đó nhằm nhắc nhở quan lại phải tận tâm hơn với trách nhiệm của mình, kích thích sự rèn luyện thường xuyên của họ cả về khả năng và đức hạnh để có thể đáp ứng với yêu cầu thực tế, gắn bó trách nhiệm của bản thân với hoạt động quan trường. Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, năm 1478, Lê Thánh Tông sắc chỉ cho ba ty Đô, Thừa, Hiến các xứ: “Xét quan lại trong bộ thuộc của mình, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng, cùng các quan Nho học dạy dỗ nhân tài, hàng năm, có người được sung cống sĩ hay không, nhiều hay ít đều ghi tên tâu lên để định việc thăng hay giáng” [17.Tr.471]. Việc Khảo khóa theo niên hạn là căn cứ để thực hiện thăng, giáng như “Lệnh sử các phủ nha, lúc mới bổ thì làm á lệnh sử, làm việc 3 năm thăng thừa lệnh sử phủ nha ấy, lại làm việc 3 năm nữa được thăng đô lại nha môn có suất thân” [17.Tr.326]. Nhưng cũng có thể dựa vào năng lực công tác mà quyết định đổi ngạch: “Năm ấy có sắc chỉ cho Nho (tức Nguyễn Quán Nho) chỉ huy các vệ ty túc trực làm việc đủ hạn 4 lần khảo khóa trở lên, có người nào giữ công chăm việc, không tội lỗi, thì trưởng quan của vệ xét thực làm tờ trình lên, Lại bộ theo chỗ khuyết mà đổi sang văn chức” [4.Tr.567]. Đối tượng thực hiện Khảo khóa là đội ngũ quan lại các cấp. Nó được áp dụng cả đối với con cháu các công thần, đã hạn chế được các nhược điểm không tránh khỏi của các hình thức tuyển dụng quan chức từ con đường nhiệm tử, đảm bảo cho đội ngũ quan chức NN luôn luôn trong sạch và vững mạnh. Về kỳ hạn: “cứ ba năm tiến hành một lần sơ khảo, sáu năm thì tái khảo và chín năm thì thông khảo mới thi hành thăng chức người có công và truất chức kẻ có tội” [28.Tr.109]. Nội dung chính của khảo hạch bao gồm khảo về việc hoàn thành nhiệm vụ và khảo về học vấn. Cụ thể: 57  Khảo về việc hoàn thành nhiệm vụ: Đó là mức độ hoàn thành hai nghĩa vụ chủ yếu của người làm quan. Thứ nhất, nghĩa vụ đối với vua: thể hiện ở vai trò tư vấn cho nhà vua và vai trò phụ tá, thực thi có hiệu quả quyền lực của vua; Thứ hai, trách nhiệm đối với dân: thể hiện ở lòng thương dân, cụ thể là ở trách nhiệm lo cho dân khỏi đói khổ, tiết kiệm tài sản và công sức của dân, giáo hóa dân, dạy dân biết lễ nghĩa. Căn cứ vào các tiêu chí trên, mỗi viên quan tự mình đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo lên quan trên. Các cơ quan NN có thẩm quyền ở từng cấp sẽ xem xét cụ thể và đánh giá, phân loại theo các mức độ hoàn thành khác nhau;  Khảo về học vấn (đối với quan văn) và võ nghệ (đối với quan võ). 2.3.4 Kiểm tra, giám sát quan lại Thực hiện phương châm “Minh chúa tiên trị lại, nhi hậu trị dân”, triều Hậu Lê có hai cơ chế để giám sát quan lại nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm của quan lại và răn đe, phòng ngừa các hành vi sai trái trong quá trình quan lại thực thi các công việc NN. 2.3.4.1 Cơ chế giám sát từ phía NN Cơ chế này được thực thi bởi ba hình thức giám sát chủ yếu: Thứ nhất, giám sát của các cơ quan giám sát chuyên môn, bao gồm: Ngự sử đài; Lục khoa; Giám sát ngự sử đặt ở cấp chính quyền địa phương cao nhất; Hiến sát sứ ty. Đây là chế độ giám sát độc lập và không có ngoại lệ (tất nhiên trừ nhà vua) theo nguyên tắc “lớn nhỏ, trong ngoài cùng ràng buộc lẫn nhau”. Nguyên tắc này được xác định rõ: “Các viên chức các Khoa, Đạo theo lệ được phong kín đưa thẳng lên nhà vua, sau nếu có đàn hặc người nào mà viện trưởng cùng Khoa, Đạo cùng có ý kiến thì cứ cùng ký tên tham hặc tâu lên. Nếu tự ý kiến của Khoa, Đạo thì Khoa, Đạo tâu riêng” [44.Tr.129] 58 Ngự sử đài được đặt ở vị trí quan trọng, có đủ các chức Đô ngự sử (hàm từ Tòng nhị phẩm trở lên), Phó Đô ngự sử (hàm Tòng Tam phẩm), Thiên Đô ngự sử (hàm Chánh ngũ phẩm), thường do những người có học vị tiến sĩ nắm giữ. Đô sát viện được giao quyền hành rất lớn: quyền đàn hặc (chỉ trích tội lỗi của quan lại), quyền can gián nhà vua, quyền dự nghe chính sự, quyền kiểm tra hoạt động của các cơ quan khác trong triều đình, quyền kiểm soát trường thi, quyền phúc duyệt các bản án hình sự. Lục khoa được đặt ra từ năm 1471 trong cuộc cải cách hành chính do vua Lê Thánh Tông tiến hành. Đây là cơ quan thanh tra ở sáu Bộ, có trách nhiệm tâu hặc quan lại sai trái và các việc làm không đúng thể thức ở mỗi Bộ. Đứng đầu mỗi khoa có Quan Cấp sự trung và Đô Cấp sự trung mang hàm Chánh Ngũ phẩm. Giám sát ngự sử là một chức quan đồng thời là một cơ quan độc lập đặt ở địa phương (Trấn, Đạo, Xứ thời Lê, Tỉnh thời Nguyễn) nhằm giám sát hoạt động của quan lại từ cấp Đạo trở xuống. Quan Giám sát ngự sử thường mang hàm Chánh Thất phẩm. Hiến sát sứ ty là cơ quan giám sát đặt trong bộ máy chính quyền cấp Đạo (Tỉnh) có chức trách thanh tra quan lại, đề cao vai trò và trách nhiệm của quan lại ở Đạo, Phủ, Huyện đối với các công việc của NN và đối với nhân dân. Đứng đầu cơ quan này là Hiến sát sứ và quan Hiến sát phó sứ. Trong hoạt động, các viên quan này phải phối hợp với quan Giám sát ngự sử để “hặc tâu các quan làm bậy, soi xét uẩn khuất của dân”. Thứ hai, giám sát của cơ quan chính quyền cấp trên đối với cấp dưới, do chính các viên quan phụ trách đơn vị hành chính địa phương cấp trên đảm nhiệm nhằm phát hiện các sai trái của thuộc hạ mình ở cùng cấp hoặc ở cấp dưới trực tiếp. 59 Thứ ba, giám sát đặc biệt, là hình thức giám sát đột xuất theo vụ việc, do nhà vua trực tiếp lập ra khi thấy cần thiết. Đoàn giám sát thường bao gồm những quan đại thần có hạnh kiểm, kinh nghiệm và uy tín cao. Trong quá trình giám sát tại địa phương, đoàn giám sát được trao quyền rộng rãi, được chủ động giải quyết vụ việc trên cơ sở phát hiện các sai trái của quan lại, sau đó tâu lại với nhà vua Hình thức giám sát đột xuất được áp dụng khá thường xuyên dưới triều Lê Thánh Tông. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467) vua Lê Thánh Tông định lệ chọn ở sáu Bộ, sáu Khoa và sáu Tự, mỗi cơ quan hai người có hạnh kiểm “đi thăm hỏi, điều tra nỗi đau khổ của sinh dân và điều hay, dở của chính sự”. Trong những trường hợp đặc biệt, nhất là khi ở một địa phương có binh đao, giặc giã, dân tình tao loạn, quan lại lộng quyền ức hiếp nhân dân, nhà vua thường cử một đoàn thanh tra đặc biệt, do một hai viên quan đại thần có uy tín, gọi là Kinh lược sứ, xuống địa phương đó xem xét hoạt động của quan lại tại địa phương. Quan lại tha hóa, tham ô nhũng nhiễu dân chúng đều bị trừng trị nghiêm khắc, những oan ức của người dân phần nào được giải quyết, kỷ cương hành chính đi vào nề nếp hơn. 2.3.4.2 Cơ chế giám sát quan lại từ phía nhân dân Cơ chế này thể hiện ở hai hình thức kiểm soát của nhân dân được NN khuyến khích thực hiện: Thứ nhất, dân được quyền yết bảng công khai để viết ra các điều thiện, ác của quan lại tại địa phương; Thứ hai, dân có quyền đưa đơn tố cáo lên các chính quyền cấp trên về các hành vi sai trái của quan lại. Nhà Hậu Lê cho phép người dân được tố cáo đến bất kì cấp nào, kể cả đưa đơn trực tiếp đến nhà vua nhân dịp vua đi tuần thú hoặc thông qua việc đánh trống kêu oan tại triều đình. Tất nhiên, nếu việc tố cáo không có cơ sở sẽ bị trừng phạt thích đáng. 60 Kết quả giám sát của nhân dân đối với hoạt động của một viên quan hay một cấp chính quyền cụ thể nào đó sẽ được NN đánh giá chủ yếu thông qua số lượng các đơn khiếu nại của nhân dân tại địa phương và thông qua thái độ của nhân dân khi NN thực hiện việc khảo hạch, điều chuyển quan lại. 2.4 Phòng, chống tham nhũng, trong sạch hóa đội ngũ quan lại Tham nhũng là hiện tượng gắn với hoạt động quyền lực trong mọi chế độ xã hội. Bên cạnh đội ngũ quan lại thanh liêm, chính trực, hết lòng phục vụ vương triều và bảo vệ dân chúng, cũng có không ít những quan lại coi chốn quan trường là nơi để kiếm chác bổng lộc, vinh thân phù gia. Ngay đến thời Hậu Lê – một triều đại phát triển rực rỡ trong TKPK Việt Nam thì hiện tượng tham nhũng vẫn khá phổ biến. Trong bài văn sách trả lời tại kì thi Đình khoa Nhâm Thìn (1472), Nho sinh Vũ Kiệt đã vạch ra tệ nạn tham nhũng và được Lê Thánh Tông rất hưởng ứng: “....Gần đây, quan lại trong khi làm việc công thì thường quan hệ tới quà cáp tết nhất; dùng của đút lót làm lễ vật hàng ngày; giày dép áo quần diêm dúa; tiêu pha lãng phí; tệ tham nhũng tích tụ thành thói quen, điềm nhiên cho đó là việc thường” [18.Tr.582]. Đứng trước tình hình đó, NN luôn cố gắng tìm cách trong sạch hóa đội ngũ quan lại thông qua việc áp dụng tổng thể nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng, bao gồm: a. Chú trọng giáo dục phẩm chất, đạo đức cho quan lại theo tư tưởng Nho giáo Đây là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, nhằm ngăn chặn ý định tham nhũng từ bên trong mỗi con người khi ở vào một vị trí nhất định trong hệ thống quan trường. Việc giáo dục Nho giáo đã hướng cho người làm quan “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, coi “thiên hạ là của chung”, đề cao quan niệm “tu thân” , “trung quân”, đề cao đức liêm (liêm thiện, liêm năng, liêm kính, liêm chính, liêm pháp, liêm biện), khuyến khích 61 phép xử thế theo đạo Hành – Tàng (nước có đạo thì ra làm quan, nước không có đạo thì về ở ẩn)… b. Cải cách bộ máy hành chính NN Đây cũng được coi là phương cách hữu hiệu nhằm phòng ngừa nạn tham nhũng. Trong đó, nó luôn coi trọng một số biện pháp cải cách theo hướng hạn chế các cơ hội thúc đẩy tham nhũng. Về cơ bản, các biện pháp cải cách thường được áp dụng là:  Ngăn chặn sự lạm quyền và tiếm quyền thông qua việc thu gọn đầu mối, xóa bỏ một số chức quan và cơ quan có khả năng lấn át quyền lực của nhà vua;  Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, không tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân hay một cơ quan;  Thiết lập và đề cao vai trò của của các cơ quan thanh tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ của quan lại;  Kén chọn người hiền tài và tinh giản đội ngũ quan lại;  Phân công công việc, phối hợp, liên đới trách nhiệm giữa các bộ phận thực thi công vụ…Ngoài ra, NN cũng dành sự quan tâm thích đáng đến biện pháp công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan NN cũng như trong xử lý hành vi tham nhũng, đồng thời thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động công vụ của quan lại. c. Có chế độ sử dụng, đãi ngộ, thưởng phạt quan lại rõ ràng Hầu hết các TĐPK Việt Nam luôn xem “ngôi vua là quý, chức quan là trọng” và “người làm quan có đầy đủ thì mới bắt làm điều thiện được”, vì vậy luôn thi hành các biện pháp tuyển dụng, bổ dụng, đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý và rõ ràng. Đặc biệt, từ thời Hậu Lê trở đi đã vận dụng ngày càng triệt để luật “Hồi tỵ” với mục đích ngăn ngừa quan lại lạm dụng quyền hành để kết 62 bè kéo cánh, âm mưu chống lại triều đình, nhũng nhiễu dân chúng hoặc thu lợi cho bản thân. d. Quy định cụ thể về tội phạm tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng Quan chế chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống PL quốc gia, vì thế đa số các quy định đều tập trung vào việc định vị hành vi của quan lại, phòng ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng của họ. Trong số các vị vua phong kiến Việt Nam, Lê Thánh Tông là người có tinh thần “pháp trị” cao nhất. Tiếp cận Quốc triều hình luât – sản phẩm lập pháp dưới thời Lê Thánh Tông ta thấy có hàng trăm Điều luật quy định về quan lại trong đó có 30 Điều quy định về các chế tài đối với những hành vi tham nhũng. Ngoài ra, trong thời gian cầm quyền, Lê Thánh Tông đã ban hành tới 11 Sắc chỉ để chống các hành vi tham nhũng của quan lại: sách nhiều, buôn lậu, hối lộ, móc ngoặc…Trong đó, đáng chú ý là những Sắc chỉ sau:  Tháng Một năm Ất Mùi (1475), định lệ cấm vơ vét xoay tiền, trong các việc xây dựng, sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội theo luật xoay tiền.  Tháng Hai năm Mậu Tuất (1478), sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong hạt, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng thì tâu lên để định việc thăng giáng.  Tháng Ba năm Tân Sửu (1481), ra lệnh cho quan chỉ huy các vệ, các phủ huyện châu, người nào “đẽo khoét quân lính, mọt hạt nhân dân, chỉ chăm lợi cho nhà mình, không nghĩ đến phép nước” thì các quan có trách nhiệm phải công bằng mà xét xử, tham khảo dư luận của mọi người;  Tháng Sáu năm Tân Sửu (1481), định lệnh yêu cầu các sở, các địa phương phải tra xét từ năm Quang Thuận thứ hai (1461) trở đi, những quan lại nào đã từng phạm tội hối lộ (cả nhận và đưa hối lộ) bị xử biếm chức và 63 giáng chức; các tướng hiệu, quản ấp để thiếu thuế, thiếu ván thuyền, gỗ lạt, củi gạch hoặc vụng trộm bắt lính nộp tiền hay bắt lính về làm việc riêng cho mình...đến nỗi thiếu nhiều thứ phải nộp, giá trị từ 10 quan tiền trở lên thì bắt phải thôi việc để “triệt những quan tham nhũng cho bớt lộc”.  Tháng Tám năm Quý Mão (1843), Vua ra lệnh ân xá cho các tù nhân, nhưng những người mắc tội tham nhũng, hối lộ cùng người mắc tội đại nghịch thì không được hưởng lệnh ân xá này… Xem xét các quy định PL về tội phạm tham nhũng, có thể thấy nhà Hậu Lê áp dụng tương đối thống nhất các nguyên tắc xử lý đối với các hành vi tham nhũng, bao gồm: - Nguyên tắc nghiêm minh và triệt để; - Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự; - Nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt khi chủ động khai báo, tự giác nộp lại tài sản do tham nhũng mà có; - Nguyên tắc bồi hoàn tài sản tham nhũng, bồi thường các thiệt hại do tham nhũng gây ra, tài sản tham nhũng phải bị tịch thu, thu hồi. Các nguyên tắc này được áp dụng bao trùm đối với cả các biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp kỷ luật trong xử lý các hành vi tham nhũng của quan lại. 2.5 Đánh giá chung về CĐQL thời Hậu Lê Qua tìm hiểu nội dung chế độ đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt, phòng chống tham nhũng của đội ngũ quan lại trong xã hội triều Hậu Lê, có thể thấy nổi lên một số mặt tích cực và hạn chế sau: 2.5.1 Những mặt tích cực Thứ nhất, việc tuyển chọn quan lại đã dựa trên những tiêu chuẩn nhất quán về đạo đức và năng lực, do vậy đã tạo ra được đội ngũ quan lại tương đối đồng đều, có ý thức trách nhiệm cao với công việc và bổn phận của người làm quan. 64 Thứ hai, việc đào tạo, tuyển chọn được thực hiện chủ yếu thông qua khoa cử nghiêm túc do vậy xây dựng được đội ngũ quan lại gồm phần lớn là những người có thực tài, bảo đảm được sự công bằng, bình đẳng và khả năng tham chính của mọi bộ phận xã hội. Thứ ba, việc sắp xếp và đề bạt quan lại dựa căn bản trên năng lực và sở trường cá nhân, do đó phát huy được tối đa năng lực của đội ngũ quan lại. Thứ tư, có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt thích đáng dựa trên sát hạch, khảo công một cách công khai, công bằng vì vậy động viên khuyến khích được đội ngũ quan lại dốc lòng thực hiện nhiện vụ. Thứ năm, có chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên, vì vậy phòng ngừa và sớm khắc phục được những tiêu cực trong đội ngũ quan lại. Thứ sáu, có các biện pháp phòng chống tham nhũng kiên quyết và toàn diện theo hướng tạo ra cơ chế để quan lại không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng. Thứ bảy, các chính sách của NN về đào tạo, tuyển chọn, sử dụng quan lại thường được quy chế hóa. Các nghiên cứu nói trên đã cho biết: thời Lê bên cạnh Quốc triều quan chế (1471) – một bộ luật riêng về quan chế còn có Quốc triều hình luật – Bộ luật tổng hợp nhưng chứa đựng nhiều Điều luật quy định về quan chế...Thậm chí trong mỗi quy định về những tội danh thông thường cũng có những khoản mục quy định dành riêng cho hành vi xử sự của quan lại. Trên thực tế, các quy định PL tương đối có hệ thống về quan chế này đã tạo ra cơ sở rất thuận lợi để chuẩn hóa đội ngũ quan chức, đưa hoạt động công vụ vào nề nếp, lượng hóa thẩm quyền và nghĩa vụ của quan lại, cũng như lượng hóa việc đánh giá quan lại, đảm bảo cho việc thực thi công vụ có hiệu quả cao. Nhìn chung, những ưu điểm nói trên đã là cơ sở chính tạo ra được một đội ngũ quan lại có năng lực, cần mẫn, có tinh thần trách nhiệm cao, tự khép 65 mình vào kỷ luật, sẵn sàng chấp nhận thực hiện nghĩa vụ nhiều hơn quyền lợi, biết đặt lợi ích của vua, của nước lên trên lợi ích cá nhân, hạn chế được tình trạng tham những, sách nhiễu dân chúng. 2.5.2 Những mặt hạn chế Thứ nhất, cách học, nội dung thi cử và tiêu chí đánh giá năng lực của quan lại thiên về trọng thị những người thông thuộc kinh sách Nho giáo, giỏi đàm đạo, bình luận…dẫn đến việc hình thành đội ngũ quan lại tuy có trình độ tri thức cao, giỏi lý thuyết, giỏi xây dựng chủ trương nhưng thiếu đầu óc thực tiễn, yếu về khả năng ứng phó nhanh nhậy với các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội, kém về khả năng đề xuất, nắm bắt và quản lý các vấn đề của khoa học công nghệ. Thứ hai, tiêu chí tuyển chọn và bố trí quan lại dựa trên quan điểm đạo đức Nho giáo và cơ chế kiểm soát quan lại của NN tuy có mặt tích cực là tạo ra đội ngũ quan lại trung thành với chế độ, có trách nhiệm với công việc nhưng mặt khác cũng tạo ra thói ỷ lại, thụ động, trông chờ vào mệnh lệnh cấp trên, ngại có chính kiến, sợ sai lầm vì vậy không phát huy được tính sáng tạo, chủ động của quan lại và tất yếu sẽ dẫn tới hạn chế hiệu quả hoạt động của bộ máy NN. Thứ ba, chế độ tuyển chọn, sử dụng quan lại với các phương thức khác ngoài khoa cử như: tiến cử, bảo cử, tập ấm không thể không dẫn đến bè cánh, phe phái, hối lộ hoặc kém năng lực. Đặc biệt khi triều đình phong kiến không có điều kiện và khả năng kiểm soát được tình hình thì tình trạng này sẽ trở thành phổ biến, gây lũng đoạn quan trường, giảm hiệu lực thực tế của bộ máy NN. Thứ năm, CĐQL được xây dựng tập trung vào mục tiêu bảo vệ vương quyền trong thể chế NN tập quyền với nhân vật trung tâm là nhà vua. Vì vậy, chính chế độ đó đã góp phần triệt tiêu tính phục vụ dân bản của đội ngũ quan 66 lại. Thay vào đó là trạng thái quan liêu nặng nề của đội ngũ quan lại. Điều này sẽ đem lại một hiệu ứng ngược nếu xem xét từ phương diện phát triển của xã hội. Tóm lại, những nhận định mang tính phác thảo về những mặt mạnh, yếu thuộc về nội dung của CĐQL trong thời Hậu Lê đã cho thấy: bên cạnh những yếu tố tích cực đối với xã hội đương thời và khả dĩ có thể tiếp thu trong xã hội hiện đại thì chính quan chế và quan trường đương thời cũng mang đầy những hạn chế và tiêu cực, hiện đang để lại những dấu ấn rõ nét đòi hỏi chúng ta phải khắc phục. Thậm chí, ngay chính trong những yếu tố được xem là tiến bộ thì cũng hàm chứa ít nhiều những hạn chế mang tính lịch sử của nó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn của những giá trị tiến bộ của CĐQL trong xã hội hiện đại đặt trên cơ sở quan niệm về mọi sự đổi mới đều phải mang tính kế thừa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, có chọn lọc và nâng cao trong những điều kiện lịch sử cụ thể. 67 CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NNPQ VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Nhận diện giá trị đương đại của chế độ quan chế thời Hậu Lê Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “giá trị” có thể hiểu là: “1. Làm cho một vật có lợi ích, có ý nghĩa, đáng quý về một mặt nào đó; 2. Tác dụng, hiệu lực;…”. “Đương đại” có thể hiểu là “Thuộc về thời hiện nay”. Như vậy, “giá trị” trong những hoàn cảnh, lĩnh vực khác nhau thì mang những ý nghĩa khác nhau song chúng ta có thể khẳng định rằng “giá trị” trước nhất là một cụm từ mang ý nghĩa tích cực, có lợi về mặt nào đó mà nó biểu đạt cho một đối tượng cụ thể. “Đương đại” là cụm từ chỉ thời gian, chỉ thời điểm hiện tại và theo phạm vi nghiên cứu của luận văn thì đó là thời đại của chúng ta hôm nay. Cùng với đó đối tượng được đề cập đến ở đây là “nội dung quan chế thời Hậu Lê”, và giá trị biểu đạt của nó là những ưu điểm, những bài học, kinh nghiệm đáng quý mà chúng ta đã đúc rút được qua nghiên cứu và qua sự chứng minh của lịch sử có ý nghĩa thực tiễn quan trọng có thể áp dụng vào hiện tại. Tóm lại, giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê là những bài học, kinh nghiệm, giá trị thực tiễn quý báu về vấn đề quan chế của các TĐPK nhà Hậu Lê mà chúng ta có thể học hỏi, áp dụng trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hôm nay, đặc biệt đối với nguồn nhân lực – đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong xã hội hiện tại. Lịch sử luôn là đương đại. Kinh nghiệm lịch sử, tư tưởng, triết lý về tổ chức đào tạo, tuyển dụng, sử dụng quan lại của NN trong quá khứ luôn có giá trị tham khảo, kế thừa trong đời sống hiện đại. Vấn đề này đặc biệt thể hiện rõ nét trong quan chế thời Hậu Lê. Quan chế thời Hậu Lê có nội dung rộng lớn, phức tạp và cần được đầu tư nghiên cứu để tham khảo, kế thừa. Trong phạm 68 vi nghiên cứu, luận văn xin được đề cập một số nội dung tiến bộ, nhân văn của quan chế thời Hậu Lê và giá trị kế thừa trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm phục vụ cho việc xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. a. Đề cao đúng mức vị trí, vai trò của đội ngũ quan lại. Kết hợp giữa hoạt động thường xuyên với xác định khâu đột phá trong xây dựng đội ngũ quan lại Đề cao đúng mức vị trí, vai trò của đội ngũ quan lại là yếu tố tiền đề cho hiệu quả hoạt động của bộ máy NN trong mọi chế độ xã hội. Vì thế mà các ông vua triều Lê luôn xem quan lại là rường cột của quốc gia, là chỗ dựa cho NN quân chủ, là lực lượng quyết định sự thịnh, suy của đất nước đồng thời đứng vững trên tinh thần Nho giáo, các triều vua đã thể hiện rõ ý tưởng về một NN quan liêu với đội ngũ quan lại được hình thành bằng phương thức khoa cử. Các vị vua triều Lê đã dành phần lớn tâm huyết của mình và bằng phương pháp quy chế hóa nhằm tạo dựng một đội ngũ giúp việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm và trung thành với vương triều phong kiến. Đồng thời, quá trình lịch sử cũng ghi dấu về những biện pháp mang tính chất đột phá trong cải cách quan chế. Chẳng hạn: khi đặt vấn đề trong sạch hoá đội ngũ quan lại, triều Lê luôn xác định khâu trọng điểm là thái độ phục vụ và đối tượng trọng điểm là quan lại cao cấp. Thực tế này xuất phát từ quan niệm cho rằng quan lại cao cấp khi có sai phạm thường khó phát hiện, sai phạm dù nhỏ nhưng sẽ gây hậu quả lớn, đặc biệt mọi việc làm tốt xấu của quan lại cao cấp đều ảnh hưởng rất lớn tới phép ứng xử của toàn bộ đội ngũ quan lại. Công cuộc xây dựng NNPQ và nhiệm vụ cải cách hành chính ở nước ta hiện nay cũng đang đặt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vào vị trí rất quan trọng. Đảng ta luôn khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, 69 là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [12.Tr.22]. Bởi vậy, Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ yêu cầu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý NN. Có chính sách đãi ngộ, động viên khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân” [15.Tr.46]. Trên tinh thần đó, trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta có những bước trưởng thành mới, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn nhiều yếu kém, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức vẫn mất cân đối…Điều này đang đặt ra nhu cầu tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về phẩm chất cách mạng, đạo đức công vụ. Yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc tiếp tục đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đi đôi với đẩy mạnh việc tìm kiếm các biện pháp phù hợp để phát huy vai trò, vị trí của đội ngũ này trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay. b. Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, coi giáo dục đạo đức và tinh thần phục vụ là một trọng tâm trong xây dựng đội ngũ quan lại, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong đào tạo và thi cử Quan chế thời Hậu Lê có mặt mạnh rất đáng lưu ý là tính quy củ và độ bao phủ trong hoạt động đào tạo, thi cử nhằm tạo nguồn cho đội ngũ quan lại phù hợp với yêu cầu của NNPK. Đặc biệt, NN quy định một chế độ “mở” về học và thi cử đối với tất cả các bộ phận dân chúng. Bên cạnh việc đào tạo một đội ngũ Nho sĩ có năng lực thực hiện chức năng cai trị nhờ vào kiến thức uyên thâm về Nho học, nhà Lê đặc biệt chú trọng giáo dục cho người học tinh thần thái độ phục vụ theo mẫu hình “quân tử” với phương châm “tu thân, tề gia, trị 70 quốc, bình thiên hạ”. Một trong những định hướng nội dung quan trọng của hoạt động đào tạo, thi cử trong thời kỳ này là tạo ra những người có khả năng thi hành công vụ bằng năng lực và trách nhiệm với vua (nước), với dân (nhân). Mục tiêu nhất quán nói trên đã chỉ đạo tính nghiêm minh, kỷ cương trong đào tạo và thi cử. Nhìn chung, hoạt động đào tạo, thi cử luôn được tiến hành bởi những quan lại thanh liêm, có trách nhiệm, có đạo đức và nhằm tìm kiếm được những người có trách nhiệm, có đạo đức, có kỷ luật bổ sung cho quan trường phong kiến. Điều này cũng trực tiếp đặt ra yêu cầu đặc biệt về tiêu chuẩn đối với các giáo quan, học quan trên cả phương diện Tài và Đức. Trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta, việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cũng cần được coi là một định hướng quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Những năm qua, công tác này đã được đẩy mạnh và đạt được một số thành công nhất định. Chúng ta đã thiết kế những cơ sở chuyên trách đào tạo cán bộ, công chức bên cạnh hệ thống giáo dục cơ bản. Tuy nhiên, chương trình, nội dung đào tạo thường nặng về đào tạo kiến thức, kỹ năng mà không chú ý đúng mức đến giáo dục đạo đức, tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ của họ. Hệ quả là một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chưa ý thức được đầy đủ về vai trò và trách nhiệm phục vụ của mình, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động công vụ mà điển hình là các hành vi nhũng nhiễu dân hoặc thiếu trách nhiệm gây ra những hậu quả đáng tiếc trong hoạt động NN. Bên cạnh đó, chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập. Thực tế này đã trở thành nguyên nhân làm suy thoái năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hơn khi nào hết, trên kinh nghiệm của việc đào tạo, thi cử trong TKPK, chúng ta cần nhận thức đầy đủ và triển khai những biện pháp thực sự tích cực 71 nhằm tạo ra kỷ cương, kỷ luật nghiêm túc trong đào tạo, thi cử mới mong có thể đem lại bước chuyển căn bản trong chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay. c. Xây dựng và áp dụng nhất quán các tiêu chuẩn của quan lại Mục tiêu bảo vệ các mối quan hệ cơ bản trong XHPK Nho giáo đã định vị các tiêu chuẩn của quan lại phong kiến gồm Đức và Tài. Do có sự khác biệt về bản chất của chế độ xã hội nên nội dung của các tiêu chuẩn này không hoàn toàn đồng nhất với quan niệm của chúng ta hiện nay về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhưng giá trị đương đại của vấn đề nằm chính ở chỗ cần đặt ra tiêu chuẩn đối với đội ngũ thực thi công vụ trên cả hai phương diện Đức và Tài, đồng thời áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn đó. Về vấn đề này, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xác định rất rõ khi yêu cầu cán bộ phải “vừa hồng, vừa chuyên” Hiện nay, về cơ bản chúng ta cũng đã nêu yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại chính là những sai lạc trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn đó vào thực tiễn tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức. Vì nhiều lý do khác nhau, việc áp dụng các tiêu chuẩn thường được “vận dụng” theo chiều hướng “mềm hóa” đối với từng chức danh hoặc đối với từng địa phương, từng lĩnh vực của hoạt động công vụ. Hậu quả là chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không được đảm bảo. Di ấn tất yếu của nó là năng lực quản lý NN và chất lượng phục vụ nhân dân của hoạt động NN bị giảm sút. d. Chức vụ và trách nhiệm rõ ràng, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng Trong TKPK ở Việt Nam, nguyên tắc này bắt nguồn từ thuyết “chính danh” (“danh - tên” phải xứng với cái “thực”, dưới góc độ hành chính thì “danh” là chức vụ còn “thực” là trách nhiệm. Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì việc không thành). 72 Chức vụ và trách nhiệm rõ ràng, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng là nguyên tắc được triều Hậu Lê rất coi trọng trong xây dựng CĐQL. Biểu hiện cụ thể là những biện pháp nhằm chính thức hóa danh, phận của quan lại, quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của quan lại, thực hiện thành chế độ đối với việc đãi ngộ, thưởng phạt quan lại…Chức vụ và trách nhiệm rõ ràng đặt ra hai yêu cầu cơ bản đối với quan lại: Giữ chức vụ nào thì buộc phải hoàn thành tốt trách nhiệm, quyền hạn của chức vụ đó, không thể ỷ vào quyền mà mưu cầu lợi ích riêng; Giữ chức vụ nào thì chỉ được phép bàn bạc, giải quyết trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chức vụ đó, không được vượt quyền. Nếu “chức vụ và trách nhiệm rõ ràng” là giải pháp của NN nhằm giữ vững kỷ cương, ngăn tiếm quyền, lạm quyền thì “quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” được xác định để động viên quan lại, tạo ra nền nếp làm việc, khuyến khích quan lại cần mẫn thanh liêm, răn đe quan lại phạm tội. Mặc dù người làm quan trong TKPK được giáo dục theo hướng không cầu lợi nhưng NN luôn chú ý thích đáng đến chế độ đãi ngộ quan lại. Đi đôi với quyền lợi được hưởng, đội ngũ quan lại đương triều cũng có nhiều nghĩa vụ trải trên các phương diện sau:  Nghĩa vụ trung thành tuyệt đối, tôn kính, thần phục nhà vua, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà vua và hoàng tộc;  Nghĩa vụ làm tròn bổn phận được giao theo đúng chức trách;  Nghĩa vụ giáo hóa dân chúng, chăm lo đời sống của dân, không được cậy quyền, ỷ thế sách nhiễu dân chúng, hách dịch, nhận hối lộ của dân;  Các nghĩa vụ khác: bảo vệ bí mật công vụ, liên đới chịu trách nhiệm với cấp trên hoặc cấp dưới, tự tu dưỡng… Trong xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay, nguyên tắc nói trên vẫn còn nguyên giá trị tích cực. Nguyên tắc này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối 73 cảnh bộ máy NN ta còn nhiều chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, không rõ ràng về trách nhiệm của cán bộ, công chức, không công bằng trong hưởng quyền lợi và thực thi nghĩa vụ…Trên thực tế, các bất cập đó đã làm suy giảm động lực phấn đấu và thái độ tích cực trong hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Từ phương diện này, bài học của lịch sử vẫn còn nguyên giá trị. e. Xây dựng cơ chế và tiêu chí phù hợp để đánh giá quan lại trong quá trình thực thi công vụ Một trong những giải pháp quan trọng trong xây dựng đội ngũ thực thi công vụ là không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc tạo lập cơ chế thường xuyên để đánh giá, lấy đó làm căn cứ bố trí, sắp xếp, điều chuyển các vị trí thực thi công vụ một cách phù hợp. Ưu điểm rất đáng chú ý trong CĐQL thời Hậu Lê là cơ chế khảo hạch, bao gồm cả khảo thi và khảo khóa đối với mọi quan lại. Như đã nói ở trên, chế độ này được tiếp thu từ quan chế Trung Quốc nhưng được vận dụng sáng tạo ở Việt Nam, nhất là dưới triều vua Lê Thánh Tông với mục đích kiểm tra mức độ thanh liêm, mẫn cán của quan lại. Các tiêu chí về khảo hạch được xây dựng cụ thể, phù hợp với các vị trí trong quan trường phong kiến. Chế độ khảo thi và khảo khóa tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả khá thiết thực đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy NN. Chế độ này vẫn còn nguyên giá trị đối với quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của chúng ta ngày nay. Mặc dù, xét từ phương diện pháp lý cũng như phương diện thực tiễn, chúng ta vẫn đang có những cơ chế để đánh giá cán bộ nhưng các cơ chế hiện hành không trở thành chế độ thường xuyên. Việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm với các tiêu chí không rõ ràng và các danh hiệu đủ loại đều mang nhiều tính hình thức. Vì vậy đã không đủ sức kích thích tinh thần làm việc, tinh thần tự rèn luyện nâng cao năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ, 74 công chức, viên chức. Cũng không đủ căn cứ để đánh giá chất lượng quan lại. Trong nhiều trường hợp nó còn mang lại hiệu ứng ngược, trở thành cơ hội mất đoàn kết nội bộ hay cào bằng đóng góp, thủ tiêu động lực phấn đấu. Trong lĩnh vực này, nên chăng chúng ta cũng cần xem xét tiếp thu những yếu tố hợp lý trong cách làm của cơ chế khảo hạch quan lại trong TKPK. g. Xây dựng và triển khai nhiều hình thức và cơ chế giám sát quan lại một cách có hiệu quả Với hai cơ chế giám sát quan lại bao gồm những hình thức giám sát khác nhau đã được áp dụng phổ biến trong TKPK, CĐQL đã để lại một kinh nghiệm lịch sử rất có giá trị đối với nhu cầu kiểm soát quyền lực trong NNPQ Việt Nam hiện nay. Như đã nêu ở trên, nhà Hậu Lê thực hiện cơ chế giám sát đối với hệ thống quan chức đương thời bao gồm cả giám sát bên trong hệ thống quyền lực NN và giám sát từ bên ngoài vào hệ thống quyền lực NN. Các biện pháp giám sát rất linh hoạt, không quá câu nệ về hình thức mà chú trọng chủ yếu đến hiệu quả theo hướng đảm bảo hai yêu cầu cơ bản: tính độc lập và tính khách quan. Quan lại luôn luôn chịu “sức ép” từ nhiều phía trong thực thi công vụ. Vì vậy, chất lượng hoạt động công vụ được đảm bảo. Xuất phát từ nguyên lý chủ quyền nhân dân, việc giám sát quyền lực NN là một yêu cầu tất yếu của xây dựng NNPQ hiện nay. Giám sát quyền lực chủ yếu là giám sát hoạt động của bộ máy hành chính NN mà thực chất là giám sát hoạt động của đội ngũ công chức hành chính. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đánh giá rất cao vai trò của giám sát đối với hoạt động của cán bộ, công chức. Người nói: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các Nghị quyết có được thực hiện hay không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là kiểm soát” [24.Tr.217]. Tuy nhiên, thực trạng công tác kiểm tra, giám sát ở 75 nước ta hiện nay đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Đáng chú ý nhất là tính cứng nhắc, hình thức và thiếu hiệu quả của các cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động công vụ. Hệ thống các cơ quan thanh tra nhiều nhưng hoạt động chưa thật sự hiệu quả, thanh tra viên hoạt động không độc lập, trách nhiệm không rõ ràng, thiếu cơ chế xử lý kết quả thanh tra…Trong khi đó, nhân dân có quyền và có cơ chế giám sát hoạt động công vụ nhưng rất khó khăn trong việc hiện thực hóa cơ chế đó. Nhìn chung, kiểm tra, giám sát hoạt động vụ có thể là khâu khó nhất và yếu nhất trong quá trình cải cách bộ máy NN ở nước ta hiện nay. Chính tình trạng này càng khiến cho nhu cầu học tập những kinh nghiệm trong quan chế phong kiến càng trở nên sống động và có ý nghĩa thiết thực. h. Quy chế hóa các hoạt động liên quan đến đào tạo, sử dụng, xử lý các sai phạm của quan lại dưới hình thức các quy định luật Các phân tích ở chương 2 đều cho thấy hoạt động cai trị trong thời Hậu Lê dựa căn bản trên đường lối cai trị Nho giáo nhưng hoàn toàn không bao hàm việc coi nhẹ vai trò của PL. Nói cách khác, nghệ thuật cai trị được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa đức trị và pháp trị với những liều lượng khác nhau cho từng lĩnh vực hoạt động NN. Theo đó, những vấn đề liên quan đến quan chế thường được NN “ưu tiên” sử dụng công cụ PL. Với Quốc triều hình luật cùng các bộ luật chuyên ngành như Hiệu định quan chế và hàng trăm văn bản pháp luật đơn hành khác do NN ban hành đã quy định hầu hết các vấn đề liên quan đến quan chế, từ khâu đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, điều chuyển, sát hạch, đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt, kiểm tra, giám sát quan lại cho đến việc xác định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của quan lại cũng như các chế tài áp dụng đối với các hành vi sai trái của họ. Chính mức độ quy chế hóa chặt chẽ đó đã giúp triều Lê có đủ cơ sở pháp lý để điều tiết có hiệu quả hoạt động của đội ngũ quan lại. 76 Thượng tôn pháp luật là một yêu cầu căn bản của NNPQ. Tuy nhiên, tình trạng “vô luật” hoặc luật không rõ ràng, khó áp dụng vẫn khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Để thể chế hóa chính sách của Đảng về công tác cán bộ, NN đã ban hành Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức cùng với nhiều quy chế khác nhau xác định các tiêu chuẩn và quy trình liên quan đến đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, một mặt do truyền thống làm luật theo hướng “luật nguyên tắc” nên có nhiều vấn đề cần được điều chỉnh dưới hình thức các quy định luật thì lại vẫn đang tồn tại dưới dạng các quy chế, mặt khác nhiều vấn đề cần phải được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ (tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ, công chức, phương thức và quy trình tuyển chọn, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức...) thì vẫn chưa được quy chế hóa. Tình trạng này gây ra những trở ngại lớn cho công tác xây dựng và điều hành của NN đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay. Liệu chăng, bối cảnh này có gợi mở cho chúng ta về nhu cầu trở lại những kinh nghiệm của lịch sử? i. Đề cao các biện pháp phòng, chống tham nhũng, coi phòng ngừa tham nhũng là công tác trọng yếu, căn bản để trong sạch hóa đội ngũ quan lại Phòng, chống tham nhũng là một trong những chính sách lớn mà triều Hậu Lê đặc biệt quan tâm và chú trọng. Có thể khẳng định, ở phương diện này, NN đã đạt được những kết quả rất khả quan cũng như để lại những kinh nghiệm quý giá cho hậu thế. Trên cơ sở coi tham nhũng là loại tội phạm nghiêm trọng, gây tác hại nhiều mặt cho xã hội cần phải nghiêm trị, nhà Hậu Lê đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như: giáo dục quan lại cả tri thức và đạo đức nhân cách; cải cách bộ máy, cơ cấu và phân định chức năng một cách hợp lý; tuyển chọn quan lại một cách kỹ lưỡng cả về năng lực và đức hạnh; kiểm tra, giám sát 77 chặt chẽ, khảo công, luận tội thường xuyên; xử phạt nghiêm minh, nhất là đối với quan lại có phẩm hàm cao. Đứng trên quan điểm “phải trừng trị nghiêm khắc các hành vi tham nhũng nhưng tốt nhất là không để cho tham nhũng xảy ra”, nhà cầm quyền đã dốc tâm lực vào việc giáo hóa và kiểm tra, giám sát quan lại thường xuyên, đi đôi với xây dựng các chế độ hỗ trợ khác. Một trong những chế độ hỗ trợ để phòng ngừa tham nhũng là chế độ Hồi tỵ đã được phân tích kỹ tại chương 2 của luận văn. Ở nước ta, tham nhũng hiện đang là một vấn nạn và NN đã thi hành nhiều biện pháp song vẫn chưa có chiều hướng giảm sút. Căn cứ vào 11 biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định tại chương II Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành, chúng ta nhận thấy cần phải đặt vấn đề về việc tiếp thu những bài học lịch sử trong TKPK, bao gồm cả những bài học về phòng ngừa và phát hiện cũng như xử lý tham nhũng. Theo đó, cần lưu ý nhiều hơn đến những yêu cầu sau:  Chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, xây dựng các gương điển hình về thanh liêm trong sạch, trước hết ở những người có chức vụ cao nhất;  Cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ bằng việc phân chia hợp lý đơn vị hành chính, bãi bỏ các cơ quan NN trung gian, phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan NN, tăng cường kiểm tra, chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan NN;  Thiết lập một hệ thống kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ từ Trung ương đến địa phương, trong đó tập trung xây dựng một cơ quan giám sát chuyên trách độc lập và có thực quyền;  Xây dựng cơ chế phát huy vai trò của cộng đồng trong phát hiện và ngăn chặn các hành vi tiêu cực;  Hoàn thiện các quy định pháp luật và kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng ở bất kỳ chức vụ và vị trí công tác nào… 78 3.2 Định hướng kế thừa các giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay 3.2.1 Yêu cầu của NNPQ Việt Nam đối với việc xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức Chúng ta đang trên hành trình xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong đó đặc biệt cần tới một đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ Tài Đức. Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”. Theo đó yêu cầu đặt ra đối với cán bộ công chức, viên chức, đảng viên hiện nay như sau: a. Phải trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong tu dưỡng phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên. Phẩm chất chính trị, đạo đức là kết quả của sự kết hợp hài hòa biện chứng giữa đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị. Trong tình hình hiện nay, phẩm chất chính trị của cán bộ, đảng viên chính là sự hiểu biết sâu sắc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu do Đảng đề ra, không hoang mang dao động về chính trị tư tưởng, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có bản lĩnh chính trị, nhạy bén, luôn nêu cao cảnh giác, có thái độ đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội, phân biệt rõ đối tượng, đối tác. Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cán bộ, là nội dung quan trọng của phẩm chất chính trị, đạo đức. Đó là lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, luôn kiên định sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu, tu dưỡng theo đạo đức mới, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, có lối sống giản dị 79 trong sạch, không xa hoa lãng phí, thực dụng chủ nghĩa…Những phẩm chất này phải tu dưỡng thường xuyên, bền bỉ trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Trước diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, trong nước và quốc tế, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên phải gắn liền với hành động cụ thể. Đó là phải đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, với tham nhũng và các tệ nạn xã hội làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của Đảng và chế độ ta. b. Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ Thực tế cho thấy, ở bất kỳ lĩnh vực nào, muốn nâng cao uy tín của mỗi cán bộ, đảng viên thì cần phải thường xuyên nâng cao trình độ năng lực bởi chất lượng hiệu quả công việc phụ thuộc vào trình độ năng lực của người cán bộ. Thời đại luôn vận động và phát triển, nhiệm vụ yêu cầu mới luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng phấn đấu tự học, tự rèn luyện nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu mới, cán bộ, đảng viên mới được quần chúng tín nhiệm, tin yêu và ảnh hưởng uy tín của họ mới rộng rãi và có tác dụng to lớn cuốn hút quần chúng, khẳng định niềm tin và giá trị trước quần chúng. c. Tích cực rèn luyện tác phong công tác phù hợp Là cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ đảm nhận vị trí người đứng đầu, muốn hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng hiệu quả thì cần phải có phong cách, tác phong công tác phù hợp. Đó là phong cách làm việc có kế hoạch, hiệu quả, chính xác, tỷ mỷ, sâu sát, cụ thể tránh đại khái, qua loa, quan liêu, hình thức song không độc đoán, gia trưởng. Người cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, quyết đoán, chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình nhưng không mất dân chủ…có như vậy dân sẽ tin và làm theo. 80 d. Tự giáo dục, tự rèn luyện Đây là giải pháp quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách và nâng cao uy tín của người cán bộ, đảng viên. Để tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình đồng thời ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân, nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy truyền thống cách mạng tốt đẹp của dân tộc ta, tuyệt đối chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và PL NN. Dù cương vị nào phải luôn gương mẫu, phải tự nhận thức được những ưu điểm và khiếm khuyết của mình để tự giác dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa, học tập, rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách. Tóm lại, nâng cao uy tín của người cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ máy NN, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. 3.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay Đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay đa phần được trưởng thành và rèn luyện trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội nên hầu hết đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Quan điểm, lập trường đúng đắn, có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ được mối liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức trẻ có kiến thức năng động, mạnh dạn song luôn cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, phấn đấu vươn lên thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chuyên môn, tạo bước chuyển quan trọng 81 về kinh tế, góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tiền lương và thu nhập thực tế còn thấp, lại chịu nhiều tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhưng số đông cán bộ, công chức đã giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh; khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Đúng như Đảng ta đã từng khẳng định: “Phần lớn cán bộ, đảng viên nhất trí, tin tưởng, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, có sự đóng góp lớn chó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng NNPQ và phát triển bền vững. Trình độ năng lực quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu hụt kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý NN, về PL, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng hành chính, cũng như tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do đó, năng suất và hiệu quả lao động còn thấp. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thiếu cán bộ, công chức hành chính chuyên ngành, cán bộ quản lý giỏi; thừa cán bộ công chức không đủ phẩm chất, năng lực yếu, không đáp ứng được nhu cầu công việc. Đặc biệt thiếu đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức kinh doanh giỏi, thông thạo về kinh tế đối ngoại, về pháp lý. Nhiều ngành và địa phương gặp khó khăn trong lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, thiếu cán bộ hoạch định chính sách ở tầm chiến lược. Tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu và chậm đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chưa có tầm nhìn xa, bố trí cán bộ chủ yếu vẫn theo tình huống, tình trạng hụt hẫng 82 giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách, chiến lược. Bộ phận cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là lực lượng các chuyên gia đầu ngành về khoa học tự nhiên và xã hội, vừa hẫng hụt và thiếu đồng bộ, tuổi đời bình quân cao. Lớp cán bộ, công chức trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, chậm được phát hiện và bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí tương xứng. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ khoa học, kỹ thuật cao phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn. Trong khi đó các địa phương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, cán bộ, công chức vừa thiếu về số lượng vừa yếu kém về chất lượng, nguồn nhân lực bổ sung vào công vụ rất hạn chế. Số lượng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt chiếm tỷ lệ thấp. Bộ phận cán bộ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số cán bộ, công chức nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Mặc dù trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng…nhưng về cơ bản vẫn còn mang tính chất ứng phó, chưa thật chú trọng tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo chưa gắn với sử dụng gây lãng phí nguồn lực…Do chưa có những thể chế quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong khi thi hành công vụ và chức trách của cán bộ, công chức trong từng đơn vị nên khó đánh giá được kết quả, chất lượng công việc của cán bộ, công chức. Nhiều cán bộ, công chức chưa đủ văn bằng, chứng chỉ như quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mà công chức đang đảm nhận. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, do trình độ hoặc do đã lớn tuổi, 83 thiếu ý thức vươn lên để tự hoàn thiện mình trong điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. Cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ, công chức không cân đối và chưa được xác định rõ ràng, hợp lý. Do vậy, trong công tác tuyển dụng còn tùy tiện, thường yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn mức cần thiết và đòi hỏi những kiến thức bổ sung rất cao như ngoại ngữ, tin học…tạo ra tâm lý căng thẳng không đáng cho người dự tuyển. Nhưng sau khi tuyển dụng lại không bố trí và sử dụng đúng người, đúng việc, đúng với yêu cầu, gây lãng phí nguồn lực, người được tuyển dụng không thực sự gắn bó với công việc được giao vì họ cho rằng lãnh đạo đơn vị không đánh giá và sử dụng đúng chuyên môn và năng lực của mình. Mặt khác, về phương diện đạo đức, lối sống, ý thức và văn hóa pháp luật; trách nhiệm, hiệu quả phục vụ xã hội của cán bộ, công chức NN còn nhiều yếu kém. Hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức của người thi hành PL là các chế tài pháp lý và đạo đức mà họ phải gánh chịu. Nhưng điều đáng nói hơn chính là sự vi phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của người cán bộ, công chức trong thi hành pháp luật. Cán bộ, công chức phải là công bộc của nhân dân, nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức có biểu hiện hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân, coi việc thực thi công vụ, phục vụ nhân dân như là ban phát ân huệ của mình cho người dân. Tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, vô cảm trước những yêu cầu, bức xúc chính đáng của người dân, coi chức trách của mình là phương tiện để moi tiền dân, đòi hỏi đút lót, hối lộ… thậm chí trù dập, ức hiếp quần chúng, gây bất bình và phản ứng tiêu cực trong nhân dân. “Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhũng nhiễu dân, sự suy thoái về phẩm 84 chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức còn nghiêm trọng, gây lo lắng, bất bình trong nhân dân, hạn chế sự phát triển có thể cao hơn nữa của đất nước”. Qua điều tra xã hội học thì “có gần 60% các doanh nghiệp cho rằng, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ có thái độ sách nhiễu doanh nghiệp; hơn 50% ý kiến đánh giá cán bộ, công chức thực thi công vụ còn hách dịch cửa quyền và khoảng 65% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức thực thi công vụ còn yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc yếu kém về giao tiếp, ứng xử”. Ngoài những suy thoái về đạo đức trong hoạt động công vụ, một số công chức có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trong khoảng vài năm gần đây, số lượng cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm hình sự ngày càng tăng. Qua nhiều vụ trọng án trong những năm gần đây không ít cán bộ, công chức có chức vụ cao đã phải ra hầu tòa và phải nhận những bản án ở mức khung hình phạt cao. 3.2.3 Quan điểm kế thừa các giá trị đương đại của CĐQL trong TKPK ở Việt Nam a. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của chế độ pháp quyền XHCN Việt Nam Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước cùng với quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay đã đặt ra nhiệm vụ phải thanh toán triệt để những tàn dư tiêu cực của thể chế phong kiến đang cản trở bước tiến của lịch sử. Đồng thời nên tiếp thu những giá trị tích cực có tính đương đại trong truyền thống chính trị - pháp lý của dân tộc. Cho đến nay vẫn có một số nhà xã hội học cho rằng truyền thống cũ, những giá trị cũ đều là lực cản của quá trình hiện đại hóa đất nước. Cách phân tích của họ là nhìn vào mâu thuẫn, cách giải quyết của họ là gạt bỏ, thủ tiêu 85 một mặt của mâu thuẫn (tức truyền thống). Cách giải quyết như vậy dễ rơi vào chủ nghĩa hư vô, xóa bỏ cả nhân tố còn tích cực của truyền thống và tự cắt đứt với lịch sử. Mọi nghiên cứu đều cho thấy truyền thống cũ luôn có phần tinh hoa của nó mà nếu biết kế thừa, cải tạo và nâng cao thì sẽ trở thành một trong những nhân tố động lực của hiện tại. Theo tinh thần đó, chúng ta nhất định phải tiếp thu những nhân tố tích cực, hợp lý của xã hội cũ nhằm tạo ra một sự kết hợp làm nên hợp lực mang bản sắc dân tộc trong nhận thức và hành động của con người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tiếp thu những giá trị đương đại của lịch sử phải xuất phát từ yêu cầu và những nguyên tắc tổ chức của xã hội hiện đại. Theo đó, các giá trị đương đại của quan chế Hậu Lê khi vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay cần được triển khai trên cơ sở phù hợp với yêu cầu đổi mới bộ máy NN và các nguyên tắc của trật tự pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Về cơ bản, những yêu cầu và nguyên tắc đó là:  Nguyên tắc chủ quyền nhân dân, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân;  Nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp;  Nguyên tắc đề cao tính tối thượng của PL trong tổ chức và hoạt động của NN… b. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê theo hướng “chỉnh hợp có chọn lọc” Mục 3.1 của luận văn đã cố gắng xác định những giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê nhưng việc nhận diện nó quả thật không đơn giản. Có thể các giá trị tích cực, tiến bộ trong xã hội cũ nhưng lại chưa hẳn là cái phù hợp và cần chắt lọc, tiếp thu trong xã hội ngày nay. Có thể có những yếu tố thể hiện dưới hình thức là các khái niệm, phạm trù cũ nhưng trong nội hàm lại không hoàn toàn là cũ mà đã có nhiều yếu tố của cái mới, hoặc đang vận hành 86 đồng thuận với cái mới và thúc đẩy cái mới phát triển. Cũng không loại trừ trường hợp ngay trong những giá trị, phạm trù mang tính đương đại nhưng vẫn hàm chứa những nội dung cũ đang cần phải cải tạo, thay thế bằng một chất mới. Vấn đề đặt ra là phải có phương thức xử lý cụ thể khi tiếp thu những giá trị đương đại để có thể phát huy tốt nhất những mặt tích cực nhưng lại có thể loại trừ triệt để những khía cạnh tiêu cực, hạn chế nằm trong chính nội hàm của nó? Câu trả lời phù hợp thể hiện ở quan điểm chỉnh hợp có chọn lọc. Tinh thần của chỉnh hợp có chọn lọc bao gồm ba phương diện: kết hợp giữa tiếp thu và gạt bỏ; điều chỉnh tạo ra khả năng thích ứng; áp dụng các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt. c. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê trên tinh thần khách quan, tôn trọng lịch sử, tránh áp đặt, khiên cưỡng Lịch sử là đời sống hiện thực của quá khứ, không do ai sang tạo ra hay sắp đặt. Vì vậy, việc nhận diện cũng như tiếp thu những giá trị đương đại của lịch sử phải đứng trên tinh thần khách quan và tôn trọng sự thật, tránh áp đặt, khiên cưỡng. Do vậy, quá trình tiếp thu các giá trị đương đại của CĐQL nhà Lê không được lồng ghép ý kiến chủ quan của nhà nghiên cứu hay nhà hoạch định chính sách khi giải thích các sự kiện, hiện tượng lịch sử cho dù với bất kỳ mục đích nào. Cũng không thể vì những mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay mà cố tình làm sai lạc lịch sử hoặc “sáng tạo” ra những giá trị không thuộc về lịch sử. d. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê đảm bảo kế thừa luôn đi đôi với phát huy, nhân lên một tầm cao mới các giá trị truyền thống, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Kế thừa lịch sử sẽ có ý nghĩa hơn nếu được đặt trong nhu cầu tiếp tục phát huy những yếu tố được kế thừa, biến yếu tố đó thành một phần của giá trị 87 mới. Dựa vào truyền thống không có nghĩa là quay trở về quá khứ và đưa nguyên bản các giá trị lịch sử đặt vào lòng xã hội mới, ngay cả khi những giá trị đó mang tính đương đại. Trên thực tế, cũng giống như quá trình gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, quá trình tiếp thu các giá trị đương đại diễn ra tương đối lâu dài mà mỗi bước tiến của nó đều loại trừ các biện pháp tác động chủ quan duy ý chí đi đôi với đòi hỏi cải tạo và nâng cao. Cách tư duy này cần được áp dụng vào việc tiếp thu các giá trị đương đại của CĐQL thời Lê. Theo đó, quá trình tiếp thu nên được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ ý thức, phương thức, cách làm của các TĐPK. Những nội dung cụ thể của các giá trị đương đại cần có sự thay đổi, phát triển tương thích với bối cảnh và yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn mới. 3.3 Một số kiến nghị nhằm kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay 3.3.1 Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu nhằm nhận diện đầy đủ các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng như các công trình nghiên cứu cùng loại mới chỉ đưa lại những phác thảo về CĐQL thời Hậu Lê. Ở thời điểm hiện tại, còn nhiều vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo, tuyển chọn, sử dụng…quan lại vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động nghiên cứu chưa dành được sự chú ý, đầu tư đúng mức cả từ phía các cơ quan quản lý cũng như từ phía các nhà khoa, điều này đã tạo ra những khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu về vấn đề quan chế. Bên cạnh đó, mức độ thiếu hụt trong hoạt động nghiên cứu đã không cho phép nhận diện đầy đủ về các giá trị đương đại của quan chế nhà Lê. Từ đó, không đủ căn cứ thuyết phục cho quá trình tiếp thu, vận dụng các giá trị đó trong đời sống NN và PL ở nước ta hiện nay. 88 Trước thực trạng này, chúng ta cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu ở các quy mô khác nhau về quan chế nhà Lê và cần tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:  Mối liên hệ tương hợp giữa chính sách và các biện pháp pháp lý trong xây dựng và sử dụng đội ngũ quan lại của triều Lê nói riêng và các TĐPK Việt Nam nói chung;  Căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn quan lại và việc áp dụng các tiêu chuẩn đó trong thực tiễn (nội dung và kết quả);  Kinh nghiệm giáo dục phẩm chất đạo đức cho quan lại (nội dung, phương thức tiến hành, kết quả cụ thể);  Kinh nghiệm sát hạch, đánh giá quan lại;  Chế độ Hồi tỵ và kinh nghiệm điều chuyển quan lại;  Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của nhà Lê. 3.3.2 Tăng cường nhận thức trong Đảng, NN và các bộ phận nhân dân về vai trò của truyền thống đối với hiện tại và tính tất yếu của việc kế thừa, phát huy những giá trị đương đại của truyền thống Khi nói tới di sản truyền thống, không ít người vẫn xem thượng tầng chính trị nói chung, đời sống NN và PL nói riêng là sản phẩm của CĐPK và cần phải xóa bỏ tận gốc rễ. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, bất kỳ sự phủ định biện chứng nào cũng bao hàm sự kế thừa nhân tố này hay nhân tố khác của sự phủ định. Bất cứ một công cuộc phục hưng nào cũng phải xuất phát trước hết từ những đặc điểm lịch sử với tất cả di sản chính trị - văn hóa của chính quốc gia - dân tộc đó. Vì vậy, muốn hiểu hiện tại mà không đặt nó trong mối liên hệ với quá khứ thì không bao giờ hiểu đầy đủ được hiện tại. Về mặt thực tiễn, dù chúng ta có muốn thừa nhận hay không thì trong ý thức chủ quan dấu ấn của truyền thống chính trị - pháp lý vẫn tồn tại một cách khách quan và ảnh 89 hưởng sâu sắc đến diện mạo văn hóa tinh thần cũng như đời sống NN và PL hiện nay. Trong những năm đổi mới đất nước, chúng ta đã nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy chính trị của Đảng, NN và nhân dân, bao gồm có tư duy về vai trò của truyền thống đối với hiện tại, về tính tất yếu của việc kế thừa, phát huy những giá trị đương đại của truyền thống trong xây dựng đất nước. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều về đối tượng cũng như về phạm vi. Bằng chứng là chúng ta chưa có một chiến lược đầy đủ và một định hướng rõ nét về nghiên cứu và vận dụng các giá trị đương đại của truyển thống. Điều này đã ngẫu nhiên trở thành lực cản đối với mục tiêu xây dựng mô hình NN và PL hiệu quả dựa trên cơ sở phù hợp với đặc thù Việt Nam. Do vạy, ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới, toàn xã hội nên đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhận thức về vai trò của truyền thống cũng như về tính tất yếu của việc kế thừa, phát huy các giá trị đương đại của truyền thống, trong đó không thể loại trừ những giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê. 3.3.3 Hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ theo hướng tiếp nhận một số kinh nghiệm điều chỉnh PL của NNPK nói chung đối với đội ngũ quan lại PL về công chức, công vụ ở nước ta đã có những bước hoàn thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Đáng chú ý là Luật Cán bộ, Công chức 2010 ra đời đã có những quy định mang tính bước ngoặt trong chế độ pháp lý về công chức, công vụ như; tuyển dụng; thi nâng ngạch cạnh tranh; quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức; luật hóa điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức…Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, một số nội dung liên quan đến chế độ công chức, công vụ chưa được quy định cụ thể hoặc chưa được quy chế hóa. 90 Từ góc độ tiếp nhận những kinh nghiệm của quan nhà Lê, quá trình hoàn thiện PL công chức, công vụ ở nước ta hiện nay nên đặt trọng tâm vào những vấn đề sau:  Tiêu chuẩn hóa chức danh công chức theo vị trí việc làm. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đạo đức theo quy định tại Điều 15 Luật cán bộ, công chức hiện hành phù hợp với phân loại cán bộ, công chức theo vị trí công tác và vị trí việc làm;  Cụ thể hóa chế độ tuyển dụng, bố trí, phân công, phân nhiệm phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt, cần sớm cụ thể hóa quy chế thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh và thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ và tương đương trở xuống;  Xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ, công chức trên cơ sở kết quả công việc, có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật. Theo đó cần nghiên cứu bổ sung quy định về đánh giá cán bộ, công chức trên cơ sở kết quả công việc, đồng thời ban hành bổ sung quy định về chế độ kỷ luật đối với công chức để cụ thể hóa các Nghị định của Chính phủ về các vấn đề nêu trên;  Bổ sung và chuẩn hóa các quy định PL liên quan đến nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức đa dạng: hướng dẫn tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch hoặc chức danh công chức, viên chức; đào tạo theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng trước khi bổ nhiệm; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hàng năm;  Nghiên cứu ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả pháp luật công chức, công vụ làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng, hiệu 91 quả đối với việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng công chức, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công. 3.3.4 Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay Phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm nhận thức và hành động chính trị phù hợp với mục tiêu của hoạt động công vụ. Tương tự như vậy, đạo đức công vụ được xác định gồm các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (Điều 15 Luật cán bộ, công chức). Đối với từng nhóm cán bộ, công chức thì yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ không hoàn toàn giống nhau. Kinh nghiệm xây dựng quan chế phong kiến cho thấy, phẩm chất đạo đức của quan lại được hình thành chủ yếu qua công tác giáo dục với các hình thức khác nhau. Do đó, để đáp ứng tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cần đẩy mạnh công tác giáo dục theo hướng:  Xây dựng cơ chế giáo dục thường xuyên và định kỳ, theo chủ đề đối với cán bộ, công chức, viên chức;  Lựa chọn hình thức và nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức;  Mở rộng các hình thức giáo dục đa dạng, linh hoạt, gắn giáo dục với thực hành, gắn giáo dục với động viên, khuyến khích. 3.3.5 Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay Năng lực thực thi công vụ quyết định hiệu quả hoạt động thực thi công vụ, điều này được thể hiện ở trình độ học vấn và khả năng điều hành thực tế của những người thực thi công vụ. Do đó, cần phải nâng cao năng lực của cán 92 bộ, công chức thông qua quá trình đào tạo tại trường lớp và trải nghiệm từ thực tiễn công vụ, trong đó phương thức đào tạo qua trường lớp được đặc biệt chú trọng. Ở nước ta hiện nay, phương thức đào tạo cán bộ, công chức qua trường lớp được triển khai với nhiều hình thức nhưng nhìn chung kết quả không cao. Điều này liên quan tới tính phù hợp và chất lượng của các chương trình, nội dung đào tạo, tới thể lệ, quy chế và tính nghiêm minh của hoạt động thi cử. Để khắc phục thực trạng này NN cần tiến hành mạnh mẽ các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Một số biện pháp trước mắt có thể kể đến là: đa dạng hóa phương thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; đổi mới căn bản nội dung và phương pháp đào tạo và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng học tập suy nghĩ, sáng tạo của người học; thực hiện chế độ sát hạch thường xuyên và định kỳ về năng lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức; kiên quyết giảm thải biên chế đối với những người không đủ năng lực, trình độ phù hợp với vị trí công tác, đặc biệt đối với cán bộ và công chức lãnh đạo; tạo lập môi trường công bằng và cơ hội bình đẳng cho cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu vươn lên về nghiệp vụ… 3.3.6 Áp dụng thử nghiệm một số yếu tố thuộc nội dung của quan chế thời Hậu Lê trong xây dựng đội ngũ thực thi công vụ hiện nay Qua tìm hiểu nội dung quan chế triêu Lê có thể thấy triều đại này đã áp dụng khá thành công một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ quan lại. Trong đó, đáng chú ý nhất là chế độ khảo hạch và chế độ Hồi tỵ. Đây có thể là vấn đề đặt ra cho chúng ta cần suy ngẫm. Nên chăng, trên cơ sở đổi mới về nội dung và các tiêu chí cụ thể, chúng ta có thể áp dụng thử nghiệm hai chế độ nói trên. Việc thử nghiệm sẽ được triển khai 93 trong phạm vi đối tượng và không gian (lĩnh vực) nhất định. Nếu thành công và cho thấy tác dụng tốt đối với hiệu quả hoạt động NN, sẽ có thể quy định thành chế độ và áp dụng thống nhất đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoặc chỉ đối với đội ngũ công chức NN. 94 KẾT LUẬN Thứ nhất, chế độ đào tào và tuyển dụng quan chức thời Hậu Lê đã đẻ ra tầng lớp trí thức Nho giáo, hình thành một đội ngũ quan chức quan liêu. Lấy khoa cử làm hình thức đào tạo và tuyển dụng quan chức chủ yếu của NN, đó là một chủ trương, chính sách đúng đắn của các vị vua thời Hậu Lê. Chế độ khoa cử thời Hậu Lê là sự kế thừa và phát triển có tính truyền thống của dân tộc ta ở các triều đại trước và được quy định rõ ràng, chặt chẽ tới mức hoàn chỉnh, trở thành chế độ của NN. Chế độ này đã được thời sau bảo lưu giữ gìn cho đến khi nó không còn tồn tại. Thứ hai, Nho giáo là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Nhưng đến thời Lý – Trần nó mới có điều kiện phát triển, song vẫn chưa có một vị trí, vai trò đáng kể đối với NN cũng như trong đời sống xã hội. Bắt đầu từ thời Hậu Lê trở đi, Nho giáo đã chiếm địa vị độc tôn trong xã hội, và trở thành hệ tư tưởng chính thống. Tất cả những thể chế chính trị, chính sách PL – văn hóa – xã hội đều được xây dựng trên nền tảng của Nho giáo. Nho giáo căn bản là một đạo trị nước, an dân. Ở vào một địa điểm lịch sử nhất định, nó mang nhiều giá trị tích cực. Song, nó cũng đã bộc lộ hạn chế khi áp dụng vào thực tế xã hội Việt Nam đương thời. Xuất phát từ tính chất kinh viện, xa rời thực tế (nhất là trong sản xuất kinh tế) của Nho giáo, Nhà Hậu Lê với đội ngũ quan chức Nho học đã không điều chỉnh nổi những biến động dồn dập liên tiếp phát sinh từ một hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội luôn luôn là yếu tố năng động. Các vua nhà Hậu Lê cùng có chung một nhận thức: “Nhân tài nguyên khí của Nhà nước”, cho nên rất coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài – coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của quốc gia. Tuy nhiên, đội ngũ quan chức Nho học do NN đào tạo bằng khoa cử không đảm 95 đương được một chức năng quan trọng: phát triển kinh tế. Đây chính là hạn chế lớn nhất của phương thức đào tạo quan chức bằng khoa cử. Bên cạnh đó còn có những hạn chế khác đi kèm như tạo ra một tầng lớp quan liêu ăn bám, tham nhũng, cố bám vào địa vị (để hưởng lợi). Bản thân khối tri thức được truyền thụ bị gò bó, hạn chế bởi hệ tư tưởng Nho giáo, thiếu các tri thức tự nhiên và thực nghiệm. Quy trình đào tạo cũng không chuyên môn hóa mà tập trung nhiều chức năng khác nhau vào một con người tri thức quan liêu đã hình thành tính hai mặt của chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Hậu Lê. Thứ ba, việc sử dụng quan chức thời Hậu Lê tương đối bài bản với những nguyên tắc sử dụng cụ thể, hợp lý, đặc biệt là chế độ đãi ngộ tối ưu cùng với các biện pháp kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng và xử lý nghiêm ngặt của NN thông qua một hệ thống pháp luật chặt chẽ mang đậm tính răng đe và trừng trị đã góp phần đào tạo được đông đảo đội ngũ nhân tài chuyên tâm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Thứ tư, hiện nay Đảng và NN ta đã và đang tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước trên mọi lĩnh vực để bắt nhịp với những đổi thay mạnh mẽ của khu vực cũng như quốc tế, trong đó điển hình là công tác đổi mới cán bộ nhân lực. Tại đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng đã đề ra mục tiêu: “Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn”. Nhận thức rõ được việc đổi mới lãnh đạo cán bộ các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà chúng ta phải thực hiện triệt để nhằm tạo đà thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng khác. Do vậy, Đảng đã đề ra phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Cụ thể: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công 96 chức; tăng cường tính minh bạch, công khai, trách nhiệm của họat động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý NN. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”. Trong quá trình thực hiện công tác đổi mới cán bộ, Đảng ta luôn trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha ta. Coi đó là những bài học kinh nghiệm quý báu, có ý nghĩa thực tiễn cao trong công tác cán bộ hiện nay. Thứ năm, những kiến nghị về ý nghĩa thực tiễn của luận văn Cùng với những kiến nghị đã nêu tại phần 3.3 luận văn bổ sung một số vài kiến nghị chi tiết sau:  Cần có phương hướng đào tạo cán bộ, công chức hiện nay một cách toàn diện dựa trên nhu cầu thực tiễn của xã hội;  Áp dụng chế độ thi cử nghiêm ngặt và nội dung thi sát với yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực cụ thể từ đó có thể tuyển chọn được những cán bộ, công chức vừa có trình độ chuyên môn vừa tránh lãng phí tài nhân tài trong xã hội.  Cần tổ chức, sắp xếp, quy hoạch cán bộ, công chức hiện nay một cách hợp lý, khoa học;  Cần chú trọng hu hút cán bộ, công chức giỏi cho những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm đặc biệt là ở những vùng xâu vùng xa. Bên cạnh đó, có những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích sự nghiên cứu, sáng tạo cũng như ứng dụng của những cán bộ khoa học – kỹ thuật để phát triển đất nước.  Tăng cương vai trò của lãnh đạo nữ trong các ngành nghề… 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX, Hà Nội. 2. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Bối Khê trạng nguyên đình đối văn sách (1989), Tạp chí Hán Nôm, Số 1/1989. 4. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 5. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, Nxb. Sử học, Hà Nội. 6. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, Nxb. Sử học, Hà Nội. 7. Đỗ Minh Cương (2006), “Tuyển chọn và sử dụng quan lai ở nước ta thời kỳ trung đại”, Tạp chí xây dựng Đảng, Số 8/2006, Tr. 42 – 44 – 60. 8. Lương Thanh Cường (2006), Xây dựng các nguyên tắc của hoạt động công vụ trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2006. 9. Phan Hữu Dật – Nguyễn Văn Khánh – Lâm Bá Nam – Vũ Văn Quốc – Lê Ngọc Thắng (1994), Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Phan Đại Doãn (1997), “Lê Thánh Tông và Nho học - nho giáo”, Lê Thánh Tông – con người và sự nghiệp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đại Việt sử ký toàn thư (1983), Bản khắc in năm Chính Hoà thứ 18 (1697), Tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Đại Việt sử ký toàn thư (2004), Tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Đại Việt sử ký toàn thư, (2003), Tập III, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. Vũ Minh Giang (1997), Mấy suy nghĩ về chính sách ruộng đất thời Lê Thánh Tông, Lê Thánh Tông – con người và sự nghiệp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (2012), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 21. Lê Thị Thanh Hoà (1998), Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), TậpVI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập IV, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Tập VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Trương Vĩnh Khang (2007), “Lê Thánh Tông và vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại – Bài học kinh nghiệm”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, Số 3/2007, Tr. 105 – 112. 26. Trần Trọng Kim (1938), Nho giáo (quyển thượng), Hà Nội. 27. Bùi Huy Khiên (2011), Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh, Nxb. Lao động, Hà Nội. 28. Lê triều quan chế, (1997), Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 29. Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến năm 1858 (1996), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 30. Luật Cán bộ, công chức 2010. 31. Luật Viên chức 2010. 32. Nguyễn Thuý Nga và Nguyễn Thị Lâm (biên dịch) (1993), Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Lê Kim Ngân (1963), Tổ chức chính quyền dưới triều Lê Thánh Tông, Bộ giáo dục Quốc gia, Sài Gòn. 34. Trần Hồng Nhung (Luận văn thạc sỹ) (2010), Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1882 - 1884, Hà Nội. 35. Nguyễn Ngọc Nhuận (chủ biên) (2006), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, Tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Nguyễn Đức Nhuệ (2006), “Một số nét về khoa cử và thể lệ bổ dụng quan lại thời Lê Trung Hưng”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 12/2006, Tr. 31 – 38. 37. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 38. TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Lê Văn Quán (2013), Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê – Nguyễn, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội. 40. Quốc triều hình luật (2006), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, Tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục chính biên, Tập III, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Quốc sử quán triều Nguyễn (1969), Đại Nam thực lục chính biên, tập XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 44. Quốc sử quán triều Nguyễn (1996), Minh Mệnh chính yếu, Tập I, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 45. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2011), Hệ thống giáo dục khoa cử và Nho giáo triều Nguyễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2011), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 47. Lê Thị Sơn (chủ biên) (2007), Quốc triều hình luật - quá trình hình thành, nội dung và những giá trị đương đại”, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội. 48. Nguyễn Đình Thắng, Trần Bá Chí, Hoàng Văn Lâu, Nguyễn Tá Nhí (1994), Khoa cử Việt Nam thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học tổng hợp, Hà Nội. 49. Nguyễn Minh Tuấn (2006), Tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp. 50. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh, Viện sử học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Tuyển tập văn bia Hà Nội (1978), Văn bia tiến sĩ năm Nhâm Tuất do Thân Nhân Trung soạn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Nguyễn Hòa Văn, Đặng Duy Thìn (2012), Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia. 53. PGS.TS Nguyễn Hoài Văn (2013), “Kinh nghiệm sử dụng người tài, xây dựng đội ngũ quan lại thời Lê Thánh Tông”, Tạp chí lý luận chính trị, Số 5/2013, Tr. 42 – 48. 54. Trần Thị Vinh (2012), Thiết chế và phương thức tuyển dụng quan lại của chính quyền Nhà nước trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [...]... nghiên cứu đề tài là nhận diện nội dung cơ bản và xác định những giá trị kế thừa của CĐQL thời Hậu Lê ở Việt Nam Trên cơ sở đó, luận chứng về nhu cầu, khả năng và giải pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong sự nghiệp xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu khái lược về TKPK Hậu Lê về mô hình tổ chức và hoạt động của NNPK Hậu Lê;  Phân tích các yếu tố... 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương Cụ thể: Chương 1: Quan chế thời Hậu Lê: nhận diện từ khía cạnh lịch sử; Chương 2: Nội dung cơ bản của Quan chế thời Hậu Lê; Chương 3: Giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay 9 CHƯƠNG 1 QUAN CHẾ THỜI... sách, PL và thực tiễn xây dựng đội ngũ quan lại Việt Nam trong thời Hậu Lê; 6  Nhận diện nội dung quan chế thời Hậu Lê trên các phương diện đào tạo, tuyển dụng và sử dụng quan lại;  Chỉ ra những yếu tố tích cực, hạn chế của quan chế thời Hậu Lê Xác định những giá trị tiến bộ, phù hợp với mục tiêu xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay;  Luận giải về nhu cầu, khả năng, phương án và các giải pháp cụ thể trong. .. thể trong việc kế thừa các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, chính sách, PL và các biện pháp thực tế của NNPK Việt Nam thời Hậu Lê nhằm xây dựng đội ngũ quan lại Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng bao gồm những hoạt động cụ thể của quan lại phản...đánh giá khoa học về CĐPK và mô hình NNPK Việt Nam Tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình trên tác giả sẽ có sự lý giải và đánh giá sát thực về CĐQL, những giá trị đương đại mà CĐQL đóng góp cho sự phát triển của các NNPK Việt Nam 2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu trực diện về CĐQL trong TKPK Việt Nam và quan chế thời Hậu Lê Nghiên cứu về CĐQL trong TKPK ở Việt Nam có rất nhiều... giải pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị tiến bộ của CĐQL thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn  Nâng cao nhận thức lý luận về các giá trị của lịch sử, về tính tất yếu của mối liên hệ giữa lịch sử và hiện tại trong đời sống NN và PL;  Tăng cường hiểu biết về CĐPK Việt Nam nói chung, về CĐQL thời Hậu Lê nói riêng Qua đó, góp phần tạo dựng. .. Phương pháp lịch đại và phương pháp luật học so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3 để làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng, sự kiện liên quan đến CĐQL trong thời kỳ Hậu lê, đồng thời nhằm phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong các giai đoạn của lịch sử, trực tiếp phục vụ cho việc xác định những giá trị kế thừa của CĐQL trong thời kỳ Hậu Lê ở Việt Nam 6 Đóng góp về khoa... NN và PL Việt Nam trong lịch sử;  Các luận điểm khoa học và kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, các nhà lập pháp và quản lý, các học viên, sinh viên chuyên ngành luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạch định chính sách, PL và các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay... quan trọng của đội ngũ quan lại, các chính sách về đào tạo, sử dụng quan lại 4 trong TKPK Việt Nam nói chung, quan chế thời Hậu Lê nói riêng Các công trình khoa học đó, ở các mức độ khác nhau cũng đã đưa ra những đánh giá khoa học về các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong việc quản trị và phát triển đất nước 2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công... kiến cầm quyền 1.2.2 Đặc điểm của Quan chế thời Hậu Lê ở Việt Nam 1.2.2.1 Quan chế được thể chế thành “khuôn mẫu” và ngày càng hoàn thiện Trong nền quân chủ tập quyền, quan lại là yếu tố quan trọng thứ hai sau nhà vua, đóng vai trò căn bản đối với sự tồn tại của vương quyền Vì vậy, ngay từ những triều đại phong kiến (TĐPK) đầu tiên, việc đặt ra các quy tắc về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ quan lại và chế định ... HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HẰNG QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nước. .. nhận diện nội dung xác định giá trị kế thừa CĐQL thời Hậu Lê Việt Nam Trên sở đó, luận chứng nhu cầu, khả giải pháp tiếp thu, kế thừa giá trị quan chế thời Hậu Lê nghiệp xây dựng NNPQ Việt Nam 3.2... HƯỚNG KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NNPQ VIỆT NAM HIỆN NAY 68 3.1 Nhận diện giá trị đương đại chế độ quan chế thời Hậu Lê 68 3.2 Định hướng kế thừa giá trị đương đại Quan

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w