Chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê

Một phần của tài liệu Quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện na (Trang 34)

Nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của quan lại là nhận thức bao trùm và chỉ đạo mọi nỗ lực xây dựng đội ngũ quan lại trong suốt cuộc đời làm vua của Lê Thánh Tông. Cũng giống như bao ông vua Nho giáo, ông hiểu

rằng: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn”, đồng thời ông triển khai rộng hơn: “Một nước trị hay hay dở là do ở vua và quan giỏi hay dở....” [26.Tr.65]. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải ở chỗ ông phát biểu thế

nào về vai trò của quan lại mà là ở chính những cố gắng không mệt mỏi của ông trong quá trình cải cách hành chính để để tạo dựng chính sách toàn diện

về đội ngũ quan lại, tiến hành thể chế hóa chính sách đó và hình thành trên

thực tế một đội ngũ quan lại thực sự trung thành và chuyên nghiệp.

Năm 1471, khi sửa định Hoàng triều quan chế, Lê Thánh Tông đã định

rõ chính sách của NN về quan lại: “...Ở trong quân vệ đông đúc thì năm phủ

chia nhau để giữ; việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Ba ty cấm bình thủ ngự để làm nanh vuốt lòng dạ; sáu khoa để xét bác trăm ty; sáu tự để thừa hành mọi việc thông chính sứ ty thì tuyên đức hóa của vua để đạt tình dân bên dưới; ngự sử hiến sát thì tâu hặc các quan làm bậy, tỏ rõ tình dân đau ngầm. Ở ngoài thì mười ba thừa tuyên cùng tổng binh coi giữ địa phương. Đô ty thủ ngự thì chống giữ các bảo, sở, quan thì để phòng giữ. Công việc liên lạc, ràng buộc lẫn nhau...Chế độ trước đây, đặt quan phần nhiều lấy quan to tước cao, chế độ ngày nay đặt quan đều là lương ít trật thấp. Đặt quan so với trước nhiều hơn, chỉ lộc so với xưa vẫn thế. Ăn hại đã không có, trách nhiệm lại có nơi. Để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau, khinh trọng cùng kìm chế nhau. Uy quyền không lạm, lẽ nước khó lay. Thành thói quen theo đạo giữ phép, không có lỗi trái nghĩa phạm hình” [ 4.Tr.332 -

333]

Để có một đội ngũ quan lại có đạo đức thể hiện ở lòng trung thành và trách nhiệm với vua, trách nhiệm trước dân, trách nhiệm trong thực thi công vụ, Lê Thánh Tông đã đặt ra chính sách cụ thể về quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng và thống nhất theo thứ bậc cao thấp. Cơ sở pháp lý để cải cách quan chế và triển khai các biện pháp xây dựng đội ngũ quan lại là

bản Dụ Hiệu định quan chế (Hoàng triều quan chế), Lệ khảo khóa năm 1470,

Sắc chỉ năm 1480, Điều lệnh năm 1485, Chiếu chỉ năm 1487…Đặc biệt, Lê

Thánh Tông đã tiến hành thể chế hóa chính sách đối với quan lại thông qua

hàng loạt các quy định của Luật Hồng Đức về tiêu chuẩn, quyền hạn và nghĩa

nhác việc công thì bị phát 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức (Điều 199); Quan lại không tuân lệnh vua mà lệnh đó không quan trọng thì xử biếm hay đồ, nếu là việc quân khẩn cấp thì xử tội lưu hay tội chết (Điều 222)...Ngoài ra, ngay từ khi mới lên ngôi và trong suốt cuộc đời làm vua, Lê Thánh Tông đã cho thi hành nhiều biện pháp để trong sạch hoá đội ngũ quan lại. Ông là người

đầu tiên tiếp thu và vận dụng luật Hồi tỵ, đưa vào các quy định của Bộ luật

Hồng Đức và áp dụng nghiêm ngặt trong các kì thi Hương, thi Hội, thậm chí áp dụng cho cả đội ngũ chức viên ở cấp xã, nhằm tránh tình trạng móc ngoặc để tham ô, nhũng nhiễu, nể nang né tránh...làm ảnh hưởng đến công vụ NN. Để chống tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc trong quan trường, Lê Thánh Tông rất chú trọng sử dụng PL. Ngoài những quy định của Bộ luật Hồng Đức, nhà vua cho ban hành nhiều sắc chỉ để trừng trị tệ nạn này.

Trên một phương diện khác, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng tạo dựng

một đội ngũ quan lại có thực tài. Theo dụ Hiệu định quan chế thì những người

được tuyển bổ làm quan phải là những người thi đỗ trong các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình. Không kể đến các quan ở triều đình, ngay cả đến quan lại

địa phương cũng phải là những người đỗ đạt “Phàm các lại viên có chân thi

Hội đỗ Tam trường thì bổ làm chánh quan châu huyện và các chức kinh dịch, thủ lĩnh, phó sứ. Còn các lại viên không có chân thi Hội đỗ Tam trường thì chỉ bổ chức thủ lĩnh hoặc châu huyện” [29.Tr.150], thậm chí đến Xã trưởng -

tuy không phải là quan chức triều đình nhưng cũng phải lựa chọn trên cơ sở

có học “Phải xét những người biết chữ, có tài cán mới nên lưu lại để tiện cho

việc xét đoán cáo trình các việc và tiện cho dân. Nếu không biết chữ thì cho nghỉ” [17.Tr.278]. Phúc đáp nhu cầu đó, trong 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông

đã từng bước quy chế hoá các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình, đi đôi với các biện pháp khuyến khích học hành và tăng cường chất lượng giáo dục. Ngoài ra, Lê Thánh Tông hết sức coi trọng năng lực thực tế của quan lại. Một trong

những bằng cớ là, ngoài hai hình thức tuyển dụng quan lại vốn được sử dụng phổ biến từ trước (tiến cử và tập ấm) và hình thức khoa cử đã được mở rộng dưới triều ông cầm quyền, Lê Thánh Tông còn đặt ra lệ bảo cử bằng một đạo sắc vào, năm Giáp Thìn (1484), trong đó quy định, các nha môn trong ngoài, nếu có chức nào khuyết thì có thể tìm người tài cán, học thức, thanh liêm, học giỏi để đề nghị Bộ Lại xét bổ vào chức đó, đồng thời xác định trách nhiệm của người bảo cử. Biểu hiện cụ thể nhất của việc coi trọng năng lực thực tế của quan lại chính là việc Lê Thánh Tông định rõ chế độ khảo công quan lại (khảo khoá) để căn cứ vào đó tiến hành khảo xét năng lực thực tế cũng như tính liêm khiết, cần mẫn của quan lại làm cơ sở để thưởng phạt, thuyên chuyển, thăng giáng hay thải loại quan lại.

Với những chính sách và biện pháp rất cụ thể trong xây dựng đội ngũ quan lại, xã hội thời Hậu Lê đã chính thức được quan liêu hóa với một bộ máy NN đồ sộ chưa từng thấy trong lịch sử CĐPK Việt Nam. Dưới triều Hồng

Đức, “quan chức lớn nhỏ trong Kinh và ngoài các Đạo cộng 5398 viên chức” [10.Tr.138] và “có trình độ chuyên môn hóa cao hơn hẳn các nước khác

trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí ngay cả phương Tây thời trung cổ cũng không biết đến một chính quyền với các cơ quan chức năng hoàn chỉnh đến như vậy” [19.Tr.199 -209].

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ 2.1 Chế độ đào tạo

2.1.1 Chính sách đào tạo

Trải qua các triều đại khác nhau từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, vấn đề đào tạo quan lại được thực hiện ở những mức độ khác nhau, song đánh giá một cách tổng quan về mục tiêu, chính sách đào tạo quan lại của NNPK Việt Nam nói chung được biểu hiện ở hai khía cạnh chủ yếu sau: Lựa chọn, bồi dưỡng nhân tài và chuẩn hóa trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại thông qua giáo dục Nho học.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những chính sách đào tạo từ thời Lý, Trần nhà Hậu Lê đã thừa nhận Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống của NN và Nho học giành được địa vị độc tôn trong giáo dục, đào tạo quan lại. Chế độ khoa cử Nho học được mở rộng, phát triển mạnh mẽ và đi vào nề nếp theo

phương châm “lấy trọng đạo sùng Nho làm việc trước, kén kẻ sĩ làm tiên

phong trong phép trị nước”. Sách Việt sử thông giám cương mục cho biết: “NN khi mới lập quốc, để ý ngay đến việc gây dựng nhân tài; trong kinh thì lập Quốc Tử Giám, lựa chọn con cháu nhà các quan và những người tuấn tú trong nhân dân sung làm giám sinh. Ngoài các lộ thì lập trường học ở từng lộ, lựa chọn các con em những nhà lương thiện trong dân gian sung làm lộ hiệu sinh (tức học sinh trường lộ), cử những nhà Nho đáng làm thầy đứng ra dạy dỗ”. Theo dụ Hiệu định quan chế tất thảy mọi người được tuyển bổ làm

quan lại đều phải là những người thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Tất cả mọi người trong nước, không kể nguồn gốc xuất thân, đều có quyền tham dự các kỳ thi. Điều 628, 629 Luật Hồng Đức chỉ cấm những người phạm tội bất hiếu, bất mục, con đàn con hát, những người can tội bè đảng với bọn phản nghịch và con cháu họ không được dự thi. Đây chính là

điều kiện thuận lợi để hoạt động đào tạo giáo dục theo Nho học phát triển

mạnh mẽ, khiến cho “khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức…trong

nước không bỏ sót nhân tài, triều đình không dùng người hèn kém. Bởi thế điển chương được đầy đủ, chính trị ngày càng hưng thịnh” [5.Tr.160].

Chính hoạt động đào tạo diễn ra mạnh mẽ như trên đã giúp hình thành một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo, có mặt ở khắp mọi nơi, trở thành nguồn quan trọng để triều Lê chính thức lấy học vấn làm tiêu chuẩn cơ bản trong tuyển dụng quan lại cho bộ máy hành chính NN.

2.1.2 Hệ thống cơ sở đào tạo

Về cơ bản, cơ sở giáo dục đào tạo của nhà Hậu Lê được chia làm hai hệ thống: hệ thống trường công và hệ thống trường tư.

2.1.2.1 Hệ thống trường công

Theo sử sách ghi lại, nhà Hậu Lê sau khi dựng nước đã cho lập các nhà

học để đào tạo và gây dựng nhân tài. “Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên

thứ I (1428) hạ chiếu trong nước dựng nhà dạy học dạy dỗ nhân tài, trong kinh có Quốc Tử Giám, bên ngoài có nhà học các phủ”. Như vậy, ngay

những năm đầu tiên của nhà Hậu Lê, các trường học đã được xây dựng. Đó chính là trường công do NN quản lý. Hệ thống này được chia làm hai cấp: cấp Trung ương - trường Quốc Tử Giám và cấp địa phương - các trường đặt ở các Lộ (Đạo), Phủ, Huyện (nhà học). Cơ quan quản lý việc học ở thời Hậu Lê là Bộ Lễ.

Quốc Tử Giám được nhà Lý xây dựng vào năm 1070 dành cho con em hoàng tộc và về sau cho phép cả con em nhà bình dân theo học. Năm 1253, Trần Thánh Tông đổi gọi là Quốc học viện, sau đó còn đổi gọi là Thái học viện. Đến thời Lê Sơ, trở lại tên gọi là Quốc Tử Giám, nhưng trong nhiều văn sách vẫn gọi là nhà Thái học. Đây là cơ sở đào tạo duy nhất và lớn nhất ở Kinh đô, có hai chức năng chính là dạy dỗ, bồi dưỡng, đào tạo ra tầng lớp

Nho sinh để cung cấp cho bộ máy quan lại NN, đồng thời quản lý việc giáo dục, đào tạo. Ngoài con em tầng lớp quý tộc, quan lại, Quốc Tử Giám còn rộng cửa đối với cả con cháu các nhà thường dân, có đủ tư chất thông minh và hiếu học. Những người được nhập học Quốc Tử Giám chia làm hai loại: một loại gọi là giám sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ bốn trường kỳ thi Hương, một loại gọi là học sinh gồm quân và dân cũng đã thi đỗ bốn trường kỳ thi Hương.

Các nguồn tài liệu không cho biết rõ việc xây dựng các trường công ở địa phương trong các giai đoạn Lý – Trần – Hồ, nhưng chắc chắn rằng đến giai đoạn Hậu Lê, cùng với nhu cầu về đội ngũ quan lại ngày càng gia tăng thì hệ thống trường công đặt ở các Đạo, Phủ, Huyện đã hình thành và phát huy tác dụng.

2.1.2.2 Hệ thống trường tư

Ngoài hệ thống trường công do NN trực tiếp tổ chức và đào tạo, nhà Hậu Lê cũng xuất hiện nhiều trường tư. Trong lịch sử nước ta trường tư xuất hiện sớm hơn trường công, ban đầu nó tồn dưới dạng nhà chùa. Sau đó, những ngôi trường tư đúng nghĩa chỉ thực sự xuất hiện từ thời nhà Trần. Đó là các trường học của Chiêu Văn vương Trần Ích Tắc, của nhà Nho Chu Văn An…Đến thời Hậu Lê, đặc biệt từ thời Lê Thánh Tông thì trường tư đã khá phổ biến vì lúc này nhu cầu học tập gia tăng nên việc mở trường tư được khuyến khích và không còn phụ thuộc vào những quy định khắt khe của NN nữa. Bất cứ nhà Nho nào cũng có quyền mở trường học, lớp học. Những trường học này được gọi là Hương học (trường làng) vì nó nằm rải rác ở các làng mạc trong cả nước, nhằm giúp con em ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và con nhà nghèo không có điều kiện lên Phủ huyện hoặc lên kinh đô học tập. Thầy giáo đứng giảng ở các Hương học được gọi chung là “thầy đồ”.

Nhìn chung giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau, ngoài việc các thầy giáo trường tư sống bằng tiền đóng góp của học trò, còn các thầy giáo ở trường công thì sống bằng lương bổng của triều đình. Chương trình học, cách thức học như nhau. Gọi là Hương học nhưng học sinh cũng được học hành và dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện đi thi. Đến ngày đi thi không có sự phân biệt trường công hay trường tư, tất cả đều phải thi chung ở một địa điểm, làm chung một đề thi. Thực tế lịch sử chứng minh qua nhiều triều đại có nhiều người đỗ đạt khoa cử chỉ học ở trường làng.

2.1.3 Nội dung đào tạo và hoạt động thi cử

2.1.3.1 Nội dung đào tạo

Trong suốt TKPK, tri thức Nho giáo là nội dung giáo dục nhằm xây dựng một đội ngũ trí thức thông thạo tinh thần, tư tưởng và nắm vững các điển tích Nho giáo, biết bình thơ văn, đàm luận các vấn đề thời sự, biết thuyết giáo…để có thể đảm trách công việc cai trị theo mục tiêu duy trì ổn định trật tự xã hội trên nền tảng của đạo Tam cương mà NNPK Việt Nam theo đuổi. Học trò của các trường công và trường tư đều phải theo học kinh sách Nho giáo, bao gồm Tứ thư, Ngũ kinh, sách của Bách gia chư tử, đồng thời trang bị các kiến thức hán học, sử học, dân tộc học….

Ở tuổi sơ học, cùng với việc học mặt chữ, học sinh đã bắt đầu tiếp xúc với những điều sơ đẳng về đạo Nho qua các sách như Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn và cả những cuốn sách như Thiên tự văn, Minh tâm bảo giám, Tam tự kinh, đồng thời học sơ lược về Tứ thư, Ngũ kinh.

Ở độ tuổi lớn hơn, học trò phải học sâu vào nội dung của Tứ thư, Ngũ kinh và tuần tự học đối thơ, phú, kinh nghĩa (giảng nghĩa một câu trong kinh truyện), tập văn sách (loại văn như Nghị luận), tứ lục (loại văn như Phú)…từ

dễ đến khó, từ thấp đến cao để tạo lập khả năng soạn các bài nghị luận, chiếu, chế, biểu...

Để phục vụ cho việc học tập và thi cử, ngoài các văn sách cơ bản của Nho giáo, nhà Hậu Lê cũng thường biên soạn các loại văn mẫu và biên tập các sách trước thuật theo chủ trương không quá gò bó vào các phương sách kinh điển Nho giáo mà đòi hỏi người học phải có khả năng giải quyết những vấn đề nảy sinh từ đời sống thực tiễn.

Ngoài dạy và học văn, triều Hậu Lê cũng chú ý khuyến khích học trò học làm toán, học võ, học thiên văn địa lý…Đặc biệt, để phục vụ cho các kỳ thi tuyển Lại viên, tạo nguồn cho đội ngũ thuộc lại giúp việc, NN đã có chú trọng mở các khóa học về viết chữ, làm tính và hiểu biết về hình luật, soạn thảo công văn hành chính. Bắt đầu từ đời Lê Sơ, các môn làm toán, viết chữ, thảo công văn đều là môn thi bắt buộc đối với kỳ thi Lại viên.

2.1.3.2 Hoạt động thi cử

Con đường tiến thân, gia nhập vào đội ngũ quan trường phong kiến là

học hành - đỗ đạt – tham chính. Vì vậy, việc học và thi đỗ làm quan là mục

Một phần của tài liệu Quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện na (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)