Thứ nhất, cách học, nội dung thi cử và tiêu chí đánh giá năng lực của
quan lại thiên về trọng thị những người thông thuộc kinh sách Nho giáo, giỏi đàm đạo, bình luận…dẫn đến việc hình thành đội ngũ quan lại tuy có trình độ tri thức cao, giỏi lý thuyết, giỏi xây dựng chủ trương nhưng thiếu đầu óc thực tiễn, yếu về khả năng ứng phó nhanh nhậy với các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội, kém về khả năng đề xuất, nắm bắt và quản lý các vấn đề của khoa học công nghệ.
Thứ hai, tiêu chí tuyển chọn và bố trí quan lại dựa trên quan điểm đạo
đức Nho giáo và cơ chế kiểm soát quan lại của NN tuy có mặt tích cực là tạo ra đội ngũ quan lại trung thành với chế độ, có trách nhiệm với công việc nhưng mặt khác cũng tạo ra thói ỷ lại, thụ động, trông chờ vào mệnh lệnh cấp trên, ngại có chính kiến, sợ sai lầm vì vậy không phát huy được tính sáng tạo, chủ động của quan lại và tất yếu sẽ dẫn tới hạn chế hiệu quả hoạt động của bộ máy NN.
Thứ ba, chế độ tuyển chọn, sử dụng quan lại với các phương thức khác
ngoài khoa cử như: tiến cử, bảo cử, tập ấm không thể không dẫn đến bè cánh, phe phái, hối lộ hoặc kém năng lực. Đặc biệt khi triều đình phong kiến không có điều kiện và khả năng kiểm soát được tình hình thì tình trạng này sẽ trở thành phổ biến, gây lũng đoạn quan trường, giảm hiệu lực thực tế của bộ máy NN.
Thứ năm, CĐQL được xây dựng tập trung vào mục tiêu bảo vệ vương
quyền trong thể chế NN tập quyền với nhân vật trung tâm là nhà vua. Vì vậy, chính chế độ đó đã góp phần triệt tiêu tính phục vụ dân bản của đội ngũ quan
lại. Thay vào đó là trạng thái quan liêu nặng nề của đội ngũ quan lại. Điều này sẽ đem lại một hiệu ứng ngược nếu xem xét từ phương diện phát triển của xã hội.
Tóm lại, những nhận định mang tính phác thảo về những mặt mạnh, yếu thuộc về nội dung của CĐQL trong thời Hậu Lê đã cho thấy: bên cạnh những yếu tố tích cực đối với xã hội đương thời và khả dĩ có thể tiếp thu trong xã hội hiện đại thì chính quan chế và quan trường đương thời cũng mang đầy những hạn chế và tiêu cực, hiện đang để lại những dấu ấn rõ nét đòi hỏi chúng ta phải khắc phục. Thậm chí, ngay chính trong những yếu tố được xem là tiến bộ thì cũng hàm chứa ít nhiều những hạn chế mang tính lịch sử của nó.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn của những giá trị tiến bộ của CĐQL trong xã hội hiện đại đặt trên cơ sở quan niệm về mọi sự đổi mới đều phải mang tính kế thừa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, có chọn lọc và nâng cao trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NNPQ VIỆT NAM HIỆN NAY