Tham nhũng là hiện tượng gắn với hoạt động quyền lực trong mọi chế độ xã hội. Bên cạnh đội ngũ quan lại thanh liêm, chính trực, hết lòng phục vụ vương triều và bảo vệ dân chúng, cũng có không ít những quan lại coi chốn quan trường là nơi để kiếm chác bổng lộc, vinh thân phù gia. Ngay đến thời Hậu Lê – một triều đại phát triển rực rỡ trong TKPK Việt Nam thì hiện tượng tham nhũng vẫn khá phổ biến. Trong bài văn sách trả lời tại kì thi Đình khoa Nhâm Thìn (1472), Nho sinh Vũ Kiệt đã vạch ra tệ nạn tham nhũng và được
Lê Thánh Tông rất hưởng ứng: “....Gần đây, quan lại trong khi làm việc công
thì thường quan hệ tới quà cáp tết nhất; dùng của đút lót làm lễ vật hàng ngày; giày dép áo quần diêm dúa; tiêu pha lãng phí; tệ tham nhũng tích tụ thành thói quen, điềm nhiên cho đó là việc thường” [18.Tr.582]. Đứng trước
tình hình đó, NN luôn cố gắng tìm cách trong sạch hóa đội ngũ quan lại thông qua việc áp dụng tổng thể nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
a.Chú trọng giáo dục phẩm chất, đạo đức cho quan lại theo tư tưởng
Nho giáo
Đây là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, nhằm ngăn chặn ý định tham nhũng từ bên trong mỗi con người khi ở vào một vị trí nhất định trong hệ thống quan trường. Việc giáo dục Nho giáo đã hướng cho người làm quan
“lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, coi “thiên hạ là của chung”, đề cao quan niệm “tu thân” , “trung quân”, đề cao đức liêm (liêm
phép xử thế theo đạo Hành – Tàng (nước có đạo thì ra làm quan, nước không có đạo thì về ở ẩn)…
b.Cải cách bộ máy hành chính NN
Đây cũng được coi là phương cách hữu hiệu nhằm phòng ngừa nạn tham nhũng. Trong đó, nó luôn coi trọng một số biện pháp cải cách theo hướng hạn chế các cơ hội thúc đẩy tham nhũng. Về cơ bản, các biện pháp cải cách thường được áp dụng là:
Ngăn chặn sự lạm quyền và tiếm quyền thông qua việc thu gọn đầu
mối, xóa bỏ một số chức quan và cơ quan có khả năng lấn át quyền lực của nhà vua;
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, không
tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân hay một cơ quan;
Thiết lập và đề cao vai trò của của các cơ quan thanh tra, giám sát,
kiểm soát việc thực thi công vụ của quan lại;
Kén chọn người hiền tài và tinh giản đội ngũ quan lại;
Phân công công việc, phối hợp, liên đới trách nhiệm giữa các bộ phận
thực thi công vụ…Ngoài ra, NN cũng dành sự quan tâm thích đáng đến biện pháp công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan NN cũng như trong xử lý hành vi tham nhũng, đồng thời thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động công vụ của quan lại.
c. Có chế độ sử dụng, đãi ngộ, thưởng phạt quan lại rõ ràng
Hầu hết các TĐPK Việt Nam luôn xem “ngôi vua là quý, chức quan là
trọng” và “người làm quan có đầy đủ thì mới bắt làm điều thiện được”, vì
vậy luôn thi hành các biện pháp tuyển dụng, bổ dụng, đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý và rõ ràng. Đặc biệt, từ thời Hậu Lê trở đi đã vận dụng ngày càng triệt để luật “Hồi tỵ” với mục đích ngăn ngừa quan lại lạm dụng quyền hành để kết
bè kéo cánh, âm mưu chống lại triều đình, nhũng nhiễu dân chúng hoặc thu lợi cho bản thân.
d.Quy định cụ thể về tội phạm tham nhũng và xử lý người có hành vi
tham nhũng
Quan chế chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống PL quốc gia, vì thế đa số các quy định đều tập trung vào việc định vị hành vi của quan lại, phòng ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng của họ. Trong số các vị vua phong kiến Việt Nam, Lê Thánh Tông là người có tinh thần “pháp trị” cao nhất. Tiếp cận Quốc triều hình luât – sản phẩm lập pháp dưới thời Lê Thánh Tông ta thấy có hàng trăm Điều luật quy định về quan lại trong đó có 30 Điều quy định về các chế tài đối với những hành vi tham nhũng. Ngoài ra, trong thời gian cầm quyền, Lê Thánh Tông đã ban hành tới 11 Sắc chỉ để chống các hành vi tham nhũng của quan lại: sách nhiều, buôn lậu, hối lộ, móc ngoặc…Trong đó, đáng chú ý là những Sắc chỉ sau:
Tháng Một năm Ất Mùi (1475), định lệ cấm vơ vét xoay tiền, trong các
việc xây dựng, sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội theo luật xoay tiền.
Tháng Hai năm Mậu Tuất (1478), sắc chỉ cho các địa phương xét quan
lại trong hạt, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng thì tâu lên để định việc thăng giáng.
Tháng Ba năm Tân Sửu (1481), ra lệnh cho quan chỉ huy các vệ, các
phủ huyện châu, người nào “đẽo khoét quân lính, mọt hạt nhân dân, chỉ chăm
lợi cho nhà mình, không nghĩ đến phép nước” thì các quan có trách nhiệm
phải công bằng mà xét xử, tham khảo dư luận của mọi người;
Tháng Sáu năm Tân Sửu (1481), định lệnh yêu cầu các sở, các địa
phương phải tra xét từ năm Quang Thuận thứ hai (1461) trở đi, những quan lại nào đã từng phạm tội hối lộ (cả nhận và đưa hối lộ) bị xử biếm chức và
giáng chức; các tướng hiệu, quản ấp để thiếu thuế, thiếu ván thuyền, gỗ lạt, củi gạch hoặc vụng trộm bắt lính nộp tiền hay bắt lính về làm việc riêng cho mình...đến nỗi thiếu nhiều thứ phải nộp, giá trị từ 10 quan tiền trở lên thì bắt
phải thôi việc để “triệt những quan tham nhũng cho bớt lộc”.
Tháng Tám năm Quý Mão (1843), Vua ra lệnh ân xá cho các tù nhân,
nhưng những người mắc tội tham nhũng, hối lộ cùng người mắc tội đại nghịch thì không được hưởng lệnh ân xá này…
Xem xét các quy định PL về tội phạm tham nhũng, có thể thấy nhà Hậu Lê áp dụng tương đối thống nhất các nguyên tắc xử lý đối với các hành vi tham nhũng, bao gồm:
- Nguyên tắc nghiêm minh và triệt để;
- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự;
- Nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt khi chủ động khai báo, tự giác nộp lại tài
sản do tham nhũng mà có;
- Nguyên tắc bồi hoàn tài sản tham nhũng, bồi thường các thiệt hại do
tham nhũng gây ra, tài sản tham nhũng phải bị tịch thu, thu hồi. Các nguyên tắc này được áp dụng bao trùm đối với cả các biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp kỷ luật trong xử lý các hành vi tham nhũng của quan lại.