Chính sách đào tạo

Một phần của tài liệu Quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện na (Trang 38 - 39)

Trải qua các triều đại khác nhau từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, vấn đề đào tạo quan lại được thực hiện ở những mức độ khác nhau, song đánh giá một cách tổng quan về mục tiêu, chính sách đào tạo quan lại của NNPK Việt Nam nói chung được biểu hiện ở hai khía cạnh chủ yếu sau: Lựa chọn, bồi dưỡng nhân tài và chuẩn hóa trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại thông qua giáo dục Nho học.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những chính sách đào tạo từ thời Lý, Trần nhà Hậu Lê đã thừa nhận Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống của NN và Nho học giành được địa vị độc tôn trong giáo dục, đào tạo quan lại. Chế độ khoa cử Nho học được mở rộng, phát triển mạnh mẽ và đi vào nề nếp theo

phương châm “lấy trọng đạo sùng Nho làm việc trước, kén kẻ sĩ làm tiên

phong trong phép trị nước”. Sách Việt sử thông giám cương mục cho biết: “NN khi mới lập quốc, để ý ngay đến việc gây dựng nhân tài; trong kinh thì lập Quốc Tử Giám, lựa chọn con cháu nhà các quan và những người tuấn tú trong nhân dân sung làm giám sinh. Ngoài các lộ thì lập trường học ở từng lộ, lựa chọn các con em những nhà lương thiện trong dân gian sung làm lộ hiệu sinh (tức học sinh trường lộ), cử những nhà Nho đáng làm thầy đứng ra dạy dỗ”. Theo dụ Hiệu định quan chế tất thảy mọi người được tuyển bổ làm

quan lại đều phải là những người thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Tất cả mọi người trong nước, không kể nguồn gốc xuất thân, đều có quyền tham dự các kỳ thi. Điều 628, 629 Luật Hồng Đức chỉ cấm những người phạm tội bất hiếu, bất mục, con đàn con hát, những người can tội bè đảng với bọn phản nghịch và con cháu họ không được dự thi. Đây chính là

điều kiện thuận lợi để hoạt động đào tạo giáo dục theo Nho học phát triển

mạnh mẽ, khiến cho “khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức…trong

nước không bỏ sót nhân tài, triều đình không dùng người hèn kém. Bởi thế điển chương được đầy đủ, chính trị ngày càng hưng thịnh” [5.Tr.160].

Chính hoạt động đào tạo diễn ra mạnh mẽ như trên đã giúp hình thành một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo, có mặt ở khắp mọi nơi, trở thành nguồn quan trọng để triều Lê chính thức lấy học vấn làm tiêu chuẩn cơ bản trong tuyển dụng quan lại cho bộ máy hành chính NN.

Một phần của tài liệu Quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện na (Trang 38 - 39)