2.1.3.1 Nội dung đào tạo
Trong suốt TKPK, tri thức Nho giáo là nội dung giáo dục nhằm xây dựng một đội ngũ trí thức thông thạo tinh thần, tư tưởng và nắm vững các điển tích Nho giáo, biết bình thơ văn, đàm luận các vấn đề thời sự, biết thuyết giáo…để có thể đảm trách công việc cai trị theo mục tiêu duy trì ổn định trật tự xã hội trên nền tảng của đạo Tam cương mà NNPK Việt Nam theo đuổi. Học trò của các trường công và trường tư đều phải theo học kinh sách Nho giáo, bao gồm Tứ thư, Ngũ kinh, sách của Bách gia chư tử, đồng thời trang bị các kiến thức hán học, sử học, dân tộc học….
Ở tuổi sơ học, cùng với việc học mặt chữ, học sinh đã bắt đầu tiếp xúc với những điều sơ đẳng về đạo Nho qua các sách như Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn và cả những cuốn sách như Thiên tự văn, Minh tâm bảo giám, Tam tự kinh, đồng thời học sơ lược về Tứ thư, Ngũ kinh.
Ở độ tuổi lớn hơn, học trò phải học sâu vào nội dung của Tứ thư, Ngũ kinh và tuần tự học đối thơ, phú, kinh nghĩa (giảng nghĩa một câu trong kinh truyện), tập văn sách (loại văn như Nghị luận), tứ lục (loại văn như Phú)…từ
dễ đến khó, từ thấp đến cao để tạo lập khả năng soạn các bài nghị luận, chiếu, chế, biểu...
Để phục vụ cho việc học tập và thi cử, ngoài các văn sách cơ bản của Nho giáo, nhà Hậu Lê cũng thường biên soạn các loại văn mẫu và biên tập các sách trước thuật theo chủ trương không quá gò bó vào các phương sách kinh điển Nho giáo mà đòi hỏi người học phải có khả năng giải quyết những vấn đề nảy sinh từ đời sống thực tiễn.
Ngoài dạy và học văn, triều Hậu Lê cũng chú ý khuyến khích học trò học làm toán, học võ, học thiên văn địa lý…Đặc biệt, để phục vụ cho các kỳ thi tuyển Lại viên, tạo nguồn cho đội ngũ thuộc lại giúp việc, NN đã có chú trọng mở các khóa học về viết chữ, làm tính và hiểu biết về hình luật, soạn thảo công văn hành chính. Bắt đầu từ đời Lê Sơ, các môn làm toán, viết chữ, thảo công văn đều là môn thi bắt buộc đối với kỳ thi Lại viên.
2.1.3.2 Hoạt động thi cử
Con đường tiến thân, gia nhập vào đội ngũ quan trường phong kiến là
học hành - đỗ đạt – tham chính. Vì vậy, việc học và thi đỗ làm quan là mục
tiêu phấn đấu của tất cả những người đi học trong TKPK ở Việt Nam. Đúng
như Phan Huy Chú đã nhận xét trong Lịch triều hiến chương loại chí: “Con
đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục. Phàm muốn thu hút người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình thì người làm vua một nước không thể không có khoa cử” [5.Tr.136]
a. Hình thức thi cử
Có thể nói, toàn bộ việc dạy và học trong nhà trường đều phục vụ cho việc thi cử. Thi cử là khâu cuối cùng của việc đào tạo và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tuyển chọn quan chức cho bộ máy NN. Tùy theo mục đích yêu cầu của việc tuyển chọn quan chức mà NN quyết định mở các kỳ thi như: thi tuyển tiến sĩ, thi Minh kinh, thi Đông các, thi Hoành từ - gọi chung là thi
tuyển quan văn, thi Lại viên, thi tuyển quan võ…Vì vậy, thi cử là phương thức để NN đánh giá trình độ học vấn qua đó xác định học vị. Để có được học vị, người đi học phải lần lượt trải qua các kì thi: Sát hạch, Khảo hạch, thi Hương, thi Hội, thi Đình, trong đó ba kì thi sau là ba kì thi chính. Kỳ thi Hư- ơng được tổ chức ở Phủ, lấy đỗ Hương cống (Cử nhân) và Tú tài (Sinh đồ). Kỳ thi Hội được tổ chức ở kinh đô, lấy đỗ Tiến sĩ và Phó Bảng (khi NN không tổ chức thi Đình) hoặc xác định những người trúng trường - là điều kiện để đi thi Đình (khi NN tổ chức kỳ thi Đình). Kỳ thi Đình được tổ chức tại sân điện của nhà vua, do vua trực tiếp ra đề và vấn đáp, lấy đỗ Tam khôi, Hoàng giáp và các đồng tiến sĩ.
Việc thi cử được nhà Hậu Lê quy định rất quy củ: hàng năm đều tổ chức thi Hương, ba năm một lần tổ chức thi Hội và những người đỗ kỳ thi Hội đều được vào thi Đình. Ngoài các hình thức thi văn sách nói trên, NN còn tổ chức các kỳ thi viết chữ và làm tính để chọn Thuộc lại. Đặc biệt, khoa cử dưới thời vua Lê Thánh Tông là thịnh đạt nhất. Trong giai đoạn cầm quyền của mình, Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi, lấy đỗ 501 tiến sĩ, trong đó có 9 người đỗ trạng nguyên. Từ thế kỷ XVI, xã hội Đại Việt đã mất đi cảnh thái bình thịnh trị, dẫn đến khủng hoảng loạn lạc triền miên suốt ba thế kỷ. Trong tình trạng xã hội khủng hoảng và loạn lạc kéo dài, các tập đoàn Mạc – Lê – Trịnh cũng vẫn mở khoa thi tương đối đều đặn, đặc biệt là vương triều Mạc. Tuy nhiên, từ Lê Trung Hưng (cuối thế kỷ XVI) trở đi, việc đào tạo quan lại qua khoa cử ở Đàng Ngoài ngày càng lỏng lẻo, thậm chí hỗn loạn.
b.Thể lệ, quy chế thi cử
Tổ chức thi cử là độc quyền của NN và được giao cho Bộ Lễ đảm nhiệm. Bộ Lễ xây dựng quy chế thi sau đó trình nhà vua xem xét, nhà vua là người ra quyết định cuối cùng. Triều đại nhà Lê trải qua các đời từ Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông đến Thánh Tông…đã hoàn thiện các thể lệ thi cử trở thành
chế độ của NN. Việc tổ chức thi được thực hiện theo cấp độ từ thấp lên cao qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Đối tượng dự thi cũng được quy định chặt chẽ. Năm Quang Thuận thứ 3 (1462) quy định rõ đối tượng lựa chọn để tham gia vòng thi Hương không phân biệt là dân hay lính nhưng phải có đức hạnh và cấm thi một số trường
hợp liên quan đến nhân thân như “kẻ nào vào loại bất hiếu, bất mục, bất
nghĩa, loạn luân, điêu toa…thì dẫu học giỏi, văn thơ hay cũng không cho vào thi” hay “nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, thì bản thân và con cháu không được dự thi” [16.Tr.396]. Tất cả
các thí sinh đã đỗ kỳ thi Hương (có bằng cử nhân) đều được vào thi Hội. Các thí sinh đỗ kỳ thi Hội mới được vào tham dự thi Đình.
NN thông qua bộ Lễ quy định rõ ràng về quy chế thi cử và đảm bảo việc thi cử được thực hiện nghiêm túc. Học sinh muốn dự kỳ thi Hương nhất định phải qua lệ bảo kết và một kỳ thi khảo hạch. Lệ bảo kết và thi khảo hạch là để xét duyệt bước đầu những thí sinh có đủ phẩm hạnh và năng lực như một điều kiện bắt buộc. Trước khi thi Hương các xã quan và huyện quan phải lập danh sách, xét duyệt lý lịch những người ứng thi, gọi là bảo kết. Sau khi qua lệ bảo kết thí sinh phải qua một kỳ khảo hạch, tức là tuyển loại những người có đủ trình độ tối thiểu để dự thi. Phép thi Hương bao gồm bốn kỳ thi (tứ trường), thí sinh đỗ kỳ một mới được vào thi kỳ hai, cứ như thế đến kỳ ba và kỳ bốn. Những người đỗ trong cả bốn kỳ thi Hương được gọi chung là Hương cống hoặc Cử nhân và mới được vào dự thi ở cấp cao hơn là thi Hội và thi Đình, gọi chung là đại khoa. Thi Hội cũng có bốn kỳ như thi Hương nhưng chất lượng cao hơn. Những người đỗ cả bốn kỳ thi Hội được cấp bằng tiến sĩ – học vị cao nhất dành cho một thí sinh tham gia khoa cử. Chỉ các tiến sĩ mới được tham gia thi Đình gọi là điện thí (thi tại sân cung điện của nhà vua do nhà vua trực tiếp hỏi bài). Thi Đình nhằm mục đích xếp loại các tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi
Hội theo các bậc sau: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, sau là Tiến sĩ xuất thân và Tiến sĩ đồng xuất thân.
Học trò đi thi phải tuân thủ đầy đủ quy chế thi cử liên quan đến quá trình nhập trường, quá trình làm bài thi, các quy định về kiêng tên húy…Quốc triều
hình luật quy định rõ: “Những cử nhân vào thi Hội mà mượn người vào làm
hộ bài thi, cùng người làm hộ đều phải biếm ba tư; thi Hương thì phải biếm hai tư. Người giấu sách vở đem vào trường thi phạt 80 trượng [40.Tr.96]; “Các quan giám sát việc thi Hội, thi Hương đáng phải khám xét những người mang giấu sách vở mà không khám xét hay khám xét giả dối thì đều xử phạt 60 trượng; biết mà cố ý dung túng thì cũng phải tội như thế” [40.Tr.97].
Người đi thi nhất nhất phải trải qua các môn thi kinh nghĩa, văn sách, thi, phú, chiếu, chế, biểu. Ngoài ra còn một số những môn thi khác như ám tả, tập viết, luật pháp, toán pháp, toán học…nhưng không thường xuyên. Riêng đối với ngạch quan võ thì việc thi cử chủ yếu nhằm xác định năng lực thực tế trong võ nghệ, bắn cung, dùng gươm, chỉ huy quân đội…và được tiến hành theo những thể thức riêng do bộ Lại quy định. Khoa thi dành riêng cho việc tuyển quan võ gọi là Bác cử.
Như vậy, với sự phát triển của giáo dục và thi cử Nho học đã tạo ra điều kiện thuận lợi để NN tuyển chọn quan lại có chất lượng trên cơ sở học vấn. Từ thời Hậu Lê cho đến nhà Nguyễn, đại đa số giới chức quan liêu ở các cấp chính quyền Trung ương và địa phương cùng các cơ quan chuyên môn đều xuất thân từ khoa cử, là những người đỗ đạt qua các kỳ thi nghiêm ngặt, dù họ
thuộc thành phần xã hội nào (trừ người thuộc diện cấm thi): “Phàm các Lại
viên có chân thi Hội đỗ tam trường thì bổ làm chánh quan châu huyện và các chức kinh dịch, thủ linh, phó sứ. Còn lại các Lại viên không có chân thi hội đỗ tam trường thì bổ chức thủ linh hoặc châu huyện”. Các vệ ty cũng được