Thứ nhất, việc tuyển chọn quan lại đã dựa trên những tiêu chuẩn nhất
quán về đạo đức và năng lực, do vậy đã tạo ra được đội ngũ quan lại tương đối đồng đều, có ý thức trách nhiệm cao với công việc và bổn phận của người
Thứ hai, việc đào tạo, tuyển chọn được thực hiện chủ yếu thông qua
khoa cử nghiêm túc do vậy xây dựng được đội ngũ quan lại gồm phần lớn là những người có thực tài, bảo đảm được sự công bằng, bình đẳng và khả năng tham chính của mọi bộ phận xã hội.
Thứ ba, việc sắp xếp và đề bạt quan lại dựa căn bản trên năng lực và sở
trường cá nhân, do đó phát huy được tối đa năng lực của đội ngũ quan lại.
Thứ tư, có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt thích đáng dựa trên sát hạch,
khảo công một cách công khai, công bằng vì vậy động viên khuyến khích được đội ngũ quan lại dốc lòng thực hiện nhiện vụ.
Thứ năm, có chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên, vì vậy
phòng ngừa và sớm khắc phục được những tiêu cực trong đội ngũ quan lại.
Thứ sáu, có các biện pháp phòng chống tham nhũng kiên quyết và toàn
diện theo hướng tạo ra cơ chế để quan lại không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.
Thứ bảy, các chính sách của NN về đào tạo, tuyển chọn, sử dụng quan
lại thường được quy chế hóa. Các nghiên cứu nói trên đã cho biết: thời Lê bên cạnh Quốc triều quan chế (1471) – một bộ luật riêng về quan chế còn có Quốc triều hình luật – Bộ luật tổng hợp nhưng chứa đựng nhiều Điều luật quy định về quan chế...Thậm chí trong mỗi quy định về những tội danh thông thường cũng có những khoản mục quy định dành riêng cho hành vi xử sự của quan lại. Trên thực tế, các quy định PL tương đối có hệ thống về quan chế này đã tạo ra cơ sở rất thuận lợi để chuẩn hóa đội ngũ quan chức, đưa hoạt động công vụ vào nề nếp, lượng hóa thẩm quyền và nghĩa vụ của quan lại, cũng như lượng hóa việc đánh giá quan lại, đảm bảo cho việc thực thi công vụ có hiệu quả cao.
Nhìn chung, những ưu điểm nói trên đã là cơ sở chính tạo ra được một đội ngũ quan lại có năng lực, cần mẫn, có tinh thần trách nhiệm cao, tự khép
mình vào kỷ luật, sẵn sàng chấp nhận thực hiện nghĩa vụ nhiều hơn quyền lợi, biết đặt lợi ích của vua, của nước lên trên lợi ích cá nhân, hạn chế được tình trạng tham những, sách nhiễu dân chúng.