Thực hiện kiểm tra theo đấu hiệu vi phạm, đánh giá tuân thủ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 77 - 85)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

2.3.3. Thực hiện kiểm tra theo đấu hiệu vi phạm, đánh giá tuân thủ:

+ Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm về rủi ro: kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm: là các trường hợp kiểm tra khi đã có những thông tin nghi ngờ vi phạm pháp luật hoặc đã có dấu hiệu nghi vấn nhất định, phạm vi kiểm tra thường tập trung vào những thông tin, dấu hiệu nghi vấn.

- Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề: là các trường hợp kiểm tra do thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo (căn cứ vào diễn biến của tình hình trốn thuế, gian lận thương mại nổi lên trong từng giai đoạn để lựa chọn những doanh nghiệp chưa tuân thủ, loại hình, loại mặt hàng xuất nhập khẩu điển hình để thực hiện kiểm tra).

- Với đặc điểm của các trường hợp quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quannêu trên, để xác định trọng điểm quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan, thông tin nghiệp vụ sẽ được cung cấp từ bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan và cán bộ công chức làm công tác quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan cửa khẩu và từ thông tin do Chi cục kiểm tra sau thông quantự thu thập, phân tích.

- Hàng năm, bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quanvà cán bộ công chức làm công tác quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan cửa khẩu

- Cục Hải quan Điện Biên đều thực hiện rà soát, phân tích hàng nghìn tờ khai qua đó xác định các lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp Luật hảiquan để chuyển thực hiện kiểm tra sau thông quan.

- Tại Chi cục kiểm tra sau thông quan- Cục hải quan Điện Biên, nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin được tiến hành thường xuyên để lựa chọn đối tượng kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra theo chuyên đề do cơ quan Hải quan cấp trên chỉ đạo. Thông tin thu thập được sẽ được phân tích để xác định mức độ rủi ro.

- Mức 1: mức độ rủi ro cao (gây thất thu đáng kể vi phạm nghiêm trọng chính sách quản lý xuất nhập khẩu, thủ đoạn gian lận mới) Cần tiến hành kiểm tra

sau thông quan ngay.

- Mức 2: mức độ rủi ro thấp (hậu quả không đáng kể, kim ngạch xuất nhập khẩu không lớn,..) Cần đưa vào diện theo dõi, kiểm tra khi hội đủ điều kiện.

+Thực hiện kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ pháp luật: Việc kiểm tra sau thông quan để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp tương ứng với trường hợp kiểm tra sau thông quan theokế hoạch hàng năm do Tổng cục Hải quan phê duyệt. Đây thường là các trường hợp kiểm tra chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm cụ thể. Do đó, phạm vi kiểm tra phải đủ rộng để có thể kết luận, đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, thường là kiểm tra toàn diện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong một giai đoạn, đối chiếu với hồ sơ, sổ sách kế toán, chứng từ, dữ liệu, các thông tin vi phạm (nếu có) liên quan đến hàng hóa, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra để thẩm định, đánh giá doanh nghiệp ưu tiên.

- Thực hiện chỉ đạo của cơ quan hải quan cấp trên, Cục hải quan Điện Biên đã thực hiện các công việc dưới đây để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp:

- Theo dõi, phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp theo các chuyên đề trọng điểm, bao gồm: Doanh nghiệp hủy tờ khai; Doanh nghiệp hoạt động tạm nhập - tái xuất; Doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh; Doanh nghiệp có nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại... và tiến hành đánh giá hàng ngày đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục theo các hình thức:

Đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp Luật hảiquan; Đánh giá rủi ro doanh nghiệp;

Đánh giá điều kiện ân hạn thuế.

- Tham gia xây dựng các chỉ số, tổ chức theo dõi, đánh giá hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Bảng 2.7. Kiểm tra theo đấu hiệu vi phạm, đánh giá tuân thủ theo các năm

Năm Số lượng doanh

nghiệp

Đánh giá tính tuân thủ pháp Luật hảiquan

Tuân thủ Dấu hiệu vi phạm

2016 680 680 0

2017 820 819 1

2018 940 940 0

2019 1.000 995 5

Nguồn: Chi cục sau thông quan

2.3.4 Báo cáo, đề xuất, xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan

+ Phải xác định trọng điểm: việc sử dụng kết quả đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

- Lực lượng kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên được thành lập từ năm 2003, ban đầu là Phòng kiểm tra sau thông quan từ năm 2006 được tổ chức dưới mô hình Chi cục kiểm tra sau thông quan. Lực lượng chuyên trách quản lý rủi ro được thành lập muộn hơn, từ năm 2006. Cho đến nay, cả hai lực lượng này đã từng bước được kiện toàn, hầu hết đội ngũ này đã được trang bị kiến thức nghiệp vụ cơ bản về quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan.

- Như đã nêu, công tác quản lý rủi ro hiện nay còn có sự chồng chéo giữa lực lượng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan (Bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro, bộ phận quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan cửa khẩu) và lực lượng quản lý rủi ro (Chi cục kiểm tra sau thông quan), dẫn tới kết quả quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quanchưa đạt hiệu quả, còn có sự không thống nhất giữa các đơn vị.

- Công việc quản lý rủi ro được phân công kiêm nhiệm, do vậy chất lượng, hiệu quả thấp, việc quản lý rủi ro tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu hầu như chưa được quan tâm thực hiện.

- Cán bộ, công chức làm công tác quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quanchưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đa phần là mới tuyển

dụng hoặc mới luân chuyển công tác nên kiến thức, kinh nghiệm về quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan còn hạn chế.

- Công tác luân chuyển cán bộ theo quy định của Ngành ảnh hưởng đến việc đào tạo chuyên sâu cho lực lượng quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan.

- Tuy nhiên, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Điện Biên còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Bảng 2.8: Số liệu cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tại chi cục kiểm tra sau thông quan

Năm Tổng số cán bộ tại chi

cục

Số cán bộ làm công tác

quản lý rủi ro Ghi chú

2016 5 1 Kiêm nhiệm

2017 5 1 Kiêm nhiệm

2018 5 1 Kiêm nhiệm

2019 5 2 Kiêm nhiệm

6/2020 7 2 Kiêm nhiệm

Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan- Hải quan Điện Biên

2.3.5 Báo cáo, cập nhật phản hồi hệ thống, lưu giữ hồ sơ

+ Hoạt động và thực hiện: Một trong các yếu tố để thực hiện tốt việc quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan là thông tin cần phải đầy đủ, tập trung, thống nhất, chính xác. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động quản lý rủi ro hiện nay còn bị phân tán, chồng chéo, chưa có một cơ chế thống nhất để tổ chức và điều phối hoạt động này, cụ thể:

Hiện nay, theo phân cấp, phân quyền của Tổng cục hải quan, tại Cục hải quan Điện Biên có 04 đơn vị đều được giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện công tác quản lý rủi ro:

+ Phương pháp, công cụ: Bộ phận chuyên trach quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quanthực hiện xây dựng, triển khai công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan, chỉ đạo điều hành việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quantrong các hoạt động hải quan của Cục (trong đó có hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan).

Phòng Kiểm soát chống buôn lậu cũng có chức năng thu thập, xử lý thông tin phục vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và là đầu mối hợp tác quốc tế về thu thập, xử lý thông tin (tình báo hải quan);

Chi cục Kiểm tra sau thông quan có chức năng thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan, vận hành hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp và đánh giá rủi ro doanh nghiệp để lựa chọn kiểm tra sau thông quanmột cách độc lập (các nhiệm vụ này bộ phận quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan cũng đang thực hiện);

Phòng Nghiệp vụ có 01 mảng nghiệp vụ xây dựng, áp dụng danh mục rủi ro về giá, liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan nhưng đang được thực hiện khá độc lập, chưa có sự đồng bộ với cơ chế quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.

Việc không phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thiếu sự liên thông kết nối chia sẻ thông tin qua một đầu mối quản lý chuyên ngành thống nhất của cách thức tổ chức nêu trên đã dẫn đến sự phân tán, không gắn kết trong các hoạt động nghiệp vụ; đặc biệt tồn tại những “khoảng trống” trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Điều này cũng dẫn đến sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực; gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động thu thập, xử lý thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.

Bên cạnh đó, dù có những nghiệp vụ tương tự nhau, trùng lặp với nhau nhưng sự kết nối thông tin giữa các đơn vị chưa được thực hiện tốt; việc cập nhật, phản hồi thông tin lên các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Ngành hải quan để các đơn vị trong đó có Chi cục quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quankhai thác, sử dụng trong nghiệp vụ kiểm tra chưa được thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ.

Hiện tại, Cục hải quan đang thực hiện quản lý, ứng dụng 06 hệ thống thông tin, dữ liệu hải quan; trong đó có hệ thống thông tin quản lý rủi ro; hệ thống thông tin doanh nghiệp; hệ thống thông tin doanh nghiệp phục vụ quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan.

Lực lượng chuyên trách quản lý rủi ro thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro để phục vụ kiểm tra điều kiện, chấp nhận đăng ký tờ khai

hải quan và đánh giá rủi ro phân luồng trong thông quan hàng hóa.

Lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thông tin doanh nghiệp phục vụ quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan

- Một số tồn tại, hạn chế: Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro, quản lý rủi ro vào hoạt động kiểm tra sau thông quantrong toàn Ngành nói chung và tại Cục hải quan Điện Biên nói riêng còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Hệ thống thông tin, dữ liệu còn phân tán, chưa được nâng cấp, xây dựng kịp thời. Hầu hết thông tin từ các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành chưa được kết nối, chia sẻ với hệ thống thông tin của ngành hải quan.

Việc đầu tư, xây dựng phát triển các hệ thống ứng dụng thông tin còn dàn trải, chồng chéo, thiếu sự quy hoạch tổng thể thống nhất;

Phần mềm hệ thống chưa đồng bộ; còn nhiều bất cập trong quá trình xây dựng chưa được chỉnh sửa nâng cấp kịp thời. Hệ thống còn thiếu công cụ cho việc truy cập, khai thác, phản hồi thông tin, dữ liệu và phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro. Ví dụ: khi kết luận tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, mức độ phân loại tuân thủ hiện đang khác nhau giữa hệ thống thông tin quản lý rủi ro và hệ thống thông tin kiểm tra sau thông quan. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro phân chia thành: tuân thủ tốt, tuân thủ không tốt, tuân thủ trung bình, nhưng hệ thống thông tin kiểm tra sau thông quan phân chia thành: tuân thủ, không tuân thủ và chưa xác định.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ ứng dụng quản lý rủi ro vào kiểm tra sau thông quan còn chưa đảm bảo: hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi, tắc nghẽn hệ thống, dữ liệu bị thất lạc hoặc sai lệch vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Việc xử lý dữ liệu rủi ro không đảm bảo yêu cầu thời gian.

+ Đánh giá ưu và nhược điểm: Các kết quả đã đạt được và tồn tại hạn chế của công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn hiện nay như sau:

Đánh giá tuân thủ quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan: Là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật với các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ

pháp luật của người khai hải quan.

Đánh giá rủi ro trong kiểm tra sau thông quan: Là việc phân loại, xem xét, đối chiếu mức độ của rủi ro với các chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro và việc xử lý các rủi ro trước đó để sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Bảng 2.9: Thống kê số cán bộ vận hành các hệ thống phần mềm tại Chi cục kiểm tra sau thông quan năm 2019

Tổng số cán bộ trong đơn vị kiểm tra sau thông

quan

Hệ thống phần mềm kiểm tra sau thông quan

Hệ thống phần mềm quản lý rủi ro

STQ01 KTT59 GTA02 RM CiO QLVP14

7 3 3 2 2 3 2

Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan– Cuc hải quan Điện Biên

2.4. Đánh giá quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2019

2.4.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên

- Thông qua quản lý rủi ro, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, bước đầu thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, đồng thời qua kiểm tra sau thông quan đã góp phần nâng cao tính tự giác trong khai báo, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình sai phạm gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Bảng 2.10: Số thu nộp ngân sách nhà nước của Chi cục kiểm tra sau thông quan theo các năm

Năm 2016 2017 2018 2019

Số thu của Đơn vị

(triệu đồng) 60.000 90.000 110.000 210.000 Số thu của Cục (triệu đồng) 0 52.000 68.000 87.000 Tỷ lệ (%) 0 24 56 69

Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan– Hải quan Điện Biên

- Hành lang pháp lý ban đầu cho việc thực hiện quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đã được tạo lập làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.

- Việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, việc thu thập, xử lý thông tin và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong kiểm tra sau thông quanchưa được quy định cụ thể, đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được quy định tại các Quyết định, văn bản hướng dẫn cấp Bộ và cấp Tổng cục.

- Các văn bản quy phạm pháp luật chỉ mới hướng dẫn kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhưng chưa hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình thực hiện từ việc thu thập, phân tích thông tin đến việc xử lý kết quả kiểm tra, đặc biệt là gắn việc phân loại doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý rủi ro. Chưa xây dựng hoàn thiện tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w