Lựa chọn, đề xuất, quyết định kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 75 - 77)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

2.3.2Lựa chọn, đề xuất, quyết định kiểm tra sau thông quan

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

2.3.2Lựa chọn, đề xuất, quyết định kiểm tra sau thông quan

- Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan là áp dụng phương pháp quản lý rủi ro. 43

- Mục đích của kiểm tra sau thông quan là nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực của các chứng từ đối với hàng hóa đã được thông quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

- Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật hảiquan và kiểm tra theo kế hoạch.

- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (trong đó có hoạt động kiểm tra sau thông quan) bao gồm: việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.

Tuy nhiên, cơ sở pháp lý về áp dụng áp dụng rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan theo các quy định nêu trên chưa đầy đủ, chưa phù hợp. Cụ thể:

- Việc nguyên tắc áp dụng rủi ro, việc thu thập, xử lý thông tin và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong kiểm tra sau thông quan chưa được quy định cụ thể, đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được quy định tại các quyết định, văn bản hướng dẫn cấp Bộ và cấp Tổng cục, do đó chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, thẩm quyền của việc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quanvà vướng mắc trong triển khai thực hiện.

- Tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để sử dụng trong trường hợp kiểm tra sau thông quanđể đánh giá tuân thủ mới được Tổng cục Hải quan xây dựng, ban hành từ tháng 7/2014, hiện đang trong bước đầu triển khai thực hiện nên còn nhiều vướng mắc.

- Các văn bản pháp luật nói trên chưa quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan. Điều này dẫn đến thiếu hành lang pháp lý trong việc tổ chức thu thập thông tin doanh nghiệp phục vụ quản lý, đánh giá chấp hành pháp luật của doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Những vấn đề trên đã làm hạn chế về nhận thức và tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan; đồng thời đây cũng là những khó khăn khi cơ quan hải quan triển khai các cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành liên quan cũng như trong quan hệ hợp

tác với cộng đồng doanh nghiệp.

(Trích dẫn nguồn 38/2015/TT- BTC)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 75 - 77)