- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội
B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN
3.2.6 Một số giải pháp khác
- Đến năm 2020 xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các quy định về kiểm tra sau thông quan tại Luật hảiquan và các Nghị định, Thông tư, quy trình hướng dẫn đảm bảo phù hợp với thực tế, đồng bộ thống nhất với các Luật có liên quan. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiểm tra sau thông quan trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, phù hợp với các chuẩn mực Quốc tế, đồng thời đáp ứng thực tiễn của Việt Nam;
- Xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức kiểm tra sau thông quan của toàn lực lượng đến năm 2025 theo định hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu có chức năng nhiệm vụ đầy đủ rõ ràng, điều hành hoạt động tập trung thống nhất, hiệu quả
Tổ chức bộ máy Chi cục kiểm tra sau thông quan mới hoàn chỉnh đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2015, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng: tham mưu, xử lý, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trong Cục Hải quan thực hiện công
tác kiểm tra sau thông quan và trực tiếp kiểm tra sau thông quan trong phạm vi quyền hạn được giao theo quy định của Pháp luật.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá mô hình tổ chức bộ máy kiểm tra sau thông quan để có những điều chỉnh phù hợp với mô hình Hải quan hiện đại theo định hướng mở rộng thành lập các đơn vị kiểm tra sau thông quan theo khu vực trực thuộc Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.
- Lực lượng kiểm tra sau thông quan có biên chế tăng dần theo lộ trình hàng năm, đến năm 2015 đạt tối thiểu 10% biên chế của toàn ngành, đến năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 20% biên chế toàn ngành, được đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc đạt hiệu quả cao.
Chú trọng xây dựng phát triển tăng cường biên chế cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan trực thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan phù hợp với mô hình tổ chức mới, tạo bước chuẩn bị phát triển hiện đại hóa Hải quan đến năm 2020 và định hướng mở rộng bộ máy tổ chức kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan
Đảm bảo kiểm tra sau thông quan thay thế dần kiểm tra trong thông quan, đến năm 2015 hoạt động kiểm tra Hải quan chủ yếu là kiểm tra sau thông quan; qua công tác kiểm tra sau thông quan nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, răn đe ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Đến năm 2020 hoạt động kiểm tra sau thông quan hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên sâu dựa trên phương pháp quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và các quá trình quản lý khác trong hoạt động kiểm tra sau thông quan được ISO hóa; Phân loại, kiểm soát được hầu hết các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu trọng điểm có rủi ro cao; Thực hiện theo thông lệ phổ biến của Hải quan các nước là Kiểm toán sau thông quan;
Xây dựng triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên đảm bảo phù hợp với 70
chuẩn mực quốc tế.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với Tổng Cục Hải quan
Kiến nghị với các bộ ngành cấp trên chỉ đạo các ngành tại địa phương như Công an, Thuế, Quản lý thị trường, Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát, Kế hoạch Đầu tư,…tăng cường phối hợp thực hiện các thông tư liên tịch về trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ. Xác định đây là một kênh thông tin rất cần thiết cho lực lượng hải quan tiến hành xây dựng các hồ sơ rủi ro, xác định đối tượng trọng điểm, để phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan, có thêm nhiều cơ chế chính sách đối với những đối tượng hoạt động nghiệp vụ này.
Hệ thống thông tin, dữ liệu cần được xây dựng trên cơ sở tích hợp thành một khối thống nhất nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt là cơ sở dữ liệu cần phải tập trung, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chia sẻ, tra cứu trực tiếp.
3.3.2 Khuyến nghị với người khai hải quan
Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 (gọi tắt là Thông tư 81) áp dụng cho cả cơ quan hải quan và khu vực tư nhân cùng Quyết định 2218/QĐ- TCHQ hướng dẫn thực hiện, quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan (gọi tắt là Quyết định 2218) cho nội bộ hải quan. Các văn bản này bao gồm các thông tin quy định về thu thập, xử lý, quản lý và sử dụng thông tin quản lý rủi ro; đánh giá năng lực tuân thủ quy định và pháp luật của người khai hải quan; phân loại mức độ rủi ro của người khai hải quan và của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh.
Với mục tiêu từng bước cải thiện mức độ tuân thủ của doanh nghiệp hướng đến DN tự nguyện tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT- BTC. Tổng cục Hải quan quyết tâm đưa mức độ tuân thủ của DN được cải thiện tối thiểu 50% trên tổng số DN tham gia, năm thứ 2 cải thiện tối thiểu 60% và năm thứ 3 là 70%; đồng thời đạt tỷ lệ từ 80% trở lên về mức độ hài lòng của DN
khi tham gia chương trình.
Nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp: Thông tư là chương trình khuyến khích DN tuân thủ pháp Luật hảiquan và các tiêu chí đánh giá để được tham gia. Chương trình nhằm nâng cao mức độ tuân thủ của DN XNK, quá cảnh hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp thông tin và công cụ giúp DN tự đánh giá và nâng cao mức độ tuân thủ; tạo thuận lợi cho các DN tự nguyện tuân thủ trong thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở phù hợp với pháp Luật hảiquan. Đồng thời, chương trình sẽ tăng cường quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong hoạt động XNK, mở rộng và đưa hoạt động hỗ trợ trở thành công việc thường xuyên của cơ quan hải quan các cấp.
Bên cạnh đó là những quyền lợi như: thông tin DN cung cấp cho cơ quan hải quan được bảo mật; được cơ quan hải quan cung cấp các thông tin liên quan đến mức độ tuân thủ, cảnh báo lỗi vi phạm thường xảy ra; được cung cấp quy định pháp Luật hảiquan mới và văn bản hướng dẫn thực hiện. Cùng với đó, DN được cơ quan hải quan hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đánh giá việc tuân thủ pháp luật để nâng mức độ tuân thủ; giảm tỷ lệ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa XNK; được tham gia các chương trình quan hệ hợp tác Hải quan - Doanh nghiệp nhằm áp dụng các chính sách tạo thuận lợi thương mại; tham gia các chương trình đối thoại, đào tạo, hỗ trợ DN nâng cao mức độ tuân thủ pháp Luật hải quan...
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải quan nói chung, Cục Hải quan Điện Biên nói riêng đã thực hiện đổi mới toàn diện về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư. Cục Hải quan Điện Biên đã quản lý rủi ro vào các quy trình nghiệp vụ nói chung, kiểm tra sau thông quan nói riêng để tăng cường kiểm tra giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho thương mại phát triển đồng thời là phòng chống gian lận thương mại và tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Với lượng hàng hóa ngày một đa dạng và phong phú hơn, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong địa bàn Cục quản lý tăng đã làm cho nhiệm vụ quản lý của Cục trở nên nặng nề hơn. Việc chuyển từ công tác ” tiền kiểm sang hậu kiểm“ đã làm tăng vai trò cũng như công việc và sự cần thiết của kiểm tra sau thông quan cùng với những sự thay đổi đòi hỏi của quy trình nghiệp vụ mới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước và thực hiện việc đánh giá tính tuân thủ pháp Luật hảiquan của doanh nghiệp cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh thương mại và đầu tư nước ngoài, thì việc quản lý rủi ro vào quy trình kiểm tra sau thông quan đang ngày một là vấn đề then chốt và nóng bỏng đối với đơn vị.
Với yêu cầu đặt ra như trên, bằng nhiều phương pháp nghiên cứu gắn liền với cơ sở lý luận thực tiễn, luận văn : “ Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông
quan tại Cục hải quan trên địa bàn tỉnh Điện Biên“ có những nội dung chính
như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý rủi ro và Kiểm tra sau thông quanqua Khái niệm, nội dung, đặc điểm về Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quancũng như mối quan hệ giữa hai khái niệm trên
Thứ hai: trên cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích thực trạng về công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Điện Biên giai đoạn
2016 đến nay, chỉ ra những ưu, nhược điểm, những hạn chế và nguyên nhân của quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.
Thứ ba: xuất phát từ cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm của một số nước nêu ở chương 1, cùng với hạn chế và các nguyên nhân hạn chế của thực trạng vấn đề về rủi ro trong Kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan Điện Biên nêu ở chương 2, căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển của quản lý rủi ro trong Kiểm tra sau thông quan luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm năng cao hiệu quả của công tác này tại cục hải quan Điện Biên.
Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan là một vấn đề mới mẻ và khá phức tạp. Do vậy Luận văn chủ yếu mới nêu ra được một số nội dung cơ bản về công tác này. Bởi vậy quá trình nghiên cứu về đề tài này có thể không tránh khỏi còn có sai sót. Tác giả rất mong muốn có được sự đóng góp của những nhà nghiên cứu khoa học, quý thầy cô và các bạn để tác giả có thể hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài này nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công việc mà tác giả đang thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(được sửa đổi bổ sung Thông tư 39/2018/TT- BTC ngày 20/04/2018).
2. Chính phủ, 2015. Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy đinh chi tiết và biện pháp thi hành Luật hảiquan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (được sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018).
3. Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết công tác của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên.
4. Đảo Lê, 2016. Ngành Hải quan: Quyết tâm cao độ thu ngàn sách cuối năm. Báo Hải quan.
5. Lê Thị Thanh Huyền, 2014. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nước. Tạp chí Tài chính, số 08.
6. Lê Thu, 2015. Tập trung cao độ thu NSNN cuối năm: Bài 2: Thu hồi nợ đọng thuế hiệu quả. Báo Hải quan.
7. Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến, 2014. Nhận diện các hành vi gian lận thuế. Tạp chí Tài chính, số 09.
8. Minh Nguyên (2014), Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK: Vẫn còn gian nan, http://citinews.net/kinh-doanh/kiem-tra-chuyen-nganh-hang-hoa-xnk-- van-con-gian-nan/.
9. Nguyễn Khánh Dư (2017), Luận văn thạc sỹ “Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng”, Đại học Dân lập Hải Phòng. 10. Nguyễn Ngọc Linh (2017), bài báo“Chuẩn hóa danh mục hàng hóa kiểm tra
chuyên ngành trước 31/12/2017”, Thời báo Tài chính
11. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, 2012. Giáo trình Chính sách kinh tế- xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Nguyễn Thị Thương Huyền, 2013. Giáo trình Hải quan cơ bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật hải quan số 54/2014/QH13. Hà Nội, tháng 06 năm 2014.
Hải quan.
15. Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 Thông tư quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
16. Tổng Cục Hải Quan (2016, 2017, 2018,2019), Báo cáo tổng kết năm
17. Trần Đức Hùng – Tổng cục Hải Quan (2016), đề tài khoa học cấp ngành “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành hải quan qua Cải cách hành chính”, Tạp chí Hải quan số 44/2016.
18. Trịnh Anh Duyên (2017), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Đẩy mạnh thực hiện hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng”, Đại học Dân lập Hải Phòng.
19. Một số website: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn; http://customs.gov.vn; http://www.chinhphu.vn/; https://haiquanonline.com.vn/
PHỤ LỤC I
PHIẾU KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2020
Tôi là học viên khóa 27 Trường Đại học KTQD, hiện nay tôi đang làm đề tại luận văn Thạc sỹ, tên đề tài là “Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên”. Để có số liệu hoàn thành đề tài mông anh chị bớt chút thời gian trả lời câu hỏi mà cá nhân tôi dưa ra trong bảng dưới đây. Phiếu tham khảo này chỉ mang mục đích nghiên cứu, không phục vụ mục đích khác.
A THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:... Giới tính: Nam Nữ
Đơn vị công tác:... Chức vụ, chức danh:...
B. CÁCH TÍNH ĐIỂM THAM KHẢO
Bằng cách khoanh tròn vào ô có số điểm tương ứng với quan điểm của anh, chị theo bản dưới đây:
STT Mức độ đánh giá Điểm tương ứng với mức độ đánh giá
1 Rất không đồng ý 1
2 Không đồng ý 2
3 Bình thường 3
4 Đồng ý 4
C. CÂU HỎI KHẢO SÁT
TT Câu hỏi điều tra Điểm
1 Thu thập thông tin 1 2 3 4 5
2 Phân tích thông tin 1 2 3 4 5
3 Nhận định thông tin 1 2 3 4 5
4 Lựa chọn, đề xuất kiểm tra sau thông quan 1 2 3 4 5 5 Quyết định kiểm tra sau thông quan 1 2 3 4 5 6 Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm và đối
tượng tuân thủ
1 2 3 4 5
7 Báo cáo, đề xuất, xử lý cơ quan kiểm tra sau thông quan
1 2 3 4 5
8 Báo cáo, cập nhật phản hồi hệ thống, lưu giữ hồ sơ