HOÀN THIỆN THỰC HIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUANTHEO DẤU HIỆU VI PHẠM, RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 95 - 100)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

3.2.3HOÀN THIỆN THỰC HIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUANTHEO DẤU HIỆU VI PHẠM, RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

3.2.3HOÀN THIỆN THỰC HIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUANTHEO DẤU HIỆU VI PHẠM, RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ

rủi ro và đánh giá tuân thủ

Từ năm 2020 đến 2025 áp dụng hoạt động rủi ro trong kiểm tra sau thông quan hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên sâu dựa trên phương pháp thực hiện quản lý rủi ro đối với các DN đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan một cách thực tiễn và các quá trình quản lý khác trong hoạt động rủi ro trong kiểm tra sau thông quan; Phân loại, kiểm soát được hầu hết các doanh nghiệp, loại hình, chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu

trọng điểm; Thực hiện theo thông lệ là Kiểm toán sau thông quan đối cới các DN hoạt động XNK trên địa bàn hoạt động hải quan tỉnh.

a, Hoàn thiện kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm và rủi ro trong kiểm tra sau thông quan: Tính từ 01/01/2018 đến ngày 02/10/2019 toàn quốc có 59.006 doanh nghiệp đang hoạt động (trên tổng số 114.822 doanh nghiệp có trên hệ thống VNACCS, VCIS), kết quả cụ thể như sau:

(1). Thu thập, tập hợp bổ sung thông tin được cập nhật vào hồ sơ doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, cập nhật danh sách doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động.

(2). Đánh giá tuân thủ, xếp hạng doanh nghiệp để phục vụ áp dụng chế độ chính sách và áp dụng các biện pháp quản lý.

(3). Theo dõi, lập hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm: Xác lập doanh nghiệp trong điểm cấp Tổng cục và doanh nghiệp trọng điểm cấp Cục.

(4). Ngoài ra, Cục hải quan tỉnh còn triển khai các chương trình quản lý doanh nghiệp theo các lĩnh vực rủi ro như: hủy tờ khai, tạm nhập - tái xuất, hoàn thuế VAT, trị giá.

+ Về công tác hồ sơ rủi ro và đánh giá tuân thủ

Toàn ngành đã xây dựng hồ sơ rủi ro để chia sẻ phục vụ thiết lập tiêu chí lựa chọn kiểm tra và xác định trọng điểm trong các hoạt động nghiệp vụ, trong đó: Có hồ sơ cấp Tổng cục và có hồ sơ cấp Cục hải quan tỉnh

+ Quản lý vận hành hệ thống thông tin hải quan.

Thời gian qua, đơn vị quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp đã quản lý, vận hành ứng dụng các hệ thống thông tin dữ liệu; kiểm ừa theo dõi, xử lý kịp thời các vướng mắc, đảm bảo hệ thống thông suốt, đáp ứng yêu cầu xử lý dữ liệu phục vụ thủ tục hải quan điện tử, VNACCS & VCIS và các hoạt động nghiệp vụ khác.

Chuẩn bị và đã đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản lý thông tin vi phạm (QLVP14) để cập nhật lưu giữ thông tin vi phạm đầy đủ, toàn diện, làm cơ sở cho việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, phân tích và xác định trọng điểm kiểm tra của các đơn vị nghiệp vụ trong toàn Ngành.

Triển khai áp dụng chính thức Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan (E- maniíest), nhằm tăng cường khả năng thu thập thông tin, đánh giá rủi ro trước thông quan, hướng đến có kết quả lựa chọn, kiểm tra (soi chiếu) trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục khai hải quan.

Nâng cấp Hệ thống quản lý rủi ro để đáp ứng các quy định mới của pháp luật, tăng cường khả năng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý rủi ro, hỗ trợ các Chi cục Hải quan cửa khẩu, các đơn vị nghiệp vụ trong toàn Ngành, đặc biệt trong bối cảnh triển khai áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS.

Tổ chức thử nghiệm hệ thống, đào tạo sử dụng, thiết lập các tiêu chí, chuẩn bị dữ liệu, hỗ trợ triển khai trực tiếp, giải đáp và xử lý kịp thời vướng mắc....trong quá trình chuấn bị và đưa vào vận hành chính thức Hệ thống VCIS trên toàn quốc.

b, Rủi ro và đánh giá tuân thủ: Lực lượng chuyên trách quản lý rủi ro đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2019; đã từng bước được kiện toàn theo mô hình 03 cấp, với cán bộ, công chức (trong đó, Ban quản lý rủi ro cấp Cục và cấp Chi cục hải quan). Hầu hết đội ngũ này được trang bị kiến thức nghiệp vụ cơ bản về quản lý rủi ro; một bộ phận trong số này đã được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu..

Tổ chức hải quan thế giới đã hướng dẫn: Chiến lược quản lý tuân thủ nên xoay quanh việc hỗ trợ quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan. Để chiến lược có hiệu quả, cần tiến hành những nhiệm vụ sau:

- Giới thiệu và áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật quản lý rủi ro như: đánh giá rủi ro, lập hồ sơ rủi ro và kỹ thuật lựa chọn nhằm xác định trọng điểm các lô hàng có rủi ro cao cho mục đích kiểm tra thực tế, giúp giải phóng phần lớn lượng hàng từ khu vực kiểm soát hải quan;

- Áp dụng Kiểm tra sau thông quan trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro.

3.2.4 Hoàn thiện báo cáo, đề xuất, xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan

a, Mục tiêu tổng quát

Triển khai quản lý rủi ro một cách có hệ thống, sâu, rộng và hiệu quả trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan, hỗ trợ tích cực cho thủ tục hải quan điện tử.

Công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro được phát triển ngang 65

tầm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ hải quan; đảm bảo chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn trước đối với các nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan.

Quản lý tuân thủ doanh nghiệp trở thành cốt lõi trong quản lý rủi ro; xây dựng môi trường tuân thủ với sự tham gia tích cực, tự nguyện của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

b, Mục tiêu cụ thể

- Hình thành nền tảng nhận thức thống nhất về công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan

+ Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được nhận thức một cách đầy đủ, thống nhất trong toàn ngành Hải quan, trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ của Hải quan thế giới và thực tiễn Việt Nam.

+ Nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; thống nhất về nội dung, kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện công tác này.

+ Nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phổ biến rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan và trong cộng đồng doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phối hợp trong triển khai thực hiện.

- Tạo hành lang pháp lý và hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro cơ bản hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu triển khai sâu rộng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan

+ Hành lang pháp lý, hệ thống quy trình nghiệp vụ về quản lý rủi ro về cơ bản được hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất từ văn bản Luật, Nghị định, Thông tư đến các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

+ Hình thành cơ chế theo dõi, phản hồi, đánh giá những bất cập về pháp luật, chính sách, quy trình, thủ tục là kẽ hở mà các đối tượng có thể lợi dụng trong cơ chế quản lý của ngành Hải quan, để kiến nghị, điều chỉnh bổ sung kịp thời.

+ Tổ chức công tác thu thập, xử lý thông tin đảm bảo yêu cầu cập nhật, chia sẻ kịp thời, hiệu quả, chuyên nghiệp, chuyên sâu, góp phần tích cực cải cách, hiện đại hóa hải quan

+ Hệ thống thông tin, dữ liệu tích hợp tập trung được xây dựng, hoàn thiện, 66

đáp ứng yêu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và Hệ thống thông tin hải quan một cửa quốc gia.

+ Hoạt động thu thập, xử lý thông tin được tổ chức, kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ; hình thành đơn vị đầu mối để điều phối thống nhất công tác này trong phạm vi toàn ngành.

- Triển khai quản lý rủi ro toàn diện và có hệ thống trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan

+ Quản lý rủi ro được triển khai mở rộng đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Quản lý thuế, Luật hảiquan và yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan.

+ Các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro từng bước được hoàn thiện, trên cơ sở nâng cao năng lực phân tích, đánh giá rủi ro, quản lý tuân thủ doanh nghiệp nhằm tạo bước đột phá trong công tác quản lý hải quan.

- Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý rủi ro

+ Hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung được nâng cấp, xây dựng đáp ứng đầy đủ thông tin phục vụ quản lý rủi ro;

+ Các phần mềm ứng dụng được phát triển, đảm bảo cung cấp đầy đủ chức năng phân tích, đánh giá rủi ro đáp ứng cho các yêu cầu nghiệp vụ hải quan;

+ Kết cấu hạ tầng mạng đảm bảo việc đồng bộ hóa dữ liệu và thông suốt hệ thống, khắc phục cơ bản các lỗi hệ thống và tắc nghẽn đường truyền dữ liệu.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa đảm bảo tính đặc thù, đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cải cách hiện đại hóa hải quan

+ Các đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, đảm bảo về số lượng, chất lượng của cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;

+ Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro được hoàn thiện theo hướng đảm nhận vai trò chủ trì thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro, tạo ra nền tảng thông tin để thống nhất, định

hướng hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo rủi ro được xác định trong từng lĩnh vực hải quan;

+ Các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn (Điều tra Chống buôn lậu, Thuế xuất nhập khẩu, Kiểm tra sau thông quan) xây dựng, củng cố đơn vị nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro đảm bảo yêu cầu vừa tiếp nhận, chia sẻ thông tin với đơn vị chuyên trách thông tin nghiệp vụ và quản lý rủi ro vừa trực tiếp thực hiện quản lý rủi ro phù hợp với nghiệp vụ đặc thù.

Đến năm 2020, toàn bộ số cán bộ, công chức sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro; trong đó, trên 70% cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách quản lý rủi ro có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng chủ động và độc lập thực hiện được nhiệm vụ công tác được giao.

Áp dụng rủi ro đóng vai trò xương sống trong quy trình thủ tục hải quan hiện đại, đạt được những kết quả đáng kể cụ thê như sau:

Về xây dựng hành lang pháp lý và quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro Tổng cục hải quan đã chủ động, tích cực xây dựng, tạo lập hành lang pháp lý, quy trình, quy định về công tác quản lý rủi ro. Nhiệm vụ quản lý rủi ro đã được quy định khá đầy đủ trong Luật hảiquan, Luật quản lý thuế; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC; Thông tư số 81/2019/TT-BTC Quyết định số 1966/2015/QĐ- TCHQ và Quyết định số 279/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số 1002/QĐ-TCHQ, Quyết định số 2345/QĐ-TCHQ, Quyết định số 159/QĐ-TCHQ và Quyết định số 161/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 95 - 100)