Bài học cho Cục hảiquan Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 58)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

1.4.2.Bài học cho Cục hảiquan Điện Biên

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

1.4.2.Bài học cho Cục hảiquan Điện Biên

Thu thập, phân tích và nhận định rủi ro trong kiểm tra sau thông quan: Hoạt động của ngành theo các quy định về luật pháp hành chính, hoạt động của tác nhân người bị đánh giá; Các yếu tố của công việc triển khai của bản thân bên được đánh giá

Việc xác định đối tượng rủi ro (đối tượng kiểm tra sau thông quan) trong hoạt động kiểm tr sau thông quan thường căn cứ vào một số yếu tố như: Xác định loại vi phạm pháp luật về thuế, pháp Luật hảiquan của doanh nghiệp vi phạm do lỗi vô ý hay cố ý.

Xác định cách thức vi phạm, như: không khai báo hàng hoá nhập khẩu; làm hoá đơn đôi hoặc làm hoá đơn giả; khai báo chỉ với một phần của tổng số tiền phải thanh toán cho lô hàng;

Nhận định, đề xuất, quyết định kiểm tra sau thông quan: Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm: Trọng điểm mà lực lượng kiểm tra sau thông quan cần tập trung là:

Gian lận về trị gia hải quan: Áp dụng biên độ giao động giá để xác định đối tượng trọng tâm, trọng điểm.

Gian lận về mô tả hàng hóa và áp sai mã để hưởng thuế suất thấp. Tập trung vào các mã hàng có thuế cao, mặt hàng dễ nhầm lẫn trong việc áp mã.

Gian lận giao dịch ngoài sổ sách, áp dụng kỹ thuật kiểm tra hạch toán kế toán, sự vận động của chứng từ và tiền tệ để xác định các rủi ro cần ưu tiên.

Kiểm tra tính tuân thủ pháp Luật hảiquan của doanh nghiệp: hoàn thiện cơ chế đánh giá tuân thủ ở 4 nhóm đối tượng thuộc người khai hải quan và nhóm doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, đồng thời công khai tiêu chí đánh giá phân loại mức độ tuân thủ. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của doanh nghiệp và nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Thực hiện kiểm tra rủi ro trong kiểm tra sau thông quan: Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm và rủi ro cao: Mức 1: mức độ rủi ro cao (gây thất thu đáng kể/vi phạm nghiêm trọng chính sách quản lý xuất nhập khẩu, thủ đoạn gian lận mới) Cần tiến hành kiểm tra sau thông quan ngay. Kiểm tra tuan thủ đối với rủi ro thấp: Mức 2: mức độ rủi ro thấp (hậu quả không đáng kể, kim ngạch xuất nhập khẩu không lớn,..)

Cần đưa vào diện theo dõi, kiểm tra khi hội đủ điều kiện.

Báo cáo, đề xuất, xử lý kết quả kiểm tra: Báo cáo kiểm tra sau thông quan: Là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ bộ phận xuất nhập khẩu (hải quan), chứng từ bộ phận kế toán, chứng từ thanh toán ngân hàng của các lô hàng đã thông quan, kiểm tra hàng hóa nếu còn điều kiện. Đề xuất và xử lý rủi ro cần phải được đánh giá để xác định ở mức độ là nó có thể được chấp nhận hay theo bộ tiêu chí đã được xác định trước.

Báo cáo cập nhật, phản hồi hệ thống lưu giữ hồ sơ: Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Phân tích rủi ro là cách thức sử dụng thông tin một cách có hệ thống, phương pháp để xác định các rủi ro đó có thể xảy ra theo mức độ nào và tầm quan trọng của các hậu quả chúng ra sao. Rủi ro có thể được phân tích dựa trên khả năng mức độ rủi ro chung theo các mức: Rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

Phương pháp và công cụ xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin quản lý rủi ro: Hải quan tỉnh Điện đã thống nhất hai hệ thống và năng cao giám sát, quản lý về rủi ro đền hàng hóa xuất nhập cảnh của các dong nghiệp làm thủ tục hải quan.

Cho đến nay, quy trình quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại.

Đặc biệt, đã thống nhất quản lý rủi ro trong toàn ngành; đáp ứng đồng thời việc quản lý rủi ro trong thủ tục của nghành hải quan hiện đại (theo nghị định 08/NĐ-TTCP) và thủ tục hải quan điện tử (theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ tài chính và Quyết định 1966/QĐ-TCHQ).

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN

TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 2.1. Tỉnh Điện Biên và Cục hải quan Điện Biên

2.1.1 Giới thiệu về Tỉnh Điện Biên

+ Điều kiện tự nhiên và hành chính:

- Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng.

- Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.

+ Điều kiện kinh tế:

Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp ở Điện Biên tăng cao so với cùng kỳ năm 2015 như: điện, gạch xây, đá xây dựng, xi măng, một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp đạt thấp như: than sạch, gạch xây dựng.

Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km). Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 1 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma là điều kiện dất tôt cho việc để kinh tế phát triển

+ Điều kiện văn hóa – xã hội.

-Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 Với 21 dân tộc anh em, Điện Biên có một tiềm năng văn hóa phi vật thể vô cùng to lớn. Mỗi dân tộc lại có những sắc thái văn hóa riêng, đa dạng, mang đậm màu sắc của dân tộc mình. Cùng điểm qua những lễ hội chính tại Điện Biên. Lễ hội Thành Bàn Phủ được tổ chức hàng năm vào các ngày 24 và 25/2 Âm lịch, tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên nhằm tưởng nhớ anh hùng Hoàng Công Chất. Lễ hội Hoa Ban là ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Điện Biên. Lễ hội Hoa Ban có nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, hứa hẹn sẽ đem đến cho người dân và du khách những ấn tượng, trải nghiệm khó quên...

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát). Bên cạnh đó là rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông...

2.1.2 Cục hải quan tỉnh Điện Biên

2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của Cục hải quan tỉnh Điện Biên

Cục Hải quan Điện Biên (tiền thân là Hải quan tỉnh Lai Châu) trực thuộc Tổng cục Hải quan, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1989 theo Quyết định số 130/TCHQ-TCCB ngày 19/5/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Khi mới thành lập, tổ chức bộ máy của Cục hải quan tỉnh gồm có 02 phòng tham mưu (Tổ chức hành chính - Nghiệp vụ) và 02 Đội kiểm soát Hải quan với tổng biên chế là 31 người.

Năm 2004, tỉnh Lai Châu được chia tách thành 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên, Cục hải quan tỉnh Lai Châu được đổi tên thành Cục hải quan tỉnh Điện Biên theo quyết định số 790/QĐ - BTC ngày 15/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đơn

vị có một Chi cục hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc Cục hải quan Điện Biên nằm trên địa bàn tỉnh Lai Châu, song do đặc thù trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan cũng như về mô hình tổ chức của Hải quan Việt Nam theo Luật hảiquan quy định, Cục Hải quan tỉnh Điện Biên được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.

Đến năm 2005, tổ chức bộ máy của Cục hải quan tỉnh Điện Biên gồm có 02 phòng chức năng (Phòng nghiệp vụ và Kiểm tra sau thông quan); Văn phòng Cục, Đội Kiểm soát hải quan tỉnh; 4 Chi cục hải quan cửa khẩu đường bộ: Chi cục HQCK Tây Trang, Chi cục HQCK Ma Lù Thàng, Chi cục HQCK Lóng Sập, Chi cục HQCK Chiềng Khương và 01 chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (Chi cục hải quan Sơn La):

- Tháng 6 năm 2006 Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục hải quan tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định số: 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/6/2006.

- Cho tới nay với tổ chức bộ máy giữ nguyên như trên cùng với tổng số biên chế toàn đơn vị là 121 công chức thực hiện các công việc về quản lý hải quan trên địa bàn Cục hải quan Điện Biên được giao quản lý.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cục hải quan Điện Biên

Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đều có chức năng nhiệm vụ: làm thủ tục cho hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp Luật hảiquan, pháp lệnh về thuế, kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Nhiệm vụ trọng tâm là phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là chống buôn lậu, vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn cụ thể. Có địa bàn hoạt động cụ thể gồm 3 tỉnhbiên giới Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.

- Kết quả hoạt động của Cục hải quan tỉnh Điện Biên được đánh giá trên nhiều mặt: Kim ngạch xuất nhập khẩu, Số thu ngân sách nhà nước (NSNN).

- Chống buôn lậu của Cục hải quan tỉnh Điện Biên, chống buôn lậu, buôn bán vận chuyển ma túy.

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Cục hải quan tỉnh Điện Biên

- Cục trưởng: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của toàn Cục, là người lãnh đạo cao nhất, triển khai tổ chức thực hiện các quy định của Pháp luật, các quy trình nghiệp vụ của Ngành hải quan trên địa bàn mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Tổng cụ hải quan, Bộ Tài chính…về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Cục trưởng phân công công việc cho Phó cục trưởng, phân cấp và ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị giải quyết một số công việc thuộc lĩnh vực quản lý của Cục theo quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Cục hoặc các vấn đè khác được phân công tùy tình hình công tác. Mặt khác có quyền khen thưởng hay kỷ luật, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên khi đến kỳ hạn.

- Phó Cục trưởng: Là người tham mưu giúp việc cho Cục trưởng, được Cục

trưởng phân công nhiệm vụ công tác cụ thể và được giao phụ trách một số lĩnh vực công tác, một số đơn vị thuộc, trực thuộc Cục. Ký thay Cục trưởng các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản khác theo phân công của Cục trưởng. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị, lãnh đạo đơn vị được phân công phụ trách. Phó Cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

- Văn phòng: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng,quý,

năm của Cục Hải quan tỉnh, tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiên, chấp hành quy chế, quy định chế độ làm việc, tổng hợp, báo cáo thông tin công tác đối ngoại. Các nghiệp vụ về công tác hành chính văn thư, lưu trữ theo quy định. Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết phục vụ các hoạt động của Cục: tổ chức thường trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, quản lý, điều hành xe ôtô, tham mưu đề xuất tổ chức thực hiên công tác cải tạo, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì tài sản, trang thiết bị của cơ quan…

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục hải quan tỉnh Điện Biên

Nguồn: Cục hải quan tỉnh Điện Biên

- Phòng Nghiệp vụ: Tham mưu với Lãnh đạo Cục về chính sách, chế độ,

quy trình nghiệp vụ giám sát quản lý: thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, xuất xứ hàng hóa. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định,

33 CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG VĂN PHÒNG PHÒNG NGHIỆP VỤ

ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI QUAN

ĐỘI KIỂM SOÁT MA TÚY CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU MA LÙ THÀNG CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU LÓNG SẬP

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU

QUỐC TẾ TÂY TRẠNG CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU CHIỀNG KHƯƠNG CHI CỤC HẢI QUAN SƠN LA CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG VĂN PHÒNG PHÒNG NGHIỆP VỤ

ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI QUAN

ĐỘI KIỂM SOÁT MA TÚY CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU MA LÙ THÀNG CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU LÓNG SẬP

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU

QUỐC TẾ TÂY TRẠNG CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU CHIỀNG KHƯƠNG

CHI CỤC HẢI QUAN SƠN LA

hướng dẫn về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, xác định giá tính thuế đối với hnàg hóa xuất nhập khẩu cho các đơn vị, Chi cục trực thuộc. Xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu và nghiên cứu, thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin nghiệp vụ để cung cấp và hỗ trợ cho các Chi cục thực hiện nghiệp vụ và quyết định thông quan hàng hóa, cho kiểm tra sau thông quan.

- Đội kiểm soát ma túy: Tham mưu cho Lãnh đạo Cục về công tác phòng,

chống buôn lậu Ma túy, chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan để phòng chống Ma túy. Hàng năm, xây dựng phương án trọng điểm trong toàn tuyến thuộc địa bàn hoạt động Hải quan và vào sâu nội địa. Xây dựng nội dung, kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện của các đơn vị trực thuộc và trực tiếp tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác chống buôn vận chuyển trái phép chất, tiền chất Ma túy của các đơn vị trự thuộc Cục Hải quan tỉnh.

- Phòng Kiểm soát chống buôn lậu: Tham mưu cho Lãnh đạo Cục về công

tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, về thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả và trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phòng chống khủng bố, rửa tiền trong lĩnh vực hải quan trên địa bàn. Hàng năm, xây dựng phương án chống buôn lậu trọng điểm trong toàn Cục. Xây dựng nội dung, kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện của các đơn vị trực thuộc và trực tiếp tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác chống buôn lậu của các đơn vị trự thuộc Cục Hải quan tỉnh.

- Các Chi cục: Trực tiếp thực hiện những quy định quản lý Nhà nước về hải

quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 58)