Phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông tai Cục hảiquan tỉnh Điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 91 - 95)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

3.1.2.Phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông tai Cục hảiquan tỉnh Điện

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

3.1.2.Phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông tai Cục hảiquan tỉnh Điện

Luật hảiquan số 54/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, thay thế Luật hảiquan số 29/2001/QH10 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hảiquan số 42/2005/QH11 năm 2005.

Quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật hảiquan là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, ngành hải quan đang trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2025 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải

quan giai đoạn 2020-2025. Có thể nói, Tổng cục hải quan đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là 6 lĩnh vực trọng tâm:

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử sau quá trình thí điểm và mở rộng thí điểm Triển khai thành công hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS.

Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN Đảm bảo cam kết của Chính phủ.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình DN ưu tiên để nâng cao hiệu quả của Quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan

3.2 Giải Pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên đến năm 2025

3.2.1 Hoàn thiện thu thập, phân tích, nhận định thông tin

Tiếp tục hoàn thiện, triển khai hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, phần mền quản lý vi phạm 14 (QLVP14), phần mềm quản lý rủi ro ....

Nội dung thu thập thông tin: Thông tin về người khai hải quan như tên, mã số, tình hình hoạt động; Tổng số tờ khai đã được thông quan tại đơn vị, tại các Chi cục Hải quan khác trên toàn quốc (nếu có), các mặt hàng đã nhập khẩu, loại hình nhập khẩu; số lần người khai hải quan đã bị kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm, ấn định thuế; Quy định pháp luật liên quan đến loại hình, mặt hàng người khai hải quan xuất nhập khẩu, khả năng gian lận sai sót có thể xảy ra, dự kiến số thuế chênh lệch (nếu có); Thông tin khác.

Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Việc áp dụng Hệ thống VNACCS/VCIS rút ngắn thời gian thông quan (thời gian xử lý thông quan trung bình đối với hàng luồng xanh của Hệ thống không quá 3 giây). Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ khai tự động rất nhiều chỉ tiêu giúpdoanh nghiệp hạn chế được sai sót trong quá trình nhập dữ liệu nên không phải khai đi khai lại nhiều lần. Đồng thời cả doanh nghiệp và hải quan sẽ giảm được việc phụ thuộc

vào văn bản, giấy tờ như hiện nay bởi các hệ thống văn bản đã được mã hóa, cập nhật vào hệ thống, ví dụ như biểu thuế xuất nhập khẩu... Bên cạnh đó, Hệ thống VNACCS hướng đến mô hình một, hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua áp dụng chữ kí điện tử…Do vậy, lợi ích của doanh nghiệp ngoài được hưởng từ triển khai Hệ thống VNACCS còn được hưởng lợi ích lâu dài khi triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa.

Việc triển khai hệ thống này được thực hiện đúng kế hoạch, không gây xáo trộn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo dựng được nền tảng CNTT vững chắc. Đây là bước đi quan trọng để nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hải quan điện tử dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng DN và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan.

Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo cam kết của Chính phủ.

Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai thí điểm theo Quyết định 48/2011/QĐ - TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của 6 Bộ ngành chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải; Giai đoạn 2 mở rộng thêm đối với các Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế.

Hiện tại, các bộ, ngành đang gấp rút triển khai các công việc liên quan với mục tiêu kết nối chính thức thí điểm cơ chế một cửa quốc gia cho các bộ triển khai giai đoạn 1 vào cuối năm 2014 và cho các bộ triển khai giai đoạn 2 vào tháng 6/2015 phù hợp với tiến trình cải cách và phù hợp với cam kết triển khai cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2015. Trong khi đó, Cơ chế một cửa ASEAN cũng đang trong giai đoạn triển khai thí điểm và dự kiến sẽ được đưa vào vận hành thí điểm trong năm 2015. Bên cạnh đó, một mặt nội dung triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đã được đưa vào Luật hảiquan năm 2014 làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai.

3.2.2 Lựa chọn, đề xuất, quyết định kiểm tra sau thông quan

Lựa chọn đối tượng đề xuất kiểm tra: Công chức, nhóm công chức tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra trên cơ sở kết quả thu thập, phân tích thông tin theo

hướng theo chỉ đạo của cấp trên. Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan: Tại trụ sở Chi cục hải quan. Lưa chọn để đề xuất Chi cục trưởng Chi cục hải quan thực hiện kiểm tra ngay đối với các hồ sơ hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra đối với các trường hợp; Nguồn thông tin, Nội dung thu thập thông tin, Đánh giá thông tin để phân loại…

- Nhóm hồ sơ hải quan, người khai hải quan có dấu hiệu nghi ngờ về trị giá do bộ phận thông quan chuyển, Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Nhóm hồ sơ hải quan, người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm, vi phạm tương tự với trường hợp đã được Chi cục kiểm tra ấn định và các trường hợp phản hồi trên hệ thống.

Người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế được xác định theo một trong các tiêu chí cụ thể như sau: Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực. Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch và trị giá cao;

+ Ưu tiên lựa chọn để đề xuất kiểm tra trước đối với các trường hợp cụ thể: Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự các trường hợp đã được Chi cục kiểm tra sau thông quan kiểm tra, ấn định thuế.

Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan đã được Chi cục hải quan kiểm tra trong thời hạn 60 ngày nhưng chưa thực hiện khai bổ sung các tờ khai có cùng dấu hiệu vi phạm ngoài thời hạn 60 ngày đến 5 năm.

Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự đã được một Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định nhưng tại các Chi cục Hải quan thuộc địa bàn Cục Hải quan chưa thực hiện kiểm tra…

+ Đề xuất kiểm tra

Sau khi xác định được đối tượng cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức/nhóm công chức thực hiện đề xuất kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.

Rà soát trên hệ thống STQ để tránh đề xuất trùng đối tượng kiểm tra, cụ thể: Trường hợp đề xuất kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan: Tra cứu trên hệ thống, nếu đối tượng đề xuất được Chi cục Hải quan khác kiểm tra cùng thời điểm thì đề xuất kiểm tra vào thời điểm khác hoặc chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan xem xét kiểm tra để tránh trùng lắp. Trường hợp đề xuất kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan:

Khi cập nhật Phiếu đề xuất, nếu Hệ thống sau thông quan cảnh báo đối tượng kiểm tra đang được đơn vị khác đề xuất thì báo cáo người có thẩm quyền quyết định kiểm tra chưa ban hành quyết định kiểm tra, thực hiện phối hợp, trao đổi thông tin và thống nhất đơn vị kiểm tra giữa hai đơn vị. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng cục hải quan (qua Cục Kiểm tra sau thông quan) phân công đơn vị kiểm tra.

Trong 01 năm tài chính hạn chế kiểm tra trùng đối tượng, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, cụ thể (nội dung, phạm vi kiểm tra nên khác nhau). Trường hợp tra cứu hệ thống, người khai hải quan đã kiểm tra trong năm, đơn vị đề xuất có văn bản báo cáo Tổng cục hải quan để xem xét phê duyệt đồng ý tiếp tục kiểm tra và phân quyền đề xuất kiểm tra trên hệ thống trước khi quyết định kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 91 - 95)