Nội dung quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quantại Cục hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 46 - 55)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

1.2.3Nội dung quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quantại Cục hải quan

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

1.2.3Nội dung quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quantại Cục hải quan

- Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan: Là việc ứng dụng các nguyên tắc, quy trình, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro để quyết định và thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác.

Giúp tổ chức nhận dạng rủi ro và thực hiện các chương trình ngăn chặn, kiểm soát tổn thất hiệu quả.

Có cơ sở chặt chẽ, minh bạch trong việc lập kế hoạch chiến lược và ra các quyết định quản lý.

- Giảm chi phí phát sinh không cần thiết: Tạo tiền đề thuận lợi cho các khâu nghiệp vụ tiếp theo đối với ngành hải quan, quản lý rủi ro là phương pháp quản lý khoa học mang tính logic và hệ thống nhằm giảm bớt áp lực về khối lượng công việc, thông qua đánh giá, xác định đối tượng có rủi ro cao, tập trung nguồn lực để quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.

Tạo được sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh và xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh và doanh thu.

1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thôngquan tại Cục hải quan quan tại Cục hải quan

- Rủi ro là sự tác động của nhà nước đối với hải quan thông qua việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro.

- Việc ứng dụng các nguyên tắc, quy trình, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản 14

lý rủi ro và các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro để quyết định và thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác

- Thông tin hải quan được thu thập, xử lý phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Các hệ thống thông tin, dữ liệu do cơ quan hải quan quản lý để thu thập, xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

1.2.3.1 Thu thập, phân tích, nhập định thông tin

Quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời do các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân không thể tách rời:

Một là: Trong những năm qua ngành Hải quan đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách, phát triển, hiện đại hoá cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về Hải quan, thực hiện thủ tục hải quan điện tử, chuyển mạnh việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, hướng tới thực hiện theo thông lệ quốc tế là hoạt động kiểm tra hải quan chủ yếu là kiểm tra sau thông quan. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại Quốc tế nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về hải quan. Vì quản lý rủi ro đã giúp xác định các đối tượng có rủi ro thấp được ưu tiên chuyển sang giai đoạn kiểm tra sau thông quan. Như vậy có thể hiểu kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Hai là: Cùng với việc tăng cường tự động hóa trong thông quan hàng hóa, tự động kiểm tra điều kiện, kiểm tra sơ bộ để đăng ký và phân loại hàng hóa và tờ khai hải quan có mức độ rủi ro thấp để cung cấp thông tin, dữ liệu đã được phân tích, đánh giá rủi ro hỗ trợ cho các hoạt động kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế, kiểm tra định mức, thanh khoản hợp đồng, kiểm tra sau thông quan ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Do đó, để thực hiện tốt việc quản lý doanh nghiệp, lựa chọn đối tượng kiểm 15

tra sau thông quan sao cho có hiệu quả, góp phần chống gian lận thương mại, tránh gây thất thu ngân sách nhà nước, hoạt động kiểm tra sau thông quan không thể tách rời với quản lý rủi ro. Các thông tin của quản lý rủi ro giúp cho kiểm tra sau thông quan có được cơ sở nhận định ban đầu rõ ràng hơn về doanh nghiệp, cũng như các thông tin cần thiết khác để tiến hành kiểm tra sau thông quan có chất lượng (ví dụ như thông tin về doanh nghiệp thường xuyên có những sai phạm về giá, mã hàng, số lượng…; doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, số thuế phải nộp lớn; thông tin phân luồng hàng hóa trong thông quan; lịch sử vi phạm pháp luật về thuế, …). Căn cứ vào các thông tin trên thì lực lượng kiểm tra sau sẽ có những biện pháp nghiệp vụ chuyên môn và chuyên sâu vào đó để có thể tìm ra những thủ đoạn mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện một cách có tính toán.

1.2.3.2. Lựa chọn, đề xuất, quyệt định kiểm tra sau thông quan

+ Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm rủi ro: Cơ quan hải quan không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về các phương diện nhân lực, công nghệ, tổ chức, quản lý là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến rủi ro có nguy cơ tăng lên

Thứ nhất: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp Luật hảiquan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ hai: Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở quản lý rủi ro.

Thứ ba: Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

Như vậy, ngoài trường hợp thứ nhất qua nghiệp vụ theo dõi, thu thập thông tin xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, hai trường hợp còn lại kiểm tra sau thông quan đều được tiến hành trên cơ sở quản lý rủi ro.

+ Kiểm tra đánh giá tuân thủ: Là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật với các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Trong đó mục tiêu của kiểm tra sau thông quan là đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, hướng tới việc doanh nghiệp tự giác chấp hành pháp luật. Việc kiểm tra để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp tất yếu phải thực hiện trên cơ sở

quản lý rủi ro.

Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan không thể tách rời với công tác quản lý rủi ro.

1.2.3.3 Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm, rủi ro vàđánh giá tuân thủ đánh giá tuân thủ đánh giá tuân thủ đánh giá tuân thủ

+ Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, rủi ro cao và trung bình: Dấu hiệu vi phạm là yếu tố mang giá trị thông tin, qua đó có đủ cơ sở đánh giá về sự diễn ra của vi phạm pháp luật về hải quan , từ đó thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục hải quan thông qua ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá Cao hay trung bình là việc phân loại mức độ rủi ro được thực hiện tự động, chính xác trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư này.

- Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý rủi ro có trên hệ thống thông tin hải quan và thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định, lựa chọn.

- Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.

- Trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.

- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp, công chức hải quan được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với rủi ro thấp: 17

Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại theo một trong các mức sau: Rủi ro cao, Rủi ro trung bình, Rủi ro thấp.

Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan: Là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan. Hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được đánh giá rủi ro để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan.

Cơ quan hải quan áp dụng: Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, trong đó có quản lý hồ sơ rủi ro đối với doanh nghiệp trọng điểm và các đối tượng khác có nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan.

Cơ quan hải quan thu thập thông tin: Là khách hành người thực hiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh cung cấp để phục vụ đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế và áp dụng các chính sách, chế độ quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Hải quan thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để áp dụng chính sách ưu tiên hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác trong quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp đó.

Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp được thực hiện hàng ngày vào 00 giờ trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, trên cơ sở hệ thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu từ hồ sơ doanh nghiệp và các hệ thống thông tin, dữ liệu có liên quan của ngành hải quan để phân loại doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hảiquan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Rủi ro thấp, tuân thủ tốt pháp

luật hải quan, pháp luật thuế doanh nghiệp tuân thủ tốt. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa thường xuyên trong thời gian hai năm tính đến ngày đánh giá. Trong thời gian hai năm liên tục trở về trước tính đến ngày đánh giá.

Không có vụ việc vi phạm bị khởi tố vụ án, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không bị khởi tố bị can về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế.

Không bị các cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế.

Không bị xử lý vi phạm pháp luật về hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Không bị xử lý vi phạm pháp luật về các hành vi vi phạm khác về hải quan với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục hải quan hoặc các chức danh tương đương theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, không bị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán, với mức phạt tiền tương ứng với mức phạt.

Không bị cơ quan hải quan xử lý hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan, không bị cơ quan hải quan đánh giá không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế theo kết quả kiểm tra sau thông quan, không còn nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đánh giá (Tài liệu đào tạo nội bộ - Thông tư số 175/2013/TT-BTC).

1.2.3.4 Báo cáo, đề xuất, xử lý kết quả kiểm

Cục quan hải quan tỉnh Điện Biên đẩy mạnh tự động hóa hoạt động kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai để quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận tờ khai của doanh nghiệp theo quy định. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan cũng tiến hành các biện pháp kiểm soát, giám sát hải quan. Thu thập, trao đổi thông tin nghiệp vụ từ các cơ quan hải quan, giữa cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng trong và

ngoài nước, nguồn tin do quần chúng nhân dân cung cấp để phát hiện các doanh nghiệp, lô hàng vi phạm, kịp thời áp dụng biện pháp dừng hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra hoặc khám xét đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm.

- Chi Cục Kiểm Tra Sau Thông Quan: Tham mưu cho lãnh đạo Cục về công tác kiểm tra sau thông quan, tiến hành các cuộc kiểm tra sau thông quan để kiểm tra tính tuân thủ Pháp Luật về hải quan, thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Tham gia vào công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và đảm bảo sự công bằng trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

Với cơ cấu tổ chức và bộ máy như trên và số cán bộ làm công tác quản lý rủi ro trong toàn Cục được phân bố rải rác trong các chi Cục hải quan, đội kiểm soát nên thực hiện việc quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan chưa thực hiện thường xuyên, chưa có hiệu quả mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo khá sát sao của lãnh đạo đơn vị, nhưng việc kết hợp trao đổi thông tin trong Cục chưa thực hiện tốt, các vị trí làm quản lý rủi ro chủ yếu là kiêm nhiệm chưa thực sự chuyên sâu.

1.2.3.5 Báo cáo, cập nhật phản hồi hệ thống, lưu giữ hồ sơ

+ Mục tiêu: Việc thiết lập nội dung rủi ro bao gồm: đề ra mục tiêu, đối tượng, chiến lược, phạm vi, thông số hoạt động hoặc một phần tổ chức mà theo đó quy trình quản lý rủi ro được áp dụng.

Bước này bao gồm có nhân tố rủi ro cũng là để thiết lập các tiêu chí quản lý rủi ro, chẳng hạn như tiêu chí rủi ro được đo lường. Ví dụ: việc thiết lập tiêu chí rủi ro về việc rò rỉ các khoản thu, hình ảnh hải quan và tuyên truyền mục đích chính sách chính phủ. Điều này sẽ hình thành nên cơ sở cho việc đưa ra các quyết định các bước tiếp theo của chu kỳ hoạt động.

Những tiêu chí này nên được sử dụng để xác định mức độ rủi ro có thể và không thể chấp nhận, (Ví dụ, mức độ thất thoát khoản thu như thế nào là có thể chấp nhận được, sự ảnh hưởng tiêu cực nào đến cơ quan hải quan là có thể linh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 46 - 55)