THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO SAU THÔNG QUANTẠI CỤC HẢIQUAN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 74 - 75)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO SAU THÔNG QUANTẠI CỤC HẢIQUAN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO SAU THÔNG QUANTẠI CỤC HẢIQUAN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-

Điện Biên giai đoạn 2016- 2019

Từ 2016 công tác quản lý rủi ro hải quan tại cục hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên đến nay ngày càng được chú trọng, phát triển về nghiệp vụ cũng như cơ cấu tổ chức. Đặc điểm là đơn vị quy mô nhỏ toàn Cục có 133 cán bộ công chức, trong đó cán bộ làm công tác quản lý rủi ro: 14 người, cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan: 7 cán bộ, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đóng trên địa bàn tỉnh không nhiều có 1.000 doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu hầu hết đều là hàng tiêu dùng, nhỏ lẻ...

Như vậy, trong bối cảnh chung của Hải quan Việt Nam, công tác quản lý rủi ro hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan Điện Biên ngày càng được chú trọng, phát triển về nghiệp vụ cũng như cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, do đặc điểm là đơn vị quy mô nhỏ (toàn Cục có 133 cán bộ công chức, trong đó cán bộ làm công tác quản lý rủi ro: 14 người, cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan: 7 người), số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đóng trên địa bàn tỉnh không nhiều (khoảng 1.000 doanh nghiệp), hàng hóa xuất nhập khẩu hầu hết đều là hàng tiêu dùng, nhỏ lẻ,… nên kết quả công tác quản lý rủi ro và công tác kiểm tra sau thông quan còn hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ trong kết quả chung của toàn Ngành.

Bảng 2.5. Tính tuân thủ pháp Luật hảiquan theo các năm

Năm Số lượng doanh

nghiệp

Tính tuân thủ pháp Luật hảiquan

Tuân thủ tốt Tuân thủ trung bình Không tuân thủ 2016 680 606 72 0 2017 820 812 7 1 2018 940 915 25 0 2019 1.000 963 32 5

Nguồn: Quản lý rủi ro-HQĐB

2.3.1. Thu thập, phân tích, nhận định thông tin

Việc thu thập, phân tích, nhận định thông tin của quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan đã được quy định tại Luật hảiquan, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày

25 tháng 3 năm 2015,… Các quy định đã được cụ thể hóa tại Quyết định của Bộ Tài chính quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; các quyết định của Tổng cục hải quan ban hành quy chế quản lý rủi ro và các quy trình quy định, hướng dẫn về công tác thu thập, xử lý thông tin, quản lý hệ thống thông tin; ban hành các sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác quản lý rủi ro, quy trình nghiệp vụ rủi ro trong kiểm tra sau thông quan, tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp… Hệ thống các văn bản này đã tạo cơ sở để tổ chức triển khai quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan, góp phần quan trọng trong công tác quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Cùng với việc tăng cường công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan, công tác quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan nói chung, việc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan cũng như sự phối hợp, liên kết giữa Chi cục kiểm tra sau thông quan và bộ phận quản lý rủi ro tại Cục hải quan Điện Biên ngày càng được chú trọng, giúp cho hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt được những kết quả đáng kể thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.6. Thu thập, phân tích, nhận định thông tin theo các năm

Năm 2016 2017 2018 2019

Tổng số tờ khai theo các năm 841 1.142 2.447 1.931 Thu thập cuộc kiểm tra sau

thông quan có vi phạm 0 4 5 9

Tổng số tiền thu từ các cuộc

kiểm tra (VND) 0 5.000.000 12.500.000 21.500.000

Nguồn: Cục hải quan Điện Biên

Nhận định thông tin thường xuyên nhưng chưa có hiệu quả mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo khá sát sao của lãnh đạo đơn vị, nhưng việc kết hợp trao đổi thông tin trong Cục chưa thực hiện tốt, các vị trí làm quản lý rủi ro chủ yếu là kiêm nhiệm chưa thực sự chuyên sâu. Nên vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao về hoạt động kiểm tra sau thông quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 74 - 75)