Một vài nét về thực trạng đạo đức Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của mặc tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người việt nam hiện nay (Trang 61 - 70)

Việc chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực đối với đạo đức.

* Về mặt tích cực

Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân, trước hết là lợi ích vật chất của chủ thể kinh tế, không những được thừa nhận cả về mặt pháp luật và đạo đức, mà còn được quan tâm, trở thành động lực trực tiếp, thúc đẩy tính năng động, tích cực xã hội của cá nhân. Ngày nay, lợi ích cá nhân của người lao động được đặt đúng vào vị trí động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội,

là cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội. Điều đó đã khơi dậy những năng lực tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Cơ chế mới đã tạo điều kiện cho cá nhân phát triển ý thức tự chủ, tự lập, khả năng ứng xử độc lập, và sáng tạo trong các hoạt động và trong mối quan hệ với tập thể, với cộng đồng. Nếu như trước đây, trong cơ chế tập trung bao cấp, những người lao động chỉ biết chấp nhận, thừa hành, làm việc một cách thụ động thì ngày nay, những thế hệ người Việt Nam đã năng động hơn, tự tin hơn. Họ đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám vượt lên trên mọi định kiến, những hạn chế của truyền thống, dám chấp nhận rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục đích đem lại sự giàu có chính đáng cho cá nhân và đóng góp cho xã hội đã được xã hội thừa nhận về mặt đạo đức và đồng tình ủng hộ. Vì vậy, năng lực toàn diện của con người được thử thách, bộc lộ và có nhiều cơ hội để phát triển. Nếu như trước đây, con người sống cam chịu, an phận, thì ngày nay, họ đã vươn lên tự khẳng định mình. Dưới áp lực cạnh tranh, mỗi người phải nỗ lực hơn, linh hoạt hơn, năng động hơn. Một thực tế mà chúng ta đang thấy là trong nền kinh tế thị trường, sự thắng thế nhờ có uy tín, tài năng, trí tuệ, sáng kiến cùng với lương tâm, trách nhiệm công dân đang được thừa nhận, được dư luận ủng hộ, đồng tình.

Theo tiến trình của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thiết chế gia đình Việt Nam đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện đại. Nhìn chung nếp sống văn hóa trong gia đình Việt Nam truyền thống vẫn giữ được sự ổn định của nó và được cả cộng đồng xã hội tôn trọng. Sống gắn bó với gia đình trong môi trường văn hóa truyền thống và với những mối quan hệ đạo đức đã trở thành chuẩn mực xã hội vẫn là lối sống được nhiều người tán đồng, khẳng định và coi đó như là đạo lý.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày một cải thiện hơn. Quan niệm về hôn nhân, gia đình có phần thoáng hơn so với trước

đây. Lớp trẻ ngày càng có xu hướng kết hôn và ly hôn nhẹ nhàng hơn.

Nền văn hóa mới cũng đem đến cho gia đình những cách sống mới. Nó tấn công vào quyền gia trưởng, giải phóng con người cá nhân khỏi sự kiểm soát khắt khe của gia đình và cộng đồng. Nó không gò ép mỗi người vào một hình thức gia đình duy nhất. Nó mở ra nhiều sự lựa chọn mới phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, nghề nghiệp, lối sống v.v… của mỗi cá nhân.

Nam nữ thanh niên đã thoát khỏi việc kết hôn do sự sắp đặt của cha mẹ. Tình yêu được thừa nhận như là một tiêu chuẩn quan trọng của hôn nhân, một yếu tố cấu thành gia đình. Điều này không có nghĩa là trong những gia đình truyền thống vợ chồng không có tình yêu, hoặc con cái hoàn toàn không có quyền lựa chọn hôn nhân. Nó nói lên rằng, trong quá khứ tình cảm và và sự lựa chọn cá nhân không phải là ưu tiên hàng đầu và nó thường bị điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích chung của gia đình. Khi cá nhân được giải phóng thì yếu tố tình cảm và sự tự do lựa chọn hôn nhân được đề cao. Số gia đình hai thế hệ là loại gia đình chiếm ưu thế. Điều này đã phá vỡ mô hình gia đình truyền thống với “tam, tứ, ngũ đại đồng đường” khá phổ biến trước đây. Cũng vẫn mang những đặc điểm truyền thống của gia đình Việt Nam, trong gia đình đô thị hiện nay, người chủ gia đình trên danh nghĩa là đàn ông, tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ chỉ trên dưới 20%. Ở thành phố hiện nay, nhiều người không quan niệm "phải có con trai" như tâm lý ở nông thôn. Ở gia đình đô thị đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, tích cực trong quan hệ vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình.

Trong xã hội phong kiến sự bất bình đẳng nam nữ thường được biện hộ về mặt đạo đức bằng nguyên lý “tam tòng tứ đức”, người phụ nữ phải biết thủ tiết thờ chồng nếu chồng qua đời, việc tái giá bị xem như là một điều phi đạo đức. Những nguyên lý đạo đức cho thấy bản chất của hình thức sở hữu và chiếm đoạt thân xác, cho thấy nguyên tắc phục tùng thứ bậc. Rằng những chuẩn mực đạo đức đó được sinh ra chỉ nhằm điều chỉnh hành vi con người

theo một chế độ xã hội hà khắc. Ngày nay đạo đức xã hội không những không lên án hành vi tái giá của người phụ nữ, mà còn không coi giá trị đạo đức ở người phụ nữ là ở sự phục tùng và thủ tiết ấy, thậm chí còn xem nó là thứ nhân sinh quan hủ bại, ích kỷ và phản nhân đạo. Các quan niệm về hiếu, đễ, và nhiều giá trị đạo đức trong xã hội cũ, cũng không có nghĩa là ngày nay cần phải tuân theo nó.

Quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình đô thị giờ đây là tương đối hài hòa: vợ chồng có thể cùng làm việc, thậm chí làm những công việc giống nhau ngoài gia đình và cùng chia sẻ công việc nội trợ trong gia đình. Hiện nay phụ nữ có nhu cầu lớn trong việc chia sẻ công việc gia đình, vì họ đang tham gia công tác xã hội ngang bằng nam giới. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay phụ nữ nước ta có 23 tiến sỹ khoa học, khoảng 800 tiến sỹ, 24 giáo sư, 119 phó giáo sư, khoảng 30.000 người có trình độ đại học và cao đẳng với nhiều gương mặt nhà chính trị, văn hóa, nghệ sỹ được nhân dân kính trọng, yêu mến.

* Về mặt hạn chế

Nền kinh tế thị trường bên cạnh những tích cực do nó mang lại thì đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, giá trị đạo đức vốn được coi là truyền thống của mỗi quốc gia nói riêng. Hiện tượng suy đồi đạo đức đang trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Không phải ngẫu nhiên mà một số người cho thấy rằng, nền đạo đức ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ trượt dốc. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là, “tệ sùng bái” nước ngoài, coi thường những

giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…, đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Chúng ta nhận thấy rằng quan hệ chủ yếu xuyên suốt trong nền kinh tế thị trường là quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Ăngghen đã từng nói: “thuốc súng chẳng qua chỉ là người thực hành bản án phục vụ đồng tiền”. Đồng tiền vừa là phương tiện trao đổi, vừa là mục đích của quá trình trao đổi. Mục đích của quá trình trao đổi là đem lại lợi nhuận tối đa. Tính chất văn hóa của đạo đức từ chỗ lấy phát triển kinh tế phục vụ nhu cầu sống của con người thì đến đây, đối với không ít người, phát triển kinh tế trở thành mục đích cuối cùng. Lợi nhuận không chỉ chi phối mạnh mẽ mọi suy tư, tình cảm, ý thức kinh doanh, mà còn đi vào sự suy tư và hoạt động của nhiều lĩnh vực xã hội khác. Đối với không ít người, tiền là cái quyết định tất cả, không chỉ trong quan hệ kinh tế, mà cả trong các quan hệ xã hội, thậm chí trong đời sống tinh thần, trong quan niệm của nhiều người, có tiền sẽ có tất cả: sự giàu có sẽ tạo ra địa vị xã hội, có địa vị xã hội con người ta dễ nắm trong tay quyền lực. Sự giàu có vật chất sẽ làm người khống chế nó trở nên sang trọng, có uy tín xã hội, kể cả uy thế. Ở đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp cảnh ăn đút lót của những vị quan tham để chạy việc, cảnh nhà chủ bóc lột sức lao động của người ở coi họ như là hạng tầm thường cần có thể đánh đập… Thước đo phẩm giá con người vì thế không phải là lòng nhân ái và lương tâm, các chuẩn mực đạo đức như danh dự, tình thương, lòng trắc ẩn v.v…, trở nên lạc lõng. Theo họ người tốt là người đưa lại cho bản thân nhiều cơ hội và điều kiện làm giàu. Cái tốt - cái xấu, cái thiện - cái ác v.v... giờ đây lẫn lộn không còn ranh giới rạch ròi. Trong nhiều quan hệ, vì tiền người ta sẵn sàng lừa dối nhau, cài bẫy nhau, thậm chí triệt tiêu nhau. Những hiện tượng, các cách suy nghĩ và quan niệm phi đạo đức như vậy đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội ta, nó có thể làm sai lệch và lu mờ văn hóa đạo đức của con người Việt Nam. Sự theo đuổi quyết liệt lợi nhuận tối đa theo kiểu “mạnh được, yếu thua” trong

hoạt động kinh tế thị trường là môi trường cho chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ phát triển. Trong quan hệ này, “cái tôi” là trung tâm - mọi quan hệ, mọi hành vi cuối cùng đều là vì bản thân “cái tôi”. Chính mục tiêu lợi nhuận đã gạt ra bên ngoài không ít những giá trị xã hội có tình người khác. Sự cạnh tranh này cùng với tính tích cực của nó là huy động tối đa tính năng động và tài trí của người tham gia hoạt động kinh tế, đồng thời hình thành ở chính họ những thủ đoạn để hạ gục nhau, tạo nên sự đố kỵ, thâm thù giữa người với người, người ta sẵn sàng tìm cách bôi nhọ, hạ thấp nhân phẩm của người khác để đề cao bản thân bằng nhiều hành động như vu cáo v.v…, quan hệ người - người càng xiết chặt lại với nhau trong cạnh tranh kinh tế thì càng trở nên lạnh lùng trong các quan hệ xã hội. Sự phụ thuộc của con người vào hàng hóa, tiền tệ càng làm cho xã hội trở nên băng giá. Những phẩm chất đạo đức truyền thống thấm đượm tình người trong cộng đồng không còn được quan tâm thích đáng. Sự vận động của cơ chế thị trường đã làm cho nhiều người bị cuốn vào dòng chảy của lối sống gấp gáp, ưa hưởng thụ không tính tương lai để rồi hoang mang, hụt hẫng, không biết mình đang ở đâu và mất phương hướng cho cuộc đời.

Do quan niệm tiền là trên hết mà lẽ sống của người ta có nhiều sai lệch. Lẽ sống truyền thống phổ biến của người Việt Nam là yêu thương đùm bọc, mang lại điều tốt đẹp cho nhau, xây dựng nên những mối quan hệ người - người gắn bó, phấn đấu cho một xã hội hòa mục, nhân ái, bao dung. Mục tiêu vì tiền không quan tâm, không hướng người ta đến những điều đó mà phấn đấu cho một cuộc sống cá nhân, ở đó điều kiện vật chất và tiện nghi quyết định tất cả. Đời sống tinh thần, những nhu cầu tinh thần của con người bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nếu không nói là bị lãng quên, các hình thức sinh hoạt tập thể, giao tiếp xã hội trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi không được quan tâm. Việc hình thành các chung cư khép kín thay cho các ngôi nhà riêng và làng mạc đã làm sản sinh ra kiểu quan hệ nhà nào biết nhà nấy. Có ai đó

khi nhìn thấy cuộc sống thực tế đã phải thốt lên rằng: ngày nay con người cố gắng tìm cách chinh phục vũ trụ và đã có những thành công đáng kể trong việc khám phá nó nhưng lại không hề biết người hàng xóm đang sống bên cạnh nhà mình là ai. Ở đây cho thấy cái tư tưởng “bán anh em xa mua láng giềng gần” của cha ông ta ngày xưa đã bị phai nhạt đi đến mức nào, thật là chua xót. Âu đây cũng là một điều để chúng ta suy ngẫm trong khi xây dựng một xã hội công nghiệp và ngày càng hiện đại. Một khi người ta đã gạt ra khỏi ý nghĩ các bạn hàng thân thiết, đồng nghiệp chí cốt thì lương tâm và danh dự của người ta cũng không còn ý nghĩa. Hạnh phúc đối với người sùng bái đồng tiền đó là khi anh ta trở nên giàu sang và do đó mà có địa vị xã hội, được thỏa mãn mọi nhu cầu về tiện nghi, sống cuộc sống hưởng thụ. Khái niệm yên ấm gia đình, niềm vui trong tình cảm bạn bè, tình đồng chí không còn nằm trong phạm trù hạnh phúc.

Văn hóa đạo đức không chỉ bị thương tổn, bị méo mó, mà nhiều chuẩn mực còn bị vi phạm một cách gián tiếp thông qua tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường cũng như vô vàn tác động chính trị, xã hội, văn hóa trong nước và quốc tế khác. Nhưng những thủ đoạn tinh vi, thói hư tật xấu trong các quan hệ xã hội, tính ích kỷ, lòng tham lam, hám quyền, hám lợi, những tệ nạn xã hội như ma túy, xì ke, các căn bệnh thế kỷ như: AIDS, HIV, nạn tham nhũng, cửa quyền… có thể nói là sản phẩm trực tiếp của mặt trái cơ chế thị trường. Chúng xuất hiện ngày càng nhiều và lan tràn khắp các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Với tốc độ phát triển như hiện nay, các tệ nạn xã hội có nguy cơ đe dọa, thậm chí có thể phá vỡ và làm biến dạng cả diện mạo văn hóa đạo đức trong sáng của nhân dân ta. Trong kết cấu tổ chức xã hội, ở chỗ này, chỗ khác, mức độ này, mức độ kia không phải là không bị đồng tiền xâm phạm và chi phối. Hiện tượng mua chức, tạo quyền trên cơ sở đó tiếp tục kinh doanh kinh tế thậm chí “kinh doanh chính trị” trên chức quyền không phải là không có. Tính nghiêm minh của công quyền và luật

pháp trong nhiều trường hợp bị đồng tiền làm yếu mềm, thậm chí xuyên tạc cả quy chuẩn đúng - sai, trắng - đen lẫn lộn. Khoa học và công nghệ - lãnh địa của chân lý, của sự phán xét đúng - sai, trong quan hệ tiền - hàng không phải lúc nào cũng giữ được bản chất đúng đắn của con người, thế giới tâm linh thiêng liêng nơi cửa Phật cũng chao đảo trước vòng xoáy của đồng tiền. Một số vị tu hành đã xa rời những điều răn của phật và vi phạm một cách nghiêm trọng những giới luật cần thiết của nghiệp chân tu.

Giáo dục là lĩnh vực tạo nên sức mạnh trí tuệ, mở mang dân trí trong những năm vừa qua đã bị sức mạnh của đồng tiền tấn công vào cả cơ cấu và nội dung chương trình, cơ chế hoạt động, chất lượng đào tạo. Có tiền người ta có thể có cả tri thức, trí thông minh, bằng cấp “người ta có thể biến kẻ dốt nát thành người thông tuệ”, thể hiện rõ như việc thi hộ, mua bán bằng cấp. Dưới sự

Một phần của tài liệu Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của mặc tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người việt nam hiện nay (Trang 61 - 70)