Nghĩa của “kiêm ái” trong việc xây dựng đạo đức mới của người Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của mặc tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người việt nam hiện nay (Trang 70 - 84)

người Việt Nam hiện nay

Hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường với nhiều tiêu cực do nó mang lại mà cụ thể là sự băng hoại về tình cảm giữa người với người thì vấn đề xây dựng một xã hội đại đồng của Mặc Tử là một trong những tư tưởng tiến bộ (ở đây chúng ta đã gạt đi tính chất duy tâm thần bí của nó). Xã hội này không diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt với gươm đao như thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhưng nó luôn luôn tồn tại những cuộc chiến ngầm trên tất cả mọi mặt của đời sống, mà cụ thể là lĩnh vực kinh tế nơi mà thương trường cũng chính là chiến trường với kẻ thắng người bại. Sự vận động của cuộc chiến mới này đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa đạo đức của con người. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần phải thay đổi linh hoạt cho phù hợp nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc.

Sự xâm nhập của nền kinh tế mới đã làm cho đời sống đạo đức của con người chịu sự chi phối của đồng tiền, con người trở nên xa lạ với nhau và lạnh lùng một cách tàn nhẫn. Chính vì thế, nhu cầu xây dựng một xã hội mà ở đó con người biết yêu thường, đùm bọc lẫn nhau, biết “yêu mình như yêu người, yêu người ngoài cũng như yêu người thân, không có người làng mình người làng người, người nước mình người nước ngoài” là một nhu cầu chính đáng được đặt ra để cải thiện mối quan hệ xã hội.

Trong tư tưởng “kiêm ái” của Mặc Tử chúng ta đã nhận thấy được ở đó lý tưởng về lòng yêu thương vô hạn của con người, đó là tình yêu không biên giới giữa con người với nhau trên trái đất với việc xây dựng một “xã hội đại đồng”. Quả thật khi xây dựng được một xã hội mà con người sống với nhau bằng tình cảm chân thành, thắm thiết thì xã hội đó sẽ rất phát triển, vì mỗi con người lúc này đã nhận thức được mình sống vì cái gì và đều mong muốn góp sức mình làm lợi cho người khác, làm lợi cho xã hội, xây dựng một xã hội ngày càng giàu mạnh, tốt đẹp hơn.

“Kiêm ái” trong tư tưởng của Mặc Tử dường như ở khía cạnh nào đó cũng chính là lòng nhân ái sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Lòng nhân ái ấy có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thủy, buổi đầu dựng nước. Nó đã thấm sâu trong các quan hệ từ trong gia đình đến xóm làng, cộng đồng. Trong quan hệ gia đình, nó biểu hiện ra là hành động cha mẹ lo cho con khi còn nhỏ, con cái có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, anh em như thể tay chân, thuận hòa. Một trong những nội dung nhân ái của người Việt là chữ “tình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi mọi người “đối xử với nhau phải có tình, có nghĩa”. Nhờ có được lòng nhân ái sâu sắc mà “kiêm ái” đã được tiếp thu và vận dụng trong cuộc sống hàng ngày một cách linh hoạt, sinh động. Dựa trên sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc, mà Việt Nam chúng ta đã xây dựng được những chuẩn mực khác nhau để đánh giá con người trong xã hội và lấy tiêu chí tình cảm người - người làm một mốc quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia.

Trong những năm qua truyền thống nhân ái: thương người, cởi mở, khoan dung, thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái chính nghĩa, cái đẹp trước cái phi nghĩa, cái xấu, sẵn sàng cưu mang những ai gặp hoạn nạn, khó khăn, bất hạnh đã được các tầng lớp nhân dân phát huy trong thời kỳ đổi mới. Thật vậy, giữa sự bề bộn của nền kinh tế thị trường, chúng ta vẫn cảm thấy yên tâm khi mọi tầng lớp trong xã hội, từ thiếu

nhi đến cụ già, từ học sinh tiểu học tới sinh viên, từ nhân viên bình thường cho đến cán bộ cao cấp đều biết thương yêu, chia sẽ và bao dung độ lượng với nhau. Rất nhiều người đã dành dụm hàng tỷ đồng từ tiền lương hưu v.v… để xây cất trường, tặng học bổng v.v… Tất cả họ đều hăng hái góp sức mình vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc như “Uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa”, “Áo lụa tặng bà”, “Trái tim cho em”, “Một thế giới, một trái tim”, “Gây quỹ vì người nghèo”, “Hiến máu nhân đạo”, “Vì nạn nhân ảnh hưởng chất độc màu da cam” v.v… Các phong trào này đã đạt được những kết quả khả quan. Theo nó, hàng vạn thân nhân của liệt sĩ được đỡ đầu, đồng bào bị bão lụt được cứu trợ để xây dựng lại đời sống mới sau thiên tai, các em nhỏ được chữa bệnh, người già được chăm nom, người nghèo có cơ hội được thoát nghèo v.v…

Một điều đáng quý nữa là, lòng nhân ái của dân tộc ta ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vượt ra ngoài biên giới, đến với các nước trong khu vực và quốc tế. Chúng ta đã gửi nhiều chuyến hàng cứu trợ tới các nước bạn gặp khó khăn. Đặc biệt là gần đây lòng nhân ái của nhân dân ta đã được thể hiện bằng nghĩa cử rất cao đẹp trong việc ủng hộ tiền của cho người dân các nước bị động đất, sóng thần tàn phá ở châu Á như Nhật Bản v.v…

Khi bàn về “kiêm ái”, Mặc Tử đã nhấn mạnh đến yếu tố lợi ích. Trong đó, theo ông “kiêm ái là vì lợi”. Đây là một nhận xét đúng đắn, tuy nhiên lợi ở đây không phải là lợi ích cá nhân mà là lợi ích tập thể. Nói đến lợi ích cho thấy Mặc Tử đã có sự suy ngẫm sâu sắc về tình hình xã hội lúc bấy giờ. Ông đã tiến bộ hơn Nho gia khi chỉ rõ ra được điều này. Theo ông nhân, nghĩa của con người đều được thể hiện rõ trong mối quan hệ gắn bó với lợi. Con người trong xã hội làm việc gì cũng phải tính tới điều lợi, có lợi cho người thì phải cố gắng làm và kiên quyết loại trừ điều hại cho người. Khi đưa ra thuyết “kiêm ái”, Mặc Tử còn chỉ ra phép “tam biểu” để xem xét cần phải theo tư

tưởng “kiêm” hay “biệt”, đây là cách làm biện chứng của ông mà chúng ta cần phải học tập trên cơ sở cải biến nó cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Ngày nay, chúng ta đã nhận thấy rõ hơn vai trò của lợi ích trong việc xây dựng nền kinh tế mới thúc đẩy xã hội phát triển. Đảng ta hiểu rõ: “Lợi ích là mặt tất yếu khách quan không thể thiếu được trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội. Nó là phương thức để thực hiện các nhu cầu của xã hội của xã hội và của cá nhân, là động lực trực tiếp và quyết định nhất để tạo nên sự phát triển của mỗi xã hội và của mỗi cá nhân, là đòn bẩy kích thích mạnh mẽ xu hướng, hứng thú và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cơ chế mới đang tạo ra những cơ hội và điều kiện cho việc thực hiện các quan hệ lợi ích trong đời sống con người” [13, tr.51].

Lợi ích xét theo nghĩa rộng, bao hàm cả quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần trong đời sống con người. Chúng ta xem xét khái niệm lợi ích và nắm được bản chất của nó chỉ trên cơ sở đặt trong mối quan hệ với nhu cầu con người. Không có nhu cầu hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần thì lẽ tất nhiên, con người cũng không cần đến lợi ích. Vì nhu cầu mà con người cần có lợi ích, và vì lợi ích là cái biểu hiện cụ thể, là phương thức thực hiện nhu cầu của con người. Điều này khiến cho nhu cầu và lợi ích trở thành những khái niệm cùng loại. Lợi ích là sự biểu hiện cụ thể của các mối quan hệ xã hội, là một khái niệm hiện thực. Nó được biểu hiện đa dạng, phong phú từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, từ lợi ích trực tiếp đến lợi ích gián tiếp, từ lợi ích vật chất đến lợi ích tinh thần, trong đó lợi ích kinh tế thường được xem là hạt nhân, là cơ sở của toàn bộ hệ thống các lợi ích xã hội, suy đến cùng nó tác động quyết định đến các mặt khác của đời sống xã hội.

Trên cơ sở lợi ích cho phép chúng ta hiểu rõ những yếu tố sâu xa và bản chất, quyết định hành động và tư cách của mỗi cá nhân, của tập thể và cả cộng đồng, quyết định ý thức, tinh thần và các quan điểm đạo đức của họ.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang từng bước giải phóng mọi năng lực sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cơ bản của sự phát triển xã hội, thì vấn đề tính khách quan của lợi ích càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Xét trên nhiều mặt, thì sự khẳng định hiệu quả kinh tế là đồng nghĩa với quan hệ lợi ích con người. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến một sự thừa nhận rằng, lợi ích cá nhân mang ý nghĩa tự thân chứ không phải là sự áp đặt từ bên ngoài. Thái độ xem lợi ích cá nhân như một biểu hiện xa lạ với đạo đức và lối sống truyền thống, thực chất là một thứ “chủ nghĩa khổ hạnh” mới mà chúng ta không bao giờ thừa nhận. Lợi ích cá nhân càng được thể hiện một cách khách quan và chính đáng, thì xã hội càng có điều kiện để phát triển, càng đạt tới sự hài hòa và cân bằng trong mối quan hệ cá nhân - xã hội.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng chỉ rõ vấn đề trung tâm của các quan hệ đạo đức mới là vấn đề lợi ích. Đó là lợi ích cơ bản của dân tộc, của những người lao động, của số đông bị áp bức, bóc lột, dồn nén, bất công. Hồ Chí Minh quan tâm đến ba nhóm lợi ích; lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân và sự hội nhập giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân. Người coi lợi ích tập thể tồn tại một cách khách quan, là lợi ích chung của cộng đồng. Sự cộng đồng về lợi ích có tác dụng thúc đẩy chủ nghĩa nhân đạo phát triển. Đồng thời nó sẽ định hướng các mục tiêu, các lý tưởng, tạo một cơ sở vững chắc cho tiến bộ xã hội. Tuy quan tâm đến lợi ích chung, nhưng Hồ Chí minh cũng coi lợi ích cá nhân như là một thực thể tồn tại đích thực trong cơ cấu đạo đức mới. Người nói rằng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là sự giày xéo lên lợi ích cá nhân. Theo đó mọi quan hệ đạo đức phải đặt trên cơ sở phát triển hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, dựa trên nền tảng sự khoan dung. Ở đây chúng ta thấy tư tưởng của Người có điểm tương đồng với cái “lợi” của “kiêm ái” của Mặc Tử, mặc dù thời ấy Mặc Tử mới chỉ nói tới cái lợi ích tập thể được xây dựng dựa trên nền tảng “kiêm ái”. Nhưng đó là

một bước tiến lớn của ông trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

“Kiêm ái” của Mặc Tử chi phối mọi tư tưởng của ông. Chúng ta nhận thấy rằng nhờ có "kiêm ái" ông đã đi tới phản đối chiến tranh xâm lược giữa các quốc gia với nhau. Theo ông "giết một người thì cho là bất nghĩa phải chịu tử tội. Cứ đó mà suy, giết mười người thì bất nghĩa nặng gấp mười, tất phải chịu mười tử tội. những việc đó bậc quân tử trong thiên hạ đều biết là quấy mà chê là bất nghĩa. Nay cái việc đại bất nghĩa là đánh nước người thì không biết là quấy, lại khen, quả thực không biết là bất nghĩa mới ghi công trạng về sau" [5, tr.114]. Tuy nhiên cái độc đáo của ông là ở chỗ vẫn thừa nhận chiến tranh tự vệ. Mặc Tử chỉ rõ cần phải "tích lương thực, rèn vũ khí, đắp thành cao, dựng lũy chắc" để bảo vệ quyền độc lập của dân tộc mình. Bởi vì, trên thực tế lúc này nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ trong ý chí của một số kẻ ham muốn quyền lực.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đang còn tồn tại các nước đế quốc xâm lược thì tư tưởng về việc đòi hỏi cần phải tăng cường luyện tập quân sự để đề phòng những bất trắc xảy ra do sự xâm lược của các nước bên ngoài là một điều hết sức cần thiết. Việt Nam là một nước yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh nhưng chúng ta không thể không có những biện pháp phòng bị trong tình cảnh thế giới bất ổn như hiện nay. Vì nếu chúng ta lơi là cảnh giác thì nguy cơ mất độc lập của dân tộc sẽ tăng cao.

“Phi công” của Mặc Tử là một ý kiến rất hay về chiến tranh tự vệ. Ai trong chúng ta cũng biết rằng nói tới chiến tranh là nói tới mất mát, đau thương, chết chóc, nhưng có một bộ phận người trên thế giới lại bình thản trước những điều đó, vì nhờ có chiến tranh họ mới thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ như nước Mỹ chẳng hạn. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, Mỹ đã thu được bộn tiền thông qua việc bán súng cho các nước trên thế giới.

trọng trước hết chúng ta phải tự bảo vệ bản thân mình, rồi sau đó sẽ tiến hành đấu tranh chống lại những tư tưởng ấy một cách có hệ thống bằng sự liên kết với các quốc gia khác yêu chuộng hòa bình trên thế giới .

Ở Việt Nam đã tiến hành việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên khi đủ 18 tuổi. Đây là điều minh chứng rõ ràng nhất cho việc tự phòng vệ của dân tộc ta. Khi chiến tranh nổ ra thì chúng ta đã có sẵn một lực lượng phòng bị kịp thời để có thể giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của mình, có sức chống trả lại với kẻ thù xâm lược, để nhằm đảm bảo cho người dân được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mọi người có điều kiện để phát triển toàn diện. Sự thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho thấy được tầm quan trọng của việc tự phòng vệ của dân tộc.

Nhờ có "kiêm ái" mà Mặc Tử đã đề ra tư tưởng “thượng hiền”. Như vậy cho thấy có yêu người, thương người mới kính trọng người, nhận thức được năng lực của người một cách đầy đủ. Ông chỉ rõ một trong những nguyên nhân gây rối loạn xã hội là do còn tồn tại sự yếu kém về đức độ, về tài năng và tham vọng của con người, điều này giống như: "người ta sai giết một con lợn, không giết được thì từ chối; mời làm tể tướng không làm được vẫn cứ nhận làm" (thế chi quân tử, sử chi vi nhất trệ chi tể, bất năng tắc từ chi; sử vi nhất quốc chi tướng, bất năng tắc vi chi) [39, tr.133] và từ đó Mặc Tử đòi hỏi cần phải cầu hiền tài.

“Thượng hiền” là trọng dụng người tài vào công việc của quốc gia. Đây là tư tưởng đáng quý, cho thấy ông là người biết nhìn xa, trông rộng. Mặc Tử đã nhận thấy rằng một đất nước sẽ phát triển về mọi mặt nếu nó được xây dựng dựa trên sự đóng góp công sức của những thành viên có trí tuệ, năng động, sáng tạo. Điểm làm cho tư tưởng của Mặc Tử vượt xa hơn hẳn so với Khổng Tử, ở chỗ ông không phân biệt giai cấp trong xã hội. Theo Mặc Tử thì đã là con người thì có sự bình đẳng và chính nhờ điều này ông đã không phân

Một phần của tài liệu Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “kiêm ái” của mặc tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của người việt nam hiện nay (Trang 70 - 84)