1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay

27 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 794,45 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN W  X NGUYỄN ĐÌNH QUỐC CƯỜNG Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại giao lưu, hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được cả cộng đồng thế giới quan tâm đặc biệt, coi đó là vấn đề hệ trọng, có quan hệ mật thiết với sự phát triển, thậm chí là sự tồn vong của mỗi quốc gia dân tộc. Bài học sâu sắc nhất từ sự phát triển của các nước trên thế giới là quá trình hội nhập vào thế giới phải đồng thời là quá trình khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc và gắn với hai quá trình này là sự phát triển cao của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam – những giá trị đặc trưng, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, kết thành sức mạnh, giúp cho dân tộc ta trường tồn, lớn mạnh và phát triển như ngày nay. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc được xác định là một trong những nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là nền tảng và sức mạnh tinh thần để nhân dân ta, dân tộc ta xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Mặt trái của các quá trình đó hàng ngày, hàng giờ làm nảy sinh trên đất nước ta những tâm lý, tình cảm, những quan niệm và lối sống xa lạ, thậm chí đối lập với các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc cũng như định hướng xây dựng và phát triển xã hội ta hiện nay. Những yếu tố xa lạ ấy thẩm thấu đến đâu, dẫn đến hậu quả như thế nào,… đều tùy thuộc vào sức mạnh nội sinh của xã hội ta, tức của nền văn hóa dân tộc. Sự vững mạnh đó sẽ tạo ra sức đề kháng, đẩy lùi những độc tố mới nảy sinh, đồng thời có khả năng hấp thụ những nhân tố mới lành mạnh, bổ ích. Nhận thức sâu sắc tình hình đó, Đảng ta đã đặt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào vị trí cần quan tâm đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế 2 cần đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và luôn coi đó vừa là một nhiệm vụ văn hóa, vừa là một nhiệm vụ chính trị, là điều kiện tất yếu để hội nhập thành công vào thế giới, xây dựng và bảo vệ thành công một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người trên đất nước ta. Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, trên đại thể, cũng tương tự như các địa phương khác trên đất nước ta, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Vì thế, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk cũng có những thuận lợi và khó khăn chung như cả nước; nhưng đồng thời, do điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa có tính đặc thù của địa phương quy định, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk có những thuận lợi và khó khăn của riêng mình. Trong những năm qua, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là rất lớn và đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ về mọi mặt của tỉnh nhà nói riêng, của khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, cả trên bình diện bản sắc văn hóa chung cho cả cộng đồng Việt Nam và bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tùy theo lĩnh vực, đã có biểu hiện của sự phai nhạt, thậm chí coi thường, phủ định bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện tượng đó đã và đang có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk – một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và của cả nước. Như vậy, vấn đề đang được đặt ra một cách cấp thiết ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay là làm thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam một cách có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vừa của công cuộc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, vừa của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc – đảm bảo sự phát triển và tiến bộ toàn diện, đồng đều của tất cả các dân tộc ở địa phương cùng với sự phát triển và tiến bộ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những biểu hiện đặc thù của nó ở tỉnh Đắk Lắk; phân tích thực trạng giữ 3 gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; xác định phương hướng và giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, có ý nghĩa thiết thực, vừa cơ bản, vừa cấp bách, cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đề tài bản sắc văn hóa dân tộc đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chuyên gia, học giả, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, và có nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về đề tài này đã được công bố. Tiêu biểu trong số đó có các công trình sau: “Bản sắc dân tộc” được xuất bản bởi Ben-gơn Búc-óp Luân Đôn (Penguin Books of London), Anh, vào năm 1991 và “Bản sắc dân tộc và ý tưởng thống nhất châu Âu” đăng trên Tạp chí Các vấn đề quốc tế của Học viện Hoàng gia, Vol. 68, số 1 (tháng Giêng, 1992) của An-thô-ny D. Sơ-mit (Anthony D. Smith); “Bản sắc văn hoá và quá trình toàn cầu” của Dôn-na-than Phơ-rít-man (Jonathan Friedman), được xuất bản bởi Khoa Nhân học, Đại học Tét-su-đơ (Teessude), 1994; “Các câu hỏi về bản sắc văn hóa” của Sơ-tu Hao (Stuart Hall) và Pao-Đu-Gay (Paul Du Gay), Nxb. SAGE, Anh, 1996; “Chính trị, bản sắc văn hoá: Công dân và quốc gia trong một kỷ nguyên toàn cầu”, của Pi-tơ Quay-lét Pơ-rét- tơn (Peter Wallace Preston), Nxb. Biu-đơ-lét (Biddles), Anh, 1997;“Một vài khác biệt giữa chính trị và bản sắc văn hóa dân tộc ở Canada” của Ê-va Mác-cây (Eva MacKey), được xuất bản bởi Đại học Tô-rôn-tô Pơ- rét In-co-pô-ra-tít (Toronto Press Incorporated), 2002; “Sự va chạm của các nền văn minh”, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003, của Sa-mu-lơ Hung- tin-tơn (Samuel Hungtington); “Chinh phục các làn sóng văn hóa”, Nxb. Tri thức, 2006, của Phôn Trôm-pen-nát (Fons Trompenaars) và Chắc-lơ Ham-đen Tu-nơ (Charles Hampden-Turner),… Ở Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đề tài bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa và khoa học trên cả nước. Và, cho đến hiện nay, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài này đã được công bố. Có thể khái quát các công trình tiêu biểu trong số đó theo các chủ đề chính như sau: Thứ nhất, lý luận chung về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Về chủ đề này, có các công trình nghiên cứu tiêu 4 biểu như: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997; “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa” của GS, VS. Hoàng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc, Nxb. Văn học, 2006; “Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” của PGS, TS. Nguyễn Văn Dân, Nxb. Khoa học xã hội, 2006; “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của Hữu Ngọc, Nxb. Thanh niên, 2008; “Phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới” của Đinh Xuân Dũng, Nxb. Thời đại, 2010; “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam” do GS,TS. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010;“Văn hóa Việt Nam giàu bản sắc” do Nguyễn Đắc Hưng (Sưu tầm và biên soạn), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010; Công trình “Xây dựng văn hóa, đạo đức, lối sống của người Việt Nam” của GS, TS, NGND. Trần Văn Bính, Nxb. Quân đội nhân dân, 2011;.v.v.v. Thứ hai, về vai trò của bản sắc văn hóa Việt Nam; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước. Về chủ đề này, có các công trình tiêu biểu như: “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại” của Phạm Minh Hạc, Nxb. Khoa học xã hội, 1996; “Văn hóa – Mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội” do GS, TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2006; “Sự đa dạng văn hoá và đối thoại của các nền văn hoá – Một góc nhìn từ Việt Nam” của Phạm Xuân Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 2008; “Nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam hiệ n nay” do GS,TS. Dương Phú Hiệp (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010; “Văn hoá Việt Nam trên con đường đổi mới – Những thời cơ và thách thức” của GS,TS. Trần Văn Bính, Nxb. Khoa học xã hội, 2010;“Văn hoá và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế” của GS,TS. Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010; “Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam” do GS,TS. Dương Phú Hiệ p (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010; “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” do GS,TS. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đã được công bố trong các hội thảo khoa học, trên các tạp chí khoa học,… Như vậy, cho đến nay, khối lượng các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước là khá đồ sộ, có giá 5 trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do đó, tôi chọn vấn đề: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận án tiến sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; xác định một số phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; những nhân tố tác động đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở địa phương những năm qua. Thứ ba, xác định một số phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 4. Đối t ượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn việc nghiên cứu là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn từ khi Đảng ta ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đ à bản sắc dân tộc (năm 1998) đến nay. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp và nguồn tài liệu nghiên cứu của luận án Cở sở lý luận của luận án là các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển văn hóa. 6 Nguồn tài liệu: Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; các công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; các tài liệu, số liệu thống kê của các ban, ngành, đoàn thể các cấp ở Trung ương và tỉnh Đắk Lắk; các số liệu, tài liệu do tác giả điều tra, khảo sát thực tế. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời luận án có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp lôgích, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, thống kê, loại suy, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, điều tra xã hội học,… để nghiên cứu và trình bày luận án. 6. Cái mới của luận án Thứ nhất, từ những tư tưởng mang tính gợi mở, đặt vấn đề của các nhà khoa học về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk, luận án làm rõ tính đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; Thứ hai, luận án đã vạch ra, phân tích và đánh giá được thực trạng giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua; Thứ ba, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án làm sáng tỏ hệ giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, qua đó góp phần bảo vệ, phát triển văn hóa Việt Nam – nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Về ý nghĩa thực tiễn, từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các hoạch định, chính sách nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề văn hóa. 7 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 1.1. QUAN NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM 1.1.1. Quan niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Về khái niệm văn hóa Văn hóa được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nó trở thành một thuật ngữ đa nghĩa. Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Các tác giả thường hiểu khái niệm văn hóa theo những nội dung khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của từng người. Để đi tới một nhận thức về khái niệm văn hóa theo hướng đó, chúng tôi thấy cần theo dõi sự biến nghĩa của khái niệm này trong một số trường hợp sau: Ở phương Đông cổ đại, trong Chu Dịch có nêu rằng: “Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ” 1 (xem ở nơi nhân văn, mà giáo hóa thành tựu cho thiên hạ). Khổng tử đã đề cập đến văn, văn đức với ý nghĩa là cái đối lập với vũ lực, gươm giáo trong trị quốc, bình thiên hạ. Ở phương Tây cổ đại, khái niệm văn hóa có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Colo-Colere-Cultura nghĩa là cày cấy, vun trồng, liên quan đến hoạt động tích cực cải tạo của con ng ười. Về sau này từ này chuyển nghĩa nói về tính chất khai trí, tính chất có giáo dục, có học vấn của bản thân con người. Trong thời kỳ cận đại, ở phương Tây, do nhu cầu phản ánh các hoạt động xã hội ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều định nghĩa văn hóa đã được đề xuất và lưu hành. Trong đó, định nghĩa của TayLơ (E.B.Tylo) trong cuốn Văn hóa nguyên thủy, xuất bản ở Luân Đ ôn năm 1871, được xem là định nghĩa đầu tiên có tính kinh điển về văn hóa. Định nghĩa này nêu: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người đạt được với tư cách là thành viên xã hội” 2 . 1 Phan Bội Châu, Chu Dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996, tr.347. 2 Đại học quốc gia Hà Nội, Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr.52. 8 Trong sinh hoạt học thuật ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, thuật ngữ văn hóa được sử dụng phổ biến theo nghĩa là “Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” 3 . Ở Việt Nam cũng đã có nhiều định nghĩa cho khái niệm văn hóa được đề xuất. Ngay từ đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 4 . Như vậy, văn hóa là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu ở trên thế giới và ở Việt Nam. Về mặt lý luận, cho đến nay đã có nhiều định nghĩa cho khái niệm văn hóa đã được đề xuất và qua các định nghĩa văn hóa được lưu hành khá phổ biến ở trong và ngoài nước, có thể thấy một số nội dung mà theo chúng tôi là căn cốt nhất của khái niệm văn hóa được nhiều tác giả đề cập đến, đó là: Thứ nhất, văn hóa phải là cái mang giá trị; Thứ hai, văn hóa bao giờ cũng gắn với dân tộc, mang bản sắc dân tộc; Thứ ba, điểm mấu chốt nhất của văn hóa là nó phải được kết tinh ở con người, ở tính cách, ở phẩm chất của con người thể hiện trong hoạt động và quan hệ con ng ười, làm nên, định hướng và thúc đẩy các hoạt động và quan hệ con người theo “quy luật của cái đẹp”. Xuất phát từ góc độ tiếp cận của đề tài luận án và trên cơ sở nghiên cứu phân tích những nội dung cơ bản, xuyên suốt qua các định nghĩa văn hóa đã được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước, chúng tôi có thể đưa ra quan niệm, rằng: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn, xã hội - lịch sử của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Văn hóa là một hiện tượng xã hội. Và, cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, văn hóa luôn nằm trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng theo những quy luật của bản thân nó. Có thể khái quát về những quy luật phát triển cơ bản của văn hóa đó là: Quy luật về sự phù hợp 3 Từ điển triết học, Nxb. Tiến bộ, Mátxítcơva, 1986, tr.656. 4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.431. 9 giữa phát triển văn hóa với cơ sở kinh tế, chính trị; quy luật kế thừa trong quá trình phát triển của văn hóa; quy luật giao lưu và tiếp biến trong sự vận động, phát triển của văn hóa. Quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau. Tác giả cuốn Về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, Hồ Sỹ Vịnh lý giải rằng: “Bản sắc văn hóa dân tộc là một phạm trù rộng, bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt nhiều đặc điểm của một dân tộc để tạo nên một bộ mặt, hình dáng, cốt cách của dân tộc ấy không đồng nhất với các dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới” 5 . Trong cuốn sách Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh đã đề xuất quan niệm cho rằng: “Bản sắc văn hóa dân tộc là một tổng thể các đặc trưng của văn hóa, được hình thành, tồn tại, phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, các đặc trưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn” 6 . Từ sự phân tích, kế thừa một số cách hiểu, cách lý giải khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, chúng tôi có thể đưa ra quan niệm như sau: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng, tiêu biểu, phản ánh tính chất, tính cách, phẩm chất của mỗi dân tộc, là dân hiệu cơ bản để phân biệt văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác. Những giá trị đó tiềm ẩn trong tâm thức, trong cốt cách của con người và được thể hiện ra trong mọi mặt đời sống, trong mọi hoạt động và quan hệ của con người và trong di sản văn hóa của mỗi dân tộc. 1.1.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Đảng ta khẳng định: “Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam”[40, tr.6]. Và, trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) đã nêu rõ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân t ộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là: “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng 5 Hồ Sỹ Vịnh, Về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.289. 6 Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.29. [...]... các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh 3.1.4 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk phải có ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 3.2.1 Nhóm giải pháp về giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất,... TỈNH ĐẮK LẮK 3.1.1 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk để làm nền tảng tinh thần và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương 3.1.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk phải chú trọng những giá trị văn hóa có tính đặc thù của địa phương 3.1.3 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk là nhiệm vụ... việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã được chỉ ra trong luận án, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là nguyên nhân chủ quan Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK... SẢN VIỆT NAM VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1.3.1 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu khách quan vừa của công cuộc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội; vừa của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 1.3.2 Trong khi giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa chung cho cả cộng đồng phải đồng thời giữ gìn và phát huy. .. bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk 2.1.2 Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk Về tác động tích cực Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần hiện đại hóa những giá trị có tính đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại... sở xác định mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa – xã hội; hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk chưa hiệu quả 2.3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu Những thành tựu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk. .. cơ bản được nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk bảo tồn, tăng cường củng cố, nâng cao, phát huy và phát triển Về những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, biểu hiện tập trung nhất là ở di sản văn hóa dân tộc Trong những năm qua, công tác giữ gìn và phát huy những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk biểu hiện tập trung nhất là ở di sản văn hóa dân tộc. .. hướng và các nhóm giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay Nhóm giải pháp về giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, cần tập trung vào các giải pháp: Nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tại địa phương; xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa. .. trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, luận án đã đề xuất một số phương hướng và các nhóm giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay Nhóm giải... cường củng cố, nâng cao, phát huy và phát triển Về những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, biểu hiện tập trung nhất là ở di sản văn hóa dân tộc Trong những năm qua, công tác giữ gìn và phát huy những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk biểu hiện tập trung nhất là ở di sản văn hóa dân tộc cơ bản được chính quyền và nhân dân các dân tộc tại địa phương quan . ở và nhà sinh hoạt động đồng của nhân dân các dân tộc bản địa. 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1.3.1. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn. rõ về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, về nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở địa phương; Thứ hai, mức đầu tư ngân sách cho việc giữ gìn và phát huy bả n sắc văn. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu Những thành tựu của việc giữ gìn và phát huy

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w