Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương .... CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ NGỌC PHƯƠNG
Hà Nội – 2016
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
3 Ý nghĩa của nghiên cứu 9
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10
6 Phạm vi nghiên cứu 11
7 Câu hỏi nghiên cứu 11
8 Giả thuyết nghiên cứu 11
9 Phương pháp nghiên cứu 11
PHẦN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined
1.1 Các khái niệm công cụ Error! Bookmark not defined
1.1.1 Công tác xã hội Error! Bookmark not defined 1.1.2 Nhân viên Công tác xã hội Error! Bookmark not defined 1.1.3 Sức khỏe tâm thần Error! Bookmark not defined 1.1.4 Bệnh tâm thần Error! Bookmark not defined
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu Error! Bookmark not defined
1.2.1 Lý thuyết nhận thức hành vi Error! Bookmark not defined 1.2.2 Lý thuyết vai trò Error! Bookmark not defined 1.2.3 Lý thuyết hệ thống Error! Bookmark not defined
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined
1.3.1 Quá trình hình thành Error! Bookmark not defined 1.3.2.Nhiệm vụ chức năng Error! Bookmark not defined 1.3.3 Cơ cấu tổ chức Error! Bookmark not defined
Trang 4CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ
NHU CẦU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
HẢI DƯƠNG Error! Bookmark not defined
2.1 Thực trạng hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện tâm thần Hải
Dương Error! Bookmark not defined
2.2 Nhu cầu hoạt động công tác xã hội của bệnh viện tâm thần Hải
Dương Error! Bookmark not defined
2.2.1 Nhu cầu của người nhà bệnh nhân về vai trò NVCTXHError! Bookmark not defined
2.2.2 Nhu cầu của bệnh viện về vai trò NVCTXHError! Bookmark not defined
2.3 Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải
Dương Error! Bookmark not defined
2.3.1 Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người hỗ trợError! Bookmark not defined
2.3.2 Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫnError! Bookmark not defined 2.3.3 Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người kết nối, trung gianError! Bookmark not defined
2.3.4 Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người biện hộError! Bookmark not defined
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error!
Bookmark not defined
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội là một ngành khoa học và nó cũng như bao ngành khoa học khác đảm nhiệm sứ mệnh phát triển con người và xã hội CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển CTXH tác động vào nhiều lĩnh vực của đời sống như: Y tế, giáo dục, trường học, tòa án, phúc lợi trẻ em, phúc lợi gia đình, dịch vụ xã hội cho nhóm người đặc biệt…vv Tuy nhiên trong tất cả những lĩnh vực đó thì CTXH trong lĩnh vực y tế đang là một vấn đề mang tính thời sự, cấp bách và nan giải
Nói về y tế thì hiện nay vấn đề nâng cao sức khỏe cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta Sức khỏe là thước đo chung của mọi xã hội văn minh Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần là hai khía cạnh không thể tách rời, trong đó sức khỏe tâm thần có một vai trò quan trọng trong nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển Sức khỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng đang là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới Ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với bệnh tâm thần phân liệt So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15-20 năm, thất nghiệp nhiều hơn 6-7 lần và thường xuyên phải đối mặt với cảnh vô gia cư và các tổ chức tội phạm Tại Việt Nam, ước tính có hơn 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người này chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm Điều tra dịch tễ lâm sàng 10 bệnh
Trang 6tâm thần ở các địa điểm thuộc tám vùng kinh tế, xã hội khác nhau trong cả nước trong thời gian ba năm (2000-2002) cho thấy tỷ lệ mắc 10 chứng bệnh tâm thần thường gặp chiếm 14.9% dân số Nghiên cứu phối hợp giữa Bộ Y tế
và UNICEF năm 2003 ở nhóm thanh thiếu niên độ tuổi 14-25 cho thấy 32% cảm thấy buồn chán về cuộc sống, 21% cảm thấy thất vọng về tương lai, 0,5%
đã từng tự tử và 2,8% đã từng có hành động tự làm hại bản thân Bộ Y tế ước tính, chỉ với 10 dạng bệnh tâm thần phổ biến, ở Việt Nam đã có không dưới
12 triệu ngừơi cần có sự CSSKTT Theo nghiên cứu quy mô lớn, đa quốc gia của WHO, tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở các nước đang phát triển chiếm 25-30% dân số Khoảng 20% trong số đó thuộc nhóm loạn thần, còn lại 80% là nhóm
cá bệnh tâm căn như trầm cảm, lo âu, rối loạn liên quan đến stress, rối nhiễu hành vi, rối loạn tâm thần do nghiện chất, nghiện rượu Tuy nhiên, việc điều trị hiện nay mới chỉ tập trung vào các đối tượng động kinh, tâm thần phân liệt
và các bệnh rối loạn tâm thần nặng Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và các bệnh có khả năng điều trị được như các rối nhiễu tâm trí dạng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, nghiện rượu… chiếm đến 80% gánh nặng bệnh tâm thần cộng đồng chưa là trọng tâm của chương trình CSSKTT cộng đồng Chăm sóc sức khoẻ tâm trí phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên vẫn chưa được quan tâm và chưa có dịch vụ tại cộng đồng Con số này chưa kể đến các bệnh nhân giấu bệnh, không biết mình có bệnh hoặc khi tới bệnh viện căn bệnh đã ở tình trạng rất xấu [20] Những con số này cho thấy sức khỏe tâm thần hiện nay đang là một vấn đề cần được quan tâm từ nhiều cấp, ban ngành Tuy nhiên có một thực tế là lĩnh vực sức khỏe tâm thần đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn mà vấn đề giải quyết nó hiện còn đang là bài toán cần lời giải Hệ thống dịch vụ và hệ thống thông tin về CSSKTT đảm bảo chất lượng lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các dịch vụ CSSKTT còn nhiều bất cập Nhiều dự án trợ giúp người yếu thế có sự kết hợp giữa Bộ LĐ - TBXH
và Bộ Y tế chưa mang tính thiết thực cao Đội ngũ bác sỹ về chăm sóc sức
Trang 7khỏe tâm thần của nước ta còn thiếu nhiều, đặc biệt thiếu kiến thức và kỹ năng tiếp cận với người bệnh và phối hợp với các bên liên quan [24] Do ảnh hưởng đến thần kinh nên các đối tượng rất khó tiếp cận Đối với những bệnh tâm thần nặng thì bệnh nhân không điều chỉnh được hành vi, cảm xúc của mình nên quá trình điều trị kéo dài kết hợp với bệnh nhân khó hợp tác nên gây
áp lực lớn đối với y bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên chăm nuôi
CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với hệ thống nhân viên y tế Sự có mặt của NVCTXH trong bệnh viện giúp quá trình khám và điều trị của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn Điều này lại càng có ý nghĩa hơn khi người bệnh bị mắc các chứng về tâm thần Bởi nguyên nhân gây nên bệnh một phần là do người bệnh không kiểm soát được cảm xúc NVCTXH khi can thiệp tới tâm lý người bệnh sẽ giúp bệnh nhân mau bình phục hơn Chính vì thế tại các nước phát triển, hầu hết các bệnh viện đều có phòng CTXH và đây là một trong những điều kiện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Sự hỗ trợ của NVCTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện Tại Việt Nam, hình thành và phát triển nghề CTXH có vai trò rất quan trọng do đó ngày 15/3/2010, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 32/2010/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam Đây
là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực y tế ở nước ta nói chung và CTXH trong bệnh viện tâm thần nói riêng
CTXH trong bệnh viện cũng đã bước đầu xuất hiện tại một số bệnh viện tuyến TW và tuyến tỉnh với cả đội ngũ chuyên nghiệp và không chuyên
Trang 8như bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nhi đồng 2, viện Huyết học và Truyền máu TW, bệnh viện Bạch Mai… Hoạt động này đã góp phần hỗ trợ cho bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế giảm tải những khó khăn, áp lực trong quá trình khám chữa bệnh Trong khi đó vấn đề CTXH trong bệnh viện tâm thần là một vấn đề mới chưa có nhiều kinh nghiệm Sự can thiệp của ngành trong vấn đề nâng cao sức khỏe tâm thần mới bắt đầu được vận dụng Vì thế rất cần có những đề tài làm rõ nhu cầu, vai trò của CTXH trong bệnh viện tâm thần, trên cơ sở đó đề xuất với các bên liên quan những khuyến nghị, giải pháp hữu hiệu để xây dựng có hiệu quả mô hình CTXH chuyên nghiệp nâng cao sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân
Bệnh viện tâm thần Hải Dương là bệnh viện hạng II, là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Hải Dương có chức năng khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trên toàn tỉnh Hải Dương Mỗi năm công suất giường bệnh lên tới 120% Tổng số lượt khám chữa bệnh năm
2015 là 24318 lần đạt tỉ lệ 121% Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, song song với các hoạt động y tế, bệnh viện cũng đã thành lập tổ CTXH vào năm 2016 để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất Vậy nhu cầu của bệnh viện
về CTXH chuyên nghiệp hiện nay như thế nào? Thực trạng hoạt động CTXH
ra sao? NVCTXH có những vai trò gì? Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa dịch vụ CTXH tại bệnh viện hiện nay? Để trả lời những câu hỏi này tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn
2011-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ - BYT ngày
15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Đề án với mục tiêu hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của
Trang 9Tập bài giảng “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” của
Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ - TBXH thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề cho cán bộ tuyến cơ sở theo đề án 32 Tập tài liệu nêu khá rõ những nội dung CSSKTT tại cộng đồng và vai trò của CTXH Những kết quả của tập bài giảng này nhằm hỗ trợ viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH tuyến cơ sở (thôn, ấp, bản) hiểu sâu và hình dung cụ thể hướng thực hành những hoạt động trợ giúp người bệnh tâm thần trong trung tâm và cộng đồng Trang bị và nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ cho họ về công tác CSSKTT tại cộng đồng
Một số những nghiên cứu điều tra về số lượng tâm thần học nghiên cứu chuyên môn từ năm 1992 đến nay do các nhóm bác sỹ và các cơ quan chuyên
môn tâm thần thực hiện, ví dụ: “Nhìn chung một số thống kê, điều tra cơ bản
về bệnh tâm thần phân liệt ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Sim (1996) đăng
trên thông tin y học Hội tâm thần học Việt Nam; “Dịch tễ và thống kê ứng
dụng trong nghiên cứu khoa học” của trường Đại học Y khoa Thái Bình
(1996)…“Lo âu trầm cảm trong thực hành tâm thần học” của Nguyễn Viết
Thiêm (2001), đăng trên nội san Tâm thần học, Hội tâm thần Việt Nam;
“Nghiên cứu rối loạn trầm cảm tại một phường dân cư thành phố Hà Nội”
của Trần Hữu Bình (2005) đăng trên nội san tâm thần học, Hội tâm thần Việt
Nam, “Tâm lý học thần kinh” của Võ Thị Minh Trí (2003) của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, “Giáo trình bài giảng dịch tễ học tâm thần” của
Đặng Hoàng Hải (2010) của trường Đại học Y Hà Nội…đã cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn và những con số liên tục tăng cùng những hiểu hiện triệu chứng nhiều thay đổi Nghiên cứu này đóng góp to lớn vào sự đánh giá tầm quan trọng của vấn đề
Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chủ yếu nghiêng theo hướng cung cấp kiến thức, điều tra xác định quy mô, số lượng chứ chưa sâu sát trong khía cạnh vai trò của CTXH trong CSSKTT và làm thế nào để CTXH có thể
Trang 10giúp đỡ được các bệnh nhân tâm thần Và sự can thiệp, giúp đỡ đó được biểu hiện bằng những biện pháp cụ thể như thế nào? Vậy nên xác định được điều
đó, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài này với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu tình hình CTXH trong một bệnh viện cụ thể để có thể thấy được những tồn tại cũng như những yêu cầu về vai trò CTXH trong bệnh viện tâm thần Nghiên cứu tìm ra những vai trò hỗ trợ của NVCXH đối với hệ thống nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bệnh viện Và cuối cùng từ những kết quả thu nhận được từ cuộc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hoặc mô hình ứng dụng vào thực tiễn bệnh viện tâm thần
3 Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu có cơ hội sử dụng một số lý thuyết CTXH nhằm lý giải một
số vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích tình hình CSSKTT, người tâm thần tại bệnh viện tâm thần Hải Dương như: Lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vai trò và việc vận dụng những lý thuyết này trong thực hành CTXH chuyên nghiệp
Cung cấp cơ sở lý luận và khái niệm công cụ về CSSKTT tại Việt Nam
và một số khái niệm liên quan Đồng thời làm rõ việc vận dụng các phương pháp và kỹ năng CTXH trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn hiểu biết về các lý thuyết, phương pháp và kỹ năng CTXH đã được học và thực
hành trong thực tiễn
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng sức khỏe tâm thần và hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần Hải Dương
Đánh giá được nhu cầu và vai trò của NVCTXH trong lĩnh vực CSSKTT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện tâm thần Hải Dương