1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

công tác xã hội trong bệnh viện

61 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 410,5 KB

Nội dung

Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng Mục lục I. Giới thiệu chung về bệnh ung thư 3 1. Khái niệm bệnh ung thư 3 2. Nguyên nhân của bệnh ung thư 3 3. Chẩn đoán bệnh 4 4. Các loại ung thư 7 5. Nguyên nhân và sinh lý bệnh 7 6. Một số phương pháp điều trị ung thư 11 7. Phòng ngừa bệnh ung thư 13 II. Giới thiệu chung về gan và ung thư gan 16 A. Giới thiệu chung về gan 16 B. Giới thiệu chung về ung thư gan 17 1. Khái niệm ung thư gan 17 2. Các loại ung thư gan 18 3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan 20 4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan 21 5. Triệu chứng của bệnh ung thư gan 22 6. Các giai đoạn của bệnh ung thư gan 22 7. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư gan 23 III. Mô tả trường hợp và can thiệp 30 A. Mô tả trường hợp 30 B. Can thiệp 31 I. Bảng kế hoạch hoạt động 31 SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 1 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng II. Tóm tắt các lý thuyết được ứng dụng trong công tác xã hội trong bệnh viện 37 III. Lập kế hoạch trợ giúp 53 1. Sơ đồ sinh thái 53 2. Kế hoạch trợ giúp 53 IV. Kết luận 60 Danh mục tài liệu tham khảo 61 SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 2 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng I. Giới thiệu chung về bệnh ung thư. 1. Khái niệm bệnh ung thư. Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). 2. Nguyên nhân của bệnh ung thư. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư là sự sai hỏng của DNA, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích luỹ lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không ung thư). Chỉ những khối u ác tình thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u “lành tính” trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong. Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật, hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhiều dạng ung thư có SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 3 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất. 3. Chẩn đoán bệnh. Hầu hết ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện mà phải nhờ vào quá trình tầm soát. Qua đó, không thể chẩn đoán xác định được mà phải nhờ vào sinh thiết. Một số trường hợp ung thư khác được chẩn đoán tình cờ nhờ vào quá trình đánh giá các bệnh lý không liên quan khác. 3.1. Dấu hiệu và triệu chứng. Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường, ung thư có thời gian ủ bệnh (tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tuỳ thể loại ung thư. Do đó, cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần. Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tuỳ thể bệnh ung thư. Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân làm 3 nhóm chính: - Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau hoặc loét (ulcer); chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da. - Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên. SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 4 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng - Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm) thiếu máu và các hội chứng cận u đặc biệt, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố. Mỗi vấn đề nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau (được xem như là chẩn đoán phân biệt). Ung thư có thể là một bệnh lý thường gặp hay hiếm gặp gây ra các triệu chứng này. 3.2. Sinh thiết. Một biểu hiện ung thư có thể gợi ý đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng để chẩn đoán xác định độ ác tính thì cần đến khám nghiệm vi thể tế bào ung thư của các nhà giải phẫu bệnh. Thủ thuật để lấy được tế bào hoặc các mẫu bệnh phẩm và khám nghiệm chúng được gọi là sinh thiết. Chẩn đoán mô học sẽ xác định loại tế bào ung thư đang tiến triển, mức độ ác tính (mức độ loạn sản), sự lan tràn và kích thước của chúng. Di truyền học tế bào và hoá mô miễn dịch có thể cung cấp các thông tin về xu hướng phát triển sau này của ung thư (tiên lượng) và phương pháp điều trị tốt nhất. Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ hoàn toàn và đôi khi điều này có thể thực hiện bởi sinh thiết. Khi toàn bộ khối mô tổn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải được khám xét cẩn thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn là không thể. Bản chất của sinh thiết phụ thuộc vào cơ quan khám nghiệm. Nhiều sinh thiết (như là sinh thiết da, vú hay gan) có thể thực hiện ngoại trú. Sinh thiết những cơ quan khác thì được tiến hành dưới điều kiện vô cảm và phẫu thuật. SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 5 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng 3.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư. Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia giai đoạn của các khối u ác tính gọi là TNM (T: tumor - khối u, N: node - hạch lympho, M: metastasis – di căn). Trong một vài ung thư cụ thể, một số bảng phân loại khác nhau lại thích hợp hơn, ví dụ hệ thống xếp loại FAB (French – American – Bristish cooperative group) dùng cho một số bệnh bạch huyết. 3.4. Tầm soát. Tầm soát ung thư là thử nghiệm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi ngờ trong quần thể dân cư. Các thử nghiệm tầm soát phù hợp phải có thể đáp ứng được cho một số lượng lớn người khoẻ mạnh, an toàn, không xâm nhập đồng thời có tỷ lệ dương tính giả thấp chấp nhận được. Khi triệu chứng ung thư được phát hiện thì các phương pháp chẩn đoán kế tiếp thâm nhập hơn và có khả năng khẳng định hơn được thực hiện để xác nhận chẩn đoán. Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh, chẩn đoán sớm giúp kéo dài đời sống. Một số thử nghiệm tầm soát đã được triển khai. Tầm soát ung thư là vấn đề còn bàn cãi, trong những trường hợp khi không biết chắc chắn nó có thực sự cứu mạng sống hay không. Tranh cãi đặt ra khi không rõ là liệu lợi ích từ việc tầm soát có hơn hẳn nguy cơ của các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo và điều trị ung thư. Sử dụng chẩn đoán hình ảnh để truy tầm ung thư ở những người không có triệu chứng rõ ràng cũng có những vấn đề rắc rối tương tự. Nguy cơ tăng đáng kể trong việc phát hiện những khối u mà gần đây được gọi là khối u tình cờ - đó là tổn thương lành tính được xem như là ác tính để rồi trở thành điểm ngắm thăm dò nguy hiểm khác. SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 6 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng Vì những lý do này, điều quan trọng là lợi ích và nguy cơ của quá trình chẩn đoán và điều trị phải được cân nhắc khi tiến hành tầm soát ung thư. 4. Các loại ung thư. Ung thư có thể được phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn thương. Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó, một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u nguyên phát. - Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bào biểu mô (ví dụ như ở ống tiêu hoá hay các tuyến tiêu hoá). - Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tuỷ xương. - Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương hay cơ. - U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố. - U quái bắt nguồn từ các tế bào mầm. 5. Nguyên nhân và sinh lý bệnh. 5.1. Nguồn gốc của ung thư. Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hoà một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 7 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư. Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác, và chúng hiếm khi đe doạ đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác tính có thể xâm lấn vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở lên đe doạ đến tính mạng. 5.2. Bệnh học phân tử. Các khối u được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó. Sinh ung thư (carcinogenesis) là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế bào do tổn thương của DNA. Do đó, ung thư là một bệnh lý về gene. Thông thường, một tế bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào phải trải qua một vài đột biến ở một số gene nhất định. Quá trình này liên quan đến cả hệ thống gene tiền ung thư (photo-oncogene) và gene áp chế ung thư (tumor suppressor gene). Gene tiền ung thư mã hoá cho nhóm protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tin (messenger) trong quá trình dẫn truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu “tiến hành phân bào” tới chính tế bào đó hay những tế bào khác. Do vậy, khi bị đột biến, các gene tiền tế bào sẽ tăng sinh thừa thãi, lúc này trở thành những gene ung thư (oncogene). Tuy nhiên, vì các gene ung thư thực chất là các gene cần thiết đối với quá trình phát triển, sửa chữa và hằng định nội môi của cơ thể, do đó không thể loại bỏ các gene này khỏi hệ gene nhằm làm giảm khả năng ung thư. SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 8 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng Nhìn chung, điều kiện cần thiết để hình thành ung thư là phải đột biến ở cả hai nhóm gene tiền ung thư và gene áp chế ung thư. Chẳng hạn như đột biến giới hạn ở một gene ung thư sẽ bị ức chế bởi sự kiểm soát phân bào bình thường (giả thuyết Knudson hay giả thuyết 1- 2 cú đánh) và các gene ức chế khối u. Và cũng vậy, chỉ một đột biến gene ức chế khối u cũng không gây ra ung thư, do bởi có nhiều gene “dự phòng” cùng chức năng. Chỉ khi có đủ gene tiền ung thư bị đột biến thành gene ung thư và có đủ gene ức chế khối u bị bất hoạt hoặc tổn thương lúc đó các tín hiệu cho tế bào vượt quá các tín hiệu điều hoà thì sự phát triển tế bào sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Khó có thể biết nguyên nhân đầu tiên gây ra ung thư. Tuy nhiên, kỹ thuật sinh học phân tử có thể giúp xác lập đặc tính của đột biến hay sai lạc nhiễm sắc thể trong khối u, và cũng đã có tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực tiên lượng dựa vào hình thái đột biến ở một số bệnh ung thư. Ví dụ như hơn phân nửa số ung thư có tổn thương gene p53, đây là gene ức chế khối u đồng thời cũng được biết như là “người bảo vệ động bộ gene”. Đột biến này liên quan đến tiên lượng xấu, vì tế bào của các khối u đó không đi vào quá trình apoptosis (cái chết được lập trình). Đột biến của telomerase đã loại bỏ các hàng rào hỗ trợ khác, làm tăng số lần tế bào có thể phân chia. Những đột biến khác giúp cho khối u tăng sinh mạch máu để cung cấp nhiều hơn chất dinh dưỡng, hay giúp cho việc di căn đến những nơi khác của cơ thể. 5.3. Hình thái học. Hình thái tổ chức của mô từ dạng bình thường đến khi phát triển thành khối u. Mô ung thư có hình ảnh đặc biệt dưới kính hiển vi. Các đặc điểm nổi bật có thể thấy là một số lớn các tế bào phân chia, thay đổi hình dạng và kích thước nhân, thay đổi hình dạng và kích thước tế bào, mất các đặc điểm SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 9 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng chuyên biệt của tế bào, mất cấu trúc mô bình thường và ranh giới của khối u không rõ. Phương pháp hoá mô miễn dịch và các phương pháp phân tử khác có thể xác định chất đánh dấu đặc hiệu trên tế bào khối u, giúp cho chẩn đoán và tiên lượng. Sinh thiết và khám nghiệm vi thể có thể phân biệt được giữa ác tính và tăng sản. Tăng sản là trường hợp tăng sinh mô do tốc độ phân bào quá mức, làm gia tăng số lượng tế bào nhưng chúng vẫn giữ trật tự sắp xếp bình thường trong mô. Quá trình này được xem là có thể hồi phục được. Tăng sản có thể là một đáp ứng bình thường của mô đối với tác nhân kích thích, chẳng hạn như cục chai ở da. Loạn sản là một dạng bất thường của tăng sinh tế bào quá mức đặc trưng bởi mất đi sắp đặt bình thường của mô và cấu trúc tế bào. Thường thì những tế bào như vậy sẽ quay trở lại đặc tính bình thường của chúng, nhưng đôi khi chúng dần dần trở nên ác tính. Mức độ nặng nhất của loạn sản được xem như là “ung thư tại chỗ” (carcinoma in situation). Ung thư biểu mô tại chỗ được xem là sự phát triển không kiểm soát của tế bào vẫn còn nằm tại vị trí nguyên thuỷ và chưa có biểu hiện xâm nhập đến nơi khác. Tuy vậy, ung thư biểu mô tại chỗ có thể phát triển thành ác tính xâm lấn và thường được phẫu thuật cắt bỏ nếu có thể. 5.4. Đặc điểm di truyền. Hầu hết các dạng ung thư là tự phát đơn lẻ và không có cơ sở di truyền. Tuy nhiên, một số hội chứng của ung thư đã được biết có mang yếu tố di truyền. Ví dụ như: - Một số đột biến ở gene BRCA1 và BRCA3 liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 10 [...]... chữa bệnh bằng SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 31 sóng Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng bệnh cũng như - Tác động đến có thêm niềm các bệnh nhân tin cao tần cùng phòng để vào cuộc sống họ cùng trao - Tham gia các đổi với nhau buổi giao lưu một cách tích và trao đổi cởi cực mở, chân thành chủ bởi lời nói những của khúc với thân những mắc về bệnh và người trong. .. kéo dài thời gian sống còn bệnh nhân u gan quá chỉ định phẫu thuật của interferon-α trong các thử nghiệm lâm sàng còn chưa thống nhất Mặt khác, interferon kết hợp với hoá trị toàn thân làm tăng thời gian sống SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 28 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng còn ở các bệnh nhân u gan giai đoạn cuối nhưng có nhiều tác dụng phụ như suy tuỷ, nhiễm... tìm ung thư trong những người gốc Á Châu đang có viêm gan B và trong những người đang bị xơ gan vì nhiễm viêm gan B hoặc C 6 Các giai đoạn của bệnh ung thư gan Các giai đoạn của ung thư là một khái niệm mô tả kích cỡ của khối u và trạng thái di căn của u ra bên ngoài những điểm phát hiện bệnh Việc hiểu SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 22 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm... nhiệt chính trong cơ thể Gan được bao quanh bởi bao nang xơ, và được chia thành các vùng gọi là SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 16 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng thùy gan Gan nằm trong vùng trên ổ bụng, bên phía tay phải và được bảo vệ bởi các xương sườn phía dưới Gan là một cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể, kiêm gồm rất nhiều chức năng Một trong các chức... ung thư tái phát 7 Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư gan Có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan đã được ứng dụng trong thực hành lâm sàng hoặc còn trong giai đoạn thử nghiệm Các phương pháp này có thể chia làm 2 nhóm: - Phương pháp điều trị triệt để: - Cắt gan SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 23 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng - Ghép gan - Phương pháp... Tác dụng phụ của liệu pháp TOCE là do tác dụng của thuốc chống ung thư (thường là doxorubicin) và biến chứng thuyên tắc động mạch như đau, sốt, buồn nôn, nôn, tăng một số chỉ tiêu sinh hoá của gan Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra ở 3 - 5% bệnh nhân d Hoá trị qua động mạch gan SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 25 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng Thuốc chống... Lớp : K51 – Công tác xã hội 27 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng dày – tá tràng thường gặp sau xạ trị Hiệu quả và tính an toàn của liệu pháp này còn đang được đánh giá j Xạ trị trong Chất phóng xạ (iôt-131) được tiêm vào động mạch gan nuôi dưỡng khối u Nhiều thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện k Hoá trị toàn thân Hoá trị toàn thân trong ung thư gan có giá trị hạn chế Bệnh nhân ung... tăng nguy cơ - Chất độc tạo thành trong bào tử nấm được sinh ra từ một loại mốc SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 20 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng của cây cũng gây ung thư Những chất độc trong bào tử nấm sẽ làm hỏng lúa mỳ, lạc, gạo, ngô hay đậu tương Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như: - Giới tính: Đàn ông thường mắc bệnh ung thư gan nhiều hơn phụ nữ -... : K51 – Công tác xã hội 21 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng Nhiễm virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan gấp 100 lần so với người không nhiễm Tần suất xuất hiện ung thư gan ở người nhiễm virus viêm gan B mãn tính khoảng 0,5%, ở bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B là 2 – 6%/năm và có thể cao hơn ở bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan C 5 Triệu chứng của bệnh ung... cao tần thành công để thân chủ có thêm niềm tin vào cuộc sống - Bác sĩ thường SVTH: Phạm Thị Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 32 Công tác xã hội trong bệnh viện GS: Phạm Huy Dũng xuyên đến động viên, khuyên bảo - Tổ chức các buổi chiếu chiếu phim về đốt u gan bằng sóng cao tần Liệu - Chịu hợp tác - Thiết lập mối - Thân chủ đổi tin u gan pháp và và nói chuyện quan hệ, tạo lập hớp tác với cách . Huyền Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 1 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng II. Tóm tắt các lý thuyết được ứng dụng trong công tác xã hội trong bệnh viện 37 III. Lập kế hoạch trợ. Trang Lớp : K51 – Công tác xã hội 2 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng I. Giới thiệu chung về bệnh ung thư. 1. Khái niệm bệnh ung thư. Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến. Công tác xã hội 10 Công tác xã hội trong bệnh viện. GS: Phạm Huy Dũng - Các khối u của cơ quan nội tiết trong bệnh đa u tuyến nội tiết (multiple endocrine neoplasia – MEN thể 1, 2a, 2b) - Hội

Ngày đăng: 28/07/2014, 05:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w