Kế hoạch trợ giúp

Một phần của tài liệu công tác xã hội trong bệnh viện (Trang 53 - 59)

III. Lập kế hoạch trợ giúp

2. Kế hoạch trợ giúp

Bước 1: Tiếp cận thân chủ.

Bước đầu NV CTXH được bác sĩ điều trị và gia đinh thân chủ đến gặp và nhờ trợ giúp để thân chủ chấp nhận điều trị. Sau 3 lần gặp, NV CTXH có thể thấy chú Tho đang gặp vấn đề về tâm lý khi biết mình bị bệnh, biểu hiện như lo lắng, mất ăn mất ngủ, ít nói, cáu gắt với người khác, tinh thần hoàn

Bác sĩ điều trị Đồng nghiệp Bệnh nhân cùng phòng Bạn bè Gia đình (vợ, con) Chú Tho

toàn bị suy sụp bởi chú nghĩ “đã bị ung thư thì chỉ còn cách là chờ đợi cái chết mà thôi, có chữa trị cũng không thay đổi được gì cả

- Khi tiếp xúc với thân chủ, nhân viên CTXH cần có thái độ cởi mở, chân thành, quan tâm đến thân chủ.

- Hỏi thăm về gia đình chú, công việc của vợ chú, của 2 con chú và công việc của chính thân chủ.

- Nói rõ mục đích của buổi nói chuyện giữa thân chủ và nhân viên CTXH: “bác sĩ điều trị cho chú và gia đình muốn tôi nói chuyện với chú để giúp chú giải quyết những vấn đề mà chú đang gặp phải, hy vọng là chúng ta sẽ hợp tác được với nhau để cùng giải quyết những vấn đề mà chú đang gặp phải

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác điều trị tốt giữa nhân viên CTXH với thân chủ: “tôi hy vọng là chúng ta sẽ hợp tác với nhau tốt để tìm ra vấn đề và giải quyết chúng thật ổn thoả, chú đồng ý chứ?”

- Khi phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư, đa số bệnh nhân có cảm giác hụt hẫng, chối bỏ bệnh tật, mất hết hy vọng vào cuộc sống. Vì vậy NV CTXH cần kể cho chú Tho nghe một hoặc một vài câu chuyện liên quan đến bệnh nhân đã từng mắc căn bệnh ung thư, họ đã điều trị ra sao và kết quả như thế nào, nhân viên CTXH cần kể câu chuyện theo hướng tích cực để thân chủ không có cảm giác hoang mang, bi quan và giảm bớt lo lắng của thân chủ để thân chủ tin tưởng rằng mình cũng có khả năng chữa khỏi bệnh.

- Trò chuyện, lắng nghe và đồng cảm với thân chủ.

Bước 2: Nhận diện vấn đề.

Bằng các phương pháp công tác xã hội cá nhân như phỏng vấn sâu, vấn đàm, lắng nghe tích cực, các liệu pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở tâm lý

học bản ngã, các kỹ thuật dựa trên nhận thức hành vi,...nhân viên CTXH đã xác định được vấn đề trước mắt mà thân chủ gặp phải là hiểu không đúng về bệnh của mình, bi quan, không tin tưởng vào phương pháp điều trị nên không chịu hợp tác với cán bộ y tế và bác sĩ tại bệnh viện.

Nhân viên CTXH dùng kỹ thuật điều trị trực tiếp để thân chủ bắt đầu có thể bày tỏ với nhân viên CTXH tâm trạng ban đầu của mình khi biết mình bị bệnh và bắt đầu câu chuyện: cách đây 2 tháng, trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần, tôi được khám, phát hiện một khối u nhỏ ở gan với kích thước < 2cm và được các bác sĩ chẩn đoán là ung thư giai đoạn đầu. Nghe được tin dữ, tôi bàng hoàng, hoang mang, lo sợ, tinh thần bị suy sụp.

Nhân viên CTXH dùng kỹ thuật thăm dò, mô tả và làm thông thoáng để thân chủ chia sẻ và nhận diện được vấn đề hiện tại của mình: “Hơn 1 tuần sau khi có kết quả kiểm tra được bác sĩ, vợ động viên và theo lời khuyên của bác sĩ, chú đã chấp nhận đốt u bằng sóng cao tần. Khi nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai được vài ngày, chú phải chứng kiến một bệnh nhân cùng phòng cũng mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối qua đời. Mà cũng đúng thôi, đã bị ung thư thì chỉ còn cách là chờ đợi cái chết mà thôi, có chữa trị cũng không thay đổi được gì cả”

Như vậy, vấn đề trước mắt mà thân chủ đang gặp phải là hiểu không đúng về bệnh của mình, bi quan, không tin tưởng vào phương pháp điều trị nên không chịu hợp tác với cán bộ y tế và bác sĩ tại bệnh viện.

Bước 3: Thu thập thông tin.

nhiều hơn một vấn đề cần giải quyết thì nhân viên CTXH cần xác định rõ đâu là vấn đề quan trọng hơn cả và giải quyết lần lượt từng vấn đề sao cho đạt kết quả tốt nhất có thể. Trong bước này nhân viên CTXH sẽ trực tiếp thu thập thông tin từ chính thân chủ, sau đó là những người trong gia đình thân chủ như vợ, con,... để hiểu rõ hơn về thân chủ.

Bước 4: Chẩn đoán.

Nhân viên CTXH dùng các kỹ năng như phỏng vấn sâu, lắng nghe tích cực, đồng, kỹ thuật chuyển dịch tình cảm xuôi/ngược để thân chủ chia sẻ vấn đề của mình:

Chuyển dịch tình cảm xuôi: Thân chủ ban đầu tình cảm của chú đối với nhân viên CTXH là tình cảm và thái độ tiêu cực, cũng giống như thái độ không chịu hợp tác chữa bệnh với y bác sĩ tại trung tâm

Sau đó chú hiểu NV CTXH thực sự muốn giúp đỡ chú, thái độ của chú đã dần thay đổi.

Chuyển dịch tình cảm ngược: NV CTXH hiểu được tình cảm của thân chủ khi tương tác, làm việc. Tình cảm ban đầu (tiêu cực) cũng là dễ hiểu vì chú mắc bệnh ung thư mà cũng chưa thực sự hiểu hết về bệnh của mình, lo sợ, chán nản, bi quan nên không muốn hợp tác.

Sau đó, nhân viên CTXH vận dụng kỹ thuật của Joseph. Wolpe để làm sáng tỏ hơn vấn đề của thân chủ: Với trường hợp của chú Tho, nguyên nhân chính gây ra sự lo lắng, bi quan, không chịu chữa bệnh của chú đó là hình ảnh người bệnh nhân cùng phòng bị ung thư gan bị chết.

Bước 5: Kế hoạch trị liệu.

Đánh giá tình huống Mô hình đánh giá nội lực và ngoại lực:

Hành vi:

- Không thực hiện chế độ điều trị Suy nghĩ: - Bệnh không thể chữa khỏi.

- Có chữa cũng chỉ tốn tiền

Trong hoạt động này, nhân viên công tác xã hội cần phải xác định mục tiêu cần đạt được dựa theo sự đánh giá về nội lực và ngoại lực của thân chủ, nhân viên CTXH tiến hành đưa ra những giải pháp cụ thể sẽ thực hiện để giải quyết vấn đề của thân chủ.

Tinh thần: thân chủ lo lắng rằng bệnh ung thư gan không chữa được, có chữa cũng chỉ tốn tiền.

Tình cảm: có cảm giác đang dần phải rời xa gia đình

Sinh học: Sự phát triển và đình trệ ở độ tuổi 23-65

Xã hội: bị ảnh hưởng bởi cái chết của bệnh nhân cùng phòng sau khi nhập viện được vài ngày

Gia đình: Mong muốn gia đình được sống vui vẻ bên nhau

- Gợi ý để thân chủ bày tỏ tâm trạng của mình khi biết mình bị bệnh.

- Lắng nghe thân chủ nói và làm thông thoáng, giải toả vấn đề tâm lý cho thân chủ

- Giúp thân chủ nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề của mình

- Động viên, khích lệ thân chủ nhằm tăng cường bản ngã cho thân chủ - Giúp thân chủ xoá bỏ lo âu

- Tác động để thay đổi hành vi của con cái để họ quan tâm hơn đến ông. - Đồng thời, khuyên người vợ và các con thường xuyên động viên, khích lệ để thân chủ chấp nhận chữa bệnh

- Thu thập các nguồn thông tin từ sách, báo, internet,..để cung cấp thêm cho thân chủ

- Đồng nghiệp và bạn bè đến thăm hỏi, động viên thân chủ chữa bệnh

- Tác động đến các bệnh nhân cùng phòng để họ cùng trao đổi với nhau một cách tích cực với thân chủ bởi lời nói của những người trong cuộc bao giờ cũng có giá trị hơn hết

- Tổ chức các buổi giao lưu giữa những người đã từng chữa trị bằng phương pháp đốt u bằng sóng cao tần thành công để thân chủ có thêm niềm tin vào cuộc sống

- Bác sĩ thường xuyên đến động viên, khuyên bảo.

- Tổ chức các buổi chiếu chiếu phim về đốt u gan bằng sóng cao tần.

Bước 6: Trị liệu.

Đây là quá trình thực hiện các hoạt động đã được vạch ra ở bước trước, cụ thể đã được nêu rõ trong bảng kế hoạch chi tiết (Bảng 1)

Tuy nhiên nhân viên CTXH cần lưu ý: để có thể xoá bỏ đi sự lo sợ, bi quan, NVXH hướng chú Tho đến những suy nghĩ và những hình ảnh tích cực hơn. Chẳng hạn là hình ảnh của những người bạn, người quen của chú

cũng bị bệnh ung thư nhưng đã phục hồi sức khoẻ và đang sống rất vui vẻ, lạc quan.

Việc vận dụng kĩ thuật của Wolpe ở đây là việc mỗi lần thân chủ nghĩ đến hình ảnh cái chết của người bệnh nhân cùng phòng thì hướng thân chủ đến 1 hình ảnh khác tích cực gắn liền với hình ảnh ấy là những người bạn, người quen bị bệnh như chú đã chữa bệnh và vẫn vui vẻ với cuộc sống.

Bước 7: Lượng giá

Lượng giá là động tác đo lường, thẩm định các biến chuyển, xem sự can thiệp của nhân viên xã hội có đem lại kết quả mong muốn hay không. Nhân viên CTXH nên tiến hành lượng giá trong từng bước của tiến trình để có thể khắc phục những điều bất lợi nảy sinh và phát huy được những điểm mạnh của tiến trình. Việc lượng giá giúp nhân viên xã hội xem các mục tiêu đã được đề ra đạt đến mức nào để điều chỉnh lại phương cách trị liệu. Trong trường hợp cụ thể của thân chủ: nếu kết quả của việc lượng giá cho thấy có chiều hướng tích cực, sự tăng trưởng của thân chủ sẽ thu hẹp vai trò của nhân viên xã hội và vai trò này cần sớm chấm dứt để sự tăng trưởng của thân chủ càng được hoàn hảo hơn (sau 10 ngày thân chủ vui vẻ chấp nhận chữa trị). Trong chiều hướng tiêu cực, cần thẩm định rõ mức độ chuyển biến xấu để có thể nhờ sự giúp sức của các đồng nghiệp khác, của các chuyên gia hay của các cơ quan chức năng khác.

Một phần của tài liệu công tác xã hội trong bệnh viện (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w