Sinh hoạt nghệ thuật

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM potx (Trang 33 - 35)

e/ Đặc điểm của làng xã

2.2.5.Sinh hoạt nghệ thuật

(Văn chương, nghệ thuật thanh sắc và nghệ thuật tạo hình)

a/ Văn chương

Văn chương tiếng Việt thiên về thơ ca và đạt nhiều thành tựu hơn hẳn văn xuôi. (Thử so sánh: theo 2 cuốn từ điển văn học:

Tây Âu và Nga: 21,7% thơ và văn xuôi 78,3% Việt Nam: 72,6% thơ và 27,4% văn xuôi )

Trong số văn xuôi còn cáo, hịch, chèo, tuồng chứa đầy những câu thơ. Ngay cả văn xuôi tiếng Việt cũng chứa đầy âm điệu, nhịp điệu.)

Xuất phát từ tính chất duy cảm, dẫn đến một ngôn ngữ biểu cảm và nâng cao lên thành nghệ thuật thơ. Thơ tiếng Việt là sinh hoạt tâm hồn phổ biến, ưa thích của người Việt thành tựu thi phú dân tộc đạt nhiều đỉnh cao, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Tố Hưu, Nguyễn Bính - nhưng trước hết là thơ ca dân gian (ca dao, tục ngữ) và truyện thơ, ngâm khúc, câu đối.

Ngay cả văn xuôi (truyện, tiểu thuyết, tùy bút, văn chính luận...) cũng giàu chất biểu cảm, chất thơ (Cáo Bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Bút ký Tản Đà, Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Đường chúng ta đi (Nguyễn Trung Thành), Dòng kinh quê hương (Nguyễn Thi).

Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu).v. v...

b/ Nghệ thuật thanh sắc

Âm nhạc cổ truyền

Dân ca Việt Nam rất phong phú ở khắp các dân tộc, các vùng miền đất nước. Dân ca Việt Nam chủ yếu bộc lộ tâm tư tình cảm của người dân lao động, nhất là nông dân.

Âm nhạc không lời với nhiều nhạc cụ đa dạng, độc đáo như cây đàn bầu với 1 sợi dây. Số nhạc cụ ít ỏi trong 1 dàn nhạc đủ khả năng diễn tấu năng động, biến hóa. Không có nhạc xướng nhưng sự hòa tấu cũng điệu nghệ, các nhạc công tự chọn “nhạc trưởng “ ấy là một người nhạc công giỏi nhất vừa diễn vừa lôi kéo người khác diễn theo.

Khi diễn kịch (chèo, tuồng, cải lương) diễn viên vẫn lấy giọng hát, bài ca làm chính. Việc diễn xuất, hành động chỉ là ước lệ biểu trưng, việc hóa trang nhân vật và phông cảnh tượng trưng, nói sơ qua, cốt yếu nhất là tiếng hát. Dân chúng gọi là “đi xem hát “.

Nghệ thuật Chèo là sân khấu dân gian cổ nhất, gọi là hát Chèo. Không nhằm miêu tả xung đột như kịch nói phương Tây, chèo cổ thiên về chế giễu, cảm hứng trào phúng (một kiểu trữ tình). Chèo có sự kết hợp các dân ca Bắc bộ rất nhuần nhuyễn.

Nghệ thuật Tuồng nảy sinh ở miền Trung, kết hợp giữa dân ca Trung bộ với kịch Tàu và tích truyện Tàu. Cảm hứng bi kịch, anh hùng ca và lịch sử thấm đẫm sân khấu Tuồng. Nghệ thuật sân khấu Cải lương là sự kết hợp nhiều nguồn, từ nghệ thuật Chèo, Tuồng, âm nhạc cung đình Huế, kịch Tàu, dân ca Nam bộ đến kịch nói phương Tây. Đặc biệt là điệu hát vọng cổ - (gốc là bài Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu ) - linh hồn của bài bản cải lương. Vọng cổ chậm rãi, rõ ràng, cảm động, khi mãnh liệt khi dìu dặt, lên bổng xuống trầm, nhằm bày tỏ tình cảm, tranh cãi, thuyết phục, năn nỉ,... được ưa thích ở khắp mọi miền đất nước Điều đó cho thấy nghệ thuật Cải lương dù có tiếp thu nghệ thuật nước ngoài vẫn giữ vững truyền thống duy cảm của dân tộc - thế mạnh nghệ thuật của dân tộc.

Nghệ thuật Múa rối nước là một sản phẩm đặc sắc của dân tộc, gồm 3 yếu tố: đẽo con rối, lồng tiếng hát và tài điều khiển con rối trên một sân khấu nước.

Nhìn chung đối với nghệ thuật thanh sắc, người Việt vẫn luôn ưu tiên cho thanh “hơn “sắc ” - coi thanh là biểu hiện của tâm hồn (truyện tình bi đát Trương Chi-Mị Nương) Nghệ thuật múa còn kém phát triển ở nước ta (múa là sở trường của phương Tây, nói chung vùng văn hóa du mục). Tuy nhiên Nghệ thuật múa minh họa, diễn xuất trong nghệ thuật thanh sắcViệt Nam có nét riêng, thiên về sự tinh tế của đôi tay, ánh mắt, đạo cụ...Có thể nghệ thuật múa nước ta chịu ảnh hưởng của múa Ấn Độ, Trung Hoa nhưng vẫn có nét đẹp riêng Việt Nam. Sang thế kỉ 20, nghệ thuật múa Âu - Mỹ lan tỏa sang Việt Nam, nhân dân ta tiếp thu có chừng mực và biết kết hợp với tính cách dân tộc Việt Nam.

c/ Nghệ thuật tạo hình

Hội họa dân tộc

có 2 dòng tranh dân gian truyền thống.

Một là: trường phái tranh làng Đông Hồ (gọi tắt là Tranh làng Hồ) thiên về miêu tả cảnh sống nông thôn và ước mơ bình dị của nông dân, đôi khi có tranh châm biếm, trào phúng.

Hai là: tranh Hàng Trống (Hà Nội) vẽ các nhân vật lịch sử, anh hùng, danh nhân Trung Quốc và Việt Nam. Công chúng của dòng tranh này thường là trí thức và dân thành thị

Trong giai đoạn văn hóa Đại Việt, nghệ sĩ Việt Nam tiếp thu tranh quốc họa Trung Hoa,...tiêu biểu là tranh bộ tứ bình ( tứ quí / 4 mùa, 4 kĩ nữ, 4 nghề... tứ linh)

Hội họa phương Tây thiên về tả thực, phô diễn vẻ đẹp hình thể, thậm chí vẽ tranh (và tượng) khỏa thân - đó là nghệ thuật kết hợp sức sống, vẻ đẹp hình thể với tâm hồn, ý chí, khát vọng chân chính của con người (loại trừ các loại tranh ảnh sexy gợi tính dục, không có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Loại này có tác hại làm sa đọa thế hệ trẻ, cần phải bài trừ)

*Nghệ thuật điêu khắc dân tộc

(tượng và phù điêu)

Nghệ thuật chạm khắc có từ lâu đời còn để lại bằng chứng rõ ràng trên các trống đồng nổi tiếng và thạp đồng, thậm chí còn cả những quyển sách bằng đồng khắc chữ. Bên cạnh những ý tưởng, hình vẽ tiếp thu từ nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, Bà La môn giáo của Ấn Độ, nghệ thuật đền đài Trung Hoa, nhân dân ta còn sáng tạo nghệ thuật riêng

biệt Việt Nam. Kiến trúc hình thuyền (mái cong), hình ảnh con người Việt Nam và ý tưởng Việt Nam, cảnh sắc Việt Nam.

Người Việt trân trọng pho tượng hơn các thể loại khác, chỉ tạc tượng những nhân vật linh thiêng tôn kính (phương Tây có thể tạc tượng bất kì đối tượng nào trong cuộc sống).

Nghệ thuật điêu khắc VN truyền thống đã để lại những bức tượng ở đền, chùa và một số công trình văn hóa khác, ngày nay đang được bảo tồn, là niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc.

Cấu trúc âm dương hòa hợp là một thủ pháp xuyên suốt nghệ thuật tạo hình Việt Nam. (Đực - cái, văn - võ, thiện - ác). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân gian có nghệ thuật trang trí (nhà cửa, bàn thờ) thấm đẫm triết lí âm dương và ngũ hành ( cân đối, đối xứng hai bên như mâm ngũ quả, ngũ hành. . . ) tranh Phúc - Lộc - Thọ (tam tài)

Nhận xét chung về nghệ thuật VN truyền thống: Nghệ thuật trữ tình, biểu cảm.

Thủ pháp tượng trưng, ước lệ (khác với tả thực) Tổng hợp và linh hoạt.

Nghệ thuật VN là bộ phận mang dấu ấn khá rõ nét của tâm hồn VN, văn hóa VN.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM potx (Trang 33 - 35)