e/ Đặc điểm của làng xã
2.2.1. Tín ngưỡng
Khái niệm:
a/ Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng thờ bộ phận sinh thực khí và các hành vi giao hoan của hai giống đực cái. Dấu tích để lại là các hình vẽ trên trống đồng, trên thạp đồng trong một số trò chơi cổ xưa.
b/ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
Tín ngưỡng đa thần (trời, đất, sông, núi,....cây cổ thụ tảng đá lớn, mây mưa sấm sét, mười hai Bà Mụ, lo việc sinh đẻ trong mười hai tháng...)
Tín ngưỡng sùng bái loài vật: + Tiên, Rồng
+ Rắn, Cá sấu + Cá
+ Cây lúa, cây cau, cây đa, quả bầu...
c/ Tín ngưỡng sùng bái con ngườ:
Quan niệm rằng con người có 3 hồn 7 vía. Ba hồn là: tinh, khí, thần. Khi người chết chỉ có tinh và khí bị hủy hoại, còn thần bay đi ( linh hồn )
Từ tín ngưỡng đó, người ta cúng giỗ linh hồn, cầu hồn phù hộ người sống. Phong tục tang ma rất đa dạng, mỗi dân tộc khác nhau.
d/ Tín ngưỡng thờ thổ công hoặc thần tài
Vị thần của mỗi gia đình giữ cho gia đình yên ổn và giàu có Thờ Thành Hoàng: Mang ý nghĩa đạo đức hơn là một tín ngưỡng.
e/ Thờ Tứ bất tử:
Tản Viên (Sơn Tinh), Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà chúa Liễu Hạnh (theo truyền thuyết bà giáng trần ở Nam Định, nguyên là công chúa con trời xuống trần để sống như người bình dân được tự do)
2.2.2. Phong tục
Xuất phát từ tín ngưỡng, nhân dân đặt ra các nghi thức sinh hoạt, đó là phong tục. Gồm 3 nhóm chính: sinh nhật, hôn nhân, tang ma.
a/ Sinh nhật, thượng thọ
Đầy tháng: cúng bà Mụ Thôi nôi: sinh nhật đầu tiên
Thượng thọ: 50, 60, 70, 80, 90 tuổi...( loại sinh nhật đặc biệt )
b/ Hôn nhân
Quan niệm: hôn nhân không phải việc riêng của hai người mà là việc chung của 2 họ. Hơn nữa hôn nhân còn là quyền lợi của làng xã (lấy chồng làng được ưu tiên, lấy chồng làng khác bị phạt). Tục ngữ: Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng. Ta về ta tắm ao ta...
Nhìn chung quyền lợi của 2 người/ 2 cá nhân không được coi trọng đúng mức.
c/ Tang ma
Tín ngưỡng của người dân bị mâu thuẫn khi có người thân qua đời. Nỗi buồn hay niềm vui ? Sự chuẩn bị rất chu đáo cho một đám tang. Là cuộc tiễn đua người chết đến cõi cực lạc sao lai đau buồn ?!
Người Việt tự chuẩn bị cho cuộc ra đi từ khi còn sống (đóng sẵn hòm, xây sẵn mả,..). Tục lệ tang ma ở Việt Nam cũng khá đa dạng, mỗi vùng mỗi khác.
Ngoài ra còn nhiều dịp khác được coi trọng: thi đỗ, đi xa, làm nhà, v.v...