Qua hồ sơ từ trung tâm giáo dục cải tạo X chuyển đến và từ nhữngthông tin do ban quản lý trung tâm cung cấp nhân viên xã hội nắm đượcthông tin sơ bộ về A, những thông tin đó được thể hiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN
MÔN : CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN TRẺ EM VI PHẠM
PHÁP LUẬT
Giảng viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Liên
Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Huyên Lớp : Đ7.CT3
Trang 2MỤC LỤC
A Mở đầu
B Nội dung
I Mô tả ca
II Tiến trình giúp đỡ em A
1 Tiếp nhận đối tượng
a Cách thức tiếp nhận
b Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng
c Ghi hồ sơ thông tin ban đầu về đối tượng
d Phúc trình
2 Thu thập thông tin
a Thông tin về đối tượng
b Thông tin về gia đình đối tượng
c Thông tin về môi trường xung quanh
d Thông tin về nguồn lực
e Nguồn thu thập thông tin
f Phương pháp thu thâp thông tin
g Ghi chép tổng hợp thông tin
Trang 35 Triển khai thực hiện kế hoạch.
a Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch
b Hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch
Trang 4A Mở đầu
“ Trẻ em hôm nay thế, thế giới ngày mai”
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, các em rất cầnđược sự quan tâm chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần Tuy nhiên,không phải trẻ em nào cũng được đảm bảo đầy đủ như vậy Hiện nay do sựphát triển của nền kinh tế xã hội thì cùng với những mặt tích cực của nó thìkéo theo là các tệ nạn xã hội nảy sinh làm suy đồi đạo đức của một bộ phậnkhông nhỏ thanh thiếu niên , trong đó có trẻ em - những người dễ bị dụ dỗ
vì các em chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của những hành vi mà mìnhgây ra Đặc biệt là trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, mức độngày càng nghiêm trọng và tính chất ngày càng phức tạp Đây là vấn đề đặt
ra cho toàn xã hội nói chung và nhân viên xã hội nói riêng Trước tình hình
đó chúng ta cần làm gì để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật Đốivới trẻ em đã vi phạm pháp luật thì chúng ta nên làm gì để giáo dục các em
để các em tái hòa nhập cộng đồng
Trước tình hình đó, với vai trò là nhân viên công tác xã hội tương lai
em đã chọn đề tài công tác xã hội cá nhân với trẻ em vi phạm pháp luậtnhằm tìm hiểu nguyên nhân của trẻ vi phạm pháp luật và từ đó tìm giahướng giải quyết giúp các em hòa nhập lại với cuộc sống và tránh được sự
rủ rê lôi kéo của các thành phần xấu trong xã hội
Trong quá trình làm bài do không được đi thực tế và đây là lần đầutiên em viết tiểu luận nên bài của em còn nhiều hạn chế Em rất mong nhậnđược sự nhận xét và góp ý của giảng viên Nguyễn Thị Liên để bài tiểu luậncủa em được hoàn thiện hơn
Trang 5
Em xin chân thành cảm ơn!
B Nội dung.
I Mô tả ca
A là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở dân lập Phương Đông, ở trường
em là một học sinh khá Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhânviên chức bình thường bố em là công nhân trong một xí nghiệp sản xuấtgiầy da, mẹ là nhân viên trong một công ty Nhà Nước bố mẹ em đi làm cảngày nên không có thời gian quan tâm đến em, mỗi ngày trước khi đi làm
họ cho em 100 nghìn cả tiền ăn uống và chi tiêu khác Gần đây bố mẹ emthường xuyên cãi nhau, có lần A thấy bố em đánh mẹ vì bố em nghi ngờ
mẹ em có người khác Do thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ đánh cãinhau nên A rất buồn và chán nản, em không còn hứng thú với học tập, emthường bỏ học để tụ tập đi chơi game với bạn bè nên kết quả học tập giảmsút
A bắt đầu nghiện game và kết bạn với một số trẻ hư hỏng khác, lúcchán chơi game A với các bạn xấu thường tụ tập, gây gổ đánh nhau hay đivào các quán bar Lâu dần số tiền ít ỏi mà bố mẹ cho hàng ngày không đủcho các cuộc chơi nên A tìm mọi cách để xin thêm tiền từ bố mẹ, khi thìtiền học thêm, khi thì sinh nhật, quỹ lớp, mua sách vở… nhưng số tiền đóvẫn không đủ Quá túng quẫn A đã nghe theo lời bạn bè đi trộm tiền vàđiện thoại ở các cửa hàng khi đông khách Đã nhiều lần A cùng các bạnthực hiện thành công nhưng trong một lần A và nhóm bạn tổ chức ăn cắp
xe máy nên đã bị bắt, vụ việc được báo cho gia đình còn A phải vào trungtâm giáo dục cải tạo X trong vòng 4 tháng Trong trung tâm A tỏ ra rất
Trang 6chán nản và có ý định tự tử vì em sợ rằng sau khi em ra khỏi đây mọi người
sẽ khinh thường và gét bỏ em, hơn nữa em sợ lại chứng kiến cảnh bố mẹcãi vã suốt ngày, không quan tâm đến em sau khi nhận được thông tin, banquản lý trung tâm đã đến gặp tôi và nhờ tôi can thiệp trường hợp của em A
II Tiến trình giúp đỡ em A
1 Tiếp nhận đối tượng
c Ghi hồ sơ thông tin ban đầu về đối tượng
Qua hồ sơ từ trung tâm giáo dục cải tạo X chuyển đến và từ nhữngthông tin do ban quản lý trung tâm cung cấp nhân viên xã hội nắm đượcthông tin sơ bộ về A, những thông tin đó được thể hiện trong mẫu báo cáotiếp nhận thông báo dưới đây :
Trang 7Mẫu báo cáo tiếp nhận thông báo
Thông qua hồ sơ chuyển giao từ trung tâm giáo dục cải tạo X
Ngày , tháng, năm : 15/4/2012
Thời gian : 8h30’
Cán bộ : Đinh Thị Huyên
Số hiệu tạm thời của trường hợp: A0085
Số hồ sơ : 0085
Tuổi : 14
Ngày, tháng, năm sinh : 02/3/1998
Nguồn thông tin cung cấp : Hồ sơ của A tại trung tâm giáo dục cảitạo X và do ban quản lý trung tâm cung cấp
Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng : A có ý định tự tử
d Phúc trình buổi làm việc tiếp nhận em A giữa nhân viên xãhội với phó giám đốc trung tâm giáo dục cải tạo X
Vào hồi 8h30’ ngày 15 tháng 4 năm 2012, khi tôi đang làm việc tạivăn phòng làm việc của cơ quan thì chị phó giám đốc trung tâm giáo dụccải tạo X đến gặp tôi và nhờ tôi can thiệp trường hợp của em A Qua hồ sơchị chuyển đến và những thông tin chị cung cấp thêm nhân viên xã hội đãnắm bắt được một số thông tin về A như sau : A là một học sinh lớp 9trường Trung học cơ sở dân lập Phương Đông Em sinh ra trong một giađình bố mẹ làm công nhân viên chức bình thường Bố em là công nhântrong xí nghiệp giầy da, mẹ em là nhân viên trong một cơ quan nhà nước
Trang 8Ngày 20/5/2012 A và nhóm bạn đã tổ chức ăn cắp xe máy tại trường Đạihọc B, sau đó A và nhóm bạn bị công an bắt rồi chuyển vào cải tạo tạitrung tâm giáo dục cải tạo X, trong trung tâm em tỏ ra chán nản và có ýđịnh tự tử.
Sau khi có được thông tin về em A nhân viên xã hội đồng ý tiếpnhận trường hợp của em A vì trường hợp của em A đúng vai trò và phùhợp với khả năng của nhân viên xã hội
2 Thu thập thông tin
Sau khi tiếp nhận em A nhân viên xã hội tiến hành thu thập thôngtin
a Thông tin về A
Thông tin về vấn đề của A
Qua những buổi làm việc của nhân viên xã hội với A và ban quản lýtrung tâm giáo dục cải tạo X, nhân viên xã hội xác định được vấn đề A gặpphải là vấn đề tâm lý, cụ thể là em đang buồn chán và có ý định tự tử vì
em lo sợ rằng khi em ra khỏi trung tâm mọi người sẽ coi thường và khinhghét em, và điều làm em sợ hơn nữa là khi về nhà phải chứng kiến nhữngcảnh cãi vã của bố mẹ em
Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề A đang gặp phải
Qua những chia sẻ của A nhân viên xã hội biết được rằng nguyênnhân cốt lõi của vấn đề mà A gặp phải đó là bố mẹ em thường xuyên đánhcãi nhau và không quan tâm đến em, điều đó khiến em rất buồn và thấtvọng, em thấy việc học không còn có ý nghĩa với mình nữa, em buôngxuôi, em nghe lời rủ rê của bạn bè bỏ học tham gia vào nhóm bạn xấu A
Trang 9cùng nhóm bạn tổ chức ăn cắp và bị bắt, A phải vào trung tâm giáo dục cảitạo.
Có thể thấy nguyên nhân cốt lõi của mọi vấn đề mà A qặp phải là do
sự thiếu quan tâm từ bố mẹ, họ chỉ biết mải mê với công việc hàng ngày vànhững trận cãi vã thường xuyên mà quên đi trách nhiệm là người làm chamẹ
b Thông tin cơ bản về gia đình
Các thành viên trong gia đình
Gia đình A gồm 3 người bố, mẹ và A Trong gia đình thì mẹ em làngười có ảnh hưởng lớn tới em Mặc dù bố mẹ em không có thời gian quantâm chăm sóc em, nhưng em thường nghe theo lời mẹ và làm theo nhữngquyết định mà mẹ đưa ra Biết được thông tin này nhân viên xã hội sẽ huyđộng sự giúp đỡ từ mẹ em trong quá trình trợ giúp em vượt qua khó khănđang gặp phải
Điều kiện sống
A sống cùng với bố mẹ trong một căn nhà khang trang, rộng rãi vàđầy đủ tiện nghi, hơn nữa bố mẹ em đều có việc làm ổn định và thu nhậpkhá, điều này cho thấy hành động trộm cắp của A không phải xuất phát từhoàn cảnh gia đình quá khó khăn không đáp ứng được những nhu cầu cơbản của em
Mối quan hệ tương tác trong gia đình
Bố mẹ A thường xuyên mâu thuẫn và không quan tâm đến em.giađình em thiếu sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau, khoảng cách giữa các thànhviên trong gia đình quá lớn
c Thông tin về môi trường xung quanh
Trang 10A sống trong một khu dân cư có an ninh đảm bảo, văn minh Hàngxóm tốt.
d Thông tin về các nguồn lực có thể trợ giúp A vượt qua khókhăn
Trong quá trình làm việc nhân viên xã hội đã xác định được nhữngnguồn lực có thể huy động trong việc giúp đỡ A giải quyết vấn đề củamình
Mẹ A là người có ảnh hưởng lớn đối với em do vậy nhân viên xãhội phải huy động sự giúp đỡ từ mẹ em
Ban quản lý trung tâm giáo dục cải tạo X
Thầy cô giáo và bạn bè của A
Ban hòa giải của hội phụ nữ nơi gia đình em sinh sống, vì bố mẹ
em thường xuyên cãi vã nên nhân viên xã hội phải nhờ đến sự can thiệpcủa họ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong gia đình em
Tổ dân phố nơi gia đình em sinh sống Họ có thể giúp em hòanhập với cuộc sống sau khi được ra khỏi trung tâm
e Nguồn thu thập thông tin
Bản thân A
Thông qua trò chuyện, tâm sự và tiếp xúc trong các buổi làm việcnhân viên xã hội nhận thấy A là một cậu bé thông minh và ngoan ngoãn Vìthiếu sự quan tâm của bố mẹ và chán nản vì phải chứng kiến cảnh bố mẹ
em thường xuyên cãi vã nên em trở nên chán nản, em buồn, thất vọng từ đó
em thường xuyên bỏ học tụ tập với nhóm bạn xấu như một giải pháp để emthoát khỏi sự chán trường và cô đơn Lâu dần em bị nhóm bạn lôi kéo, rủ rêtham gia vào các vụ trộm cướp, em đã bị bắt, bị đình chỉ học tập và phảivào trung tâm giáo dục cải tạo 4 tháng
Trang 11Khi tôi hỏi em nguyên nhân nào khiến em buồn và thất vọng mà emnghĩ đến việc tự tử, em nói với tôi rằng em cảm thấy rất hối hận về nhữngviệc mà mình đã làm và em lo sợ khi ra khỏi trung tâm mọi người sẽ coithường và ghét bỏ em Hơn nữa em rất lo sợ phải đối mặt với sự chánchường và cô đơn khi về nhà vì bố mẹ em không quan tâm đến em và em
sợ phải chứng kiến cảnh bố mẹ em thường xuyên cãi vã
Tôi hỏi em có nhu cầu, nguyện vọng hay mong muốn gì không, emnói rằng em có rất nhiều mong muốn nhưng điều đầu tiên em muốn đó là
bố mẹ em hòa thuận và họ quan tâm tới em nhiều hơn, sau đó thì em muốnđược quay lại trường học và được hòa đồng với mọi người
Bố mẹ A
Qua những lần tiếp xúc với bố mẹ em tại trung tâm X khi họ đến thăm A,
và những buổi làm việc với bố mẹ em tại văn phòng làm việc, bố mẹ A chotôi biết em vốn là một học sinh khá, một đứa con ngoan A không bao giờnói dối bố mẹ điều gì cả việc học lẫn tiền tiêu hàng ngày Từ khi bước vào
kỳ học thứ hai thì A hay xin thêm tiền, em nói là tiền học thêm, tiền đi sinhnhật bạn, tiền quỹ lớp và tiền mua sách vở nhưng bố mẹ em vẫn không thắcmắc gì vì nghĩ rằng năm nay là năm cuối cấp nên phải nộp nhiều khoảntiền, chỉ khi được cô giáo chủ nhiệm mời bố mẹ em đến trường trao đổi vềvấn đề học tập của A bố mẹ em mới biết rằng em thường xuyên bỏ học để
tụ tập đi chơi với nhóm bạn xấu nên kết quả học tập của em rất kém nếutiếp tục tình trạng này thì em sẽ không đỗ được tốt nghiệp, và qua các bạncùng lớp bố mẹ em mới biết rằng không có khoản tiền phải nộp nào như Anói cả Bố mẹ A rất sốc vì điều đó, và từ đó mẹ em bắt đầu kiểm soát chitiêu của em và điều đó đã khiến cho A có hành vi trộm cướp
Trang 12Khi được hỏi: “ Có bao giờ anh chị tự hỏi là nguyên nhân gì khiến em Atrở nên như vậy không ạ?” thì họ chỉ biết nhìn nhau, thậm chí bố em còn đổhết lỗi cho mẹ em, sau một hồi tranh luận họ nói với tôi rằng có lẽ do em
bị bạn bè xấu lôi kéo rủ rê
Tôi hỏi “Anh chị có bao giờ nghĩ rằng việc em A trở nên như vậy có phầnnào nguyên nhân là từ anh chị không ạ?” , họ suy nghĩ rất lâu và trả lời : “
có lẽ do chúng tôi quá bận rộn với công việc nên không quan tâm đến con,không biết con cần gì, con có nhu cầu, nguyện vọng gì, hơn nữa A vốn làmột là một người con ngoan nên chúng tôi rất tin tưởng ở A”
Khi tôi hỏi “ Theo anh chị thì ngoài những nguyên nhân mà anh chị nêutrên còn có nguyên nhân nào khác khiến em A trở nên không tốt như vậynữa không ạ?” lúc này tôi thấy họ thực sự bối rối, họ hết nhìn nhau rồi lạinhìn tôi, bố em thì im lặng còn mẹ em trả lời qua quýt là chắc do gần đây
bố mẹ em thường xảy ra mâu thuẫn nên em mới trở nên như vậy
Tôi hỏi bố em “ Vậy anh có nghĩ rằng việc anh chị có mâu thuẫn sẽ khiến
em A buồn như thế nào không ạ?” lúc này tôi thấy họ thực sự bối rối, saumột hồi lâu suy nghĩ họ nói với tôi rằng gần đây họ thường xuyên có mâuthuẫn vì bố A nghe mọi người nói rằng mẹ em có người khác Và họ khôngnghĩ sự mâu thuẫn của họ ảnh hưởng lớn như thế nào tới A
Ban quản lý trung tâm giáo dục cải tạo X
Qua nhận xết của ban quản lý trung tâm thì trong trung tâm em tỏ ra rấtngoan ngoãn, thời gian vừa qua em rèn luyện rất tốt, nhưng có một vấn đề
đó là em rất ít nói và không hòa đồng với các bạn, lúc nào em cũng ngồimột mình trong góc phòng, không nói năng gì
Ban giám hiệu nhà trường và cô giáo chủ nhiệm nơi em theo học
Trang 13Ban giám hiệu trường trung học cơ sở dân lập Phương Đông và cô giáo chủnhiệm lớp 9B cho tôi biết rằng ở trường A là một học sinh khá, đạo đức tốt,năng nổ, được bạn bè yêu quý Nhưng không biết lý do gì mà bước vào kỳ
2 của năm học em trở nên trầm tư, ít nói, em rất lười học và thường xuyên
bỏ học để đi tụ tập với nhóm bạn xấu, nhà trường cũng đã mời bố mẹ emđến gặp riêng để cùng gia đình đưa ra những giải pháp tốt cho vấn đề của
em A, nhưng sau đó em vẫn tiếp tục bỏ học để tụ tập với nhóm bạn xấu vàđến khi nhà trường nhận được thông báo từ phía công an là em A bị bắt docùng nhóm bạn xấu tổ chức trộm cắp nhà trường đã ra quyết định đình chỉhọc tập đối với A
Qua bạn bè cùng lớp của A
Qua bạn bè cùng lớp của A nhân viên xã hội biết được rằng trong lớp A làmột bạn học khá, năng động và rất nhiệt tình trong các phong trào thi đuacủa lớp, hơn nữa A là một người bạn tốt, hay giúp đỡ bạn bè trong học tậpnên được nhiều bạn yêu quý, nhưng bắt đầu từ kỳ 2 của năm học A thayđổi một cách rõ rệt từ một người năng động, nhiệt tình A trở nên lầm lì ítnói, khi bạn bè hỏi lý do vì sao lại thay đổi như vậy em thường cáu gắt vớicác bạn, A ngày càng lười học và hay tụ tập cùng nhóm bạn xấu nên kếtquả học tập của em giảm sút một cách nhanh chóng Và A đã bị nhà trườngđình chỉ học tập
Qua hàng xóm
Hàng xóm của em chia sẻ với tôi rằng em vốn là một đứa con ngoan, bố mẹ
em đi làm cả ngày tối mới về, không quản lý em nghiêm ngặt mà em vẫnngoan và học tốt Những người hàng xóm của em cũng nói với tôi rằng gầnđây họ thường nghe bố mẹ cãi vã thậm chí là đánh nhau và sau không lâusau đó họ biết tin em A phải vào trung tâm giáo dục cải tạo do trộm cắp
Trang 14f Phương pháp thu thập thông tin.
Phỏng vấn
Trong quá trình thu thập thông tin nhân viên xã hội đã sử dụng phươngpháp phỏng vấn trực tiếp em A, bố mẹ em, ban quản lý trung tâm giáo dụccải tạo X, ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm nơi em A theo học,bạn bè em và hàng xóm của em
Như trong quá trình thu thập thông tin trong buổi làm việc với bố mẹ em Anhân viên xã hội cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng cách đưa racác câu hỏi mở để bố mẹ em cung cấp thêm thông tin như :
“ Có bao giờ anh chị tự hỏi là nguyên nhân gì khiến em A trở nên như vậykhông ạ?”
Hay “ Theo anh chị thì ngoài những nguyên nhân mà anh chị nêu trên còn
có nguyên nhân nào khác khiến em A trở nên không tốt như vậy nữa khôngạ?”
Quan sát
Trong quá trình làm việc với A và những người có liên quan đến em nhânviên xã hội đã sử dụng kỹ năng quan sát để quan sát thái độ, hành vi, biểuhiện thực tế của A và những người có liên quan Việc quan sát như vậygiúp nhân viên xã hội biết được rằng thông tin họ cung cấp có chính xáchay không
Ví dụ trong buổi làm việc với bố mẹ em A nhân viên xã hội đã đưa ra câuhỏi : “ Theo anh chị thì ngoài những nguyên nhân mà anh chị nêu trên còn
có nguyên nhân nào khác khiến em A trở nên không tốt như vậy nữa khôngạ?” , nhân viên xã hội quan sát thấy rằng bố mẹ em thực sự bối rối trướccâu hỏi của nhân viên xã hội và mẹ em đã trả lời câu hỏi đó một cách quaquýt cho xong
Trang 15 Vãng gia.
Được sự đồng ý của bố mẹ A nhân viên xã hội đã đến thăm gia đình em,khi xuống thăm gia đình em nhân viên xã hội thấy rằng gia đình em là giađình khá giả, đầy đủ tiện nghi Qua tiếp xúc với bố mẹ em nhân viên xã hộinhận thấy giữa bố mẹ em không có sự chia sẻ lẫn nhau, ở họ dường như cómột ranh giới nào đó khiến họ khó thông cảm và chia sẻ với nhau
Qua hồ sơ từ trung tâm giáo dục cải tạo X
Ngoài những phương pháp thu thập thông tin trên nhân viên xã hội cũngthu thập được một số thông tin từ hồ sơ của em A do trung tâm giáo dục cảitạo X chuyển đến
g Ghi chép, tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập được những thông tin về em A và gia đình em nhân viên
xã hội tiến hành ghi chép và tổng hợp thông tin dưới bảng sau:
6 Nơi sinh : Phường Gia Cẩm – TP Việt Trì
7 Nơi ở : : Phường Gia Cẩm – TP Việt Trì
1 Các thành viên trong gia đình : Bố mẹ A và A
2 Điều Kiện sống : Gia đình A sống trong một ngôi nhàkhang trang đầy đủ tiện nghi Bố mẹ có việc làm ổnđịnh và thu nhập khá
3 Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình :
- Bố mẹ A thường xuyên cãi vã
- Các thành viên trong gia đình thiếu sự quan tâm chia
Trang 16- Ranh giới giữa các thành viên trong gia đình lớn.
- Em muốn được đi học lại
- Muốn hòa đồng với mọi người
h Phúc trình những buổi nhân viên xã hội làm việc với A
Phúc trình 1
Họ và tên thân chủ : P.V.A
Tuổi : 14
Thời gian : 8h30’ đến 9h15’ ngày 26/4/2012
Địa điểm : Trung tâm giáo dục cải tạo X
Mục đích : Tạo lập mối quan hệ thân thiết và tin tưởng với A
Hôm nay là buổi làm việc đầu tiên giữa nhân viên xã hội với A Lần đầutiên gặp A tôi rất ấn tượng với em, em có vầng trán cao thông minh, làn datrắng , đôi mắt đượm buồn và ít nói Khi tôi giới thiệu mình là nhân viên
xã hội tôi thấy được sự dè trừng của em đối với tôi điều đó thể hiện quacách em nhìn tôi đầy nghi ngờ, em có vẻ như không muốn nói chuyện vớitôi Tôi biết rằng em không tin tưởng tôi, khi tôi nói tôi đến đây để giúp đỡ
em và những điều em chia sẻ với tôi sẽ được giữ bí mật, nếu phải cung cấpnhững thông tin về em tôi phải có sự đồng ý của em , nghe tôi nói như vậy
Trang 17tôi biết những thông tin cơ bản về em như tên, tuổi, quê quán, trường học,
và hoàn cảnh gia đình Khi nói về gia đình mình em cúi gằm mặt xuống, tôihiểu là gia đình em có vấn đề và em rất buồn vì điều đó Tôi lấy nước cho
em và động viên, an ủi em , tôi đã kể cho em nghe một vài trường hợp cóhoàn cảnh khó khăn hơn em nhưng các bạn ấy đã vượt lên khó khăn vàsống tốt Sau khi nghe câu chuyện của tôi tâm trạng em khá hơn rất nhiều,
em cảm ơn tôi vì đã đến nói chuyện với em và bảo tôi hôm nay em chỉ nóichuyện với tôi như vậy thôi Sau đó tôi chào em ra về và hẹn gặp em vàomột buổi khác, em đã đồng ý gặp tôi vào ngày thứ sáu
- Các kỹ năng trong công tác xã hội được nhân viên xã hội sử dụng trongbuổi làm việc đầu tiên với em A
Kỹ năng quan sát : Nhân viên xã hội quan sát thấy ánh mắt A nhìn mìnhmột cách dè trừng Và khi em nói về gia đình mình nhân viên xã hội thấy
em cúi gằm mặt xuống và em rất buồn
Kỹ năng thấu cảm : Khi nói về gia đình mình em rất buồn, nhân viên xã hội
đã lấy nước cho em, động viên, an ủi em điều đó thể hiện qua câu hỏi “Chị hiểu là em đang rất buồn đúng không?”
- Những điểm làm được và hạn chế của nhân viên xã hội trong buổi làm việcđầu tiên với A
Những điểm làm được : Tạo lập được mối quan hệ với A
Điểm hạn chế : A dường như chưa thực sự tin tưởng nhân viên xã hội
- Kế hoạc cho buổi làm việc tiếp theo
Trong buổi làm việc tiếp theo nhân viên xã hội sẽ chuẩn bị những câu hỏi
để A chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của em
Phúc trình 2
Họ và tên thân chủ : P.V.A
Trang 18Tuổi : 14
Thời gian : 8h00 đến 10h00 ngày 01/5/2012
Địa điểm : Trung tâm giáo dục cải tạo X
Mục đích : Tạo lập mối quan hệ tin tưởng, thân thiết hơn với A Giúp Achia sẻ những băn khoăn lo lắng, cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu và nguyệnvọng của mình
Hôm nay là buổi làm việc thứ hai giữa nhân viên xã hội và A Nhân viên xãhội thấy A vẫn buồn nhưng A đã cởi mở hơn khi chia sẻ những suy nghĩ,tâm tư, nguyện vọng của mình A đã nói ra những lo lắng khiến em có ýđịnh tự tử Em nói với tôi em rất hối hận vì những gì mình đã làm, em cảmthấy xấu hổ với tất cả mọi người, em sợ khi ra khỏi trung tâm mọi người sẽkhông chấp nhận em, coi thường và ghé bỏ em, nói đến đây tôi thấy em có
vẻ mệt mỏi và chán nản Tôi hiểu là em đang rất buồn và cảm thấy có lỗi
về những hành vi của mình Nhân viên xã hội đã tiến hành tham vấn cho
em để em lấy lại bình tĩnh Khi tôi hỏi em ngoài những băn khoăn lo lắngtrên còn điều gì khiến em buồn và thất vọng nhiều như vậy không, em imlặng một lúc lâu và ánh mắt em nhìn về phía trước một cách vô định, sau
đó em nói với tôi bố mẹ em không thương em , họ đi làm suốt ngày khôngquan tâm đến em, mỗi ngày trước khi đi làm họ cho em tiền ăn uống cảngày và chi tiêu khác Em cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà củamình, em buồn chán Thêm vào đó là cảnh bố mẹ em cãi vã suốt ngày màkhông qua tâm đến cảm xúc của em, em cảm thấy vô cùng thất vọng, emchán nản, em không muốn đi học nữa vì em thấy việc học không có ý nghĩa
gì với mình nữa Từ đó em thường xuyên bỏ học để tụ tập với nhóm bạnxấu A dường như rất thất vọng khi nói về gia đình mình, phải mất một
Trang 19khoảng thời gian dài A mới tiếp tục nói với tôi rằng em làm như vậy để bố
mẹ em quan tâm đến em hơn
Khi tôi hỏi em có nguyện vọng hay mong muốn gì không thì em nói em cốrất nhiều mong muốn nhưng mong muốn lớn nhất của em đó là bố mẹ emhòa thuận và quan tâm em nhiều hơn, sau đó em muốn được trở lại trườnghọc và muốn được hòa đồng với mọi người
Trong buổi làm việc ngày hôm nay nhân viên xã hội nhận thấy thấy dườngnhư em đã làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ của mình, đã nói ra hết nhữngsuy nghĩ, mong muốn của mình
- Những kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân được nhân viên xã hội sửdụng
Kỹ năng quan sát : nhân viên xã hội quan sát thấy nét mặt em vẫn buồn.Khi chia sẻ những cảm xúc của mình nhân viên xã hội nhận thấy em rấtmệt mỏi và chán nản
Kỹ năng đặt câu hỏi : Nhân viên xã hội đã sử dụng những câu hỏi mở để Achia sẻ nhiều hơn về vấn đề của mình
Ví dụ : “ Ngoài những nguyên nhân em chia sẻ trên A có thể cho chị biếtcòn nguyên nhân nào khiến em buồn như vậy không?”
Hay “ A này em có thể cho chị biết em có mong muốn hay nguyện vọng gìkhông?”
Kỹ năng thấu cảm : Nhân viên xã hội hiểu được tâm trạng, cảm xúc của A
“ A này chị biết em đang rất buồn và thất vọng, vậy em có thể cho chị biếtnguyên nhân nào khiến em buồn và thất vọng đến như vậy không?”
Kỹ năng tham vấn : Nhân viên xã hội đã sử dụng kỹ năng tham vấn đểtham vấn cho A lấy lại được trạng thái cân bằng tinh thần giúp A bình tĩnhhơn để tiếp tục chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình