1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương

100 4,5K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TỪ THỰC TIỄN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Minh LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Phạm Hữu Nghị, là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Chủ nhiệm và tất cả các thầy, cô trong Khoa Công tác xã hội- Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tại Học viện. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Nguyễn Thị Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 3.1. Mục đích nghiên cứu 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 * Đối tượng nghiên cứu 14 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 15 Phương pháp luận 15 Phương pháp nghiên cứu 19 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát, đây là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Phương pháp quan sát có thể thực hiện một cách độc lập nhưng cũng có thể thực hiện một cách kết hợp với những phương pháp khác 20 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: 20 7. Cơ cấu của luận văn 21 Chương 1 22 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 22 TRONG BỆNH VIỆN 22 1.1 Các khái niệm: 22 1.2 Về mô hình công tác trong Bệnh viện của một số nước trên thế giới và liên hệ với Việt Nam 27 1.4 Mối quan hệ giữa công tác xã hội trong bệnh viện với các ngành khoa học khác 40 THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG 44 2.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội tiết Trung ương và bệnh viện Nhi Trung ương 45 2.1.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viên Nội tiết Trung ương 45 2.1.2 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện NhiTrung ương 49 2.2 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nội tiết Trung ương hiện nay 51 2.2.1 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay 51 1 2.2.2 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nội tiết Trung ương: 53 2.3 Thực trạng về sự hỗ trợ của các dịch vụ xã hội đối với các bệnh nhân trong các bệnh viện tuyến Trung ương hiện nay 56 Chương 3 61 NHU CẦU VỀ CTXH TRONG BỆNH VIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN. 61 3.1 Nhu cầu về công tác xã hội trong bệnh viện 61 3.2 Các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt mô hình công tác xã hội trong bệnh viện 72 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN BỆNH NHÂN CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI CSSK CHĂM SÓC SỨC KHỎE DVXH DỊCH VỤ XÃ HỘI KCB KHÁM CHỮA BỆNH NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NCT NGƯỜI CAO TUỔI TC THÂN CHỦ TE TRẺ EM TƯ TRUNG ƯƠNG PN PHỤ NỮ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 1 Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa CTXH với các ngành khoa học khác 2 Bảng 2 Đánh giá của người cao tuổi về sự cần thiết của các dịch vụ, trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia, xã hội càng phát triển, nhu cầu về CSSK càng đòi hỏi được đáp ứng với chất lượng dịch vụ cao. Nhưng một thực tế đang đặt ra ở các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là sự bất bình đẳng trong tiếp cận hệ thống dịch vụ y tế vẫn ngày một gia tăng, các dịch vụ y tế chất lượng cao vẫn chủ yếu phục vụ tầng lớp giàu có trong xã hội, những nhóm xã hội yếu thế sẽ càng rơi vào trạng thái tổn thương nếu chẳng may lâm vào tình trạng bệnh tật. Tại các nước phát triển trên thế giới, sự có mặt của CTXH chuyên nghiệp trong CSSK tại các bệnh viện đã có từ lâu và trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, các nhân viên CTXH trong bệnh viện đã đóng góp những vai trò nhất định trong việc giảm bớt gánh nặng áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên y tế cũng như hỗ trợ, tư vấn cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, làm việc với các nhóm xã hội yếu thế trong bệnh viện như trẻ em, vị thành niên, phụ nữ và người cao tuổi… Trong bối cảnh phát triển CTXH ở Việt Nam hiện nay, việc đề xuất mô hình CTXH trong bệnh viện cũng như việc thiết lập vai trò của nhân viên CTXH trong hệ thống bệnh viện là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm phát triển hệ thống các dịch vụ CTXH trong bệnh viện. Làm được điều này đồng nghĩa với việc giải quyết những vấn đề xã hội trong bệnh viện như sự quá tải bệnh viện và sự căng thẳng trong quan hệ Bác sỹ và bệnh nhân, hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ bệnh tật cho người bệnh, điều phối và cung cấp dịch vụ cũng như tư vấn tâm lý, hỗ trợ phát triển cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nói tóm lại, những khó khăn trong lĩnh vực CSSK tại các hệ thống bệnh viện ở Việt Nam sẽ đươc cải thiện nếu có sự xuất hiện của nhân viên CTXH chuyên nghiệp. 5 Việt Nam đã bước vào chặng cuối thời kỳ chuyển tiếp về dân số học và dịch tễ học với tuổi thọ tăng cao, cùng với đó là tiến bộ vượt bậc của ngành y học, các khung chính sách và pháp lý đã được cải thiện, nhưng tình trạng bất bình đẳng về sức khỏe, CSSK và tiếp cận dịch vụ y tế vẫn đang gia tăng, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là những khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ mà các cơ sở y tế nước ta đang phải đối mặt. Đầu tiên phải kể đến tình trạng quá tải bệnh nhân là một cản trở đến hoạt động điều phối và cung cấp dịch vụ trong các bệnh viện. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có khoảng 1.162 bệnh viện với 25.342 giường bệnh, Trong số này có 39 bệnh viện trung ương với 20.924 giường bệnh, 382 bệnh viện tuyến tỉnh với 92.857 giường bệnh và 561 bệnh viện huyện với 7.048 giường bệnh , 48 bệnh viện ngành với 5.727 giường bệnh, 132 bệnh viện ngoài công lập với 6.941 giường bệnh. Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên ở trong tình trạng quá tải, vượt mức so với số giường bệnh cho phép. Công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện tuyến trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là các bệnh viện K: 249%, Bạch Mai: 168%, Chợ Rẫy: 154%, Phụ sản Trung ương: 124% (theo đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2010-2020 của Bộ Y tế năm 2012). Hơn nữa những năm trở lại đây tình trạng bệnh tật gia tăng và xuất hiện nhiều những căn bệnh lạ, các bệnh dịch cũ tái phát với mức độ lây lan rộng, tỷ lệ tử vong cao. Tất cả những điều đó đã làm cho lượng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng chu kỳ bệnh. Trong khi đó, nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng dịch vụ cao ngày càng lớn, nên lượng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên ngày một tăng. Sự quá tải nêu trên dẫn đến một hiện trạng làm việc căng thẳng của đội ngũ y, bác sỹ, đặc biệt tại hệ thống bệnh viện Trung ương, đã có lúc một bác 6 sỹ một ngày phải khám chữa từ vài chục đến hàng trăm bệnh nhân, điều này dẫn tới việc các bác sỹ không đủ thời gian, nhiệt tình và sức lực để tiếp tục hoạt động, tư vấn trả lời những thắc mắc của người bệnh. Tất yếu, người bệnh sẽ không hài lòng về các dịch vụ mà họ đang sử dụng đồng thời tạo nên áp lực công việc đối với đội ngũ y, bác sỹ. Nhu cầu của người bệnh đa dạng trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế gây nên những bức xúc, căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh với nhân viên y tế, với cơ sở y tế, giữa người nhà bệnh nhân với ngành y tế. Hàng loạt các vấn đề xã hội khác như hiện tượng “cò bệnh viện” đang tồn tại và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tại hệ thống bệnh viện hiện nay. Bên cạnh đó, chi phí thuốc men ngày càng cao, các dịch vụ y tế chưa được liên kết, hiểu biết của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về bệnh tật còn hạn chế. Tất thảy ảnh hưởng đến chất lượng CSSK của người dân hiện nay. Ngoài ra, những khó khăn trong hoạt động giáo dục và truyền thông về kỹ năng chăm sóc người bệnh, cách phòng tránh, tiến trình điều trị và các thủ tục KCB cũng là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của bệnh nhân. Những bệnh nhân khi đến điều trị tại bệnh viện, họ có nhu cầu được nhân viên y tế hướng dẫn từ cách điều trị bệnh, xử lý khủng hoảng đến cách đương đầu với bệnh tật.Việc giáo dục cũng bao gồm cả việc giáo dục người nhà bệnh nhân về cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các chế độ điều trị. Để thực hiện những hoạt động này trong bệnh viện thì đó quả là một gánh nặng đối với đội ngũ nhân viên y tế trong tình trạng quá tải hiện nay. Thêm vào đó, người nhà bệnh nhân, hầu hết khi đến các cơ sở y tế, họ đều bối rối trong cách thức liên hệ với các phòng ban chức năng trong bệnh viện, thiếu kỹ năng làm các thủ tục KCB. Do đó nhu cầu được hướng dẫn, truyền thông về những thủ tục KCB, xuất nhập viện, các thủ tục xin được 7 [...]... khoa công tác xã hội, phòng công tác xã hội, tổ công tác xã hội, bộ phận công tác xã hội Thứ hai, nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện: là người được đào tạo về nghề công tác xã hội chuyên ngành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và được tuyển dụng vào làm việc với tư cách là nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế Thứ ba, mục đích của công tác xã hội trong bệnh viện là hỗ trợ bệnh. .. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong Bệnh viện hiện nay, điển hình là bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nội Tiết Trung ương Chương 3: Nhu cầu về CTXH trong bệnh viện hiện nay và đề xuất các giải pháp thực hiện 21 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN 1.1 Các khái niệm: Công tác xã hội, nói chung và công tác xã hội trong Bệnh viện, nói riêng là một trong những vấn đề đang... công tác xã hội trong bệnh viện 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Mô hình CTXH ở Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội Tiết TƯ * Khách thể nghiên cứu - Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội Tiết TƯ - Cán bộ y tế công tác tại Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội Tiết TƯ -Người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ và bệnh viện Nội Tiết TƯ * Thời gian... con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta có thể suy ra mô hình công tác xã hội trong bệnh viện là công cụ giúp cho các chủ thể thể hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho con người thông qua các hoạt động của nghề công tác xã hội Nội hàm của khái niệm mô hình công tác xã hội trong bệnh viện bao gồm: Thứ nhất, tổ chức được giao nhi m vụ thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện, chẳng... dựng và thực hiện mô hình CTXH trong bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nội tiết Trung ương nói riêng 3.2 Nhi m vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này với mong muốn nhằm tạo nên sự thay đổi tích cực trong xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bởi sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái và thành công trong các mối quan hệ (gia 13 đình, nhà trường, bạn bè và. .. dân tại bệnh viện kết hợp với tại cộng đồng thì mới có thể mang lại kết quả cao Trong hệ thống y tế, Việc nghiên cứu hoạt động CTXH trong ngành Y tế bao gồm CTXH trong bệnh viện và ngoài cộng đồng Khi mô hình bệnh tật ở Mỹ chuyển từ các bệnh lây nhi m sang các bệnh không lây nhi m, mô hình CSSK dựa vào cộng đồng là mô hình y tế phù hợp trong CSSK nhân dân Trong mô hình này, bệnh viện chỉ là một khâu trong. .. cứu, tổ chức mô hình CTXH trong bệnh viện đã có từ lâu đời, và các công trình nghiên cứu về hoạt động CTXH trong bệnh viện cũng đã có và nó giúp cho việc thực hành nghề CTXH trong bệnh viện ngày càng phát triển CTXH lần đầu tiên được nghiên cứu triển khai trong các Bệnh viện vào năm 1905 tại Boston, Mỹ Đến nay, hầu hết các bệnh viện ở 9 Mỹ đều có phòng Công tác xã hội và đã trở thành một trong những... stress….) Trong quá trình triển khai mô hình CTXH trong bệnh viện, nhân viên công tác xã hội phải quan sát những đặc thù của mỗi nhóm bệnh nhân trong bệnh viện để có cách tiếp cận thích hợp (biểu hiện ở cử chỉ, hành động và lời nói của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế) 6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này thuộc nhóm đề tài ứng dụng lý thuyết công tác xã hội vào giải quyết... thể rời xa bệnh viện chính vì vậy việc được chăm sóc, chia sẻ, yêu thương trong hính “ngôi nhà” này là điều ai cũng mong muốn mỗi khi phải đến viện Các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện cũng là những người chịu nhi u áp lực, đó là do bệnh nhân đông, sự căng thẳng do công việc mang lại, sự quá tải của bệnh viện 1.1.2 Khái niệm công tác xã hội trong bệnh viện Công tác xã hôi trong bệnh viện hay... cập đến vai trò giám sát của công tác xã hội trong bệnh viện và tác giả cho rằng mô hình CTXH trong bệnh viện cần có thêm hoạt động giám sát để mang lại hiệu suất cao hơn trong các cơ sở y tế Cũng tại Mỹ, tác giả Jennifer Zimmerman, MSW, MAHolly I Dabelko, MSW, PhD lại đưa ra mô hình hợp tác chăm sóc bệnh nhân, tác giả 11 chỉ ra rằng những mô hình y tế truyền thống hoặc mô hình phân cấp tạo ra thứ bậc . VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TỪ THỰC TIỄN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG. giữa công tác xã hội trong bệnh viện với các ngành khoa học khác 40 THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG 44 2.1 Thực. trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội tiết Trung ương và bệnh viện Nhi Trung ương 45 2.1.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viên Nội tiết Trung ương 45 2.1.2 Thực trạng bệnh

Ngày đăng: 30/07/2015, 11:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Th.S Lê Thị Mỹ Hiền, Tài liệu hướng dẫn học tập phát triển cộng đồng, Đại học mở TP Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn học tập phát triển cộng đồng
5. Phạm Huy Tuấn Kiệt (2012), Lý thuyết công tác xã hội và tiếp cận dạy công tác xã hội cho y tế, NXB Y học, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết công tác xã hội và tiếp cận dạy công tác xã hội cho y tế
Tác giả: Phạm Huy Tuấn Kiệt
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2012
3. Đào Văn Dũng, Đỗ Văn Dung (2013), Y học xã hội và XHH sức khỏe, Nxb Chính trị QG, Hà nội Khác
6. Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Khắc Bình, Giáo trình Công tác xã hội đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
8. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn CTXH, Nxb Lao động, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w