7. Cơ cấu của luận văn
1.1 Các khái niệm:
Công tác xã hội, nói chung và công tác xã hội trong Bệnh viện, nói riêng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Với việc Nhà nước và nhân dân cùng quan tâm đến sự phát triển của CTXH có nghĩa là ngành CTXH đang có hướng tiến triển tốt, đây cũng là tiền đề cho an sinh xã hộii phát triển và là nền tảng để một quốc gia phát triển bền vững. Một trong những tiêu chí để xác định quốc gia phát triển bền vững đó là lấy con người là trung tâm của sự phát triển. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Quan trọng là phải đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, khống chế kịp thời và kiểm soát tốt các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Củng cố và tăng cường hệ thống y tế theo hướng đa dạng hóa các loại hình phục vụ và xã hội hóa lực lượng tham gia, trong đó các cơ sở y tế công phải đóng vai trò chủ đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các trạm y tế xã, phường. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế và nhân viên công tác xã hội cả về số lượng và chất lượng; đào tạo các nhân viên y tế cộng đồng, các kỹ thuật viên y tế để bảo đảm cho họ có khả năng tiến hành tốt các công việc chữa bệnh, chăm sức khỏe và triển khai các hoạt động y tế dự phòng
nhằm CSSK một cách tốt nhất cho toàn dân. Để CSSK tốt cho nhân dân thì không chỉ là việc chữa trị khi người dân có bệnh tật mà cần phải tạo cho họ một nền tảng an sinh xã hội tốt cho những người yếu thế, an sinh xã hội tốt được bắt đầu từ hệ thống y tế mà cụ thể là các cơ sở y tế, bệnh viện, đây là nơi con người cần được cảm thấy an toàn thoải mái khi ốm đau.
1.1.1 Khái niệm Bệnh viện:
Bệnh viện (hay còn gọi là nhà thương) là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác. Đây là nơi tập trung các chuyên viên y tế gồm các Bác sỹ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng [20].
Qua khái niệm này chúng ta thấy rằng khi con người không khỏe mạnh, lâm vào tình trạng ốm đau bệnh tật và không thể điều trị tại gia đình thì lúc đó họ phải vào bệnh viện, như vậy Bệnh viện là “ngôi nhà” cho những người ốm đau phải xa gia đình đến đây để chữa trị bệnh có khi là thời gian ngắn nhưng cũng có khi là thời gian rất dài, có những người mà cuộc sống không thể rời xa bệnh viện chính vì vậy việc được chăm sóc, chia sẻ, yêu thương trong hính “ngôi nhà” này là điều ai cũng mong muốn mỗi khi phải đến viện. Các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện cũng là những người chịu nhiều áp lực, đó là do bệnh nhân đông, sự căng thẳng do công việc mang lại, sự quá tải của bệnh viện...
1.1.2 Khái niệm công tác xã hội trong bệnh viện
“Công tác xã hôi trong bệnh viện hay còn gọi là công tác xã hội y tế là môt chuyên ngành của CTXH. Nhân viên CTXH y tế làm việc tại bệnh viện, cơ sở điều dưỡng hay cơ sở chăm sóc Họ được đào tạo và có bằng cấp chuyên môn. Thực hành nghề nghiệp là giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi cần hỗ trợ về tâm lý xã hội, có khả năng đánh giá chức năng tâm lý xã hội để can thiệp”.
lực và hỗ trợ xã hội, tâm lý trị liệu, tư vấn trợ giúp hay tư vấn giải tỏa tâm lý trong một tập thể (đội ngũ) có nhiều chuyên ngành khác nhau (Bác sỹ, y tá, điều dưỡng…) [5, tr.8].
Hiểu một cách cụ thể hơn , CTXH trong bệnh viện là những hành vi nhằm giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế trong quá trình thực hiện các hoạt động, liệu pháp tại Bệnh viện và tiếp cận các dịch vụ xã hội dưới sự hướng dẫn của các nhân viên công tác xã hội và nhân viên y tế được đào tạo về CTXH. NVCTXH trong bệnh viện được trang bị kiến thức về phòng ngừa bệnh tật, hướng dẫn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân tuân thủ đúng quy trình điều trị và tiếp cận một cách nhanh nhất các dịch vụ xã hội... có rất nhiều vấn đề mà bệnh nhân cần đén sự hỗ trợ của NVCTXH từ mức độ thấp như là hướng dẫn các hoạt động liên quan đến bệnh nhân trong Bệnh viện đến mức độ cao hơn đó là tư vấn về chính sách, chế độ (bảo hiểm) hoặc về các kỹ năng thoát khỏi khủng hoảng tâm lý do quá trình điều trị bệnh tật lâu dài mang lại.
1.1.3 Khái niệm mô hình:
Có nhiều khái niệm mô hình, tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực chúng ta có thể sử dụng khái niệm cho phù hợp với ý nghĩa của lĩnh vực đó
Có thể hiểu “mô hình là công cụ giúp thể hiện một quá trình, sự vật hay một hiện tượng nào đó. Mỗi một mô hình được tạo ra đều có mục đích và vai trò riêng. Thông qua các mô hình thì các mối quan hệ của các đối tượng và cách thức để có thể giải quyết vấn đề sẽ được làm rõ. Mỗi một mô hình phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện khách quan, các yếu tố kinh tế xã hội và một hệ thống tri thức khoa học và lý thuyết riêng phù hợp với từng loại mô hình”. [10]
“Mô hình” mô tả một cách chung nhất cái gì thường xảy ra trong thực hành, nêu lên tình huống bao quát nhất , và đưa ra một dạng cấu trúc cho ý tưởng . Mô hình đúc kết các nguyên tắc và loại hình của hoạt động giúp cho
thực hành có một dáng dấp nhất định. Mô hình cung cấp cho nhân viên CTXH ý tưởng để kết cấu và tổ chức tiếp cận cho một tình huống phức tạp .
1.1.4 Khái niệm mô hình công tác xã hội trong Bệnh viện
Từ khái niệm chung về mô hình như là là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó, phục vụ cho các hoạt động của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta có thể suy ra mô hình công tác xã hội trong bệnh viện là công cụ giúp cho các chủ thể thể hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho con người thông qua các hoạt động của nghề công tác xã hội.
Nội hàm của khái niệm mô hình công tác xã hội trong bệnh viện bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện, chẳng hạn, khoa công tác xã hội, phòng công tác xã hội, tổ công tác xã hội, bộ phận công tác xã hội...
Thứ hai, nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện: là người được đào tạo về nghề công tác xã hội chuyên ngành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và được tuyển dụng vào làm việc với tư cách là nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.
Thứ ba, mục đích của công tác xã hội trong bệnh viện là hỗ trợ bệnh nhân và các đối tượng khác khắc phục được những khó khăn, cản trở để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Thứ tư, đối tượng hỗ trợ của công tác xã hội trong bệnh viện là các bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và các nhân viên y tế.
Thứ năm, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội: Góp phần bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thông qua các hoạt động tư vấn cho họ và gia đình về các vấn đề liên quan đến bệnh tật và quá trình điều trị; tìm kiếm và kết nối bệnh nhân và gia đình với các dịch vụ hỗ trợ, nguồn lực
hỗ trợ thích hợp; hỗ trợ giải tỏa ức chế tâm lý cho các nhân viên y tế; nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và nhân viên y tế.
Thứ sáu, phương thức quản lý và tác nghiệp và quy trình hỗ trợ công tác xã hội cho các đối tượng (xác định mức độ tổn thương về tâm lý, tìm hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, tư vấn giải quyết các vấn đề của bệnh nhân, kết nối các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình điều trị, hỗ trợ kết nối bệnh nhân và gia đình với các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng.
Từ khái niệm mô hình CTXH trong bệnh viện như đã đưa ra, có thể khái quát mô hình CTXH trong bệnh viện là một hệ thống các hoạt động CTXH trong cơ sở Y tế được xác định bởi những cách thức tổ chức hoạt động , kỹ năng làm việc của NVCTXH trong bệnh viện nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên Y tế tìm được giải pháp hoặc tiếp cận các dịch vụ xã hội phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế một cách tích cực, an toàn, thoải mái nhằm giảm thiểu các tồn tại trong các cơ sở y tế và mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển xã hội.
Qua khái niệm trên cho thấy mô hình CTXH trong bệnh viện là một mô hình mang tính hệ thống có cách tổ chức chặt chẽ hoạt động thông qua các NVCTXH được đào tạo về kỹ năng CTXH với cá nhân, nhóm (bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế) và là cầu nối để kết nối các cá nhân, nhóm này với các dịch vụ xã hội trong Bệnh viện và ngoài cộng đồng. Với mục đích nhằm giảm áp lực cho nhân viên y tế, tránh xảy để xảy ra những mâu thuẫn của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế, và xoa dịu nỗi đau của người bệnh nhất là những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì việc đưa ra một mô hình CTXH chuẩn là một hướng đi đúng đắn cho việc phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế hiện nay.