0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện NhiTrung ương hiện nay

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TỪ THỰC TIỄN TẠI BỆNH VIÊN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG (Trang 54 -54 )

7. Cơ cấu của luận văn

2.2.1 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện NhiTrung ương hiện nay

Trung ương và bệnh viện Nội tiết Trung ương hiện nay.

2.2.1 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay Trung ương hiện nay

Phòng CTXH Bệnh viện Nhi TƯ được thành lập từ tháng 10 năm 2008 với tên gọi đầu tiên là tổ CTXH, trải qua một thời gian dài nỗ lực hết mình vì bệnh nhân và vì bệnh viện đến tháng 5 năm 2011 Phòng CTXH Bệnh viện Nhi TƯ chính thức được thành lập và hoạt động như một phòng chức năng độc lập trong bệnh viện.

Hiện tại phòng thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: Hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế:

- Giúp đỡ chia sẻ với những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn , trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại bệnh viện.

- Giúp đỡ cho gia đình người bệnh và nhân viên y tế thông cảm, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác khám và điều trị.

- Hỗ trợ giải thích các ý kiến đóng góp của bệnh nhân. Hoạt động gây quỹ:

- Vận động sự tham gia ủng họ từ thiện từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và những nhà hảo tâm để giúp đỡ các em nhỏ không may mắn mắc các bệnh hiểm nghèo.

- Vận động các trang thiết bị y tế, các chương trình gây quỹ của bệnh viện. - Vận động các ngồn tài trợ về nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Tổ chức sự kiện:

- Tham gia thực hiện các chương trình gây quỹ cho bệnh viện

- Tham gia tổ chức các chương trình họi nghị và hội thảo của bệnh viện. - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm phục vụ cuộc sống tinh thần của các bệnh nhi điều trị tại bệnh viện.

- Tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo. Quan hệ công chúng và cộng đồng:

- Quảng bá hình ảnh các hoạt động của bệnh viện với xã hội và cộng đồng

- Tăng cường quan hệ công chúng và báo chí

- Kết nối những trường hợp bệnh nhân khó khăn với cộng đồng

- Hỗ trợ các nhóm tình nguyện viên, cộng đồng tới phối hợp về CTXH trong bệnh viện.

Đào tạo và huấn luyện:

- Đào tạo và huấn luyện các sinh viên CTXH tới thực tập tại bệnh viện - Phối hợp, trợ giúp các đơn vị quan tâm đến việc phát triển CTXH trong bệnh viện.

- Duy trì “Lớp học hy vọng” dành cho bệnh nhi điều trị tại bệnh viện. Hoạt động cụ thể hàng ngày của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi TƯ: - Hàng ngày NVCTXH lên phòng bệnh nhân thăm hỏi, chia sẻ, phát phiếu cơm cháo miễn phí cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện

- Trợ giúp nhân viên y tế giải thích cho người bệnh hiểu và thông cảm với hiện tại của bệnh viện(sự quá tải) và hỗ trợ trong điều trị và các chính sách xã hội khác.

- Tổ chức phối hợp cùng các nhóm tình nguyện hoạt động vẽ tranh, đọc truyện, tổ chức vui chơi tại phòng bệnh cho các bệnh nhi.

- Duy trì đều đặn lớp học văn hóa cho bệnh nhi điều trị nội trú tại bệnh viện (Lớp học hy vọng).

- Phối hợp với báo chí để quảng bá hình ảnh và các hoạt động của bệnh viện, vận động cộng đồng giúp đỡ kinh phí kinh phí điều trị cho những bệnh nhân khó khăn.

- Tăng cường công tác quan hệ công chúng và tranh thủ sự ủng hộ của báo chí, truyền thông.

- Đào tạo, huấn luyện về hoạt động CTXH cho các bạn học CTXH và các đơn vị quan tâm tới việc phát triển CTXH trong bệnh viện.

- Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức các hội nghị, hội thảo về CTXH và một số vấn đề liên quan đến bệnh viện.

- Vận động duy trì kết nối với các nhà tài trợ thường xuyên hỗ trợ suất cơm, cháo viện phí miễn phí điều trị cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

- Phối hợp công tác giám sát phòng khám cũng như tăng cường hỗ trợ khu vực phòng khám.

- Tham gia tổ chức các chương trình để gây quỹ ủng hộ cho các bệnh nhi khó khăn như chương trình “Nhịp nối trái tim, Cuộc chạy vì trẻ em, Hiểu về trái tim”…

2.2.2 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nội tiết Trung ương:

Phòng CTXH Bệnh viện Nội tiết TƯ được thành lập từ tháng 4 năm 2014 với tên gọi là tổ CTXH, trải qua một thời gian nỗ lực hết mình vì bệnh nhân và vì bệnh viện và được Ban lãnh đạo bệnh viện đánh giá là hoạt động CTXH trong bệnh viện là hết sức cần thiết cho bệnh nhân và cho nhân viên y tế của bệnh viện do đó trong sau 4 tháng hoạt động, đến tháng 8 năm 2014 Phòng CTXH bệnh viện Nội tiết TƯ chính thức được thành lập và hoạt động như một phòng chức năng độc lập trong bệnh viện.

Hiện tại phòng thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: Hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế:

- Hỗ trợ việc đón tiếp bệnh nhân khi vào nhập viện, bước đầu nắm bắt những vấn đề bệnh tật và mong muốn cơ bản của bệnh nhân (gồm cả bệnh liên quan đến thể chất và tinh thần).

- Chủ động thăm hỏi tình hình sức khỏe và sự tiến triển về tinh thần của người bệnh, động viên bệnh nhân trong quá trình điều trị.

- Hỗ trợ bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo trong việc tiếp cận với các dịch vụ và ưu đãi xã hội.

- Làm cầu nối tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, tấm lòng thiện nguyện và những người mong muốn được làm từ thiện để hỗ trợ cho bệnh nhân và cộng đồng người yếu thế, người nghèo, người kém may mắn một cách tối ưu nhất.

- Kết hợp với các khoa, phòng trong bệnh viện tổ chức tư vấn để người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

- Chủ trì tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện

- Chủ trì việc tổ chức và triển khai “Nhà sách bệnh viện thân thiện” giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mở mang kiến thức chăm sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần, bồi đắp tâm hồn và nâng cao tri thức…

- Tìm kiếm sự tài trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm để gây dựng Quỹ từ thiện nhân đạo cho người bệnh hiểm nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

- Theo dõi và cập nhật những chính sách mới của Nhà nước, các tổ chức trong nước và các tổ chức phi Chính phủ để giúp bệnh nhân biết và hưởng lợi từ những chính sách ưu đãi của các tổ chức.

Đào tạo và huấn luyện:

- Đào tạo và huấn luyện các sinh viên CTXH tới thực tập tại bệnh viện. - Phối hợp, trợ giúp các đơn vị quan tâm đến việc phát triển CTXH trong bệnh viện.

Quan hệ công chúng và cộng đồng:

- Quảng bá hình ảnh các hoạt động của bệnh viện với xã hội và cộng đồng. - Tăng cường quan hệ công chúng và báo chí.

- Kết nối những trường hợp bệnh nhân khó khăn với cộng đồng.

- Hỗ trợ các nhóm tình nguyện viên, cộng đồng tới phối hợp VTXH trong bệnh viện.

Hoạt động cụ thể hàng ngày của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nội tiết TƯ:

- Đón tiếp bệnh nhân khi vào nhập viện, hướng dẫn quy trình KCB cho bệnh nhân.

- Trợ giúp nhân viên y tế giải thích cho người bệnh hiểu và thông cảm với hiện tại của bệnh viện(sự quá tải) và hỗ trợ trong điều trị và các chính sách xã hội khác.

- Thăm hỏi tình hình sức khỏe và sự tiến triển về tinh thần của người bệnh, động viên bệnh nhân trong quá trình điều trị.

- Hỗ trợ bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo trong việc tiếp cận với các dịch vụ và ưu đãi xã hội.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, tấm lòng thiện nguyện, và những người mong muốn được làm từ thiện để hỗ trợ cho bệnh nhân và cộng đồng người yếu thế, người nghèo, người kém may mắn một cách tói ưu nhất.(Hỗ trợ về suất ăn, kinh phí KCB)

- Kết hợp với các cán bộ của bệnh viện tổ chức tư vấn và khám chữa bệnh miễn phí tại bệnh viện hoặc ở cộng đồng cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trong các ngày Lễ, Tết (27/7, 22/12…) và cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đời sống còn nhiều khó khăn.

- Hỗ trợ bệnh viện tổ chức các chương trình lớn như lễ phát động ngày toàn dân sử dụng muối Iot, ngày phòng chống bệnh đái tháo đường…

- Tổ chức và tư vấn và xây dựng nhiều chế độ ăn bổ dưỡng và theo bệnh lý cho mỗi nhóm bệnh nhân.

- Kết hợp với các nhà xuất bản để tổ chức thành lập “Nhà sách bệnh viện thân thiện” giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mở mang kiến thức chăm sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần, bồi đắp tâm hồn và nâng cao tri thức…

- Theo dõi và cập nhật những chính sách mới của Nhà nước, các tổ chức trong nước và các tổ chức phi chính phủ để giúp bệnh nhân biết và hưởng lợi từ những chính sách ưu đãi của các tổ chức này.

- Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt (bệnh nhân có biểu hiện nặng nề về tâm lý và tinh thần có dấu hiệu dẫn đến khủng hoảng) thì nhân viên XH có nhiệm vụ giúp đỡ họ bằng cách can thiệp khủng hoảng, cụ thể:

+ Tiếp cận bệnh nhân và gia đình bệnh nhân có khủng hoảng + Đánh giá mức độ khủng hoảng

+ Kết hợp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thống nhất kế hoạch can thiệp khủng hoảng

+ Trang bị cho bệnh nhân và người nhà bệnh một số kỹ thuật thư giãn nhằm dần ổn định tâm lý.

+ Hỗ trợ họ tự lên kế hoạch xử lý khủng hoảng.

+ Hỗ trợ tinh thần và tình cảm để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vượt quâ khủng hoảng, chấp nhận thực tại và cố gắng chữa trị.

+ Đánh giá quá trình can thiệp khủng hoảng bao gồm (Đánh giá tâm lý xã hội, Cung cấp dịch vụ tham vấn và hỗ trợ tinh thần, Cung cấp thông tin và kết nối giới thiệu các chương trình hỗ trợ.

2.3 Thực trạng về sự hỗ trợ của các dịch vụ xã hội đối với các bệnh nhân trong các bệnh viện tuyến Trung ương hiện nay.

Dịch vụ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và gắn liền với quá trình phát triển xã hội.

Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng [20]

DVXH là các dịch vụ nhằm trợ giúp , thúc đẩy, hay phục hồi chức năng cá nhân hay gia đình, cung cấp những điều kiện đảm bảo cho sự xã hội hóa của họ. Các dịch vụ XH có thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có chức năng phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội tham gia vào giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. DVXH gắn liền với nhiệm vụ , chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu người dân trong cộng đồng xã hội. [5, tr71].

DVXH là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo hạnh phúc , phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do Nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ , bao gồm các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội khác.

- Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội có tính chất xã hội. DVXH tồn tại nhằm đảm bảo giá trị chuẩn mực xã hội, hỗ trợ cho các thành viên trong XH phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro.

- Do cơ quan nhà nước, thị trường hoặc xã hội thực hiện.

- Luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách nhiệm XH của Nhà nước, doanh nghiệp hặc tư nhân.

- Mọi người dân đều có quyền hưởng DVXH - Là dịch vụ thiết yếu của người dân

Dịch vụ XH trong y tế là loại dịchvụ nhằm phát triển xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành y tế bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc SK cho người bệnh tại bệnh viện, tại gia đình và các dịch vụ ăn, ở , đi lại…trong quá trình điều trị.

Nhu cầu về dịch vụ CTXH trong y tế là rất lớn. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi TƯ cho biết mỗi ngày trung bình có khoảng 3000 lượt bệnh nhân đến khám bệnh trong đó có khoảng 1700 bệnh nhân ở lại điều trị nội trú, để số lượng bệnh nhân này tiếp cận được với mọi DVXH mà họ cần là một việc làm hết sức khó khăn trong điều kiện hiện nay.

Hay như Bệnh viện Nội tiết TƯ, trong ngày bình quân khoảng 1200 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú, trong số này chưa kể những bệnh nhân nội trú có người nhà đi cùng, việc bố trí để họ tiếp cận sớm với các dịch vụ xã hội là một việc làm cần thiết tuy nhiên nguồn nhân lực để giúp họ tiếp cận với các DVXH trong bệnh viện hiện nay đều rất ít về số lượng và yếu về chất lượng.

Các dịch vụ xã hội mà ngành y tế đang hướng tới để phục vụ bệnh nhân đó là

a. Cung cấp dịch vụ tham vấn và hỗ trợ tinh thần:

- Thu thập thông tin, xác định nhu cầu tham vấn và hỗ trợ tinh thần - Xem xét những ảnh hưởng của bệnh tật lên tình cảm và thể chất của người bệnh và gia đình.

- Tham vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân , khích lệ họ bày tỏ tình cảm, cảm xúc thực và hỗ trợ họ vượt qua những tổn thương về tinh thần và tình cảm.

- Cùng bệnh nhân và gia đình xây dựng kế hoạch, duy trì môi trường tâm lý tình cảm tích cực để bệnh nhân yên tâm trị.

b. Cung cấp thông tin và kết nối giới thiệu các chương trình hỗ trợ: - Cung cấp thông tin cần thiết mà bệnh nhân và gia đình quan tâm (thông tin về bệnh tật, phác đồ điều trị do bác sỹ thông báo), chương trình, dịch vụ chăm sóc y tế, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình.

- Điều phối và kết nối người bệnh và gia đình đến các chương trình hỗ trợ cần thiết.

- Giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo dõi việc thực hiện các chương trình hỗ trợ người bệnh thực hiện đúng quy trình, quy định.

- Giúp bệnh nhân được hưởng những chính sách đặc biệt mà họ đáng được hưởng nhưng họ chưa biết cách tiếp cận.

- Tìm ra giải pháp tối ưu cho bệnh nhân khi mà họ đang gặp những vấn đề rắc rối chưa có hướng giải quyết.

- Đảm bảo bệnh nhân tìm đến được các dịch vụ chuyển giao đáp ứng nhu cầu chính đáng của mình, chuyển giao đến các dịch vụ điều trị sức khỏe tâm lý,điều dưỡng, vật lý trị liệu.

Bảng 2: Đánh giá của người cao tuổi về sự cần thiết của các dịch vụ, trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi[17]

Đơn vị tính: %

STT Các dịch vụ, trợ giúp xã hội Cần thiết Cần ít Không cần thiết 1 Tiền trợ cấp hàng tháng 75,3 18,6 6,1 2 Bảo hiểm y tế, KCB 73,2 21,6 5,2 3 Tư vấn CSSK 70,1 25,8 4,1 4 Tư vấn về chính sách, các dịch vụ trợ giúp, thủ tục trợ giúp, các nguồn lực cần thiết 64,9 26,8 8,3

5 Tư vấn, tham vấn tâm lý 57,7 32,0 10,3

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TỪ THỰC TIỄN TẠI BỆNH VIÊN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG (Trang 54 -54 )

×