7. Cơ cấu của luận văn
2.1.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viên Nội tiết Trung ương
Trung ương và bệnh viện Nhi Trung ương
2.1.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viên Nội tiết Trung ương Trung ương
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là tuyến cuối cùng khám, chữa các bệnh về Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá, đồng thời là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đề ra biện pháp phòng và chữa bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hoá hiệu quả nhất..
Từ khi thành lập cho đến những năm đầu của thập kỷ 90, bệnh viện chủ yếu làm công tác phòng bệnh bướu cổ trên phạm vi toàn quốc. Điều tra, đánh giá, phân vùng bướu cổ đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ.Bên cạnh đó phải xây dựng một hệ thống mạng lưới chuyên khoa ở 63 tỉnh, thành phố. Đây là công việc rất khó khăn vì quan niệm về công tác phòng chống cổ hay còn gọi là phòng chống các rối loạn thiếu iốt ( RLTI ) ban đầu còn có những ý kiến khác nhau. Thời kỳ này Bệnh viện Nôi tiết Trung ương ( BVNT TW ) đã tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng một chiến lược Phòng chống bướu cổ toàn quốc được Nhà nước xếp vào 1 trong 10 chương trình quốc gia trọng điểm của cả nước. Nhờ đó mà các tổ chức quốc tế vào hợp tác, đầu tư, viện trợ cho
chương trình tương đối hiệu quả đó là tổ chức phi chính phủ CEMUBAC của Bỉ năm 1984, Unicef 1987, và Australia năm 1994. Mục tiêu của chương trình đến năm 2005 thanh toán tình trạng thiếu iốt ở trẻ em từ 8 đến 10 tuổi.
Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết đã làm chủ Dự án Đái tháo đường cấp Nhà nước mã số KC.10-15 nằm trong Dự án phòng chống một số bệnh không lây nhiễm được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/6/2002.
Đến nay có thể nói rằng, với kinh nghiệm tổ chức xây dựng mạng lưới chỉ đạo tuyến về công tác phòng chống bướu cổ đã giúp cho việc điều tra, chỉ đạo, tuyên truyền trong cộng đồng về chương trình phòng và chống các nguy cơ của bệnh Đái tháo đường một cách hữu hiệu.
Từ chỗ bệnh viện chỉ có 30 giường bệnh với 4 dãy nhà cấp 4 với khoảng 60 giường bệnh năm 1999; Đến nay Bệnh viện có 2 cơ sở: 1 tại Tứ Hiệp, Thanh Trì ngoại thành Hà Nội, với 2 khu nhà 5 tầng và 9 tầng cùng các công trình phụ trợ, dịch vụ với đầy đủ tiện nghi tiếp nhận bệnh nhân 500 giường và 1 cơ sở Thái Thịnh Đống Đa Hà Nội là nơi tiếp nhận và điều trị ban ngày cho những bệnh nhân ngoại trú cùng với Trung Tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
Hiện Bệnh viện có 38 Khoa Lâm sàng và cận lâm sàng cùng nhiều phòng chức năng.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế bệnh viện đã tham gia vào nhiều dự án phòng và điều trị bệnh như: Dự án Đái Tháo Đường quốc gia và Dự án phòng chống các Rối loạn thiếu I ốt.
Từ đầu những năm 2000, do tính chất phức tạp của việc xuất hiệnnhiều loại bệnh nên bệnh viện đã không ngừng đẩy mạnh chất lượng chuyên môn. Bộ máy làm việc trong bệnh viện được sắp xếp lại, kiện toàn, bổ sung thêm và tập trung vào công tác điều trị tại Bệnh viện. Bổ sung thêm các trang thiết bị máy móc xét nghiệm, tăng cường giáo dục Y đức và chỉ thị 09 của Bộ trưởng Bộ Y tế cho CBCNV. Uy tín về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
của CBCNV Bệnh viện Nội tiết đã được người bệnh ghi nhận, vì vậy mà số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện năm sau cao hơn năm trước ( năm 2002 so với năm 1999 là 224% ).
Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, nhất là về mùa hè, Khoa khám bệnh có ngày phải ở lại giải quyết hết bệnh nhân đến 18 - 19 giờ, vì vậy BV đã quyết định tổ chức một kíp làm việc từ 6 giờ sáng để phục vụ người bệnh. Các khoa điều trị nội trú, mặc dù đã kê thêm giường nhưng bệnh nhân vẫn phải nằm ghép.
Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, Bệnh viện Nội tiết TƯ đã tiếp nhận hàng chục ngàn lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh và điều trị nội trú, do sự gia tăng đột biến về bệnh tật và số lượng bệnh nhân nên Bệnh viện Nội tiết TƯ đã xây dựng đề án chiến lược về quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện Nội tiết giai đoạn 2010 và tầm nhìn 2020 với quy mô 500 giường bệnh đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Tại bệnh viện chủ yếu điều trị các bệnh về nội tiết, bệnh mãn tính như bướu cổ, u tuyến giáp và bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường). Trong số này phải kể đến số lượng bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ngày một tăng cao và đây là một thực trạng rất đáng báo động ở nước ta.
Bệnh đái tháo đường là do đường trong máu cao hơn ngưỡng cho phép nên trong nước tiểu có đường (glucose). Nguyên nhân do Insulin tiết ra không đủ, hay mất hẳn, hay do chức năng đầu tiếp nhận của tế bào với Insulin không tốt.
(Insulin là hoóc-môn do các tế bào đặc biệt có tên gọi tế bào beta trong tuyến tụy tạo ra. Khi chúng ta ăn, insulin được tiết vào máu, giúp chuyển đường glucose từ thức ăn vào các tế bào để làm năng lượng. Insulin cũng giúp tích trữ lượng glucose dư thừa trong gan) theo Tailieu.vn
Theo tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng gluco máu do liên quan đến sự suy yếu của nội tiết và hoạt động của Insulin.
Theo ủy ban chuyên gia chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ định nghĩa như sau: Đái tháo đường là nhóm bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng gluco máu, hậu quả của của sự thiếu hụt tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng gluco máu mạn tính thường có biến chứng từ sự rối loạn chức năng đến tổn thương thực thể của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, đái tháo đường được phân chia thành hai loại phổ biến đó là Đái tháo đường tip 1 và Đái tháo đường typ 2
Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính có khoảng 180 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường (giai đoạn 2010-2015 và tăng lên gấp đôi khoảng 366 triệu người vào năm 2030, một năm trên thế giới có khoảng 3,2 triệu người tử vong do biến chứng của bệnh , một ngày có khoảng 8700 người chết và trong 1 phút có đến 6 người tử vong do bệnh này.
Hiệp hội người bị bệnh tiểu đường trên thế giới (IDF) năm 2006 cho biết bệnh tiểu đường xuất hiện ở tất các các quốc gia trên toàn thế giới, ở quốc gia thấp nhất người mắc bệnh này chiếm 4% dân số và tỉ lệ cao nhất chiếm 20% dân số của quốc gia. Điều đáng lưu ý là số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng trên tất cả các quốc gia.
Năm 2007 trên thế giới có khoảng 3,8 triệu người chết vì biến chứng của bệnh tiểu đường, tỉ lệ này chiếm 6% dân số trên toàn thế giới, đáng lưu ý con số tử vong này bằng với số tử vì bệnh HIV/AIDS (theo số liệu của IDF)
Việt Nam là một quốc gia luôn coi trọng tác động an sinh xã hội nhất là trong lĩnh vực sức khỏe, đối với các loại bệnh tật nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng theo định kỳ vẫn có những dự án hỗ trợ tái khám cho toàn dân, nhất là người dân vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Theo báo cáo của Bệnh viện nội tiết TƯ năm 2009,trên toàn quốc số người bị tiểu đường chiếm 2,7% dân số, vùng núi cao là 2,1%, vùng trung du là 2,25%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, vùng đô thị và khu công nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao là 4,4%. Đến năm 2010 Việt nam có khoảng 6 triệu dân mắc bệnh tiểu đường , tuy nhiên 65% trong số này không biết mình mắc bệnh, độ tuổi mắc bệnh cao
nhất từ 46 – 64 tuổi, đây là độ tuổi lao động làm ra của cải cho xã hội. 65% bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện nội tiết TƯ đã có biến chứng.
Điều này cho thấy rằng mặc dù Chính phủ đã cố gắng trong việc tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của bệnh tật nhưng người dân do nhiều nguyên nhân khác nhau đã chưa thực sự chú ý đến vấn đề sức khỏe của mình, chỉ đến khi bệnh có biểu hiện nặng thì mới đến bệnh viện.
Bệnh ĐTĐ có tác động xấu đến kinh tế gia đình và xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, giảm từ 5-10 năm tuổi thọ và dễ tạo nên một xã hội đói nghèo , bệnh tật.
Liên Hợp Quốc đã chọn 2 bệnh có ngày cổ động phòng chống hàng năm trên toàn thế giới đó là HIV/AIDS và bệnh Đái tháo đường . Điều này cho thấy Đái tháo đường có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe cộng đồng trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới.
Ngoài bệnh Đái tháo đường, bệnh nhân đến điều trị còn mắc một số bệnh khác như rối loạn nội tiết, bướu cổ...bệnh nhân đến KCB tại đây cũng có rất nhiều thành phần, trẻ, già, nam, nữ, nông thôn, thành thị, vùng núi cao...Chính vì vậy việc hướng dẫn, điều trị cho những đối tượng bệnh Này cũng gặp nhiều khó khăn. Có những người chưa từng đến bệnh viện nên họ rất bỡ ngỡ, họ không hiểu rõ hoặc không biết quy trình KCB. Có những người khi nghe nhân viên y tế đọc kết quả bệnh đã không giữ được bình tĩnh, có nhiều trẻ em dù còn nhỏ tuổi nhưng đã mắc bênh hiểm nghèo. Với những đối tượng này họ thật sự rất cần đến sự trợ giúp của nhân viên CTXH.