Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện nhi trung ương

69 1.1K 6
Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện nhi trung ương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và bệnh nhân là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Bởi lẽ bất kì đứa trẻ nào, khi phải nằm viện đều có nỗi đau thể xác và tâm lý vì vậy việc chữa trị chỉ có thể đạt hiệu quả tối đa nếu có sự hỗ trợ kết hợp đồng thời giữa y tế và Công tác xã hội. Nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện cần có những hiểu biết về quá trình phát triển tâm lý vận động của đứa trẻ theo lứa tuổi, hiểu tâm lý gia đình động viên gia đình trong một nỗ lực chung để việc chữa trị cho con em họ đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên Công tác xã hội trong bệnh viện còn là một lĩnh vực khá mới ở nước ta nên việc hỗ trợ, chăm sóc đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn còn gặp rất nhiều hạn chế về nguồn nhân lực, nguồn tài chính phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện, thiếu cơ sở pháp lý vì Công tác xã hội chưa thành một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc ngành... song cũng đang có nhiều triển vọng để phát triển. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong ba bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa. Đồng thời là một trong hai bệnh viện được chọn để triển khai mô hình điểm Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế theo đề án của Bộ Y tế về phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 20112020. Ngày 01102008 Phòng Công tác xã hội được thành lập trực thuộc Phòng Đào tạo Chỉ đạo tuyến – Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Nhi Trung ương hướng tới xây dựng mô hình Công tác xã hội thực sự hoàn chỉnh để nhân rộng tại các bệnh viện trong cả nước. Vì những lý do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG THỊ ĐÀO CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, năm 2015 Công trình được hoàn thành tại: thành phố Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí Phản biện 1: : Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại : Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện khoa học xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Danh mục bảng biểu Trang Bảng 2.1 Qui mô, số lượng bệnh nhi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014 Trang 42 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ bệnh nhi và thời gian điều trị Trang 47 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện hoàn cảnh gia đình bệnh nhi Trang 50 Bảng 2.2 Các chương trình truyền thông Phòng Công tác xã hội thực hiện năm 2014 Trang 58 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa cho đến giáo dục, y tế… diện mạo đất nước ngày có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong những năm gần đây lĩnh vực y tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện tốt hơn. Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đồng thời với sự nổ lực phấn đấu của toàn dân, ngành y tế của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 số xã đạt chuẩn quốc gia, hệ thống chính sách, pháp luật về y tế được ban hành và từng bước được hoàn thiện trong thực tiễn, những tiến bộ về khoa học – kỹ thuật về y tế ngày một phát triển, cơ sở vật chất y tế ngày càng được cải thiện, sự chăm lo hỗ trợ của cộng đồng trong đó có hoạt động nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh góp phần tích cực hỗ trợ cho người dân đặc biệt là những đối tượng yếu thế khắc phục những rủi ro trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. [1,6] Tuy nhiên trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước dẫn đến tình hình giá cả, lạm phát tăng cao ngành y tế cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề riêng của mình. Trong thời gian qua các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục phản ánh các vấn nạn nảy sinh trong lĩnh vực y tế như: vấn đề quá tải bệnh viện, nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu của bệnh nhân như cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng của các loại dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh… Do vậy có nhiều vấn đề nảy sinh tại các bệnh viện đó là sự thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh và bác sĩ… Những vấn nạn này nếu không được khắc phục sẽ để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, một nghề có thể cung cấp các dịch vụ giải quyết tốt các vấn đề y tế trên vì vậy việc triển khai các dịch vụ Công tác xã hội trong bệnh viện không chỉ là nhu cầu bức thiết hiện nay mà đó còn là giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Hơn một thế kỉ nay, khoa học và là nghề chuyên môn Công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại rất nhiều lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Đến nay, Công tác xã hội có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự bình đẳng và công bằng xã hội. Xuất phát từ nhu cầu và tình hình thực tiễn của đất nước, ngày 23/5/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020” với mục tiêu phát triển Công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Theo đó, 15/7/2011 Bộ Y tế cũng xây dựng “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020 và hiện nay Bộ Y tế đang lấy ý kiến về dự thảo “Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện”. Đây chính là những căn cứ pháp lý đầu tiên vô cùng quan trọng công nhận Công tác xã hội là một nghề trong lĩnh vực y tế ở nước ta mà bệnh viện chính là cơ sở hoạt động của nhân viên Công tác xã hội còn bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên y tế là khách hàng, thân chủ của mình. Việt Nam là một quốc gia có số trẻ em chiếm tới 1/4 dân số đây là một trong nhóm đối tượng đặc thù của Công tác xã hội, được coi như những “công dân đặc biệt” của xã hội, được chăm sóc và dành cho những ưu tiên, cũng như tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày càng được quan tâm, đa số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại vacxin cơ bản; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tê (BHYT) và khám chữa bệnh miễn phí; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 25% (2005) xuống 15,4% (2013).[2.7] Bên cạnh các thành tựu đó thì hiện nay trên cả nước vẫn còn một số lượng lớn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn lại không may mắn khi trong mình lại mắc các căn bệnh hiểm nghèo hằng ngày đang đối mặt với tử thần, mà gia đình lại không có đủ các điều kiện kinh tế để các em có cơ hội được chữa bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một ngày có từ 1.000 - 1.200 bệnh nhi đến khám, điều trị. Trong một khoa có từ 50 - 70 bệnh nhi mắc bệnh thì trong đó có đến 10 - 20 bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn cần được tư vấn tâm lý và giúp đỡ nguồn tài chính để chữa trị. [3.12] Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và bệnh nhân là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Bởi lẽ bất kì đứa trẻ nào, khi phải nằm viện đều có nỗi đau thể xác và tâm lý vì vậy việc chữa trị chỉ có thể đạt hiệu quả tối đa nếu có sự hỗ trợ kết hợp đồng thời giữa y tế và Công tác xã hội. Nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện cần có những hiểu biết về quá trình phát triển tâm lý vận động của đứa trẻ theo lứa tuổi, hiểu tâm lý gia đình động viên gia đình trong một nỗ lực chung để việc chữa trị cho con em họ đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên Công tác xã hội trong bệnh viện còn là một lĩnh vực khá mới ở nước ta nên việc hỗ trợ, chăm sóc đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn còn gặp rất nhiều hạn chế về nguồn nhân lực, nguồn tài chính phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện, thiếu cơ sở pháp lý vì Công tác xã hội chưa thành một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc ngành song cũng đang có nhiều triển vọng để phát triển. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong ba bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa. Đồng thời là một trong hai bệnh viện được chọn để triển khai mô hình điểm Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế theo đề án của Bộ Y tế về phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020. Ngày 01/10/2008 Phòng Công tác xã hội được thành lập trực thuộc Phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến – Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Nhi Trung ương hướng tới xây dựng mô hình Công tác xã hội thực sự hoàn chỉnh để nhân rộng tại các bệnh viện trong cả nước. Vì những lý do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển lĩnh vực Công tác xã hội trong bệnh viện đã được quan tâm từ rất lâu nhưng ở Việt Nam thì đây là một đề tài khá mới mẻ. Trên thực tế ở nước ta cũng chưa có nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về đề tài Ở Mỹ, Công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có Phòng Công tác xã hội và đây là một trong những điều kiện để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Mỹ. Nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kíp trị liệu. Ở Singapore hay Philipin tại hầu hết các bệnh viện đều thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận Công tác xã hội về tổ chức có thể là một bộ phận trực thuộc bệnh viện do cơ quan y tế quản lý hoặc cũng có thể là một bộ phận độc lập do ngành chủ quản như Bộ LĐTB – XH quản lý. Vào năm 1977, Hiệp hội Nhân viên Công tác xã hội Quốc gia Mỹ (NASW) xuất bản bộ “Tiêu chuẩn cho các dịch vụ xã hội bệnh viện”. Năm 1980, bộ “Tiêu chuẩn cho ngành Công tác xã hội trong các cơ sở chăm sóc Y tế” được xây dựng và thay thế bộ tiêu chuẩn bệnh viện. Giữa năm 1981 và 1982, Hội đồng Quản trị của NASW đã phê duyệt những tiêu chuẩn mới, và ba tiểu mục đã được xây dựng, phê duyệt và bổ sung vào bộ tiêu chuẩn chăm sóc y tế. Ba tiểu mục bao gồm “Tiêu chuẩn về Công tác xã hội với bệnh khuyết tật phát triển; Tiêu chuẩn về Công tác xã hội tại các cơ sở điều trị bệnh Thận giai đoạn cuối và Tiêu chuẩn về Công tác xã hội tại các cơ sở Y tế công cộng”.[6,7-16] Đây là những công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về cơ sở lý luận, lịch sử hình thành khoa học ứng dụng Công tác xã hội bệnh viện để tăng cường kiến thức, kỹ năng, giá trị, phương pháp và các chuẩn mực của Nhân viên Công tác xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả với các cá nhân, gia đình…những nhà cung cấp chăm sóc y tế và cộng đồng khi hoạt động tại các cơ sở chăm sóc y tế. Tình hình nghiên cứu trong nước về đề tài Ngày 25/3/3010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020”. Mục tiêu chung của đề án phát triển Công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề Công tác xã hội. Theo đó, 15/7/2011 Bộ Y tế cũng xây dựng “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020”. Đề án tập trung nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và cán bộ ngành y tế về vai trò quan trọng của nghề Công tác xã hội; từng bước hình thành mạng lưới hoạt động công tác xã hôi để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, đem dịch vụ y tế đến gần với bệnh nhân hơn. Ngày 6/7/2010 tại Hà Nội, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y tế, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo “Phát triển Công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế”. Tại hội thảo có nhiều bài viết, tham luận và ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước đã nêu rõ vai trò và tác động của Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, kết quả bước đầu, khó khăn thuận lợi và định hướng cho sự phát triển của Công tác xã hội trong bệnh viện thời gian tới. Một số tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nghề Công tác xã hội” tại Đà Nằng ngày 3-4 tháng 11 năm 2009 TS. Đàm Viết Cương (Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế) có bài viết “Nhu cầu và định hướng phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” bài viết đề cập hai nội dung một là đặc điểm và vai trò của Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, hai là nhu cầu và định hướng phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế. Trong đó ông nhấn mạnh đến việc phát triển toàn diện Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế phải làm đồng thời: Xây dựng chính sách, lập kế hoạch; Trị liệu: Công tác xã hội trong bệnh viện; Hậu trị liệu và phòng ngừa: Công tác xã hội trong cộng đồng. Bài viết “Một mô hình cần nhân rộng” của tác giả Hương Lan đăng ngày 30/11/2011 trên trang điện tử Truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế giới thiệu cách làm sáng tạo và hoạt động hiệu quả của Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương. Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong hai mô hình thí điểm của Bộ Y tế trong đề án đưa Công tác xã hội vào bệnh viện để các đơn vị y tế học hỏi. Mặc dù các bài viết trên đã đề cập đến Công tác xã hội trong bệnh viện như trên tuy nhiên cho đến nay vẫn còn quá ít các tài liệu, sách báo và công trình nghiên cứu về vấn đề này. Và chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc việc đưa Công tác xã hội vào bệnh viện trợ giúp riêng cho đối tượng là bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn với các dịch vụ cụ thể. Vì thế, đề tài “Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương” là đề tài khá mới và cũng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về tình trạng bệnh tật, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình và những khó khăn của các bệnh nhi trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương Tìm hiểu thực trạng việc hỗ trợ của Phòng Công tác xã hội đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương Nhận diện những vấn đề mà gia đình bệnh nhi, bản thân bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp từ Công tác xã hội. Từ đó đưa ra một số giải pháp và những yêu cầu với nhân viên Công tác xã hội làm việc tại bệnh viện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Thu thập tài liệu có sẵn, những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, thống kê số liệu. Nghiên cứu thực địa: thu thập những thông tin sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn sâu, để tìm hiểu thực trạng hỗ trợ xã hội đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tổng hợp thông tin định tính để tổng hợp kết quả nghiên cứu Phân tích, đánh giá những thực trạng nói trên nhằm đưa ra một số giải pháp trợ giúp của Công tác xã hội đối với những trường hợp bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương. 4. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 9/2014 đến tháng 01/2015 Không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương (18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội) 4.2. Đối tượng nghiên cứu Các dịch vụ hỗ trợ của Công tác xã hội đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương 4.3. Khách thể nghiên cứu Nhân viên Phòng Công tác xã hội tại bệnh viện Bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn và gia đình bao gồm cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhi tại bệnh viện: Nghiên cứu gồm 350 trường hợp bệnh nhi đang điều trị nội trú (phỏng vấn sâu và sử dụng bảng hỏi đối với người nhà bệnh nhi) có hoàn cảnh khó khăn. 4.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn 5. Các phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Các tài liệu hiện có tại cơ sở nghiên cứu, chính sách, đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế, các tài liệu có liên quan đến Công tác xã hội trong bệnh viện, Công tác xã hội đối với trẻ em, tâm lý trẻ em khi nằm viện. Phân tích các văn bản báo cáo, tạp chí các thông tin đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tổng hợp và đưa ra các nhận xét, đánh giá. Sử dụng phương pháp này để tác giả xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Qua đó, tác giả xác định được một số khái niệm chính của đề tài như: Công tác xã hội trong bệnh viện, bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Những nội dung này được tác giả trình bày ở chương 1 của luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để tìm hiểu số liệu về quy mô, cơ cấu và thực trạng Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Trung ương thông qua các Báo cáo tổng hợp của Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương. Nội dung này được thể hiện ở mục 2.3 thuộc chương 2 của luận văn 5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Phương pháp này tác giả nghiên cứu 350 trường hợp bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng hoàn cảnh gia đình, tình trạng bệnh tật của bệnh nhi thông qua người thân đi chăm sóc. Qua đó phân tích và nhận diện những khó khăn mà đối tượng đang gặp phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp ở phần sau. Số liệu được xử lý sau khi điều tra và được phân tích tại mục 2.2 thuộc chương 2 của luận văn. 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Kết hợp với điều tra bảng hỏi tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với một số phụ huynh là cha mẹ, người thân đi chăm sóc bệnh nhi tại địa bàn nghiên cứu, sau đó tổng hợp các câu trả lời nhằm có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về những khó khăn về điều kiện kinh tế, các yếu tố tâm lý và nhu cầu, mong muốn của họ trong quá trình điều trị của con cái tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp này cũng được sử dụng phục vụ cho nội dung thực trạng hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình, tình trạng bệnh tật, tâm lý và khó khăn gặp phải của bệnh nhi thể hiện mục 2.2 thuộc chương 2 của luận văn. 5.4. Phương pháp quan sát Với phương pháp này tác giả đã trực tiếp đến Bệnh viện Nhi Trung ương, các Khoa điều trị bệnh cũng như các phòng hồi sức của bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn nhằm quan sát rõ hơn về tình trạng bệnh tật, quá trình bệnh nhi được khám chữa bệnh, ăn uống thường ngày của bệnh nhi và những người thân đi cùng chăm sóc. Đồng thời tham gia một số hoạt động của các chương trình thiện nguyện như phát cơm miễn phí cho người nhà bệnh nhi, tham gia chương trình giao lưu văn nghệ gây quỹ cho bệnh nhi Ung thư, lớp học Hy vọng cho các bệnh nhi điều trị lâu dài với mục đích tìm hiểu sâu hơn thực trạng Công tác xã hội đối với đối tượng này tại bệnh viện. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết, phương pháp CCông tác xã hội vào việc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể. Cụ thể là việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phương pháp Công tác xã hội vào việc mô tả, phân tích và đưa ra các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ giải quyết vấn đề cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những chính sách trợ giúp của Nhà nước, Bộ Y tế các ban ngành liên quan trong Công tác xã hội đối với các bệnh nhân là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp những người quản lý và cộng đồng có thêm cái nhìn toàn diện, sâu sắc tích cực trong công tác tuyên truyền, tổ chức giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị các căn bệnh hiểm nghèo tại bệnh viện về vật chất, tinh thần và tâm lý. ` Giúp cho nhân viên Công tác xã hội nói riêng và các ngành khác nói chung hiểu biết thêm về các dịch vụ hỗ trợ của Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn và những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực y tế. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn có 2 chương sau đây: [...]...Chương 1: Những vấn đề lý luận về Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn Chương 2: Thực trạng và giải pháp thực hiện Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương Chương 1: Những vấn đề lý luận về Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn 1.1 Các khái niệm công cụ 1.1.1 Công tác xã hội Công tác xã hội được xem như là... về Công tác xã hội, về Công tác xã hội bệnh viện, Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày về nội dung cơ sở lý luận như lịch sử của Công tác xã hội bệnh viện trên thế giới, các hoạt động của Công tác xã hội quan trọng tại bệnh viện đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó. .. vậy Công tác xã hội trong bệnh viện với đối tượng đặc thù là bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đem lại hiệu quả thiết thực 2.2 Thực trạng bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại BV Nhi Trung ương Bệnh viện Nhi Trung ương có trên 30 khoa, thường xuyên có trên 1000 trẻ nằm viện, có cháu thời gian nằm viện nhi u hơn thời gian ở nhà Trong một khoa có từ 50 - 70 bệnh nhi mắc bệnh thì trong đó có đến 10 - 20 bệnh nhi. .. căn bệnh hiểm nghèo 1.1.4 Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn Trẻ em là một nhóm xã hội những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt Trong đó bệnh nhân là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vừa là đối tượng của lĩnh vực y tế vừa là đối tượng của Công tác xã hội Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh. .. khó khăn Qua những đặc điểm về địa bàn nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho tác giả phân tích những thành tựu, hạn chế của các yếu tố như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, dịch vụ y tế tại bệnh viện đến Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn Như vậy, chương 1 là tổng quan các cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Trung ương ... khăn tại bệnh viện Nhi Trung ương Chương 2: Thực trạng và giải pháp thực hiện Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương 2.1 Quy mô, số lượng bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương Tính đến tháng 12/2014 bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận KCB và điều trị nội trú cho 612.073 lượt bệnh nhi trên khắp các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung và Hà Nội Cơ cấu, số lượng thể... bệnh cũng hết sức quan trong, có thể chiếm đến 50% công việc đưa đến sự hài lòng cho người bệnh Vì vậy, Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn có những hoạt động chuyên nghiệp sử sụng các phương pháp của Công tác xã hội kết hợp với các phương pháp liên ngành khác đó là: Thứ nhất, Công tác xã hội hỗ trợ các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhi, gia đình bệnh nhi và các y bác sỹ trong bệnh viện. .. cho bệnh viện Phối hợp với truyền thông để quảng bá các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao của bệnh viện Định hướng phát triển Quảng bá hình ảnh của Bệnh viện Nhi Trung ương Tạo dựng Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương là một địa chỉ đáng tin cậy đối với cộng đồng và xã hội Chuyên nghiệp hoá Công tác xã hội trong bệnh viện Sáu năm đồng hành cùng sự phát triển của bệnh viện các cán bộ Công tác xã hội. .. nhi m vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện của Bộ Y tế Công tác xã hội bệnh viện được hiểu như sau: Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế nhằm giải quyết những vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám bệnh, chữa bệnh Công tác xã hội có chức năng cung cấp các dịch vụ về Công tác xã. .. mà hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường sống, sự bao cấp của gia đình và sự bảo trợ của xã hội Tại các bệnh viện hiện nay có rất nhi u bệnh nhi hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, có nhi u trường hợp bệnh nặng, có khả năng chữa trị nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền thuốc thang nên phải xin về, có những bệnh nhi quãng thời gian tuổi thơ là không gian gắn với bệnh viện Công tác xã hội trong bệnh . hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Công tác xã hội Công. đưa Công tác xã hội vào bệnh viện trợ giúp riêng cho đối tượng là bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn với các dịch vụ cụ thể. Vì thế, đề tài Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG THỊ ĐÀO CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Công tác xã

Ngày đăng: 30/07/2015, 05:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận về Công tác xã hội đối với

  • 1.1. Các khái niệm công cụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan