1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội đối với nạn nhân bị mua bán trở về từ thực tiễn ngôi nhà bình yên

85 1,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 827,81 KB

Nội dung

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu “Công xã hội đối với phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về từ thực tiễn hoạt động dự án Ngôi nhà Bình Yên” mong muốn góp phần đưa ra một cái nhìn toàn diện về

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

2.1.Trên thế giới 4

2.2.Tại Việt Nam 7

3.Câu hỏi nghiên cứu 11

4.Giả thuyết nghiên cứu 11

5.Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 11

5.1.Mục đích nghiên cứu 11

5.2.Nhiệm vụ của nghiên cứu 12

6.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12

6.1 Cơ sở phương pháp luận 12

6.2 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin 12

7.Đối tượng và khách thể của nghiên cứu 12

8.Phạm vi nghiên cứu 13

9.Ý nghĩa của nghiên cứu 13

9.1.Về khoa học 13

9.2 Về mặt thực tiễn 13

10.Cơ cấu luận văn 13

NỘI DUNG CHÍNH 14

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 14

1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 14

1.2 Các khái niệm công cụ 16

1.3 Các văn bản pháp luật liên quan đến mua bán phụ nữ và trẻ em 19

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

Trang 2

Chương 2 Thực trạng công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về 30

2.1 Thực trạng nạn mua bán phụ nữ, trẻ em 30

2.2 Công tác hỗ trợ nạn nhân tại Ngôi nhà Bình yên 35

Chương 3 Hiệu quả mô hình công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân bị mua bán trở về tại dự án Ngôi nhà Bình yên 46

3.1 Mô hình hỗ trợ chuyên nghiệp 46

3.2 Kết quả hỗ trợ 52

3.3 Thuận lợi, thách thức trong hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại dự án Ngôi nhà Bình yên 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 73

Trang 3

Nạn nhân của mua bán người chủ yếu là phụ nữ tập trung trong độ tuổi từ 15đến 35 Đa phần họ xuất thân từ các vùng nông thôn, trong các gia đình nghèo, trình

độ học vấn thấp hay trong các gia đình có những vấn đề xã hội như rượu chè, bạo

lực gia đình, gia đình khiếm khuyết hoặc không hạnh phúc… [14] Trong hàng

nghìn nạn nhân của nạn buôn bán người, một số ít may mắn trốn thoát trở về.Nhưng cuộc sống của họ sẽ ra sao khi những khó khăn về vật chất, những hậu quảnặng nề về tâm lý, sức khỏe và định kiến xã hội cứ bám riết họ trong quá trình táihòa nhập cộng đồng? Liệu trong số họ, bao nhiêu người sẽ ổn định cuộc sống? Baonhiêu nạn nhân phải chấp nhận cuộc sống bấp bênh? Những ai trong số này rơi vàocác tệ nạn xã hội?

Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là một công tác toàn diện, phức tạp, liênquan tới các vấn đề tâm lý, giáo dục và giáo dục lại, hỗ trợ hồi phục và tái hòa nhậpcộng đồng…Một số chính sách cụ thể để hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán trở về đãđược áp dụng và có kết quả tích cực Mặt khác, công tác hỗ trợ nạn nhân hồi phục

Trang 4

và tái hòa nhập cộng đồng vẫn đang tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về mặt thực tế vàchính sách

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu “Công xã hội đối với phụ nữ và trẻ em bị mua

bán trở về từ thực tiễn hoạt động dự án Ngôi nhà Bình Yên” mong muốn góp

phần đưa ra một cái nhìn toàn diện về công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại Ngôi nhà Bình Yên, kết quả đạt được của mô hình hỗ trợ này, từ đó nêu lên những

khuyến nghị với Ban quản lý dự án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Trên thế giới

Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 đến 800.000 người được đưa qua biêngiới và khoảng 2 đến 4 triệu người là nạn nhân bị mua bán trong chính quốc gia củamình Vấn đề buôn bán người, tập trung vào Phụ nữ và trẻ em đã được đề cập trong

xã hội từ những năm cuối của thế kỷ 19, khi nhà nữ quyền Josephin Butler ngườiAnh đã liên kết nạn buôn người để bóc lột tình dục cùng với chiến dịch chống

“Buôn bán nô lệ da trắng” Từ đó trở đi, các hoạt động chống buôn bán phụ nữ trẻ

em gắn chặt với các phong trào nữ quyền và trở thành vấn đề trong chương trìnhnghị sự của các Phong trào Phụ nữ quốc tế

Tuy nhiên, phải tới năm 2000, thông qua nghị định thư Palermo của LiênHiệp Quốc thì vấn đề buôn bán người mới được nhìn nhận một cách toàn diện vànạn mua bán người mới được đưa lên thành vấn đề toàn cầu Do vậy đã có rất nhiềucác công trình nghiên cứu, sách báo và các dự án và chương trình hoạt động liênquan đến buôn bán người và hoạt động phòng chống buôn bán người, đặc biệt làphụ nữ và trẻ em

Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc cho

ra đời bản báo cáo Combating human trafficking in Asia (Đấu tranh chống lại nạn

mua bán người ở châu Á) vào năm 2003 Đây là một tài liệu hướng dẫn cho côngtác đấu tranh phòng chống nạn mua bán người ở các nước châu Á Thái Bình

Trang 5

Dương, chủ yếu nhấn mạnh về việc xây dựng khung pháp lý đẩy lùi tệ nạn đồngthời tạo điều kiện hỗ trợ các nạn nhân trở về xây dựng cuộc sống[41].

Ấn phẩm Toolkit to combat traffiking in persons (Công cụ cần thiết để chống

lại nạn mua bán người), công bố năm 2008 của UNODC (Tổ chức phòng chống matúy và tội phạm của Liên hiệp quốc), cung cấp hỗ trợ thực tiễn cho các chính phủ,những nhà hoạch định chính sách, công an, các tổ chức phi chính phủ và nhữngthành phần liên quan khác trong việc đấu tranh chống lại nạn mua bán người mộtcách có hiệu quả Công trình đã đưa ra những phương pháp và cách thức thực hànhđang được sử dụng hiện nay trên thế giới như cách để xác định nạn nhân bị muabán, cách phỏng vấn và bảo vệ nạn nhân [42]

Một báo cáo khác mang tính chất toàn cầu về vấn đề buôn bán người, Global report on trafficking in persons được thực hiện bởi UNODC tháng 2/2009 lại đưa ra

một cái nhìn mới mẻ về cách thế giới phản ứng với vấn đề mua bán người trong đóchứa đựng các thông tin tương đối toàn diện về hệ thống luật pháp và việc thực thi ởnhiều quốc gia trên thế giới [43]

Tác giả Louise Shelley với công trình toàn diện về nạn buôn bán người,

Human trafficking: A global perspective (Mua bán người: cái nhìn toàn cầu) đã

nhấn mạnh những nội dung như sự bùng nổ và hậu quả của nạn mua bán người; vấn

đề tài chính trong hệ thống buôn người; và tình trạng mua bán người tại nhiều khuvực trên thế giới trong đó có châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi Tuy nhiên,công trình này chỉ tập trung vào thực trạng mua bán người, những hậu quả của nóchứ không nói nhiều về các phương pháp cụ thể nhằm hỗ trợ nạn nhân bị mua bántrở về [39]

Công trình nhan đề Trafficking in women and children – current issues and developments (Mua bán phụ nữ và trẻ em – các vấn đề hiện tại và xu hướng phát

triển) do Anna M Troubnikoff chủ biên đã thảo luận về hậu quả của nạn mua bánphụ nữ và trẻ em, trong đó chỉ ra các nạn nhân cụ thể cần được hỗ trợ và các chiếnlược cho những kế hoạch phòng chống tệ nạn này một cách hiệu quả [35]

Trang 6

Bài viết Human trafficking: Improving victim identification and service provision (Mua bán người: Cải thiện vấn đề xác định nạn nhân và cung cấp dịch vụ)

năm 2011, đã đưa ra đánh giá Đạo luật bảo vệ nạn nhân của Mỹ (TVPA) Từ đó, bàiviết cho thấy cần phải cải thiện vấn đề xác định nạn nhân và tăng cường cung cấpdịch vụ Xu thế toàn cầu, những nỗ lực và nhược điểm trong việc hạn chế nạn buônbán người Đặc biệt, tác giả đưa ra những can thiệp cụ thể của nhân viên xã hộitrong việc xác định nạn nhân và cung cấp dịch vụ [37]

Nghiên cứu Reintegration in Aftercare: Theory and Practice – Developing

an instrument to measure success of reintegration of traffic survivors; formulating

a philosophy and program of reintegration based on the instrument (Tái hòa nhập

sau hỗ trợ: Lý thuyết và thực hành _ Phát triển bộ công cụ tái hòa nhập thành côngcủa những người bị mua bán trở về; Xây dựng lý luận và chương trình tái hòa nhậpdựa trên bộ công cụ), nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 67 người tại 11 khuvực tại Mindano Philipines nhằm tìm hiểu những gì cần có để tái hòa nhập thànhcông và để bảo vệ nạn nhân không bị tái buôn bán Qua nghiên cứu, nhóm tác giảxây dựng bộ công cụ gồm 43 tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của công táctái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trở về Nghiên cứu cũng đề cập tới

mô hình nhà hỗ trợ của tổ chức Love 146, trong đó nhấn mạnh hỗ trợ nạn nhân bịmua bán trở về cần phải tạo cơ hội để họ đạt được mức giá trị bản thân nhất định;phát triển tiềm năng và khuyến khích họ áp dụng các khả năng của mình vào cuộcsống Cùng với việc chăm sóc chữa lành các vết thương thể chất, tinh thần, hoạtđộng hỗ trợ đồng còn phải giúp nạn nhân trở nên mạnh mẽ để sẵn sàng bước ra thếgiới bên ngoài nơi có sự tàn ác, thiếu thốn và tuyệt vọng…; ngăn chặn những điều

Trang 7

đã không được thảo luận rộng rãi trong công tác xã hội và nhấn mạnh tới nhiệm vụnghề nghiệp của Công tác xã hội là thúc đẩy nhân quyền và công bằng kinh tế và xãhội và nhân viên xã hội được đặt ở một vị trí lý tưởng để giải quyết vấn đề này”[36] Nhóm tác giả bài viết cũng nêu ra các phương thực để liên kết giữa phòngchống mại dâm và phòng chống buôn bán người nói chung, từ đó gợi ý một môhình cho lĩnh vực Công tác xã hội trợ giúp nạn nhân bị buôn bán [36].

2.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu khảo sát “Tình hình buôn bán phụ nữ - trẻ em nhằm đề xuất các hoạt động can thiệp phù hợp tại một số vùng phát triển” do Tổ chức Action Aid

Việt Nam được thực hiện tháng 10/2008 [1]

Nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của thực trạng buôn bán phụ trẻ em tại 4 tỉnh như đối tượng nạn nhân bị buôn bán, thủ phạm buôn bán, điểm bịbuôn bán, nhận thức của cộng đồng về vấn đề buôn bán, các hoạt động phòng chốngbuôn bán người và tìm hiểu cuộc sống của các nạn nhân sau khi trở về tái hòa nhậpcộng đồng Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp hữu ích như truyền thông, nângcao nhận thức cho cộng đồng, đồng thời hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và traoquyền cho người trở về, phòng ngừa tội phạm, thúc đẩy sự phát triển xã hội đểcùng với Chính phủ Việt Nam thực hiện tốt hoạt động phòng chống mua bán phụ nữtrẻ em, giảm thiểu số lượng phụ nữ và trẻ em bị mua bán cả ở trong nước và nướcngoài Nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị liên quan đến việc nâng caohiệu quả truyền thông, hoạt động tái hòa nhập cộng đồng và công tác phòng chốngtội phạm buôn bán người

nữ-Nghiên cứu “Mua bán trẻ em trai tại Việt Nam” là một phần trong Chương

trình chung về Bình đẳng giới do chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên hợpquốc tại Việt Nam cùng phối hợp thực hiện [6]

Nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng ban đầu khẳng định rằng tình trạngmua bán trẻ em trai có xảy ra ở Việt Nam, cả trong nước và nước ngoài Trẻ em trai

bị mua bán phải làm các công việc khác nhau: làm ăn xin và bán rong trên đường

Trang 8

phố, trong không ít trường hợp các em bị bóc lột tình dục Một điều đáng lưu ý là

dù báo cáo này đã phát hiện các trường hợp trẻ em trai bị mua bán nhưng trong hệthống báo cáo chính thức của chính quyền địa phương lại không có trường hợp muabán trẻ em trai nào hoặc không có số liệu thống kê chính thức về tình hình này

Liên quan đến hoạt động tái hòa nhập cộng đồng, các nạn nhân được giải cứu

đề cập trong nghiên cứu đều được hỗ trợ tiền để trở về nhà như tiền đi lại và tiền ăn.Hầu hết các trường hợp mua bán trong nước cho mục đích bóc lột lao động đượcchuyển đến Trung tâm bảo trợ, hoặc Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cho Thanhniên, cũng như các trung tâm tiếp nhận và đánh giá nạn nhân Tuy nhiên, đối vớinhững nạn nhân tự trở về, các em không nhận được sự hỗ trợ ban đầu từ các cơquan nhà nước

Báo cáo “Tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những nguy cơ về mua bán người”, kết quả từ một nghiên cứu của

Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và tổ chức Action Aid ViệtNam, tập trung vào thực trạng lao động nữ nhập cư bao gồm điều kiện làm việc, cácchế độ phúc lợi, điều kiện sống… và những nguy cơ khiến những lao động nữ này

Báo cáo kết quả nghiên cứu: Khảo sát thực trạng những nạn nhân nữ trở về

do buôn bán phụ nữ ở Tây Ninh, 2002, đã cho thấy trong nhóm xã hội phụ nữ bị lừa

bán trở về cũng như nhóm xã hội phụ nữ có nguy cơ cao bị lừa bán không có việclàm hoặc việc làm thu nhập không ổn định Do đó, chế độ an toàn về lương thựcthực phẩm còn rất bấp bênh dẫn đến tình trạng những nhóm phụ nữ này chưa được

ổn định về cuộc sống Một số chương trình được triển khai tại địa phương chưa đemlại hiệu quả cao vì chưa có hình thức triển khai dựa trên những nhu cầu cụ thể của

Trang 9

những nhóm xã hội này và chưa tính đến những biện pháp kết hợp để duy trì tínhhiệu quả Ý thức của cộng đồng bao giờ cũng "định kiến" với những nhóm xã hộinày, đặc biệt là nhóm xã hội phụ nữ bị lừa bán trở về, đã gây cản trở lớn lao đếnviệc tái hoà nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời kể cả mặt thể chất cũng như mặt xãhội của họ Điều kiện ăn ở, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ trong những nhóm xã hộinày chưa đảm bảo dễ bị lừa bán trở lại Sức khoẻ luôn là vấn đề gây ra những khókhăn nghiêm trọng về kinh tế gia đình Đại bộ phận phụ nữ khi trở về đều bị mắcbệnh lây qua đường tình dục một cách trầm trọng, trong đó có chị em bị nhiễmHIV/AIDS, phải tự bỏ tiền chữa khám bệnh đã phải vay mượn do đó điều kiện kinh

tế ngày càng kiệt quệ Việc tiếp cận cơ sở dịch vụ y tế chính thức của những nhóm

xã hội này gặp nhiều khó khăn do bản thân họ muốn che dấu tình trạng bệnh tật củamình vì liên quan đến "định kiến" của cộng đồng, đồng thời do các cơ sở phi chínhthức phục vụ tiện lợi hơn, "bí mật" hơn tuy giá thành đắt đỏ Kết quả nghiên cứucho thấy giải pháp cơ bản để giúp những nhóm xã hội phụ nữ này thoát khỏi nhữngđiều kiện sống bất lợi hiện nay là xoá đói giảm nghèo trên cơ sở tạo việc làm, chovay vốn, nâng cao trình độ học vấn, trang bị khoa học kỹ thuật và hỗ trợ các vấn đề

xã hội khác [34]

Dự án Phòng chống buôn người khu vực châu Á (ARTIP) là sáng kiến của

Chính phủ Úc nhằm tăng cường việc đáp ứng tư pháp hình sự đối với việc buôn bánngười ở khu vực châu Á Dự án này được bắt đầu từ tháng 8 năm 2006 và hoạt độngtrong 5 năm, ARTIP chú trọng vào việc chấm dứt sự trốn tránh bị trừng phạt của tộiphạm và bảo đảm công lý cho các nạn nhân Các nội dung chính của dự án là tăngcường đáp ứng hành pháp chuyên sâu và bao quát chung đối với tệ buôn bán người;Tăng cường đáp ứng về truy tố và xét xử đối với tệ buôn người và dự án cũng cungcấp tư vấn và hỗ trợ cho các chính phủ trong việc phát triển hoặc chỉnh sửa khungpháp lý quốc gia về nạn buôn người [2]

Trong báo cáo Thúc đẩy bình đẳng giới để chống buôn bán phụ nữ và trẻ em,

tác giả đã nêu rõ các khái niệm cơ bản về giới và bình đẳng giới; những khác biệtgiới cơ bản trong lao động trẻ em và buôn bán lao động trẻ em; những chiến lược và

Trang 10

kỹ thuật chính trong việc lồng ghép giới vào các chương trình, dự án phòng chốngbuôn bán phụ nữ và trẻ em [27].

Cuốn sách Kết quả và kinh nghiệm thực hiện các chương trình ngăn ngừa nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2002-2007 của Quỹ Châu Á tóm tắt các

hoạt động và dự án mà Quỹ châu Á hỗ trợ các cơ quan đối tác Việt Nam trong giaiđoạn 2002 – 2007 Nội dung chủ yếu bao gồm các chương trình tuyên truyền giáodục phòng ngừa; các chương trình nâng cao năng lực kinh tế và nâng cao địa vị xãhội của phụ nữ; các chương trình di cư an toàn; chương trình hợp tác song phươngvới các nước có chung biên giới; chương trình hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộngđồng; chương trình hỗ trợ học bổng cho các em gái có nguy cơ bỏ học; chương trình

sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình, có việc làm ổn định và không phải nợnần Điều đó đối với họ còn quan trọng hơn cả sự phản ứng, kỳ thị của cộng đồng.Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra hướng hỗ trợ nạn nhân cần hướng đến mô hình hỗtrợ tại cộng đồng, nhấn mạnh đến công tác hỗ trợ học nghề để đảm bảo công ăn việclàm cho nạn nhân sau khi được đào tạo Đó chính là yếu tố căn bản giúp các nạnnhân hòa nhập và tránh được tình trạng tái buôn bán [22]

Báo cáo đánh giá các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán trở về tại Việt Nam của nhóm tác giả David Trees, Vũ Phạm Thị Nguyên Thanh và

Trần Ban Hùng, 2012, đã tiến hành đánh giá hai mô hình Trung tâm tiếp nhận vàNhóm tự lực trợ giúp nạn nhân bị mua bán trở về do IOM và Bộ LĐTBXH phốihợp thực hiện Báo cáo đã nêu lên những kết quả mà hai mô hình hỗ trợ đạt được,bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình vận hành hai mô hình hỗ trợ này Qua

đó, khẳng định cả hai mô hình đều là những phương pháp tiếp cận phù hợp để hỗ

Trang 11

trợ nạn nhân hồi hương tái hòa nhập [29].

Nhìn chung, các nghiên cứu về nạn nhân bị mua bán trở về mới dừng lại ởtìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của nạn mua bán người, những khó khăn nạn nhânthường gặp sau khi bị mua bán trở về Một vài nghiên cứu cũng đề cập tới mô hình

hỗ trợ nạn nhân nhưng chỉ mới dừng lại trên phương diện đào tạo nghề và các dịch

vụ ngắn hạn nhưng kết quả của sau hỗ trợ dường như đang bị bỏ ngỏ Do vậy, môhình cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về một cách toàn diện và hiệuquả của nó đang là vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu kỹ hơn Qua nghiên cứu

“Công tác xã hội đối với nạn nhân bị mua bán trở về từ thực tiễn Ngôi nhà Bình yên”, tác giả muốn đi sâu vào tìm hiểu các dịch vụ được cung cấp tại Ngôi nhà Bình

yên đối với phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về, phản hồi của thân chủ và những kếtquả đạt được

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về tại Ngôi nhàBình Yên như thế nào?

- Mô hình hỗ trợ này đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân và ảnh hưởng và tớicộng đồng như thế nào?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân bịbuôn bán trở về tại Ngôi nhà Bình Yên

4 Giả thuyết nghiên cứu

Công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại Ngôi nhà Bình Yên là chuyên nghiệp

Mô hình Dự án ngôi nhà Bình yên đã đáp ứng đúng nhu cầu của các nạn nhân bịmua bán trở về Đồng thời các hoạt động của dự án đã góp phần đẩy mạnh công tácphòng chống hoạt động mua bán phụ nữ, trẻ em và hoạt động hỗ trợ nạn nhân

Mô hình vẫn còn những hạn chế nhất định về quy mô nhà hỗ trợ cũng nhưtrong lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật

5 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 12

Cung cấp thông tin, giới thiệu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan về một

mô hình hoạt động hiệu quả trong việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán Đồng thời, đềxuất một số kiến nghị giúp mô hình trở nên hoàn thiện hơn

- Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về, đồngthời góp phần phát hiện vấn đề trong công tác hỗ trợ bền vững cho nạn nhân

5.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

- Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu cụ thể

- Nghiên cứu thực địa

- Xác định vai trò, nhiệm vụ của CTXH

6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cơ sở phương pháp luận

- Tiếp cận liên ngành (Công tác xã hội, tâm lý học, xã hội học…)

- Tiếp cận trên cơ sở quyền

6.2 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin

- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các số liệu, báo cáo, ấn phẩm liênquan đến hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại Dự án Ngôi nhàBình Yên

- Phương pháp phỏng vấn sâu: 20 trường hợp, trong đó có 10 nạn nhân bị muabán trở về đã và đang tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên, 3 nạn nhân đã nhận sự

hỗ trợ của dự án, 2 nhân viên công tác xã hội, 2 nhân viên tham vấn, 2 cán bộ

dự án, 1 cán bộ Trung tâm Phụ nữ và Phát triển- Hội LHPNVN

Trang 13

- Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động hỗ trợ nạn nhân tại Ngôi nhà BìnhYên.

7 Đối tượng và khách thể của nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội đối với phụ nữ và trẻ em bị mua bán

trở về từ thực tiễn hoạt động Ngôi nhà Bình yên

- Khách thể nghiên cứu:

+ Những người tạm trú là nạn nhân bị mua bán đang nhận sự hỗ trợ tại Ngôinhà Bình yên

+ Những người đã từng nhận sự hỗ trợ của ngôi nhà Bình yên

+ Cán bộ quản lý dự án ngôi nhà Bình yên

+ Nhân viên công tác xã hội tại Ngôi nhà Bình yên

8 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 05 tháng, từ tháng 1/2014 đến tháng 05/2014

- Không gian nghiên cứu: Ngôi nhà Bình Yên, Trung tâm Phụ nữ và Pháttriển, Hội LHPNVN

- Giới hạn nghiên cứu: Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở

về tại Ngôi nhà Bình Yên

9 Ý nghĩa của nghiên cứu

9.1 Về khoa học

Thông qua thực tiễn hoạt động hỗ trợ nạn nhân tại Ngôi nhà Bình yên, đề tài

sẽ đóng góp vào việc làm rõ một số luận điểm lý luận công tác xã hội liên quan tới quá trình tái hòa nhập cộng đồng của các nạn nhân tệ mua bán người

9.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả của đề tài sẽ:

- Góp phần làm rõ thực trạng công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

- Đề xuất kiến nghị để điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bántrở về, hướng tới xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện và bền vững

Trang 14

Ngoài phần phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn còn có 3 chương sau:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

Chương II: Thực trạng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

Chương III: Hiệu quả mô hình công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân bịmua bán trở về tại Dự án Ngôi nhà Bình Yên

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Thuyết nhân quyền

Quyền con người (nhân quyền) là một khái niệm có tính toàn cầu Quyền conngười bao gồm quyền được sống, quyền được an toàn và riêng tư, quyền không bịtra tấn, bắt bớ hay giam cầm, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền tự do thểhiện, hội họp, gặp gỡ một cách hòa bình, quyền được mưu cầu hạnh phúc… TheoTuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, nhân quyền là của mọi người và bình đẳng vớitất cả mọi người Khát vọng bảo vệ phẩm giá con người và ngăn chặn các hành vitàn ác là giá trị cốt lõi của quyền con người

Theo đó, hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em dù với mục đích gì cũng là hành

vi xâm hại nghiêm trọng quyền con người Nạn nhân của mua bán người bị tước đicái quyền tự định đoạt cuộc sống của mình Họ bị giam cầm, đánh đập, ép buộcphục vụ lợi ích của nhóm buôn bán Sự bất công đó không chỉ gây ra bởi những tộiphạm mua bán người mà nhiều khi xuất phát từ chính gia đình và cộng đồng nạnnhân sinh sống Đó là sự kỳ thị dè bỉu cái quá khứ mà họ không chủ động tạo ra.Nỗi lo bị trả thù cũng khiến cuộc sống của họ chứa đầy bất an

1.1.2 Thuyết tái hòa nhập xã hội

Trang 15

Lý thuyết tái hòa nhập xã hội là một lý thuyết rất rộng, có sự biến đổi tùythuộc theo quốc gia, các vùng miền và hiện tại chưa có một định nghĩa được côngnhận trên toàn cầu

Trên lĩnh vực hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người, nhiều tác giả quanniệm rằng: Tái hòa nhập là tái thống nhất thân chủ với cuộc sống trước đây của họtrong đó có cả gia đình và cộng đồng sinh sống của họ Tuy nhiên, tái hòa nhậpkhông chỉ để trả lại cho thân chủ cuộc sống cũ mà ở đây còn có sự giúp đỡ, hỗ trợcho họ điều kiện tốt hơn để đưa họ trở lại với gia đình và xã hội của họ

Trong các nghiên cứu về tái hòa nhập, một số các tiêu chí đánh giá sự thànhcông của tái hòa nhập được đưa ra có thể nhiều, ít khác nhau Tuy nhiên tựu chunglại có thể thấy các nhà nghiên cứu đều đề cập đến các yếu tố hỗ trợ nạn nhân bị muabán như sau:

1 Ngăn chặn sự kỳ thị bằng cách hỗ trợ các nạn nhân bày tỏ sự lo lắng của mìnhvới cộng đồng

2 Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu của trẻ em

3 Đào tạo nghề và việc làm để đảm bảo sau chương trình tái hòa nhập các nạnnhân có thể có việc làm tốt hơn

4 Hỗ trợ pháp lý Theo đó công an và cộng đồng địa phương nên làm việc cùngnhau chống lại nạn buôn người

5 Hoạt động chăm sóc sức khỏe, y tế cần được cung cấp cho các nạn nhân trongquá trình hội nhập

6 Dịch vụ xã hội để bảo vệ nạn nhân, những người thường lo lắng bị trả thù bởinhững kẻ buôn người, và họ có lý do để cảm thấy không an toàn

7 Dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân bị lạm dụng, căng thẳng, trầm cảm vàchịu hậu quả của sang chấn Hỗ trợ tâm lý cần được cung cấp trong suốt quátrình tái hòa nhập

“Hỗ trợ tái hòa nhập cần được làm sẵn để ngăn chặn tình trạng kỳ thị, đàotạo nghề, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục, ngay cả thực phẩm và tạo thu nhập để

hỗ trợ họ đảm bảo tái hòa nhập thành công.” [39]

Trang 16

Trong luận văn này, tái hòa nhập được xem xét như một quá trình hoạt động

hỗ trợ thân chủ phục hồi vị thế trở về với cuộc sống, gia đình và cộng đồng củamình với điều kiện tốt hơn, an toàn hơn

1.1.3 Quan niệm sức mạnh thân chủ

Lối tiếp cận này được đề cập từ giữa thập niên 1990 và được sử dụng dựa trêncác nguyên tắc sau:

Mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng đều có sức mạnh nội tại của họ Nhân viên

xã hội phải giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng đó phát hiện ra sức mạnh của họ,tạo nên khả năng thích ứng, đối phó với những khó khăn, thách thức trong mọi hoàncảnh Thân chủ lâm vào những tình huống khó khăn: bị lạm dụng tình dục, bệnh tật,nghèo đói v.v… Vấn đề là ở chỗ cần phải đánh giá những khó khăn này một cáchchính xác, tìm ra được các cơ hội và đường hướng để giải quyết nó theo cách tíchcực nhất Một trong những biện pháp làm việc từ phía nhân viên xã hội là cần xácđịnh rõ những khả năng của thân chủ, khám phá thân chủ muốn gì và nhìn ra cácnguồn lực trong môi trường của thân chủ, và biết sử dụng có hiệu quả các nguồnlực đó Nhân viên xã hội cùng làm với thân chủ chứ không đứng yên chỉ đạo haylàm thay, làm thế cho thân chủ

Điểm then chốt của lý thuyết này là ở chỗ nhân viên xã hội có niềm tin đối vớithân chủ của mình, rằng anh ta là người trung thực Niềm tin này đặt trên một giả định làkhông ai đi tìm sự giúp đỡ của các dịch vụ xã hội lại có thể nói dối Xét đoán thân chủ làngười không trung thực chính là vi phạm giá trị của công tác xã hội

Sử dụng lối tiếp cận này trong hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở vềgiúp cho nhân viên xã hội ý thức rõ hơn việc phát huy tối đa khả năng của thân chủ,góp phần tích cực cho sự thành công của việc tái hòa nhập

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Mua bán phụ nữ, trẻ em

Hiện tại có sự sử dụng đồng thời hai thuật ngữ “Buôn bán người” (được sửdụng trong các văn bản pháp luật quốc tế) và “Mua bán người” (được sử dụng trongcác văn bản pháp luật Việt Nam)

Trang 17

Theo Nghi định thư Palermo bố sung Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tộiphạm có tổ chức xuyên quốc gia, khái niệm “Buôn bán người được hiểu như sau:

(a) “Buôn bán người” là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấphoặc nhân người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa

sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừagạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việcđưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một ngườiđang kiểm soát những người khác Hành vi bóc lột sẽ bao gồm ít nhấtviệc bóc lột mại dâm hay những hình thức bóc lột tình dục khác, cáchình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức nô lệ hay những hình thứctương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy đi bộ phận cơ thể

(b) Việc một nạn nhân của buôn bán người chấp nhận sự bóc lột có chủ ýđược nêu tại khoản (a) trên đây sẽ không được tính đến nếu bất kỳ mộtcách thức nào trong khoản (a) đã được sử dụng

(c) Việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứatrẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “buôn bán người” ngay cả khi việcnày được thực hiện không cần dùng tới bất cứ hình thức nào được nóiđến trong khoản (a) điều này;

(d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi

Trong luật pháp Việt Nam hiện chưa có một khái niệm chính thức về muabán người Tuy nhiên trong Nghị định số 62/2012/NĐ-CP về căn cứ xác định nạnnhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ, mua

bán người được hiểu là viêc “coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền và lợi ích vật chất khác”

Như vậy, các yếu tố cấu thành trong việc mua bán người lớn hay trẻ em đềugiống nhau, bao gồm:

 Đối tượng bị mua bán: bao gồm cả người lớn và trẻ em, cả nam và nữ

 Hành vi: thực hiện hành vi mua bán (dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác

để đổi lấy người)

Trang 18

 Phương thức: không tính tới

 Mục đích: không phải yếu tố bắt buộc

Độ tuổi của nạn nhân chỉ có ý nghĩa xác định mức độ nghiêm trọng của tộiphạm Nếu nạn nhân chưa đủ 16 tuổi, thì kẻ phạm tội sẽ bị xử với khung hình phạtnặng hơn theo khung hình phạt Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

1.2.2 Công tác xã hội

Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên CTXH của Mỹ (NASW): “CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.”

Cũng với cách tiếp cận trên, TS Bùi Thị Xuân Mai trong giáo trình “Nhập môn công tác xã hội”, đã đưa ra khái niệm “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh

xã hội.” [5, tr.63]

Như vậy, đối tượng tiếp cận của công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đìnhhay cộng đồng gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống Về phương diện cánhân, họ có thể là những đối tượng xã hội như người già cô đơn không nơi nươngtựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân của bạo lực gia đình, ngườikhuyết tật… Trong khuôn khổ đề tài này, đối tượng tác động của công tác xã hội làphụ nữ trẻ em bị mua bán trở về

1.2.3 Nhà tạm lánh

Nhà tạm lánh (shelter), theo Từ điển Oxford, “là một nơi cung cấp sự bảo vệ tạm thời khỏi thời tiết xấu hoặc nguy hiểm” (a place giving temporary protection

from bad weather or danger)

Theo Trung tâm thông tin cộng đồng (Community Resources Information,Inc.) Hoa Kỳ, Mái ấm gia đình (Family shelter) là nơi cung cấp chỗ ở khẩn cấp tạm

Trang 19

thời đối với phụ nữ mang thai và cho gia đình có trẻ em Người được phép lưu trútrong những nơi trú ẩn cho đến khi họ có thể tìm thấy nhà kiên cố an toàn Mái ấmgia đình thường mở cửa 24 giờ một ngày và cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ.Hay, Nhà tạm lánh cho thanh thiếu niên bỏ nhà và vô gia cư (Shelter for runawayand homeless adolescents) cung cấp chỗ ở khẩn cấp và dịch vụ hỗ trợ cho thanhniên, những người không thể sống ở nhà và cần sự giúp đỡ Tại đây, các thanh niênnày được cung cấp một loạt các dịch vụ, từ tư vấn, giáo dục cho tới các chương

trình trị liệu với những vấn đề nghiêm trọng…

Tại Việt Nam, Ngôi nhà Bình yên là mô hình nhà tạm lánh đầu tiên được

thành lập nhằm cung cấp chỗ ăn ở an toàn dài hạn cho phụ nữ và trẻ em yếu thế,thiệt thòi là nạn nhân bị mua bán trở về và nạn nhân bị bạo lực gia đình Phụ nữ vàtrẻ em bị mua bán trở về có thể sống tại nhà tạm lánh tối đa là 18 tháng Đối vớiphần lớn các phụ nữ đến với nhà tạm lánh, thì đây là lần đầu tiên sau một thời giandài họ được sống trong một môi trường không có bạo lực và lạm dụng Ngôi nhàBình yên đồng thời cũng cung cấp hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ để các thân chủ phụchồi và nâng cao năng lực bản thân phục vụ cho quá trình tái hòa nhập

1.2.4 Trao quyền

“Trao quyền là tiến trình trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồnghướng đến gia tăng những điểm mạnh cá nhân, liên cá nhân, kinh tế, chính trị và tạonhững ảnh hưởng để thay đổi bối cảnh sống” [26]

Như vậy, trao quyền hướng đến giúp các thân chủ đạt được quyền ra quyếtđịnh và hành động thông qua cuộc sống của họ bằng việc làm giảm đi những tácđộng về những giới hạn/hạn chế của cá nhân hoặc xã hội trong việc thực hiện quyềnlực hiện hữu, qua việc gia tăng khả năng và sự tự tin nhằm sử dụng quyền lực vàchuyển đổi quyền lực từ môi trường đến với thân chủ

Việc trao quyền cho phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về là hết sức cần thiết.Thông qua trao quyền, thân chủ sẽ trở nên tự tin hơn, trân trọng giá trị bản thânmình hơn và kiểm soát cuộc sống của họ tốt hơn Trao quyền tại Ngôi nhà Bình yênđược thực hiện thông qua việc đào tạo kĩ năng và các giá trị cuộc sống như học cách

Trang 20

giải quyết các yêu cầu công việc hàng ngày, công việc gia đình như đi chợ, nấunướng, dọn dẹp, kỹ năng quản lý tài chính… Qua đó, thân chủ có khả năng tự làmchủ cuộc sống của mình.

1.3 Các văn bản pháp luật liên quan đến mua bán phụ nữ và trẻ em

1.3.1 Luật pháp quốc tế

Mua bán phụ nữ, trẻ em là vấn nạn tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội mànguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới Cùng với sự lớn mạnh củacác phong trào nữ quyền, vấn đề mua bán phụ nữ lần đầu tiên được nhắc đến trongmột văn bản pháp luật quốc tế vào năm 1979, “Công ước về xóa bỏ các hình thứcphân biệt đối xử chống lại phụ nữ” Công ước kêu gọi “các quốc gia thành viên phảitiến hành tất cả các biện pháp thích hợp kể cả về pháp luật để xóa bỏ mọi hình thứcbuôn bán và bóc lột mại dâm phụ nữ” [4;31] Mặc dù chỉ được đề cập một cách sơsài như vậy trong điều 6, Phần I của Công ước, nhưng đây là tiếng nói phản đối đầutiên của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này

Tiếp sau đó, trong Công ước Quyền trẻ em (1989) và Nghị định thư bổ sungCông ước quốc tế về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóaphẩm khiêu dâm trẻ em (2000) đã đưa ra yêu cầu các quốc gia cần thúc đẩy các hoạtđộng chống lại mua bán trẻ em

Tuy nhiên, phải đến khi công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổchức xuyên quốc gia hiệu lực và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn át tộiphạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ trẻ em (2000) thì hành động chống lại nạnmua bán người mới được đặt ra một cách cụ thể và được đưa lên thành vấn đề toàncầu Nghị định thư nêu rõ hành động hiệu quả để phòng ngừa và đấu tranh chốngnạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đòi hỏi một cách tiếp cận quốc tếtoàn diện tại các nước gốc, nước quá cảnh và nước đến, trong đó bao gồm cả nhữngbiện pháp để phòng ngừa, trừng trị bọn buôn bán người và bảo vệ nạn nhân, baogồm cả việc bảo vệ những quyền con người của họ được quốc tế công nhận

Bằng việc đưa nạn mua bán người lên thành vấn đề toàn cầu, tổ chức Liên hiệpquốc kêu gọi các nước thúc đẩy hợp tác đa phương, song phương để có các biện

Trang 21

pháp cụ thể và hiệu quả cho từng quốc gia, khu vực trong vấn đề phòng chống muabán người.

Là một trong những điểm nóng của nạn buôn bán người, ASEAN cũng đã đưa

ra tuyên bố chung về Phòng chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ vàtrẻ em (1998) Trong tuyên bố này, Asean nhấn mạnh nhu cầu cấp bách của khu vựctrong việc phòng chống mua bán người cũng như khẳng định các nhân tố kinh tế xãhội và các nhân tố khác khiến người dân phải di cư dễ làm họ trở thành nạn nhâncủa mua bán người Qua đó, Hiệp hội cũng kêu gọi các quốc gia cùng nhau nỗ lựcphòng, chống mua bán người

1.3.2 Luật pháp Việt Nam

Trước thực trạng nạn mua bán phụ nữ trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp

và có dấu hiệu gia tăng, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ bằng việc tham giatuyên bố chung của Asean, phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm

có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tộiphạm buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Đồng thời, chúng ta ký kết cácthỏa thuận đa phương, song phương (Văn kiện ghi nhớ và kế hoạch hành động 6nước tiểu vùng sông Mekong; Hiệp định song phương với Campuchia (2005); Hiệpđịnh Việt Nam- Thái Lan (2008) và Hiệp định Việt Nam – Trung Quốc (2010)…),nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người và hỗ trợ nạn nhân

bị mua bán trở về

Đảng và Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật để tạo nênmột khung pháp lý tương đối toàn diện, bao gồm các qui định pháp luật mang tínhphòng ngừa và các qui định về bảo vệ nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộngđồng

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28

tháng 11 năm 2013 Trong đó, điều 20 của Hiến pháp đã quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự

và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức

Trang 22

đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy, mọi công dân Việt Nam trong đó có phụ nữ và trẻ em được Nhà nước bảo

hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm Quy định này chính là nền tảng pháp lýchống lại các hành vi xâm hại đến con người, danh dự, nhân phẩm phụ nữ nóichung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng

Thể chế các quy định của Hiến pháp, có nhiều văn bản luật như Luật Hônnhân và gia đình, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Bộ LuậtHình sự v.v đã đưa ra các quy định và mức hình phạt cụ thể cho các hành vi liênquan đến hoạt động mua bán phụ nữ, trẻ em

Tại điều 6, Luật Hôn nhân và Gia đình (2000) có đề cập đến việc nhận con

nuôi, luật quy định “nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác” Các quy

định liên quan đến thủ tục cho, nhận con nuôi (từ Điều 68 đến 77) đều được Luậtquy định rất chặt chẽ nhằm bảo đảm cho việc nuôi con nuôi được thực hiện đúngmục đích Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này nghi ngờ về mụcđích, động cơ của việc nuôi con nuôi thì có thể không cho phép việc nhận nuôi connuôi Trong thực tế, nhiều đối tượng mua bán trẻ em đã lợi dụng việc cho và nhậncon nuôi để thực hiện các hành vi tội ác Vì vậy, quy định này là hết sức cần thiết đểphòng ngừa các hành vi tội phạm của chúng tiếp diễn sau việc nhận nuôi con nuôi

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nhấn mạnh đến việc bảo

vệ trẻ em khỏi các nguy cơ trở thành nạn nhân bị lạm dụng tình dục, sức lao động,

bị bắt cóc, buôn bán… và nhiều điều khoản quy định trực tiếp đến việc chống muabán, xâm phạm quyền trẻ em (Điều 6, Điều 7) Luật còn dành một chương riêng quyđịnh về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó bao gồm cả trẻ

em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em vi phạmpháp luật Đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại, dễ trở thành nạn nhâncủa tội phạm, trong đó có tội mua bán người, nếu không được sự quan tâm hỗ trợcủa gia đình, Nhà nước và xã hội Có thể nói, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em là công cụ pháp lý hết sức quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ

Trang 23

bị xâm phạm, lạm dụng nói chung và khỏi các nguy cơ trở thành nạn nhân bị buônbán nói riêng.

Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được Quốc hộithông qua ngày 21/12/1999) có nhiều điều liên quan đến việc phòng chống mua bánphụ nữ, trẻ em như điều 111 (tội hiếp dâm), điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em), điều

113 (tội cưỡng dâm), điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em), điều 115 (tội giao cấu với trẻem), điều 245 (tội chứa mại dâm), điều 255 (tội môi giới mại dâm), điều 256 (tộimua dâm người chưa thành niên), điều 116 (tội dâm ô với trẻ em), điều 119 (tộimua bán phụ nữ), điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em), BộLuật Hình sự đã thể hiện rõ tính kiên quyết trong đấu tranh chống các loại tội phạm,quy định khá chi tiết và cụ thể mức độ hình phạt đối với các hành vi phạm tội,không chỉ nhằm trừng trị tội phạm mà còn có tác dụng giáo dục phòng ngừa cao.Đặc biệt hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em đã được qui định cụ thể trong điều 119,

120 Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung

Bên cạnh các văn bản luật quy định trực tiếp những vấn đề liên quan đếnmua bán phụ nữ, Việt Nam cũng đã có các văn bản luật đưa ra những quy định giántiếp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tệ mua bán người Luật Người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: “nghiêm cấm lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng như đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận cho phép” Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích các hoạt động nhằm mở

rộng thị trường, tìm đối tác, hợp đồng để tạo điều kiện cho người lao động đi làmviệc ở nước ngoài Tuy nhiên, hoạt động này cũng dễ bị lợi dụng để tổ chức đưangười Việt Nam di cư bất hợp pháp, bóc lột sức lao động của người lao động, muabán phụ nữ trẻ em

Không chỉ đưa ra những quy định chung về vấn đề này, hoạt động liên quanđến phòng ngừa mua bán phụ nữ trẻ em cũng được các văn bản luật đưa ra các chếtài cụ thể cho từng hành vi phạm tội Mua bán phụ nữ trẻ em là loại tội phạm xâm

Trang 24

hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm con người Vì vậy, các chế tàihình sự đối với loại tội phạm này được quy định trong Bộ Luật Hình sự rất nghiêmkhắc Có 2 điều luật quy định các chế tài cụ thể áp dụng đối với hành vi này là điều

119 (Tội mua bán phụ nữ) và điều 120 (Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻem) Trong đó, hình phạt chính đối với tội mua bán phụ nữ tối thiểu 2 năm tù, tối đa

20 năm tù và hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu, phạt quản chếhoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm Hình phạt chính đối với tội mua bán trẻ em tốithiểu 3 năm tù, tối đa tù chung thân và hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến

50 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định hoặcphạt quản chế từ 1 đến 5 năm Về chế tài dân sự, hành chính, pháp luật dân sựkhông có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vimua bán người, nhưng theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại, thì người nào

có lỗi trong việc xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tàisản, các quyền và lợi ích của nguời khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Theo

đó, bất cứ người nào có hành vi mua bán phụ nữ trẻ em hoặc các hành vi liên quangây thiệt hại cho nạn nhân, thì ngoài việc bị áp dụng các chế tài xử lý theo quy địnhcủa pháp luật còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và chế tài

xử phạt hành chính là phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép hành nghề, tịch thutang vật, phương tiện vi phạm, trục xuất… được áp dụng đối với hành vi vi phạmliên quan đến mua bán người chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, pháp luật không chỉ quy định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân

mà còn quy định trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức (pháp nhân) vì đôi khi những

kẻ mua bán phụ nữ trẻ em hành động thông qua hoạt động của các tổ chức hoặc cơ

sở kinh doanh, dịch vụ như: công ty du lịch, trung tâm môi giới hôn nhân, quầyrượu, nhà hàng, văn phòng giới thiệu việc làm… Trong những trường hợp như vậy,việc truy tố các cá nhân liên quan có thể là không đủ để chấm dứt việc mua bánngười vì hoạt động này có thể được người khác tiếp tục thực hiện Tùy từng mức độ

vi phạm pháp nhân có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép hoạt động

Trang 25

hoặc chứng chỉ hành nghề, tịch thu công cụ, phương tiện hoặc tịch thu các khoản lợi

có được từ việc mua bán phụ nữ trẻ em để đền bù cho các nạn nhân bị buôn bán

Tuy nhiên buôn bán người đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em là một hoạtđộng siêu lợi nhuận nên dù pháp luật đã có những biện pháp phòng ngừa nhưng tình

hình mua bán phụ nữ và trẻ em diễn ra ngày một tinh vi, đòi hỏi phải có một văn bản luật với những quy định riêng dành cho tội phạm mua bán người

Năm 2012, Luật phòng, chống mua bán người được thông qua đã cho thấy

sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc thực hiện cam kết trấn áp tội phạmmua bán người Luật đã nêu các vấn đề về quy định các biện pháp phòng, chốngmua bán người; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng,chống mua bán người; xác minh, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán;hợp tác quốc tế trong phòng chống mua bán người…

Đồng thời Luật cũng đề cập đến vấn đề tiếp nhận, xác minh nạn nhân từnước ngoài trở về, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự củaViệt Nam ở nước ngoài về việc tiếp nhận và xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân vàphối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờcần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền của

Bộ Công an thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi

cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làmthủ tục nhận các chế độ hỗ trợ quy định tại Điều 24 của Luật này Trường hợp họkhông có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc

cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở này Công tác hỗ trợ nạnnhân cũng được Luật đề cập đến (từ các điều 32 – 40 về hỗ trợ các nhu cầu thiếtyếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợcấp khó khăn ban đầu và hỗ trợ vay vốn)

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, việc tái hòa nhập cộng đồng của nạnnhân bị buôn bán được quy định như sau:

Trang 26

- Tất cả phụ nữ, trẻ em bị buôn bán khi trở về địa phương cư trú đều dượchưởng các chế độ hỗ trợ, giáo dục để ổn định cuộc sống và tái hòa nhậpcộng đồng.

- Trợ giúp đối tượng trong việc làm chứng minh thư nhân dân, nhập hộ khẩu,xóa mù chữ, làm giấy khai sinh cho trẻ em đi học, tùy từng đối tượng và khảnăng mà hỗ trợ đất đai canh tác, làm nhà ở…

- Tùy hoàn cảnh địa phương mà tổ chức các lớp dạy nghề cho phụ nữ, trẻ em

xã hội hóa hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, Thủ tướng chính phủ đãban hành Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người với

những mục tiêu và đề án cụ thể Giai đoạn 2004-2010 mục tiêu đưa ra là“Làm chuyển biến nhận thức và hành động trong các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong đấu tranh chống BBN nhằm ngăn chặn và giảm cơ bản vào năm 2010 tình trạng phụ nữ, trẻ em bị buôn bán” Giai đoạn 2011- 2015 nhấn mạnh “Tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống tội phạm mua bán người nhằm giảm các nguy cơ, tội phạm liên quan đến mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.

Có thể nói, hiện nay Việt Nam đã có được khung pháp luật phòng chốngmua bán người tương đối hoàn chỉnh Tuy nhiên, vấn đề phòng, chống mua bánngười, đặc biệt là công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân trở về không chỉ là tráchnhiệm của riêng nhà nước, riêng các cấp chính quyền hay các ban ngành liên quan

mà nó cần sự tham gia đóng góp của các tổ chức và của cả cộng đồng

Trang 27

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Ngôi nhà Bình yên được thành lập tại Hà Nội và đi vào hoạt động từ tháng 3năm 2007, dưới sự quản lý của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển trực thuộc Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam Nhiều phụ nữ từ khắp nơi trên đất nước về tạm trú ở đâytrong quá trình hồi phục sau khi là nạn nhân của bạo lực gia đình và buôn bánngười

Được thành lập như một mô hình can thiệp toàn diện, Ngôi nhà Bình yênkhông chỉ là nơi tạm trú trong trường hợp khẩn cấp cho phụ nữ và trẻ em, mà cònkhông ngừng cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục và tái hòa nhậpcho các đối tượng này Hầu hết những phụ nữ đến với nhà tạm lánh đều có trình độhọc vấn thấp, họ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình ngay từ khi còn nhỏ hoặckhi đã kết hôn Sự kết hợp giữa bạo lực gia đình và cuộc sống cô lập, đặc biệt là tạicác vùng nông thôn, làm tăng nguy cơ bị buôn bán của các phụ nữ trẻ

Mục tiêu của dự án Ngôi nhà Bình yên

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ mang tính toàn diện, an toàn và thể hiện sự tôn trọngđối với phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc mua bánngười

Tăng cường các hệ thống chuyển giao và các dịch vụ tiếp cận cộng đồng,nhờ đó phụ nữ có thể tiếp cận với Ngôi nhà Bình yên và các dịch vụ khác theo nhucầu của họ trong khung thời gian hợp lý

Cung cấp gói hỗ trợ hồi gia cho tất cả người tạm trú bao gồm kế hoạch chitiết cho phụ nữ để quay họ có thể trở về với gia đình và người thân, cùng với sự hỗtrợ của chính quyền địa phương

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bình đẳng giới, vấn đề bạo lực trên cơ

sở giới, cũng như luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em

Chức năng nhiệm vụ của Ngôi nhà Bình yên

Ngôi nhà Bình yên dành cho nạn nhân bị mua bán trở về có chức năng nhiệm

vụ cung cấp 8 dịch vụ hỗ trợ: 1) nơi ăn ở an toàn; 2) chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ y tế;3) tư vấn tâm lý, tâm thần; 4) hỗ trợ pháp lý; 5) tư vấn hướng nghiệp và học nghề/học

Trang 28

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

văn hóa; 6) trị liệu tâm lý; 7) nâng cao kỹ năng sống; 8) trợ giúp người tạm trú sauhồi gia Những dịch vụ này nhằm thực hiện công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồngcho nạn nhân bị buôn bán trở về đồng thời tham gia có hiệu quả vào hoạt động phòngchống mua bán phụ nữ, trẻ em nói chung

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngôi nhà Bình yên

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Ngôi nhà Bình yên

Nhà tạm trú cho nạn nhân bị buôn bán trở về do Cơ quan hợp tác phát triểnquốc tế Tây Ban Nha - AICED tài trợ có chức năng thực hiện các hỗ trợ trực tiếpcho NTT để ổn định sức khỏe, tâm lý, có nghề nghiệp và tái hòa nhập cộng đồngbền vững

Ngôi nhà Bình yên cho nạn nhân bị buôn bán trở về có 04 bộ phận chứcnăng:

Văn phòng quản lý dự án là nơi xây dựng kế hoạch, tìm nguồn hỗ trợ, điều

hành, quản lý các hoạt động theo mục đích, mục tiêu của dự án Văn phòng quản lý

Nhà trẻ

nhân bị BLGĐ

NNBY hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán

Phòng tham vấn

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN Giám đốc, Nhân viên dự án, Nhân viên tham vấn, Nhân viên CTXH

Trang 29

dự án gồm 1 Giám đốc dự án, 1 Quản lý dự án, 3 cán bộ dự án, 1 hỗ trợ hành chính

- phiên dịch

Phòng tham vấn có 3 nhân viên Đây là nơi tiếp nhận và sàng lọc thông tin

ban đầu về nạn nhân, hướng dẫn các trình tự, thủ tục cần thiết để tạm trú; liên hệ vàtìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan nhằm phối hợp hỗ trợ nạn nhân trongquá trình tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên; tư vấn, tham vấn trực tiếp cho nạn nhântạm trú tại Ngôi nhà Bình yên Hoạt động tham vấn tại đây có sự tham gia của cácchuyên gia tư vấn về các nội dung trao đổi, cung cấp thông tin về Luật phòng,chống mua bán người; Luật phòng, chống bạo lực gia đinh; quyền phụ nữ; quyền trẻem; hôn nhân gia đình; giới, sức khỏe sinh sản, HIV, kỹ năng sống,…

Ngôi nhà Bình yên dành cho phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về có 1 quản lý

nhà, 1 cố vấn công tác xã hội, 3 nhân viên xã hội, 2 nhân viên bảo vệ và 2 quản gia.Nhân viên tại Ngôi nhà Bình yên chịu sự quản lý của Giám đốc dự án và quản lýnhà Thông thường, mỗi nhân viên xã hội được phân công quản lý từ 5-7 ca Tuynhiên, trong một số thời điểm đột xuất, do nạn nhân về đông, Ngôi nhà Bình yên trởnên quá tải, mỗi người có thể phải chịu trách nhiệm 9-10 ca Ngoài ra, mỗi nhânviên xã hội còn chịu trách nhiệm theo dõi từ 7-10 người hồi gia tùy theo từng thờiđiểm

Nhà trẻ Hương Sen được xây dựng dành cho con các nạn nhân bị mua bán

và bạo lực gia đình Có hai giáo viên được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vựcgiáo dục đặc biệt, tiếp nhận con của người tạm trú Hằng ngày trẻ em dưới 6tuổi được đưa tới nhà trẻ từ 8h sáng đến 5h chiều Ở đây, các em sẽ được chămsóc và giáo dục phát triển phù hợp với lứa tuổi, được tham gia giáo dục kỹnăng sống, giá trị sống, được hỗ trợ tâm lý Các em trên 6 tuổi được gửi đếncác trường văn hoá phù hợp với lứa tuổi

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN

BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ

2.1 Thực trạng nạn mua bán phụ nữ, trẻ em

2.1.1 Thực trạng nạn mua bán phụ nữ, trẻ em

Những năm gần đây, nạn mua bán người, trong đó có mua bán phụ nữ và trẻ

em ngày càng trở nên phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, quy mô hoạtđộng phát triển rộng rãi, có tính tổ chức chặt chẽ và quốc tế hóa

Theo Tổng cục phòng chống tội phạm, toàn quốc có năm tuyến, địa bàntrọng điểm tập trung tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em Thứ nhất là tuyến biên giớiViệt - Trung Trong đó nạn nhân phần lớn từ các tỉnh/thành phía Bắc và một số tỉnhphía Nam, miền Trung và Tây Nguyên bị đưa lên các tỉnh biên giới giáp TrungQuốc và bị bán sang bên kia biên giới (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng).Thứ hai là tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia (chiếm 10% tổng số vụ) Nạnnhân của tuyến này chủ yếu từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ bị bán sangCampuchia, phần lớn qua các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp Thứ ba làtuyến biên giới Việt - Lào (chiếm khoảng 6,3% tổng số vụ) Nạn nhân của tuyếnnày bị bán sang Lào qua các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị Thứ tư là tuyếnhàng không, nạn nhân bị đưa chủ yếu qua hai cửa khẩu Nội Bài và Tân Sơn Nhấtsang nhiều vùng lãnh thổ khác như Malaixia, Singapo, Hồng Kông, Macao, HànQuốc… và một số nước Châu Âu, Châu Mỹ Thứ năm là tuyến đường biển Nạnnhân của tuyến này bị đưa từ vùng biển phía Tây Nam, Quảng Ninh, Hải Phòngsang Campuchia, Thái Lan, Hồng Kông

Theo báo cáo của các địa phương trên toàn quốc, trong thời gian thực hiệnChương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em từ năm2004- 2010 (Chương trình 130/CP), đã phát hiện 2.105 vụ mua bán người với 3.781đối tượng, và 4.924 nạn nhân bị mua bán Cũng theo báo cáo hàng năm của Ban chỉ

Trang 31

đạo 130/CP, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012, toàn quốc đã phát hiện 2785 vụmua bán người với 4.784 đối tượng và 6.184 nạn nhân bị lừa bán.

Ngoài những số liệu về tình trạng mua bán người qua biên giới, thì vấn đềmua bán phụ nữ trẻ em trong nước cũng rất nhức nhối Theo cuộc khảo sát năm

2012 do tổ chức UNICEF tài trợ về vấn đề bóc lột tình dục trẻ em vì mục đíchthương mại, Việt Nam là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, mà những kẻ muadâm chủ yếu là đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, Châu

Âu và Hoa Kỳ [10]

Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống mua bán người tại ViệtNam cũng đã xác định một số nguyên nhân dẫn đến nạn mua bán người, bao gồm:

- Nghĩa vụ đối với gia đình

- Bạo lực trong gia đình

- Ham mê vật chất

- Thiếu hiểu biết về các nguy cơ và không được tiếp cận thông tin

- Thực hiện luật phòng, chống mua bán người không đầy đủ

- Nghèo đói (bao gồm thất nghiệp, thu nhập thấp, nhu cầu kiếm tiền, hy vọngthoát cảnh khốn cùng, nợ nần hoặc có việc phải chi một khoản tiền lớn)

Tham gia đường dây mua bán người bao gồm từ kẻ buôn người tới cả cha

mẹ, họ hàng, bạn bè, hàng xóm và những kẻ chuyên đi tuyển mộ Một số tổ chứccho rằng có ít nhất một nửa những kẻ buôn người là phụ nữ

Khi mức độ sử dụng internet tăng nhanh, xuất hiện tội phạm buôn người kiểumới Đó là những thanh niên trẻ mà nạn nhân gặp gỡ tại các phòng chat trên mạng,

và những người đáp ứng yêu cầu giúp đỡ trả nợ hoặc vay tiền trên mạng Trẻ em,phụ nữ và nam giới bị mua bán phục vụ mục đích giúp việc gia đình, mua bán côdâu, làm vợ, làm nhân công trong các xí nghiệp hoặc trang trại, và phục vụ ngànhcông nghiệp mại dâm

Phân tích đặc điểm của 4294 người bị mua bán:

 Theo giới tính: Nam giới: 152 người (3,10%), Nữ giới: 4.772 người(96,90%) trong đó, người dưới 16 tuổi: 749 người (15,22%);

Trang 32

 Theo dân tộc: Kinh: 4.171 người (84,72%), Dân tộc khác 753 (chiếm15,28%);

 Theo trình độ học vấn: Không biết chữ: 1.246 người (25,32%), Phổ thông

cơ sở, tiểu học: 3.252 người (66,06%), Đại học, cao đẳng, trung học nghề

và phổ thông trung học: 425 (8,67%);

 Theo nghề nghiệp: Làm ruộng: 2.830 người (57,48%), Không nghề hoặcbuôn bán: 820 người (16,66%), Học sinh, sinh viên: 232 người (4,72%),Nghề khác: 1.042 người (21,14%);

 Theo hoàn cảnh kinh tế: Khó khăn: 4.362 người (88,59%), Trung bình:

497 người (10,1%), Khá giả: 65 người (1,31%);

 Theo tình trạng hôn nhân: Chưa lập gia đình: 4.045 người (82,15%), Đãlập gia đình: 879 người (17,85%);” [29]

Những số liệu trên đây cho thấy một bức tranh tổng thể về thực trạng muabán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng gia tăng về số lượng

và phức tạp hơn, tinh vi hơn trong thủ đoạn hoạt động

2.1.2 Hoạt động hỗ trợ nạn nhân sau khi họ trở về

Luật Phòng, chống mua bán người quy định rõ chức năng nhiệm vụ các cơquan, đoàn thể trong hoạt động hỗ trợ nạn nhân sau mua bán trở về Bộ LĐTBXH

đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành ban hành các văn bản và trình Chínhphủ phê duyệt về quy định chế độ tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạnnhân Bên cạnh đó Bộ LĐTBXH đã ký kết các thông tư liên tịch với Bộ Tài chính

về việc hướng dẫn mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân táihòa nhập cộng đồng và ban hành các thông tư về việc thành lập các cơ sở hỗ trợnạn nhân Bộ LĐTBXH cũng phối hợp với các cơ quan hữu quan như Bộ Công an,

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao ký kết thông tư liên tịch về trình tự, thủ tục xácminh, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về

Tính đến tháng 5/2009 số nạn nhân là phụ nữ/trẻ em bị buôn bán từ nướcngoài trở về là 2.790 người, trong số đó 60% tự trở về, 25% được giải cứu và 15%tiếp nhận chính thức Trong số những người trở về này có 2.232 người (chiếm 80%)

Trang 33

được tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý và cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ; có

837 trường hợp (chiếm 30%) nhận được kinh phí hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và

hỗ trợ học nghề từ nguồn ngân sách của Nhà nước [3]

Chương trình Phòng, chống mua bán người giai đoạn hai từ năm 2011- 2015

đã được chính phủ phê duyệt với kinh phí khoảng 3,5 triệu đôla đầu tư cho các cơ

sở hỗ trợ nạn nhân

Cùng với những nỗ lực của chính phủ là những đóng góp của các tổ chức phichính phủ hoạt động trong lĩnh vực phòng chống mua bán người Trên cả nước hiệnnay đang có 6 nhà tạm lánh dành cho phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về, đã hỗ trợhàng trăm nạn nhân mỗi năm Ngoài ra, việc tiếp cận cộng đồng với các nhóm tựlực cũng được quan tâm và triển khai ở một số địa phương Trong đó, Bắc Giangđược coi là tỉnh có nhóm tự lực hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả cao nhất

2.1.3 Nhu cầu cần phải có nhà hỗ trợ

Phụ nữ bị mua bán trở về gặp rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi và táihòa nhập cộng đồng Những khó khăn này của họ bắt nguồn từ chính bản thân cácnạn nhân và cả các nguyên nhân khách quan

Khi trở về, họ thường mặc cảm, xấu hổ, kém tự tin, thu mình, ngại giao tiếp,những điều này đã cản trở việc tái hòa nhập cộng đồng của chính họ Thêm vào đó,hầu hết những nạn nhân này đều không có nghề nghiệp ổn định, trình độ văn hóathấp, tay nghề kém, sức khỏe, tâm lý bị ảnh hưởng nên cơ hội tìm được việc làmcủa họ rất thấp

Sự kỳ thị, thiếu cảm thông của cộng đồng, việc chưa chấp nhận những ngườiphụ nữ đã từng làm gái mại dâm được sống và làm việc như bao người khác; hayviệc hoạt động chưa hiệu quả của các chương trình giúp đỡ những nạn nhân bị muabán trở về là những nguyên nhân khách quan khiến cho việc tái hòa nhập cộng đồngcủa những nạn nhân này trở nên khó khăn

Với rất nhiều những mảnh đời khác nhau, có người may mắn được gia đìnhyêu thương, mở rộng vòng tay chăm sóc bảo vệ; có người khi thoát nạn trở về lạikhông không thể tìm được người thân; cũng có người không được gia đình đónnhận; số khác sợ phải trở về với cuộc sống cũ, sợ phải đối mặt với những khó khăn,

Trang 34

nợ nần của gia đình, với cuộc sống bấp bênh, bạo lực… Nạn nhân bị mua bán trở về

đã phải trải qua rất nhiều gian truân, với những tổn thương về tâm lý, thể chất, luônmang trong mình nỗi sợ hãi bị trả thù bởi những kẻ buôn người Họ cần được sốngtrong một môi trường an toàn, được bảo vệ, được chăm sóc và tự chăm sóc Vì vậy,

để tái hòa nhập cộng đồng được hiệu quả, việc phải có nhà hỗ trợ cung cấp cho cácnạn nhân nơi ăn ở an toàn, giúp họ chữa trị những tổn thương về thể xác tinh thần,

để họ bình tâm, sắp xếp, lên kế hoạch cho cuộc sống là vô cùng cần thiết

Sinh ra và lớn lên trên một hòn đảo nhỏ tại Quảng Ninh, gia đình N có 4 người, bố,

mẹ, anh trai và N Bố thường xuyên uống rượu, đánh đập mẹ và các em, không chịu nổi những trận đòn thừa sống thiếu chết của bố N, mẹ em đã bỏ đi từ khi em còn rất nhỏ, em thậm chí không thể nhớ nổi khuôn mặt của mẹ mình Bị lừa bán trong một lần chạy trốn trận đòn dữ của bố, khi đó em mới 14 tuổi.

Sau 3 năm bị bán làm gái mại dâm tại Trung Quốc, em được một khách làng chơi thương tình cứu thoát và đưa em trở về Quảng Ninh Được giải thoát, em mừng lắm! Nhưng khi đặt trên đến vùng đất quê hương, em lại không biết mình phải đi đâu về đâu Em sợ những trận đòn như trút của bố Cứ vậy, em lang thang, lang thang mãi và bị hai người thanh niên hãm hiếp ngay trong đêm đầu tiên em được cứu trở về

Mệt mỏi, chán nản, thấy cuộc đời mình không còn lối thoát, em lại trở thành gái bán dâm để sống qua ngày Nhờ xinh đẹp và khéo ăn nói, em được một vài người trong số khách mua dâm chọn làm gái bao Lúc này em chợt nhen nhóm chút hy vọng sẽ tích lũy ít tiền rồi mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, có tiền em sẽ mang về giúp bố và anh…

Giá như cuộc đời được như hy vọng của em! Trong một lần đi xét nghiệm máu, em nhận kết quả mình đã nhiễm HIV.

Khi biết tới Ngôi nhà Bình yên qua một phóng sự truyền hình, em đã gọi điện tới Phòng tham vấn vừa khóc vừa nói với chúng tôi: “Nếu khi em trở về có được một nơi như Ngôi nhà Bình yên chắc em đã tìm được lối thoát cho cuộc đời mình!” Câu nói và cuộc đời của em đã khiến chúng tôi day dứt mãi ( Chị B,52 tuổi, Nhân

Trang 35

viên tham vấn NNBY)

2.2 Công tác hỗ trợ nạn nhân tại Ngôi nhà Bình yên

Công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại Ngôi nhà Bình yên luôn chútrọng tới khả năng đáp ứng và sự phù hợp để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho từngnạn nhân Sự hỗ trợ này đối với mỗi nạn nhân có thể khác nhau nhưng từng ngườiđều đi qua những bước quan trọng như: bảo vệ, phục hồi, nâng cao vị thế và tái hòanhập Để làm được việc đó, Ngôi nhà Bình yên cung cấp cho nạn nhân một hệthống dịch vụ hỗ trợ toàn diện gồm: nơi ăn ở an toàn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợtâm lý, pháp lý, hướng nghiệp – học nghề, nâng cao kỹ năng sống và các hoạt độngvui chơi giải trí

2.2.1 Hỗ trợ nơi ăn ở an toàn

Nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người tạm trú, Ngôi nhà Bình yên đượcthuê tại một địa điểm kín đáo, yên tĩnh, an toàn, có bảo vệ 24/24h, ở gần các cơquan chức năng như Ủy ban nhân dân phường, Công an phường, cảnh sát khu vực,Cục C45 của Bộ Công An, bệnh viện đa khoa để được hỗ trợ khi cần thiết Trướckhi vào nhà hỗ trợ, nạn nhân được yêu cầu ký cam kết giữ bí mật về nơi ở của mình.Địa chỉ của Ngôi nhà này cũng được giữ bí mật với chính gia đình của các nạnnhân Mọi sự liên hệ của người tạm trú với gia đình, bạn bè và các tổ chức khác đềuthông qua địa chỉ duy nhất tại Phòng tham vấn số 20 Thụy Khuê và số điện thoạicủa đường dây nóng

Các trang thiết bị trong Ngôi nhà Bình yên tương đối đầy đủ, bao gồmgiường chiếu, chăn, ga, gối, đệm đủ phục vụ cho 20 người Có xe đạp cho ngườitạm trú đi học, bình lọc nước uống, đồ dùng trẻ em, giá để sách báo và tiền muabáo Người tạm trú đi học bằng phương tiện xe đạp hoặc đi xe Bus vé tháng

Thời gian tạm trú tối đa cho một người là 18 tháng Ba tháng một lần, người tạmtrú được thanh toán tiền tầu xe, kể cả tiền xe ôm về thăm gia đình; cuối năm tất cảngười tạm trú đều được hỗ trợ chi phí về đón Tết

2.2.2 Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Trang 36

Chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các nạn nhân khi vào tạm trú tại Ngôi nhà bình yên Nạn nhân bị buôn bán để phục vụ công nghiệp tình dục hoặc buộc phải lấy chồng, bóc lột sức lao động nên thường bị đối xử rất tàn tệ, bị đánh đập hành hạ, khi trở về đa số họ ở trong tình trạng sức khỏe rất kém Đặc biệt, những phụ nữ bị mua bán để làm gái mại dâm rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường tình dục Các bệnh tình dục có thể bị nhiễm khi hành nghề bao gồm cả HIV/AIDS, Chlamydia, bệnh lậu, herpes, vi rút papilloma, và giang mai, viêm gan A, viêm gan B Only 15 % of the women in the

Minneapolis/St Paul study had never contracted one of the STDs, not including AIDS, most injurious to health (chlamydia, syphilis, gonorrheal, herpes).Những cănbệnh lây qua đường tình dục này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh, hay tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư gan…

H bị lừa bán trong một lần lên Hà Nội chơi với bạn Hai tháng đầu sau khi bị bán,

cô phải tiếp mỗi ngày từ 25 đến 30 khách, sau đó thì ít hơn, khoảng 10 khách/ngày Quá trình tiếp khách, không phải lúc nào cô cũng được sử dụng bao cao su mà hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của những kẻ mua dâm

May mắn H cùng một người bạn trốn thoát về Việt Nam Khi về đến nhà, em phát hiện mình có thai và được chị gái đưa đến bệnh viện làm thủ thuật Tại đây, các bác sĩ xác định em bị nhiễm HIV Em tới Ngôi nhà Bình yên để có được sự chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và nâng cao kỹ năng sống (Người tạm trú H, 21 tuổi,

Hà Nội_ Hà Tây cũ)

Môi trường sống của đa số phụ nữ bị buôn bán là rất tồi tệ Họ thường phải sống trong những ngôi nhà ẩm thấp, các điều kiện như thức ăn, nước uống, nước sinh hoạt không được đảm bảo, nên họ rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản); hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn ngoài da

Trong khi đang làm rửa bát tại quán cơm ở Hà Nội, T được hai người phụ nữ thường tới ăn ở quán rủ đi phụ họ kinh doanh Trên đường đi với họ đến chỗ làm, T được cho uống 1 chai nước Sau đó, cô không biết gì hết, khi tỉnh dậy T mới biết mình đã bị bán sang Trung Quốc Cả ngày T và những cô gái khác bị nhốt trong

Trang 37

một căn nhà ẩm thấp, chỉ có duy nhất một ô cửa nhỏ, tối đến chúng mới mở cửa đưa đi tiếp khách Trung bình cô phải tiếp từ 5 – 10 khách/ngày Nếu có bất kỳ sự phản kháng nào, cô và các bạn đều bị đánh đập hết sức dã man Kể cả khi T có thai, chúng cho T uống thuốc phá thai nhưng ngay trong ngày hôm đó cô vẫn phải

đi tiếp khách.

Khi đến với Ngôi nhà Bình yên, T được nhân viên xã hội đưa đi khám sức khỏe tổng thể và phát hiện em bị viêm phổi và sùi mào gà (Người tạm trú N, 19 tuổi, Đông Anh- Hà Nội)

Y là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em Do gia đình rất nghèo, bố lại bị tâm thần nên khi học xong lớp, em nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình Em được một người em họ giới thiệu với một xưởng may tại TP HCM Chủ xưởng may nói với em khi vào làm sẽ được dạy may và làm may 8 tiếng/ngày, lương 750.000đ/tháng, đã

có chỗ ăn ở Thế nhưng khi vào làm tại đây, em phải làm việc từ 7h sáng đến 12h đêm Mỗi ngày có 2 tiếng ăn trưa, nghỉ ngơi và 30 phút ăn tối Các em bị cấm ra khỏi nhà và không hề có ngày nghỉ Điều kiện sinh hoạt tồi tệ, cộng với phải làm việc quá nhiều, sức khỏe em bị suy giảm nhiều Em thường xuyên bị đau lưng (Người tạm trú Y, 17 tuổi, Thái Nguyên)

Có thể thấy phụ nữ khi bị mua bán dù với mục đích gì cũng thường bị đánhđập, cưỡng bức, ép làm những việc không mong muốn hoặc quá sức Chính vì vậy,tại Ngôi nhà Bình yên luôn có một nhân viên xã hội có chuyên môn y tế để theo dõi,hướng dẫn người tạm trú sử dụng thuốc Các hoạt động tư vấn và hướng dẫn về sứckhoẻ sinh sản, kiến thức về HIV, sức khoẻ tâm thần cũng được Ban quản lý dự ánchú trọng để người tạm trú có thể tự chăm sóc bản thân… Ngoài ra, Ngôi nhà Bìnhyên cũng liên kết với các cơ sở y tế chuyên nghiệp để việc chăm sóc sức khỏe chongười tạm trú được thực hiện hiệu quả nhất

“Ngôi nhà Bình yên ký hợp đồng với bệnh viện Quân đội 354 để kiểm tra sức khoẻ toàn diện cho người tạm trú, đồng thời khám chữa bệnh thường xuyên (kể cả phẫu thuật) Bệnh viện đã cử 01 bác sĩ phụ trách các thủ tục khám và điều trị cho người tạm trú của Ngôi nhà Bình Yên, đảm bảo sự bí mật, nhanh chóng và an toàn Ngoài

Trang 38

ra khi cần thiết, Ngôi nhà Bình yên còn sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của khoảng 8 bệnh viện chuyên khoa khác trên địa bàn Hà Nội như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Da liễu, Viện Mắt TW ” (Cán bộ V, 54 tuổi, Ban quản lý dự án).

2.2.3 Hỗ trợ tâm lý

Nhiều nghiên cứu về nạn mua bán người đều cho thấy nạn nhân bi mua bánkhi trở về do bị chấn thương tâm lý, nên các nạn nhân thường sợ bị đơn độc, sợnhững người khác biết về những việc mình đã trải qua, sợ bị kẻ lừa gạt tìm thấy vàtrừng phạt vì đã trốn chạy, sợ bị ra toà, sợ bị mắc bệnh Bên cạnh đó, họ còn cómặc cảm tội lỗi, có cảm giác xấu hổ vì sai lầm hoặc sa ngã, dại dột, cảm thấy hận kẻ

đã lừa gạt mình và thiếu tin tưởng người khác và cũng kém tự tin Nhiều nạn nhâncảm thấy bất lực, trầm cảm, bị sốc, mất phương hướng, rối loạn tâm lý…Chính vìvậy, hoạt động tư vấn tâm lý, điều trị về sức khỏe tinh thần cho người tạm trú đượcNgôi nhà Bình yên đặc biệt quan tâm, với sự tham gia và chịu trách nhiệm củanhiều thành phần như nhân viên xã hội, nhân viên tham vấn, bác sĩ hoặc bệnh viện

H là nạn nhân bị mua bán vì mục đích khai thác tình dục Đến với nhà Bình yên, em khá hòa đồng với các bạn, hay nói hay cười, nhưng khi có người khơi gợi lại chuyện đã qua thì rất dễ rơi nước mắt Em cho rằng mình thật xấu xí và gần như mệt mỏi ngay cả khi không làm gì Em chia sẻ thường xuyên có những giấc mơ bị tấn công, cưỡng hiếp (Người tạm trú D, 21 tuổi, Đồng Tháp.)

T bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm Lúc đầu dù có bị đánh đập em cũng không chịu tiếp khách Thấy khó bắt ép được em, chúng bán em vào sâu trong Quảng Châu, tại đây em bị chủ dùng roi sắt nung đánh và cho người phá trinh Chúng dọa nếu em không tiếp khách chúng sẽ chôn sống em Được người bạn cũng

bị lừa bán khuyên nên nghe lời rồi cùng tìm cơ hội trốn trở về Em đành làm theo chúng Một tháng đầu chúng bắt em tiếp từ 15 đến 20 khách/ ngày, sau thì khoảng

10 khách/ngày Em cảm thấy mình có tội, là thứ bỏ đi Em thu mình, không muốn giao tiếp, dễ cáu gắt, gây hấn với những người tạm trú khác (Người tạm trú T, 18 tuổi, Bắc Giang)

Trang 39

Người tạm trú được tham gia các hoạt động trị liệu tâm lý bằng 4 hình thức cơbản Đó là:

 Vui chơi giải trí, đi dã ngoại mỗi tháng 01 lần do người tạm trú tự chọnnhư thăm Thiền Viện, thăm làng Gốm Bát tràng, …;

 Làm các sản phẩm thủ công như móc, đan, làm bưu thiếp, làm con giống.Nguyên liệu làm sản phẩm thủ công do văn phòng dự án cung cấp, đến naysản phẩm đã bán được hơn 15 triệu đồng, bán qua các hội chợ, hội thảo…;

 Tập Yoga, tập thể dục thẩm mỹ vào các sáng chủ nhật do tình nguyện viênhoặc tại CLB thể dục thẩm mỹ của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển;

 Ghi nhật ký, viết tự truyện làm, tham gia các chương trình sinh hoạt nhómcuối tuần…

Mặc dù rất quan tâm tới vấn đề hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân, nhưng nhiềungười tạm trú có những biểu hiện rối nhiễu, trầm cảm nặng thậm chí đưa đến hành

vi tự tử, nhân viên xã hội đã phải chuyển tuyến cho Người tạm trú tới điều trị tạiBệnh viện Tâm thần để các bác sỹ có chuyên môn và kinh nghiệm trị liệu

Chị T ở Hà Giang bị lừa bán sang làm vợ chung của một gia đình nông dân Trung Quốc có 3 người con trai Hàng ngày chị phải lao động, trồng trọt vất vả và phải thực hiện nghĩa vụ làm vợ với cả 3 người con trai của gia đình này Cuộc sống vất

vả, kham khổ cộng với việc liên tục bị bạo lực về thể xác, tình dục Chị T bị suy nhược trầm trọng về sức khỏe và tinh thần Đến lúc này gia đình Trung Quốc thả cho chị về nước Được cán bộ Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai đưa đến Ngôi nhà Bình yên, chị gầy gò, không một chút sức sống và như người vô cảm Khi cán bộ tham vấn nói chuyện, thỉnh thoảng chị mới chậm chạp trả lời một vài câu đứt đoạn, rồi lại ngồi yên như không biết đến sự tồn tại của những người xung quanh.

Sau khi ở lại Ngôi nhà Bình yên hai ngày, cán bộ xã hội và quản lý nhà quyết định chuyển chị tới bệnh viện để trị liệu tâm lý và bồi dưỡng sức khỏe (Người tạm trú T,

31 tuổi, Hà Giang)

2.2.4 Hỗ trợ pháp lý

Trang 40

Nạn nhân bị mua bán trở về thường găp rất nhiều khó khăn pháp lý từ việcchứng minh nhân thân đến tố cáo, hợp tác điều tra và tham gia vào quá trình tố tụng

kẻ buôn người Về nguyên tắc, một người đi khỏi địa phương quá 6 tháng không rõ

lý do sẽ bị cắt hộ khẩu Khi trở về sinh sống tại địa phương, họ sẽ phải làm các thủtục để nhập lại hộ khẩu Đối với những nạn nhân khi trở về bố mẹ vẫn còn thì quátrình đăng ký hộ khẩu này không mấy khó khăn Nhưng đối với các em trong quátrình bị mua bán, bố mẹ hay người đỡ đầu mất đi, khi trở về muốn đăng ký lại hộkhẩu thường găp phải những trở ngại, đôi khi từ chính những người thân của mình

Trước khi bị lừa bán, em sống với bà ngoại do mẹ em đã mất, bố nhờ bà ngoại trông em để đi làm nhưng rồi không thấy liên lạc nữa Sau 3 năm ở Trung Quốc,

em được giải cứu, về đến nhà thì bà đã mất Cậu H có hẹn đưa em đi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu mấy lần nhưng đến ngày cậu lại báo bận “Chắc cậu không muốn cho em nhập khẩu đâu chị ạ.” (Người tạm trú H, 18 tuổi, Hà Tây)

Ngoài ra, đối với những nạn nhân tự trốn thoát trở về (con số này chiếm hơn60% số lượng nạn nhân trở về), thường gặp khó khăn trong việc chứng minh mình

là nạn nhân để được hưởng các hỗ trợ Đối với những trường hợp này, nhân viêntham vấn của Ngôi nhà Bình yên thường phải ngồi cùng nạn nhân, lục tìm ký ức của

họ để xem có thể có những manh mối nào có thể chứng minh họ chính là nạn nhân

bị mua bán không Môt trong những biện pháp là liên hệ với những người bạn cũng

là nạn nhân trở về được cơ quan chức năng xác định, để họ đứng ra xác nhận vềthời gian các nạn nhân cùng bị lạm dụng

Đối với những nạn nhân mang theo con lai trở về, những khó khăn trong quátrình nhập khẩu sẽ kéo theo những khó khăn trong việc làm thủ tục khai sinh và xinhọc cho con

“Khi em trở về do không đầy đủ giấy tờ nên không sao làm giấy khai sinh cho con được Được chị cán bộ Hội Phụ nữ giới thiệu về Ngôi nhà Bình Yên nên em xuống xin hỗ trợ Được các chị ở đây hướng dẫn và liên hệ với các cơ quan nên vừa rồi, con em mới làm được.” (Người tạm trú V, 28 tuổi, Lào Cai)

“Tại vì con chị sinh ở bên Trung Quốc nên thủ tục làm giấy khai sinh, hộ khẩu rất

Ngày đăng: 18/07/2015, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w