1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội đối với người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo từ thực tiễn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi

90 702 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 440,5 KB

Nội dung

các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường,đời sống người dân không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận cácdịch vụ xã hội; thành tựu giảm nghèo

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TẤN NHỰT

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG

BÃI NGANG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TỪ THỰC TIỄN

HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS PHẠM TRƯỜNG GIANG

Trang 2

HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn cao học về đề tài “Công tác xã hội đối với người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình do chính

tôi thực hiện Mọi thông tin trong đề tài được sử dụng một cách công khai,minh bạch Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Học viên

Nguyễn Tấn Nhựt

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 12

1.1 Lý luận về người nghèo 12

1.2 Lý luận về công tác xã hội đối với người người nghèo 19

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo 31

1.4 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người nghèo .33 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 42

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; đặc điểm của người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 42

2.2 Thực trạng giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 46

2.3 Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 51

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo .58

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 65

3.1 Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng 65

3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực 67

3.3 Nhóm giải pháp đổi mới nội dung và phương thức thực hiện công tác xã hội đối với người nghèo 69

3.4 Nhóm giải pháp về xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội đối với người nghèo 71

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BNVB&HĐ Bãi ngang ven biển và hải đảo

5 LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 6

Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ củahuyện Bình Sơn năm 2011 47Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ củahuyện Bình Sơn năm 2012 47Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ củahuyện Bình Sơn năm 2013 48Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ củahuyện Bình Sơn năm 2014 48Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ củahuyện Bình Sơn năm 2015 49

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằmcải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách

về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân

cư, là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện định hướng xã hộichủ nghĩa Các chính sách giảm nghèo ngày càng được hoàn thiện, mang tính

hệ thống để hỗ trợ có hiệu quả hơn đối với người nghèo, đồng bào dân tộcthiểu số Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, ngày19/5/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hướnggiảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, đây là cơ sở quan trọng cho việcxây dựng hệ thống các chính sách, chương trình, dự án, vừa hỗ trợ trực tiếpcho hộ nghèo, người nghèo trên phạm vi cả nước, vừa ưu tiên tập trung nguồnlực giảm nghèo nhanh và bền vững đối với những địa bàn khó khăn vùngđồng bào dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Thông qua đồng bộ hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành vàChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015được phê duyệt tại Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 củaThủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã đạt được một bước tiến ấn tượng trongcông tác giảm nghèo những năm vừa qua Tỷ lệ nghèo giảm liên tục ở tất cảcác nhóm dân cư, cả ở thành thị và nông thôn, trong cả cộng đồng dân tộcKinh và cộng đồng các dân tộc thiểu số, và trên mọi khu vực địa lý Tỷ lệ hộnghèo cả nước đã giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn 14,2% (năm 2010),5,97% (năm 2014) và còn 4,25% (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệtkhó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giảm nhanh như Hà Tĩnh bìnhquân giảm gần 4%/năm, Bạc Liêu 4,65%/năm [5] Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở

Trang 8

các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường,đời sống người dân không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận cácdịch vụ xã hội; thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc

tế vinh danh, được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một trong các nước có thànhtích giảm nghèo ấn tượng nhất trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ

Tuy đạt được những thành tích đáng kể như trên nhưng vẫn còn không

ít thách thức phải đối diện để duy trì kết quả giảm nghèo đã đạt được và đảmbảo tính bền vững của giảm nghèo Ví dụ như kết quả giảm nghèo chưa thực

sự bền vững, còn có khoảng cách chênh lệch lớn giữa các vùng, nhóm dân cưđặc biệt là vùng miền núi và vùng bãi ngang ven biển Giảm nghèo ở các xãđặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (BNVB&HĐ)chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao hơn so với bình quân của cả nước,đến năm 2015 bình quân còn 8% cao hơn bình quân của cả nước (đạt 4,25%)[5] Nếu chuẩn nghèo được tính đúng, tính đủ để bảo đảm mức sống tối thiểucủa người dân thì tỷ lệ nghèo ở các xã này sẽ cao hơn nhiều số liệu báo cáo.Khoảng cách chênh lệch về thu nhập có xu hướng gia tăng: Thu nhập bìnhquân của hộ nghèo ở các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ chỉ bằng 1/6 mức thunhập bình quân của cả nước, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng bãi ngangven biển và hải đảo, nhóm dân cư trong vùng so với vùng khác chưa được thuhẹp Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này sẽ làm cho tình trạng nghèotương đối rất lớn và giảm nghèo bền vững ở đây trở nên khó khăn hơn Độsâu của nghèo đói sẽ cao hơn, do sự tụt hậu tương đối về thu nhập bình quân

và mức sống của nhóm nghèo so với nhóm không nghèo Nguyên nhân chínhdẫn đến tốc độ giảm nghèo chậm và tái nghèo cao tại các vùng này đó là điềukiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu đất sản xuất, thiên tai bão lũ thườngxuyên xảy ra

Trang 9

Để thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội, phát triển đồng đều giữacác vùng miền trong cả nước, đặc biệt là các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ,Nhà nước cần tăng cường các biện pháp thực hiện có hiệu quả các chính sáchkinh tế xã hội, trong đó có chính sách giảm nghèo bền vững Trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực đã và đang diễn ra, giảm nghèonhanh và bền vững tại các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ này lại trở nên cấpbách hơn.

Việc phát huy vai trò công tác xã hội (CTXH) tại cộng đồng nhất là ởcác xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ góp phần giải quyết những khó khăn màngười nghèo gặp phải, nhân viên CTXH sẽ thực hiện vai trò hoạt độngchuyên nghiệp nhằm phát huy tối đa nội lực của người nghèo, hỗ trợ họvươn lên thoát nghèo bền vững Do vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Công tác

xã hội đối với người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang venbiển và hải đảo từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văntốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Giảm nghèo bền vững và những vấn đề liên quan đến xóa đói giảmnghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, vì nó tác động đến mọi mặt của đời sốngnhư: bất bình đẳng, bệnh tật, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản… Do đó, vấn

đề giảm nghèo bền vững không chỉ thu hút sự quan tâm của các quốc gia pháttriển, mà là sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có ViệtNam Ngoài sự quan tâm của các quốc gia, giảm nghèo bền vững còn được sựquan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các tổ chức xã hội…nhằm tìm ra nguyên nhân nghèo đói và cách thức giải quyết vấn đề giảmnghèo bền vững dựa trên phương pháp tiếp cận của từng quốc gia

Trang 10

Ở Việt Nam trong những năm qua có rất nhiều công trình và đề tàikhoa học nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo bền vững và xoá đói giảm nghèonhư:

- Tập thể tác giả: “Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội - 2001 Mục đích của nghiên cứu đã chỉ ra trong nhữngnăm qua Việt Nam được đánh giá là nước có công tác xóa đói giảm nghèo rấttốt theo chuẩn và phương pháp xác định nghèo khổ của Ngân hàng thế giới.Quy mô giảm nghèo toàn quốc đã giảm nhanh, tuy nhiên Việt Nam vẫn làmột nước nghèo và thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Namvẫn còn nhiều thách thức như tỷ lệ tái nghèo cao do hằng năm luôn phải gánhchịu nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán… Tập thể tác giả đã đưa ra các giảipháp nhằm đẩy lùi được tình trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo xuốngmức thấp trong giai đoạn tới

- Oxfam: “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số

điển hình ở Việt Nam”, Hà Nội - 2013 Nghiên cứu của Oxfam đã chỉ ra một

số mô hình sinh kế cho người nghèo ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăngắn với các nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, đồng thời chỉ racác yếu tố xã hội và chiến lược sinh kế đối với mô hình giảm nghèo thànhcông tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn Nghiên cứu cũng đưa ra những luận điểm nhằm cũng cố phương phápcùng tham gia trong theo dõi giảm nghèo và các yếu tố tiên phong, lan tỏa,gắn kết cộng đồng, tận dụng lợi thế, thích ứng với điều kiện mới, đa dạng hóasinh kế, phòng chống rủi ro và quản trị địa phương ở mỗi mô hình giảmnghèo khác nhau

- Viện Khoa học xã hội Việt Nam - VASS: “Giảm nghèo tại Việt Nam:

Thành tựu và Thách thức”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 2011 Báo cáo đã

chỉ ra những thành tựu trong giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn qua là

Trang 11

rất tốt, nhưng không đồng đều và chưa bền vững; Công tác giảm nghèo trongbối cảnh kinh tế mới trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới và những thách thức đi kèm trong giai đoạn tới Báo cáocũng đã bước đầu chỉ ra phương pháp đo lường nghèo ở Việt Nam trong giaiđoạn tới cần có sự thay đổi theo hướng người nghèo cần tiếp cận được với cácdịch vụ xã hội cơ bản.

- Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: “Báo cáo đánh giá nghèo Việt

Nam 2012”, Hà Nội - 2012 Báo cáo cũng đã đánh giá thành tựu giảm nghèo

ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như

tỷ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống14,5% năm 2008 và 10% vào năm 2010; tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học

cơ sở cao, cải thiện về y tế và giảm bệnh tật, tử vong… Tuy nhiên, báo cáocũng chỉ ra là nhiệm vụ giảm nghèo Việt Nam vẫn chưa hoàn tất, chuẩnnghèo còn thấp so với chuẩn nghèo quốc tế và phương pháp được sử dụng đểtheo dõi giảm nghèo đến nay đã lỗi thời Mặt khác báo cáo cũng chỉ ra tháchthức đối với nhóm nghèo còn lại là khó tiếp cận hơn, khó giảm nghèo ở cácnhóm đối tượng còn lại vì đây là “lõi nghèo”, họ phải đối mặt với nhữngthách thức khó khăn như sự cô lập, hạn chế tài sản, trình độ học vấn thấp, sứckhỏe kém… Báo cáo đưa ra một cách nhìn nhận mới về cuộc sống của ngườinghèo bao gồm cả nam, nữ và trẻ em, đồng thời đi sâu tìm hiểu những hạnchế cũng như cơ hội hiện thời của họ để thoát nghèo

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Đề án tổng thể chuyển đổi

phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa và thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020” Đề án đã chỉ ra rằng, trong

những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhậphoặc chi tiêu Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu cho nhữngnhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền Người nghèo hay hộ nghèo là

Trang 12

những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo Cáchthức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn

chế Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền

(như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v ) hoặc không thể mua đượcbằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường và các loại cơ sở hạ tầng khác, an

ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế, giáo dục công v.v ) Thứ hai, có

những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứngnhững nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như không có sẵndịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương hay do chínhnhận thức của người dân) Vì những hạn chế trên, nếu chỉ sử dụng chuẩnnghèo thu nhập để đo lường và xác định đối tượng nghèo đói sẽ dẫn đến bỏsót đối tượng, đồng thời nhận diện nghèo, phân loại đối tượng và xác địnhnguyên nhân nghèo đói chưa chính xác Do đó, chính sách hỗ trợ mang tínhcào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu, chưa thực sự tác động đến nguyênnhân nghèo đói, nhất là các nguyên nhân có liên quan đến thiếu hụt tiếp cậncác dịch vụ xã hội cơ bản

Đề án đã đưa ra bằng chứng là từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầunghiên cứu về một cách thức đo lường mới về nghèo đói, đơn giản nhưng vẫnđáp ứng tính đa chiều của nghèo đói Cách thức đo lường này đã đượcChương trình phát triển Liên Hợp Quốc sử dụng để tính toán chỉ số Nghèo đachiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển con ngườinăm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 đểtheo dõi, đánh giá đói nghèo Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi.Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt

Đề án cũng đã đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc áp dụng chuẩn nghèo hiệnhành là không còn phù hợp, cụ thể: Chuẩn nghèo thu nhập hiện hành được

Trang 13

xác định dựa trên phương pháp tính toán chi phí cho các nhu cầu tối thiểu củacon người (đo bằng chi tiêu cho lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu nănglượng tối thiểu cần thiết để duy trì sinh hoạt bình thường của con người,khoảng 2.100 Kcal/người/ngày và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thựcphẩm) Đây là một trong các phương pháp tính chuẩn nghèo thu nhập đượccác tổ chức quốc tế khuyến nghị áp dụng cho các nước đang phát triển, cũng

là phương pháp ở nước ta đã áp dụng từ trước đến nay Tuy nhiên, việc ápdụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định đối tượng hộ nghèo, cận nghèo đãdẫn đến sự phân loại đối tượng, đánh giá mức độ và nguyên nhân nghèo đóichưa thực sự chính xác vì chuẩn nghèo hiện hành chưa phản ánh được đầy đủcác nhu cầu cơ bản cũng như thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, lạiđược duy trì trong cả giai đoạn trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI)hàng năm đều tăng, dẫn đến giá trị chuẩn nghèo không còn phù hợp, khôngđáp ứng được nhu cầu đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân Đồng thời,các chính sách giảm nghèo được xây dựng dựa trên tiêu chí thu nhập chủ yếunhằm xử lý vấn đề thiếu tiền và khả năng chi trả dịch vụ, do vậy chưa thực sựtác động đến các nguyên nhân khác của nghèo đói như vấn đề khó tiếp cậndịch vụ, dịch vụ không có sẵn hoặc không phù hợp, nhận thức chưa đúng vàthiếu chủ động từ phía người dân Đề án đã chỉ ra việc áp dụng phương pháp

đo lường nghèo đa chiều sẽ khắc phục những hạn chế nói trên của phươngpháp đo lường nghèo bằng thu nhập Đặc biệt bối cảnh cơ cấu kinh tế - xã hộithay đổi, đô thị hóa và di cư tăng nhanh hiện nay đang tạo ra một bộ phận lớnngười dân thuộc nhóm cận nghèo thu nhập hoặc chưa được tiếp cận đầy đủvới các dịnh vụ xã hội cơ bản, đang đối mặt với nhiều rủi ro khiến họ có thểrơi vào tình trạng nghèo đói

Ngoài ra còn nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu của nhiều tácgiả khác, mỗi tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau của vấn đề giảm

Trang 14

nghèo bền vững và xoá đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước và ở mỗi địaphương.

Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu “Công tác xã hội đốivới người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hảiđảo từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây chính là cơ sở khoa học đểtôi kế thừa và phát triển trong luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng CTXH đối với người nghèo ở các xãĐBKK vùng BNVB&HĐ từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng Từ đó phân tích một số giải phápnâng cao hiệu quả của CTXH trong thực hiện giảm nghèo bền vững ở các xãĐBKK vùng BNVB&HĐ của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về người nghèo, CTXH đối với ngườinghèo

- Nghiên cứu thực trạng CTXH đối với người nghèo và các yếu tố ảnhhưởng đến thực trạng

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH trongthực hiện giảm nghèo bền vững ở các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ của huyệnBình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động của CTXH đối với người nghèo ở các xã ĐBKK vùngBNVB&HĐ từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 15

- Không gian nghiên cứu: xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang venbiển và hải đảo của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách, chương trình giảm nghèoxuyên suốt qua các thời kỳ; vấn đề công tác xã hội trong lĩnh vực xóa đói, giảmnghèo

- Dựa trên quan điểm, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh QuảngNgãi về chính sách, chương trình giảm nghèo của trung ương, các chính sách,chương trình giảm nghèo đặc thù của địa phương

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Trang 16

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: khảo sát toàn bộ hộ nghèo trênđịa bàn qua Phiếu C Thu thập đặc điểm hộ gia đình nghèo và cận nghèo trênđịa bàn.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu khoảng 6 cán bộ chínhquyền đoàn thể có liên quan

- Phương pháp quan sát, đánh giá, so sánh

Để luận văn có đủ lượng thông tin cần thiết, tác giả đã sử dụng cácphương pháp khác nhau để thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu đềtài như: áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm thu thậpcác thông tin liên quan đến người nghèo cũng như những chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người nghèo; phương pháp điềutra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin từ bảng hỏi sẽ làm cơ sở để

đề xuất những giải pháp thiết thực gắn với nhu cầu và thực trạng đời sống củangười nghèo; phương pháp phỏng vấn sâu để minh họa và khẳng định kết quảnghiên cứu bởi những thông tin qua thu thập, phân tích tài liệu, qua công tácquan sát triển khai các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu CTXH đối với người nghèo ở các xã ĐBKK vùngBNVB&HĐ từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa khoahọc quan trọng Các kết quả nghiên cứu trong đề tài có thể làm tài liệu thamkhảo cho hoạt động đào tạo CTXH đối với người nghèo, ngoài ra còn có ýnghĩa tham khảo cho những ai đang nghiên cứu, quan tâm về lĩnh vực này

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả, giải pháp trong đề tài có thể là những tài liệu, nguồnthông tin cho những người nghiên cứu tiếp theo về tình hình tổ chức hoạtđộng CTXH trong giảm nghèo bền vững ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 17

Đề xuất một số giải pháp thiết thực đối với huyện Bình Sơn, tỉnhQuảng Ngãi trong việc giảm nghèo bền vững ở xã ĐBKK vùng BNVB&HĐcủa huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục bảngbiểu, kết cấu nội dung của luận văn chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với ngườinghèo

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo tại huyệnBình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xã hộiđối với người nghèo từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 18

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

1.1 Lý luận về người nghèo

1.1.1 Một số khái niệm

- Khái niệm về nghèo

+ Nghèo là sự bần cùng hóa về phúc lợi, sự thiếu thốn vật chất, mức thunhập thấp và tiêu dùng thấp như điều kiện dinh dưỡng thấp và điều kiện sốngthiếu thốn

+ Dễ nhận thấy nghèo về thu nhập dẫn đến nghèo về con người, về sứckhỏe kém, trình độ giáo dục thấp, vì nó là nguyên nhân và hệ quả của nghèođói hay còn gọi là cái “vòng luẩn quẩn” của sự đói nghèo

+ Nghèo về thu nhập, nghèo về con người lại dẫn đến nghèo về xãhội như dễ bị tổn thương trước những bất lợi về bệnh tật, thiên tai, khủnghoảng kinh tế, không có tiếng nói, bất lực trước sự cải thiện điều kiện sốngcủa cá nhân

Theo Liên Hợp Quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để thamgia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn,không đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đấtđai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, khôngđược tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là sự không an toàn, không cóquyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo cónghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi

ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố

Liên Hợp Quốc, Tháng 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua).

Trang 19

- Khái niệm về nghèo đói

Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nókhông chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồntại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên tùy thuộc vàođiều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốcgia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau Nhìnchung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèokhổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ Giới hạnnghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu đểngười dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thểmua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhucầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành

Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế Xã hội Khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm

1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tìnhtrạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bảncủa con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế

xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hộithừa nhận"

Khái niệm nghèo này bao gồm 3 khía cạnh: (i) Nhu cầu cơ bản của con

người bao gồm: Ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội

(ii) Nghèo thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời

gian, khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ

thay đổi theo xu hướng ngày một cao hơn (iii) Nghèo thay đổi theo không

gian: Thông qua định nghĩa này cũng chỉ cho chúng ta thấy sẽ không cóchuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triểnkinh tế - xã hội và các yếu tố văn hóa của từng quốc gia, từng vùng

Trang 20

- Khái niệm về nghèo đa chiều

Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinhtế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu;

dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995đưa định nghĩa về nghèo: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấphơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để muanhững sản phẩm cần thiết để tồn tại"

Còn nhóm nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc,Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc trong công trình

"Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam-1995" đã đưa ra định nghĩa: "Nghèo là tìnhtrạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là thamgia vào lĩnh vực kinh tế"

Trong “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - Tấn công nghèo đói”

năm 2000, Ngân hàng thế giới thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về

đói nghèo: Đói nghèo “không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất (được đo

lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế” Báo cáo đã mở rộng quan điểm về

đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của người

nghèo Báo cáo nêu bật “nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm

đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường” Báo cáo chỉ

ra “người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợinằm ngoài khả năng kiểm soát của họ Họ thường bị các thể chế của nhà nước

và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong cácthể chế đó”

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ

chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo

Trang 21

cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người

Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người khôngđược đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống [4, tr.5].Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều

để đo lường nghèo trong giai đoạn 2016-2020 với 05 chiều thiếu hụt và 10chỉ số đo lường thiếu hụt cụ thể:

+ 05 chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: tiếp cận về y tế, giáodục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin

+ 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

bao gồm (1) trình độ giáo dục của người lớn; (2) tình trạng đi học của trẻ em;

(3) tiếp cận các dịch vụ y tế; (4) bảo hiểm y tế; (5) chất lượng nhà ở; (6) diện

tích nhà ở bình quân đầu người; (7) nguồn nước sinh hoạt; (8) loại hố xí/nhà tiêu; (9) sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

1.1.2 Tiêu chí đánh giá hộ nghèo

- Khái niệm hộ nghèo

Hộ nghèo được xác định thông qua các chuẩn nghèo, chuẩn nghèo khácnhau theo các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế

Ở Việt Nam, chuẩn nghèo được điều chỉnh 7 lần từ năm 1993 đến năm2016:

Trang 22

Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ mộttháng quy ra gạo dưới 13 kg, tính cho mọi vùng.

Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập như sau:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng

Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng

+ Giai đoạn 1997-2000:

Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ mộttháng quy ra gạo dưới 13 kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tínhcho mọi vùng)

Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứngnhư sau:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tươngđương 55.000 đồng)

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng (tươngđương 70.000 đồng)

Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng).+ Giai đoạn 2001-2005:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng

Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng

Trang 23

Vùng thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.

+ Giai đoạn 2016-2020 :

Vùng nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau :

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trởxuống

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cậncác dịch vụ xã hội cơ bản

Vùng thành thị : là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau :

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trởxuống

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cậncác dịch vụ xã hội cơ bản

1.1.3 Tiêu chí đánh giá xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2011-2015

Là xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đường ranh giớisát bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo; có điều kiện tựnhiên khắc nghiệt, luôn chịu ảnh hưởng của triều cường, hạn hán, đất khô cằn,bạc màu, canh tác khó khăn

Đáp ứng được các tiêu chí sau:

- Có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tổng điều tra hộ nghèo năm 2010trên 25% (trong đó tỷ lệ nghèo từ 15% trở lên) hoặc xã có tỷ lệ nghèo từ 18%trở lên theo tiêu chí quy định tại Quyết định 09/2011/QDD-TTg ngày 30tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộnghèo, hộ cần nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015

- Dưới 70% số hộ được dùng nước sạch;

Trang 24

- Dưới 60% số hộ dùng điện sinh hoạt an toàn;

- Thiếu (hoặc chưa đủ) từ 3/6 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu:

+ Chưa có hoặc chưa được đầu tư trung tâm sinh hoạt văn hóa, thểthao, vui chơi giải trí cho người dân của xã; từ 50% số thôn trở lên chưa cónhà sinh hoạt thôn;

+ Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạtchuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải dưới 90%; tỷ lệ km đườngtrục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thôngvận tải dưới 70% (riêng Đồng bằng sông Cửu Long dưới 50%);

+ Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lạithuận tiện dưới 40% (đối với Đồng bằng sông Cửu Long dưới 30%); Tỷ lệ kmtrên mương do xã quản lý được kiên cố hóa dưới 70% (riêng Đồng bằng sôngCửu Long dưới 40%);

+ Cơ sở vật chất trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sởđạt chuẩn quốc gia dưới 60%; từ 30% số thôn trở lên chưa có phòng học kiên

cố cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo;

+ Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế;

+ Chưa có hoặc có chợ ở trung tâm xã đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

- Thiếu hoặc chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuấtnhư: bờ bao, kè, trạm bơm cho nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, đường rabến cá…

1.1.4 Đặc điểm đời sống tâm lý - xã hội và nhu cầu của người nghèo

Nhìn chung người nghèo có đặc điểm đời sống tâm lý - xã hội mặccảm, tự ti do hoàn cảnh, số phận của mình, sống thụ động trông chờ, ỷ lại vào

sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo trong đó có chính sách cho không củanhà nước, điều kiện sống của người nghèo luôn thấp hơn mặt bằng chung củacộng đồng nơi mình sinh sống Đối với người nghèo họ luôn trong tình trạng

Trang 25

thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản từ những nhu cầu thiết yếu nhất, do đó họgặp rất nhiều nguy cơ trong cuộc sống, phải đối mặt với nhiều khó khăn vàthách thức trong cuộc sống do phải bảo đảm chi phí đắt đỏ cho các dịch vụ y

tế, nhà ở, giáo dục, đi lại và sinh hoạt tối thiểu Do mặc cảm với cuộc sống vàthiếu vốn xã hội nên một số người nghèo ngại giao tiếp và tham gia vào cáchoạt động tập thể của cộng đồng, không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến,cho rằng lời nói của mình không có trọng lượng, không được cộng đồng chấpnhận, không dám đấu tranh, không dám bộc lộ bản thân Bên cạnh đó có một

số nhỏ người nghèo vẫn còn tư tưởng buông xuôi, ngại thay đổi, phó mặc cho

số phận và chưa thực sự quyết tâm vươn lên để thoát nghèo bền vững

Do người nghèo thiếu hụt hầu như tất cả các nhu cầu xã hội cơ bản nên

họ luôn luôn có nhu cầu rất lớn như làm sao để tăng thu nhập, nâng cao đờisống tinh thần và vật chất, có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm và xã hội cầnđược chăm sóc Nhu cầu định hướng vượt qua khó khăn để thoát nghèo bềnvững cải thiện cuộc sống và hòa nhập với xã hội, đóng góp quan trọng vàothành quả giảm nghèo chung là nhu cầu ưu tiên hàng đầu của người nghèo

1.2 Lý luận về công tác xã hội đối với người người nghèo

1.2.1 Một số khái niệm

- Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ởnhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Nghề CTXH thúc đẩy sựthay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳnggiới và giúp đỡ những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống như trẻ em

mồ côi, người khuyết tật, trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm, trẻ em bịlạm dụng, người nghèo…

Có nhiều khái niệm khác nhau về CTXH, dưới đây là một số khái niệm

về CTXH

Trang 26

Theo cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):

“Công tác xã hội nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó không phải làmột hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thốngthân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình”

Theo Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ - NASW, 1970: Côngtác xã hội là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặccộng đồng tăng cường hay khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của

họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó

Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghịQuốc tế Montreal, Canada, tháng 7 năm 2000: Nghề công tác xã hội thúc đẩy

sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ của conngười, tăng năng lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của

họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết hành vi con người

và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở những tương tác giữa conngười và môi trường của họ Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyêntắc của nghề

- Công tác xã hội đối với người nghèo

CTXH có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giải quyết nghèo đói ởcác cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thayđổi cộng đồng nghèo và các chính sách, chương trình xã hội hóa xóa đói giảmnghèo quốc gia CTXH tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quantrọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp - Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội Và nghèo đói được xem làvấn đề chính gây cản trở công bằng xã hội [8, tr 93]

Công tác xã hội đối với người nghèo là một hoạt động chuyên nghiệpđược tổ chức bởi nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp tại cộng đồngnhằm hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo nâng cao năng lực, nhận thức để

Trang 27

vượt qua những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải bằng chính nội lực của bảnthân người nghèo, hộ nghèo cùng với sự trợ giúp từ nguồn lực bên ngoài.

1.2.2 Vai trò của công tác xã hội đối với người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nghề CTXH đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việcgiải quyết các vấn đề mà xã hội và con người gặp phải nhằm tiến tới sự pháttriển bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội Đặc biệt, nghề CTXH góp phầngiải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, gia đình

và cộng đồng có nhu cầu đặc biệt trong đó có người nghèo, hộ nghèo và cộngđồng nghèo

Theo Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề CTXH ởViệt Nam: CTXH là một nghề góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữacon người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chấtlượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, côngbằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến[18, tr 28]

Công tác xã hội có vai trò trong quá trình hỗ trợ giải quyết vấn đềnghèo ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo, hộ nghèođến tác động thay đổi cộng đồng nghèo, cộng đồng yếu kém theo hướng tíchcực CTXH tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng vàmang tính nhân văn sâu sắc dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp căn bản

là phấn đấu cho sự công bằng xã hội

Vai trò của nhân viên CTXH đối với người nghèo ở các xã ĐBKKvùng BNVB&HĐ:

- Vai trò là người tuyên truyền vận động: Nhân viên CTXH tại cộngđồng đóng vai trò là người tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật củaĐảng và Nhà nước về giảm nghèo cho người nghèo, đồng thời cũng đóng vai

Trang 28

trò là người tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi, thái độ của ngườinghèo, cộng đồng nghèo để thực hiện tốt việc hỗ trợ và trợ giúp cho họ

- Vai trò là người trung gian, kết nối nguồn lực: Nhân viên CTXH tạicộng đồng là người có được những thông tin về các dịch vụ, hệ thống chínhsách giảm nghèo của nhà nước, các tổ chức, cá nhân và giới thiệu cho ngườinghèo, hộ nghèo và cộng đồng nghèo các chính sách, dịch vụ, nguồn tàinguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với nhữngnguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giảiquyết vấn đề nghèo đói của mình từ đó nhằm thoát nghèo bền vững

- Vai trò là người tư vấn: Nhân viên CTXH tại cộng đồng tham gia nhưngười cung cấp thông tin tư vấn cho người nghèo, hộ nghèo và cộng đồngnghèo trong việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân nhất là ngườinghèo trong cộng đồng nghèo về các dự án thực hiện tại cộng đồng, lượng giácác hoạt động thực hiện dự án Ngoài ra nhân viên CTXH còn cung cấpnhững thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ, thông tin về bảo vệ môitrường, dinh dưỡng cho trẻ em hay người già

- Vai trò là người xúc tác: Nhân viên CTXH tại cộng đồng là ngườinắm rõ thực trạng nghèo của người dân và cộng đồng, từ việc nắm rõ thôngtin nhân viên CTXH tạo điều kiện và khuyến khích cho mọi người dân trong

đó có người nghèo, cộng đồng nghèo tích cực tham gia ý kiến, tăng cườngkhả năng, trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ của họ trong công tác giảmnghèo bền vững

- Vai trò người biện hộ: Nhân viên CTXH tại cộng đồng đóng vai trò làngười biện hộ, đại diện cho tiếng nói của người nghèo, cộng đồng nghèo đềđạt với cấp có thẩm quyền, các tổ chức cơ quan ban ngành những vấn đề vềgiải quyết việc làm, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế vấn đề tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo, cộng đồng nghèo, từ đó

Trang 29

kêu gọi sự hưởng ứng, hỗ trợ của họ cho công tác giảm nghèo tại các xãĐBKK vùng BNVB&HĐ.

- Vai trò là nhà nghiên cứu: Nhân viên CTXH đóng vai trò là nhànghiên cứu về các chính sách xã hội, các xu hướng của xã hội, về hành vi conngười trong môi trường xã hội để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp hơnvới cuộc sống, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại của đa số bộ phận ngườinghèo Ở góc độ hẹp nhân viên CTXH cùng với những cán bộ nòng cốt tạicộng đồng thu thập tình hình tại cộng đồng, về tình trạng nghèo đói, nguyênnhân nghèo tại vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đưa ra các giải pháp thiếtthực để giảm nghèo bền vững Xây dựng chương trình hành động, đưa ra các

mô hình, dự án giảm nghèo hiệu quả và khuyến khích nhân rộng các mô hìnhgiảm nghèo bền vững cho cộng đồng nghèo tại các xã ĐBKK vùngBNVB&HĐ

- Vai trò nhà hoạch định chính sách: Nhân viên CTXH đóng vai tròquan trọng trong việc soạn thảo chính sách xã hội nói chung trong đó có chínhsách cho người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng nghèo, tham gia xây dựng cácChương trình mục tiêu quốc gia theo từng giai đoạn và liên kết phối hợp vớicác tổ chức trong và ngoài nước trong việc tổ chức thực hiện

- Vai trò người thu thập thông tin: Nhân viên CTXH tại cộng đồngđóng vai trò là người thu thập thông tin từ người nghèo, hộ nghèo và cộngđồng nghèo, thông tin từ các tổ chức chính quyền, đoàn thể để từ đó phântích các hoạt động dựa trên các thông tin thu thập được

- Vai trò người hỗ trợ lập kế hoạch: Nhân viên CTXH tại cộng đồngđóng vai trò là người hỗ trợ cho cá nhân người nghèo, hộ nghèo và hoạt độngphát triển cộng đồng nghèo phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia, khuyếnkhích và tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp ý kiến quyết địnhnhững nội dung của kế hoạch, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và vai trò

Trang 30

tự quyết của người dân trong cộng đồng về kế hoạch theo tinh thần: “làm với

cộng đồng chứ không phải làm cho cộng đồng” Đây là vai trò hết sức quan

trọng vì khi có một kế hoạch tốt thì quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đểtiến tới giảm nghèo bền vững của cá nhân người nghèo, hộ nghèo và pháttriển cộng đồng bền vững

- Vai trò người giám sát thực hiện kế hoạch: Nhân viên CTXH tại cộngđồng đóng vai trò tổ chức các hoạt động, theo dõi tiến độ thực hiện các hoạtđộng theo kế hoạch từ đó có những điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp,giám sát tiến trình thực hiện các hoạt động và các bên tham gia thực hiện cáchoạt động đã đề ra

- Vai trò người lượng giá: Nhân viên CTXH tại cộng đồng đóng vai trò

là người lượng giá các hoạt động, tiến trình thực hiện các hoạt động để từ đólượng giá và đưa ra chương trình can thiệp cho phù hợp với từng nguyên nhânnghèo của cá nhân người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng nghèo

CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, thông qua cácphương pháp tác nghiệp chuyên nghiệp, nhân viên CTXH sẽ trực tiếp giảiquyết các vấn đề của người nghèo, cộng đồng nghèo hỗ trợ họ giải quyết cácvấn đề về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển sản xuất, đa dạnghóa sinh kế và các vấn đề xã hội nảy sinh khác cho người nghèo, hộ nghèo vàcộng đồng nghèo Sự trợ giúp này mang tính chuyên nghiệp, lâu dài, bềnvững để người nghèo, cộng đồng nghèo được nâng cao năng lực, vươn lênthoát nghèo bền vững

Tóm lại vai trò trợ giúp chuyên nghiệp của nhân viên CTXH sẽ tạo ra

sự tương tác giữa người trợ giúp, nguồn lực với đối tượng trợ giúp Từ đó,người nghèo, cộng đồng nghèo sẽ tự nhận biết được vấn đề của mình gặpphải, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp và lên kế hoạch nỗ lực thực

Trang 31

hiện trên cơ sở phát huy tiềm năng, nội lực cộng với các nguồn lực bên ngoài

để giải quyết vấn đề mình gặp phải, vươn lên thoát nghèo bền vững

1.2.3 Lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với người nghèo

Cũng như các ngành chuyên môn khác, ngành CTXH tiếp cận và sửdụng một số lý thuyết khoa học về xã hội thuộc ngành tâm lý học như: Thuyếtvai trò, thuyết nhận thức - hành vi, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống… Trongphạm vi thực hiện đề tài này, tiếp cận một số lý thuyết có thể áp dụng hiệuquả trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn trong làm việc vớingười nghèo và cộng đồng nghèo như: Thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyếtphát triển cộng đồng

1.2.3.1 Thuyết nhu cầu của Maslow

Là con người xã hội, mỗi người cần có những nhu cầu như nhu cầu vềvật chất và nhu cầu về tinh thần Các nhu cầu của con người thường rất đadạng, phong phú và luôn phát triển Nhu cầu con người phản ánh mong muốnchủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhậnthức và vị trí xã hội của họ

Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng những nhu cầu cơ bản,thiết yếu của cuộc sống như: ăn, mặc, nhà ở, đi lại, chăm sóc y tế… để pháttriển, con người cũng cần đáp ứng những nhu cầu cao hơn như: Nhu cầu đượchọc hành, được an toàn, được yêu thương, tôn trọng và khẳng định… Việcđáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người cũng chính là động lựccủa sự phát triển, thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất và hoạtđộng xã hội [16, tr 163]

Theo Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mỹ, đượcthế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân vănbởi hệ thống lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người Con người là mộtthực thể sinh - tâm lý xã hội, do đó con người cần có nhu cầu cho sự sống và

Trang 32

nhu cầu xã hội Maslow chia nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấpđến cao:

- Nhu cầu sống: Nhu cầu về hít thở, không khí, nước, thức ăn, quần áo,nhà cửa…

- Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu về an toàn thân thể, không bị đedọa, tình yêu thương, được sống trong trong một thế giới hòa bình…

- Nhu cầu về xã hội: là những nhu cầu về tình yêu, được giao lưu tìnhcảm, nhu cầu hòa nhập, được người khác thừa nhận, nhu cầu mong muốnđược tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể nào đó

- Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng giá trị của chính cá nhân mỗingười, tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng là sự mong muốnđược người khác thừa nhận giá trị của mình Nhu cầu có một vị trí trong mộtnhóm người, cộng đồng, xã hội

- Nhu cầu về tự thể hiện, hoàn thiện: Maslow xem đây là nhu cầu caonhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới,làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành đượcmục tiêu nào đó Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi,hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhucầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân

Vận dụng lý thuyết vào việc hỗ trợ, trợ giúp người nghèo không nhữnggiải quyết được những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần của người nghèo

mà còn tạo cho người nghèo có niềm tin vào bản thân, cuộc sống để họ hướngđến những điều tốt đẹp, tránh những tư tưởng tiêu cực, trông chờ, ỷ lại vàocuộc sống Thông qua việc trợ giúp người nghèo tiếp cận được những dịch vụ

xã hội cơ bản trong cuộc sống và những nhu cầu cơ bản mà người nghèo cầnđược đáp ứng tại cộng đồng có thể đánh giá được việc tổ chức thực hiện cácchính sách và các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như khả năng tiếp cận, thụ

Trang 33

hưởng các chính sách của người nghèo, từ đó có những đề xuất các giải phápthiết thực để thực hiện chính sách cũng như các dịch vụ cơ bản tại địaphương, tạo điều kiện cho người nghèo đáp ứng được các nhu cầu xã hội cơbản của mình.

Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu củacộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinhthần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự thamgia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân vớicác tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng [12]

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, 1956 “Phát triển cộng đồng lànhững tiến trình nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền đểcải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp cáccộng đồng này hội nhập, đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”

Nguyên lý của phát triển cộng đồng dựa trên nguyên lý phát triển xãhội, mà nguyên lý phát triển xã hội dựa trên nguyên lý phát triển tổng quát.Theo nguyên lý này, phát triển cộng đồng có ba khía cạnh chủ yếu sau:

- Tính tương đối: Không nên tuyệt đối hóa một sự vật, sự việc, hiệntượng nào

- Tính đa dạng: Cộng đồng là một tính nhưng biểu hiện rất phong phú

và đa dạng

Trang 34

- Tính bền vững: Cộng đồng có tính bền vững, loài người dựa trên tínhcộng đồng làm căn bản để tồn tại và phát triển.

Ứng dụng lý thuyết phát triển cộng đồng trong đề tài này có ý nghĩa hếtsức quan trọng, nhân viên CTXH cần có ý thức, trách nhiệm vào việc hỗ trợ,giúp đỡ một cộng đồng nghèo, kém phát triển theo nguyên lý phát triển cộngđồng Nhân viên CTXH cần khơi dậy, phát huy nội lực của cá nhân và cộngđồng nghèo trong quá trình tổ chức các hoạt động trợ giúp chuyên nghiệpnhư: nhận diện cộng đồng nghèo, lập kế hoạch có sự tham gia của người dân,tăng năng lực của cộng đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng đồng tự lựcphát triển

1.2.4 Hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo

Trong thực hành CTXH đối với người nghèo có rất nhiều hoạt độngCTXH được tổ chức tại cộng đồng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúpngười nghèo, trong khuôn khổ đề tài này tác giả xin chọn các hoạt độngCTXH đối với người nghèo ở các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ như sau:

1.2.4.1 Hoạt động tuyên truyền vận động

Trong CTXH đối với người nghèo, cộng đồng nghèo thì hoạt độngtruyền thông mang ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua hoạt động truyềnthông nói chung và truyền thông ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn như là vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nói riêng giúpcho người dân, người nghèo và cộng đồng nghèo nắm bắt được các chínhsách giảm nghèo của Nhà nước, các chương trình, dự án, các mô hình, điểnhình trong công tác giảm nghèo đến cán bộ và nhân dân, thông qua nhiều hìnhthức phong phú, đa dạng của hoạt động truyền thông tại cộng đồng nhưtruyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, hoạt động tư vấn, tham vấn…Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, người nghèo vàxây dựng ý chí quyết tâm tự lực vươn lên và thoát nghèo bền vững Nhân viên

Trang 35

CTXH tại cộng đồng vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong hoạt động truyềnthông để tuyên truyền, vận động người dân nhất là người nghèo có ý thứcchuyển biến từ thái độ đi đến hành động phù hợp với khả năng của mìnhnhằm vươn lên thoát nghèo bền vững

1.2.4.2 Hoạt động kết nối nguồn lực

Đây là hoạt động không thể thiếu của nhân viên CTXH tại cộng đồngnhất là khi làm việc với người nghèo, cộng đồng nghèo, nhân viên CTXHphải nắm bắt được các nguồn lực sẵn có của người nghèo, cộng đồng nghèo

và huy động các nguồn lực khác trong cộng đồng để từ đó kết nối nguồn lựccho người nghèo, cộng đồng nghèo thông qua nguồn lực đó để họ tự giảiquyết được các vấn đề mà mình gặp phải Bên cạnh đó nhân viên CTXH phốihợp với các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để vận động, tìm nguồn lực nhằm hỗtrợ cho người nghèo, cộng đồng nghèo một cách liên tục để họ vươn lên giảiquyết vấn đề nghèo đói của chính mình một cách bền vững

1.2.4.4 Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý

Nhân viên CTXH là người nắm rõ hệ thống chính sách giảm nghèohiện hành để tư vấn, hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã

Trang 36

hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý tại cộng đồng chongười nghèo Để tổ chức được hoạt động này, nhân viên CTXH tại cộng đồngcần phải nắm rõ nhu cầu thiếu hụt của từng đối tượng nghèo trong cộng đồng

để từ đó đưa ra các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với điều kiện cũng như khả năngtiếp cận các dịch vụ của người nghèo Cụ thể: nhân viên CTXH tổ chức vậnđộng đưa trẻ em đến trường thông qua các hoạt động hỗ trợ miễn giảm họcphí, đồ dùng học tập… cho học sinh con hộ nghèo trên địa bàn để tạo độnglực cho các em và gia đình đồng ý cho các em đến trường; hỗ trợ cho ngườinghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế thông qua hỗ trợ chi phí đi lại, tiền

ăn ở cho hộ nghèo ở vùng điều kiện đặc biệt khó khăn khi đi khám chữa bệnh

do người nghèo không có đủ tiền để đi đến các cơ sở y tế xa nhà cho dù họđược cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí và không phải đồng chi trảtrong chi phí khám chữa bệnh…

1.2.4.5 Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo là hoạtđộng thiết thực nhất trong công tác giảm nghèo hiện nay, nhân viên CTXH tạicộng đồng cần phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể

để hỗ trợ người nghèo trong độ tuổi lao động được tham gia học nghề miễnphí và tạo việc làm sau khi học xong nghề Để người dân thoát nghèo bềnvững thì việc dạy nghề theo nhu cầu của người nghèo đi đôi với giải quyếtviệc làm là hoạt động mang tính cốt lõi, do đó nhân viên CTXH cần nắm rõ

xu hướng nghề nghiệp và thị trường lao động để từ đó có giải pháp hỗ trợ chongười nghèo một cách phù hợp theo từng nhóm đối tượng nghèo khác nhautại cộng đồng Ví dụ: Nhân viên CTXH tại địa bàn tham gia phối hợp vớichính quyền địa phương mở các lớp dạy nghề miễn phí cho lao động nôngthôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề

án “Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn đến năm 2020”; đồng thời kết nối

Trang 37

với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giải quyết vấn đề việc làm tại chỗcho người lao động sau khi học nghề như nghề may mặc, da giày… và cácdoanh nghiệp lân cận để mở rộng cơ hội tiếp cận nghề nghiệp cho người laođộng nghèo đến với doanh nghiệp.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo

1.3.1 Yếu tố thuộc về bản thân người nghèo

Người nghèo tổ chức các hoạt động sinh hoạt thường nhật cũng như cáchoạt động sản xuất kinh doanh thường dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệmcủa bản thân Khó thay đổi thói quen lạc hậu, ít áp dụng sự tiến bộ của khoahọc, kỹ thuật dẫn đến năng suất lao động thấp

Do có nhiều chính sách hỗ trợ cho không từ chương trình giảm nghèobền vững nên bản thân người nghèo thường trông chờ, ỷ lại vào những chínhsách hỗ trợ cho không đó mà không có tinh thần tự giác vươn lên thoát nghèobền vững

Người nghèo phần lớn thường ở trong các hộ nghèo có đông nhân khẩunhưng lại có ít lao động chính hoặc thiếu lao động, từ đó dẫn đến không cóthu nhập, không có khả năng tích lũy của cải trong gia đình Bên cạnh đó,người nghèo thiếu thốn các điều kiện vật chất dẫn đến sức khỏe kém, không

có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

1.3.2 Yếu tố thuộc về cán bộ làm công tác xã hội với người nghèo

CTXH là một nghề chuyên nghiệp nên các bộ làm công tác xã hội vớingười nghèo phải đảm bảo tính chuyên nghiệp như: năng lực trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ; kỹ năng, phương pháp làm việc với các nhóm đối tượng yếuthế trong đó có người nghèo; đạo đức nghề nghiệp; khả năng kết nối nguồnlực cho người nghèo, cộng đồng nghèo tới chính quyền, các tổ chức, cá nhântrong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, cộng đồng nghèo vươn lên thoátnghèo bền vững

Trang 38

Cần có một đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp được đào tạo bàibản, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp làm việc hiệu quả, tíchcực, chủ động, sáng tạo trong công việc nhất là trong công tác hỗ trợ ngườinghèo cộng đồng nghèo cần có các đầu mối hỗ trợ nhằm kết nối các nguồnlực, dịch vụ chuyên nghiệp.

1.3.3 Yếu tố thuộc về cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương

Lãnh đạo chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng tronghoạt động CTXH đối với người nghèo vì cán bộ lãnh đạo địa phương lànhững người gần gũi với người nghèo, nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyệnvọng của người nghèo, từ đó cung cấp các thông tin quan trọng để nhân viênCTXH thu nhận thông tin về đối tượng người nghèo, hộ nghèo một cách toàndiện, chính xác để từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp

Các hoạt động của chương trình giảm nghèo được thực hiện ở cơ sởnên cán bộ lãnh đạo địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý,điều phối các hoạt động, chính sách giảm nghèo phù hợp giúp cho ngườinghèo, cộng đồng nghèo vươn lên thoát nghèo thông qua các chương trình,chính sách trên địa bàn quản lý

1.3.4 Yếu tố phong tục, tập quán

Tính đặc thù của vùng biển nên có những phong tục, tập quán gắn liềnvới người dân lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác như nghề đi biển,chủ yếu khai thác dựa vào thiên nhiên, nhất là người nghèo chỉ khai thác cácnguồn lợi thủy sản gần bờ Nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt nênảnh hưởng rất lớn đến người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Yếu tố cần có con trai đi biển nên cũng ảnh hưởng đến việc coi trọngcon trai, không coi trọng con gái nên việc đầu tư cho học chữ cũng như họcnghề khác ngoài nghề đi biển cũng không được quan tâm đúng mức

1.3.5 Yếu tố cộng đồng

Trang 39

Cộng đồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển bềnvững, một cộng đồng phát triển kéo theo các thành viên trong cộng đồng pháttriển, tạo sự tiên phong lan tỏa, gắn kết các cá nhân người nghèo với ngườinghèo, người nghèo với cộng đồng và các mối quan hệ khác trong cộng đồngnhằm chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo cùng phát triển.

1.3.6 Yếu tố tài chính và dịch vụ hỗ trợ người nghèo

Đây là yếu tố hết sức cần thiết để hỗ trợ người nghèo tự giải quyết đượcvấn đề của họ thông qua các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, tạo thu nhập

ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng Việc kết nối nguồn lực tàichính tại chỗ và các nguồn lực bên ngoài cần phải sẵn sàng nhằm hỗ trợ có mụcđích cho người nghèo tiếp cận được các nguồn lực cũng như các dịch vụ vềnguồn lực Sự hỗ trợ tài chính ban đầu sẽ tạo dựng chỗ dựa, thúc đẩy ngườinghèo mạnh dạn lên kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời giúpngười nghèo sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, phát huy tối đa nguồn lực

mà người nghèo tiếp cận được thông qua các chương trình, chính sách

1.4 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người nghèo

1.4.1 Văn bản pháp lý về người nghèo

1.4.1.1 Nghị quyết 15-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020

Nội dung Nghị quyết 15-NQ/TW đã đề cập nhiều vấn đề trong đó cóvấn đề về giảm nghèo: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗtrợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ởnước ngoài, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyệnnghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn Đẩy mạnh việc triển khai thựchiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia vềgiảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện

Trang 40

nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo,

xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngangven biển, hải đảo, thu hẹp chênh lệch về mức sống và an sinh xã hội so vớibình quân cả nước Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hộ cậnnghèo để giảm nghèo bền vững [1, tr 4]

1.4.1.2 Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 về Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020

Đây là Nghị quyết đầu tiên của Quốc hội về lĩnh vực giảm nghèo, trongNghị quyết có đề cập đến các nhiệm vụ giao cho Chính phủ thực hiện như:Năm 2015:

- Đạt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốchội, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5%, các huyện nghèo còndưới 30%;

- Hoàn thành việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếnchính sách giảm nghèo và sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tập trung chínhsách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp;

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đồng bộ với các chương trình mục tiêuquốc gia khác làm cơ sở để lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc giagiai đoạn 2016 - 2020;

- Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằmbảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiệntiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo Điều tra,phân loại và công bố tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới;

- Đổi mới có hiệu quả cơ chế điều hành, chủ trì, phân công, phân cấp,phối hợp trong công tác giảm nghèo

Giai đoạn 2016 - 2020:

Ngày đăng: 22/08/2016, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015, Nxb Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn thựchiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2012 -2015
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2012
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
12. Phan Huy Đường, Phát triển cộng đồng: Phương pháp quan trọng của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo, www.socialwork.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cộng đồng: Phương pháp quan trọng củacông tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo
13. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thônnước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
14. Nguyễn Thị Hoa (2011), Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015, Nxb Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm2015
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2011
16. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb Lao động -Xã hội
Năm: 2012
18. Hoàng Công Thuận (2012), Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội đối với người nghèo”, Đại học Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xãhội đối với người nghèo”
Tác giả: Hoàng Công Thuận
Năm: 2012
3. Khu vực: 1. Thành thị 2. Nông thôn 4. Thành phần dân tộc của chủ hộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1. Thành thị 2. Nông thôn
1. Ban chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 Khác
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2013 Khác
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020 Khác
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015 Khác
6. Chính phủ (2008), Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo Khác
7. Chính phủ (2011), Nghị 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 Khác
8. Cục Bảo Trợ xã hội, Học viện Xã hội Châu á (2014), Công tác xã hội với những cá nhân có nhu cầu đặc biệt Khác
9. Cục Bảo Trợ xã hội, Học viện Xã hội Châu á (2014), Công tác xã hội làm việc với cá nhân và gia đình Khác
10. Cục Bảo Trợ xã hội, Học viện Xã hội Châu á (2014), Công tác xã hội làm việc với nhóm và cộng đồng Khác
15. Huyện Ủy Bình Sơn (2015), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVI Khác
17. Quốc hội (2014), Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 về Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 Khác
19. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi (2011), Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng   2.1:   Tỷ   lệ   hộ   nghèo,   hộ   cận   nghèo   các   xã   ĐBKK   vùng BNVB&HĐ của huyện Bình Sơn năm 2011 - Công tác xã hội đối với người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo từ thực tiễn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi
ng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ của huyện Bình Sơn năm 2011 (Trang 53)
Bảng   2.4:   Tỷ   lệ   hộ   nghèo,   hộ   cận   nghèo   các   xã   ĐBKK   vùng BNVB&HĐ của huyện Bình Sơn năm 2014 - Công tác xã hội đối với người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo từ thực tiễn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi
ng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã ĐBKK vùng BNVB&HĐ của huyện Bình Sơn năm 2014 (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w