1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh lào cai

110 2,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Tuy nhiên để nâng cao chất lượng trợ giúp đối tượng, khắc phục đượcnhững hạn chế của mô hình chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tập trung đang áp dụngcần phải có những nghiên cứu sâu mô hình

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI

TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI

TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC TOẢN

Trang 2

HÀ NỘI, 2016LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Công tác xã hội đốivới trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai” là công trìnhnghiên cứu do tôi thực hiện, số liệu và tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đềuđược trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016

Người thực hiện

Trần Thị Hương Giang

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI 13

1.1 Những khái niệm liên quan 13

1.2 Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi 16

1.3 Các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi 23

1.4 Hệ thống chính sách, pháp luật về công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm công tác xã hội 27

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 32

2.1 Khái quát tình địa bàn nghiên cứu 32

2.2 Kết quả hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Lào Cai 41

2.3 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội tại Trung tâm 51

2.4 Vai trò của nhân viên chăm sóc, nhân viên công tác xã hội đối đối với hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm 54

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 61

3.1 Bối cảnh và yêu cầu 61

3.2 Giải pháp hoàn thiện, đối mới công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi 63

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH : Công tác xã hội

NVCTXH : Nhân viên công tác xã hội

Trung tâm : Trung tâm Công tác xã hội Tỉnh Lào CaiTEMC : Trẻ em mồ côi

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt nam đã và đang trải qua những thay đổi quan trọng về kinh tế - xã hội

Có thể khẳng định chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiệnđáng kể, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tiến bộ, quan trọng trong công cuộcxóa đói giảm nghèo, phát triển an sinh xã hội Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triểnkinh tế ở Việt Nam không đồng đều, một bộ phận đáng kể người dân chưa đượchưởng lợi từ sự phát triển kinh tế Để giải quyết những vấn đề này, Chính phủ ViệtNam đã thúc đẩy xây dựng các chiến lược và chính sách phúc lợi xã hội cũng nhưtạo nền tảng pháp lý và chính sách cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và các chínhsách xã hội Một trong những chủ trương nhất quán trong đường lối và chính sáchcủa Việt Nam là đặt người dân vào vị trí trung tâm của công cuộc phát triển đấtnước, do đó, bảo vệ và bảo đảm sự phát triển của trẻ em luôn được ưu tiên hàngđầu Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực và quốc gia thứ hai trên thế giớitham gia ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em thể hiện sự camkết mạnh mẽ của nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế về công tác giáo dục vàbảo vệ trẻ em

Trong giai đoạn 2001 – 2010, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình mụctiêu Quốc gia đã trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ cácquyền trẻ em gồm có: các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn2006-2010; chương trình 135 giai đoạn II; Chương trình 30a; Đề án “Chăm sóc trẻ

em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em lànạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giaiđoạn 2005-2010” Theo số liệu thông kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội

cả nước hiện có 432 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có trên 300 cơ sở có chăm sóc trẻ

em đặc biệt khó khăn gồm: 159 cơ sở do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản

lý, 17 cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý, trên 10 cơ sở thuộc các Hội, đoàn thể

Hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 20.000 trẻ em có

Trang 6

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Trong khi các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng đối tượngngoài công lập còn ít với giá thành cao chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ củamột bộ phận rất nhỏ các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả Từ kết quả trên chothấy việc chăm sóc đối tượng tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội là hết sứccần thiết Tuy nhiên để nâng cao chất lượng trợ giúp đối tượng, khắc phục đượcnhững hạn chế của mô hình chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tập trung đang áp dụngcần phải có những nghiên cứu sâu mô hình hiện tại, tìm ra những mặt hạn chế,nhược điểm để xây dựng một mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hộimới phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập ngày 06/12/1993 là

cơ sở bảo trợ xã hội công lập duy nhất trực thuộc Sở Lao động Thương Binh Xã hộitỉnh Lào Cai Mục đích hoạt động chủ yếu là tiếp nhận và chăm sóc đối tượng, trong

đó bảo đảm tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, văn hóa thểthao Việc tiếp cận các dịch vụ tham vấn, tư vấn, phục hồi chức năng và tái hòanhập cộng động tuy đã được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế Để đảm bảo việcchăm sóc nuôi dưỡng, trung tâm xây dựng và thực hiện các quy trình tiếp nhận, quytrình quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình tái hòa nhập cộng đồng Tuy nhiênhoạt động của trung tâm còn mang nặng tính hành chính, cơ chế quản lý cứng nhắc,cán bộ chưa nắm vững về các chính sách liên quan đến trẻ…Xuất phát từ những lý

do trên, để tăng cường công tác xã hội đối với trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nóiriêng đồng thời đề ra những giải pháp để hoàn thiện hơn trong thời gian tới góp phần

vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai” làm luận

văn nghiên cứu của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt củacác nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước.Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu sau:

Trang 7

Christian Salazar Volkmann nghiên cứu “Những điểm mở và thách thức cơ

bản với phương thức làm chương trình dựa trên cơ sở quyền con người cho phụ nữ

và trẻ em ở Việt Nam” Trong nghiên cứu tác giả đề cập đến vấn đề quyền của phụ

nữ và trẻ em, làm rõ những yếu tố cơ hội và thách thức cơ bản nhất liên quan đếnchương trình đảm bảo quyền và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em Việt Nam trên cơ

sở tiếp cận từ quyền con người Tác giả đồng thời cho thấy, thực hiện đầy đủ quyềnđối với phụ nữ và trẻ em mang lại động lực cần thiết để họ tham gia đầy đủ, có hiệuquả vào các hoạt động xã hội

Mai Thị Kim Thanh (2001)“Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa

các thành viên trong gia đình với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội

lần thứ 6 Tác giả đã nhận định mức độ tâm sự của những người thân trong gia đìnhđối với trẻ em được thể hiện là: tâm sự giữa bố, mẹ với con chiếm 46,2%, ông bàvới cháu chiếm 24,8%, mẹ với con chiếm 24,7%, ít tâm sự chiếm 8,0%, anh chị emvới nhau chiếm 5,8%, bố với con chiếm 4,6% và không tâm sự chiếm 4,5% Tỷ lệtâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng ảnh hưởng đến sức khỏecon cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần

Trịnh Hòa Bình (2005), “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền

trẻ em hiện nay”, Tạp chí Xã hội học số 4/2005 Nghiên cứu tập trung điều tra về

kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em, (2004- 2005) trên quy

mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia của 3000 cha mẹ Một trongnhững phát hiện quan trọng là sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái còn nhiều bấtcập thể hiện qua những mâu thuẫn cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay quaviệc phân tích những thông tin định tính và định lượng từ cuộc khảo sát

UNICEF (2010) công bố“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam”.

Với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, đã xem xét trẻ em dựa trên quan điểmcác nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình Kết quảnghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộcKinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam Trong

Trang 8

đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp.Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh thành trong cảnước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hìnhthức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác Báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam cònthiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt động môi giới chonhận con nuôi trái pháp luật.

Nguyễn Hải Hữu (2012), “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ

trẻ em” Trong đó tác giả đã tổng hợp phân tích kinh nghiệm Australia, Thuỵ Điển,

Hồng Kông và một số nước về quá trình hình thành và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ

em Trong đó tác giả đã dùng khái niệm “tư pháp thân thiện với trẻ em” để nhấnmạnh vai trò của hệ thống pháp luật và chính sách Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì

áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổnhại cho trẻ em đặc biệt là trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạolực, xâm hại

Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2009), Nghiên cứu về

“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ

em , đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” Đánh giá tập trung đến

pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các chuẩn mực quốc tế,tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của Pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị,

đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước vànước ngoài Mặt khác đánh giá cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục nhưchưa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách hệ thống và chuyên nghiệpđối với trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợpvới lợi ích cho trẻ nhất, đảm bảo rằng trẻ được nhận nuôi trong một gia đình thaythế phù hợp nhất với lợi ích của trẻ

Lê Bạch Dương và các tác giả (2005), biên soạn tài liệu “Bảo trợ xã hội cho

những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”, NXB Thế giới, Hà Nội Tài liệu trình bày kết

quả khảo sát các nhu cầu và vấn đề có liên quan đến các nhóm xã hội thiệt thòi ở

Trang 9

Việt Nam Nhìn nhận chức năng trợ giúp xã hội thường xuyên như hệ thống bảo trợ

xã hội Trong đó có chính sách, giải pháp đối với trẻ em mồ côi

Nguyễn Ngọc Toản (2011), biên soạn sách chuyên khảo về “Xây dựng và

hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam”, NXB Đại học

Kinh tế quốc dân Công trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chínhsách TGXH thường xuyên cộng đồng Trong đó có đề cập đến đánh giá thực trạngtrẻ em mồ côi, nhu cầu trợ giúp; thực trạng hệ thống chính sách Từ đó, tác giả đưa

ra một số định hướng đổi mới chính sách và kiến nghị các giải pháp hoàn thiệnchính sách

Vũ Kim Hoa (2008), nghiên cứu chuyên đề về “chăm sóc trẻ mồ côi, bỏ rơi

thông qua chăm sóc thay thế” Tác giả đã chỉ rõ được thực tế tình trạng trẻ em mồ

côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng và gặpnhiều nguy hiểm khi các em phải sống lang thang Tác giả đã trình bày cụ thể về các

mô hình gia đình chăm sóc trẻ thay thế ở trên thế giới và ở Việt Nam Song songvới những thuận lợi của mô hình chăm sóc thay thế đó là những hạn chế và hướngkhắc phục những hạn chế đó

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2014), nghiên cứu rà soát, thống kê

trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ

em là nạn nhân của chất độc hoá học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm

2014 Nghiên cứu chỉ ra tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn toàn tỉnh

4.033 trẻ (0,61 % dân số toàn tỉnh) Trong đó trẻ em mồ côi, bỏ rơi là 2.837 trẻ(70,34% số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt) tập trung ở các huyện Si Ma Cai, Sa Pa, BátXát, và thành phố Lào Cai Triển khai thực hiện công tác chăm sóc trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là củaTỉnh uỷ, HĐND, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽcủa các cấp các ngành, các đoàn thể và nhân dân Tuy vậy, công tác chăm sóc trẻ em

mồ côi vẫn còn những hạn chế nhất định như: (i) Đội ngũ cán bộ, trình độ của cán bộlàm công tác bảo trợ xã hội ở cơ sở thường xuyên luân chuyển do vậy còn thiếu

Trang 10

kiến thức, chuyên môn về lĩnh vực BTXH; (ii) Việc xác định điều kiện hưởng trợcấp với đối với trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mất đang gặp khókhăn; (iii) Việc huy động các nguồn lực còn hạn chế chủ yếu vẫn từ nguồn kinh phíngân sách Nhà nước; (iv) Các cơ sở nhận nuôi dưỡng, phục hồi chức năng trên địa bàntoàn tỉnh chưa có Báo cáo cũng đã đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp vớitình hình thực tế của tỉnh.

Tóm lại, tổng quan nghiên cứu cho thấy trẻ mồ côi là nhóm đối tượng đãđược các chuyên gia quan tâm, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau Đã phân tíchnhiều vấn đề mang tính hệ thống, toàn diện nêu được những giải pháp trong đó cócác giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội trẻ em ở việt nam Tuy nhiên, tiếp cận

từ góc nhìn công tác xã hội đối với nhóm trẻ em mồ côi tại Trung tâm công tác xãhội nói chung và ở tỉnh Lào cai nói riêng hầu như chưa có Đây là một trong những

lý do cần thực hiện nghiên cứu này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với trẻ

em mồ côi, tìm ra nguyên nhân của thực trạng, từ đó đưa ra những kiến nghị mangtính định hướng nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ em mồ côi củatrung tâm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu nghiên cứu một số lý luận cơ bản về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ trẻ emtại Trung tâm Công tác xã hội

- Đưa ra những kiến nghị mang tính giải pháp, giúp cán bộ, nhân viên thựchiện tốt nhiệm vụ công tác xã hội đối với trung tâm

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa từthực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh Lào Cai

Trang 11

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng công tác xã hội đối với trẻ

em mồ côi tại trung tâm cụ thể 4 hoạt động cơ bản đó là: Bảo đảm điều kiện sống cơbản, môi trường sống an toàn; công tác giáo dục; Kết nối các nguồn lực; hướngnghiệp, dạy nghề

* Về phạm vi khách thể

- 73 trẻ có độ tuổi từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi, có khả năng đọc, hiểu, nhậnthức tốt, có khả năng chia sẻ, hợp tác tốt, số trẻ còn lại không thuộc đối tượngnghiên cứu của luận văn Trong 73 trẻ là đối tượng nghiên cứu có 41 trẻ em nam và

32 trẻ em nữ

- 20 Nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ mồ côi tại Trung tâmCông tác xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc

- 01 Cán bộ quản lý của trung tâm công tác xã hội

* Phạm vi về không gian và thời gian

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2015 đến 30/6/2016

- Phạm vi về không gian: Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

* Các lý thuyết tiếp cận

Lý thuyết nhu cầu

Thuyết nhu cầu của A Maslow: là thuyết quan trọng trong việc nhận dạng cácnhu cầu tự nhiên của con người Theo lý thuyết này nhu cầu của con người được chia

Trang 12

làm hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).Theo lý thuyết này, nhu cầu của trẻ em là được đảm bảo an sinh xã hội đây là nhu cầu

ở mức thấp và khi đã đảm bảo được các nhu cầu này thì sẽ xuất hiện nhu cầu an sinh

xã hội ở cấp cao hơn Các nhu cầu ở mức cao đó là các dịch vụ xã hội cung cấp chotrẻ em để các em được quý trọng, kính mến, thể hiện sự tự trọng và tiếp theo là sựhoàn thiện về thể chất và trí tuệ

Bảng 1.1 bậc thang nhu cầu của MasLow:

Mức cao

Nhu cầu về sự hoàn thiệnNhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọngNhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thươngMức thấp Nhu cầu về an toàn, an ninh

Nhu cầu về thể chất và sinh lý

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con ngườigồm nhu cầu ăn, mặc, ở…Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo

vệ Nhu cầu an toàn có nhu cầu an toàn về tính mạng, tài sản Cao hơn là nhu cầuquan hệ giữa người với người, quan hệ giữa người với tổ chức hay quan hệ giữa conngười với tự nhiên Con người luôn có nhu cầu yêu thương, gắn bó Cấp độ này chothấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển Đây là mong muốn con người nhậnđược sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh Vì thế con ngườithường mong muốn có địa vị cao được mọi người nể trọng Con người cá nhân haycon người trong tổ chức, trong cộng đồng chủ yếu hành động theo nhu cầu, chính sựthỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Đồng thời việc nhucầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người Theocách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu

cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người

Thuyết hệ thống của T Parsonr: T Parsons xem xã hội như là một hệ thống

bao gồm những bộ phận có quan hệ tồn tại trong một trạng thái bình quân và trật tự

T Parsons muốn tìm hiểu xem mỗi một yếu tố (bộ phận) đóng góp vào sự vận hành

xã hội như thế nào? Điểm đặc biệt của T Parsons là khẳng định xã hội là một hệ

Trang 13

thống có một sự hội nhập tốt trong đó mỗi khuân mẫu xã hội đều có đóng góp bằngchức năng của mình trong sự vận hành xã hội xét như một tổng thể, ông muốn phântích những vấn đề tổng quát nhất, ông giải thích xã hội con người cực kỳ phức tạp đótồn tại như thế nào, vận hành ra sao, tại sao biến đổi và biến đổi như thế nào.

Theo lý thuyết hệ thống thì chính sách an sinh xã hội trẻ em nằm trong hệ thống

an sinh xã hội theo T Parsons, mọi xã hội để tồn tại phải thỏa mãn bốn yêu cầu chứcnăng sau đây mà nhiều tác giả gọi nó là sơ đồ AGIL (Macionis, 1988, Wallace,Ritze,1988)

1 Thích ứng: cũng như con người, xã hội muốn tồn taị phải thích ứng với môitrường Ông cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của bất cứ xã hội nào cũng là sản xuất vàphân phối nguồn lực vật chất (lương thực, chỗ ở…) cần thiết cho sự sống còn của cácthành viên Theo T Parsons, trong xã hội hiện đại chức năng này được thực hiện bởicác định chế kinh tế Vấn đề trung tâm của các chức năng này là sản xuất, tạo ra củacải vật chất

2 Đạt đến các mục tiêu: Xã hội chỉ có thể vận hành khi hướng đến các mục tiêunào đó Sau khi thỏa mãn những nhu cầu vật chất nhu cầu cơ bản của các thành viên,nhiệm vụ tổng quát thứ 2 là phát triển và đạt được những mục tiêu khác của xã hội.Các mục tiêu này có thể nâng cao mức sống, điều hòa các mối quan hệ trong xã hội

và các xã hội khác Một khi các mục tiêu khác đã được xác định, cần phải được đánhgiá và nỗ lực tổ chức nhằm thực hiện chúng Chức năng này liên quan chủ yếu đếnquyền lực

3 Hội nhập: là việc hội nhập tất cả các thành viên vào nhóm, vào các tổ chứctập thể Để thực hiện bất kỳ mục tiêu nào, một xã hội phải lập ra những dạng tổ chứcnào đó, đặc biệt là xã hội hiện đại với rất nhiều người có những hoạt động chuyênmôn khác nhau, do đó các nỗ lực của các thành viên trong xã hội phải được hướngdẫn, phải đượcphối hợp để hội nhập vào các tổ chức Vấn đề trung tâm của yêu cầuchức năng này thực hiện các chuẩn mực hoặc ảnh hưởng

4 Duy trì khuân mẫu, chuẩn mực: Hội nhập nỗ lực của mọi người tùy thuộc vàoviệc động viên các thành viên tuân thủ theo các khuân mẫu suy nghĩ, hành động đã

Trang 14

được thiết lập Liên hệ với chính sách an sinh xã hội trẻ em, khi chúng ta thực hiện tốtcác chính sách này thì sẽ hình thành một thói quen, hình thành văn hóa quan tâm đếntrẻ em, phương pháp dạy trẻ em mà không dùng đến bạo lực…

Theo lý thuyết hệ thống thì các chính sách an sinh xã hội được phân chia thành

3 tiểu hệ thống Tiểu hệ thống thứ nhất là các chính sách mang tính chất phòng ngừacác vấn đề xã hội hay còn gọi là phòng ngừa sơ cấp Tiểu hệ thống thứ hai là cácchính sách mang tính chất giảm thiểu tác động của các vấn đề xã hội hay còn gọi làphòng ngừa thứ cấp Tiểu hệ thống thứ ba là các chính sách mang tính chất can thiệptrực tiếp vào các vấn đề xã hội hay còn gọi là phòng ngừa tam cấp

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhaubằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng.Phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề công tác xã hộiđối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, công tác xã hội với trẻ em mồ côi

Tìm hiểu, đánh giá nhận xét tài liệu có liên quan đến công tác xã hội với trẻ

em mồ côi và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em mồ côi

Tìm hiểu công tác xã hội với cá nhân trong quá trình lên kế hoạch

- Phương pháp trưng cầu ý kiến (bằng bảng hỏi đối với 73 trẻ mồ côi tại Trung tâm)

Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp mà người được hỏi, trả lời vớihình thức tự viết vào bảng hỏi được thiết kế sẵn dưới dạng AnKét (bảng hỏi)

Phương pháp có tính thực nghiệm, trong thời gian ngắn chúng ta thu đượcnhiều thông tin, đảm bảo tính bảo mật, khách quan Thông qua việc thu thập, xử lý

và phân tích các thông tin định lượng, cũng như các dữ liệu thống kê sẵn có trongcác tài liệu thứ cấp, đề tài sẽ mô tả thực trạng việc thực hiện CTXH đối với trẻ em

mồ côi tại Trung tâm để tìm ra những phương pháp thực hiện đạt kết quả cao vànhững vấn đề cần khắc phục Từ đó, có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu và

Trang 15

dự báo xu hướng có thể thay đổi trong tương lai để thực hiện tốt công tác đối với trẻ

em mồ côi tại Trung tâm

- Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua các trigiác như nghe, nhìn…để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mụctiêu nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin tôi sử dụng phương phápquan sát để thu thập thêm thông tin về thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp,ứng xử giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cán bộ, nhân viên và với khách đến Trung tâmđồng thời kiểm tra độ chính xác của thông tin nhằm thấy được đời sống thực của trẻ

mồ côi, những khó khăn, tồn tại cần khắc phục của hoạt động công tác xã hội đốivới trẻ em mồ côi tại Trung tâm

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Vận dụng sự hiểu biết về an sinh xã hội và các chính sách xã hội, đề tài đisâu vào nghiên cứu, đánh giá về các quy trình hoạt động của trung tâm Công tác xãhội tỉnh Lào Cai Đó là sự ứng dụng các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội đã lĩnhhội được vào thực tế để làm phong phú thêm kho tàng nghiên cứu về công tác xãhội Đồng thời dưới góc độ tiếp cận các lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là lýthuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu; bằng nhiều biện pháp thu thập và phân tíchthông tin, đặc biệt là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, so sánh, nghiên cứu gópphần làm sáng tỏ các lý thuyết, kiến thức cũng như phương pháp kỹ năng thực hànhcông tác xã hội được sử dụng trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tạiTrung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu các quy trình hoạt động công tác xã hội của Trung tâm Côngtác xã hội giúp những người làm công tác xã hội có cái nhìn tổng thể về hoạt độngcủa các trung tâm bảo trợ xã hội trong công tác trợ giúp các đối tượng yếu thế vàthấy rõ những tồn tại, hạn chế cơ bản của các hoạt động này Từ đó, nghiên cứu đề

Trang 16

xuất giải pháp xây dựng mô hình công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần nângcao hiệu quả hoạt động của trung tâm.

Dưới góc độ tiếp cận của các lý thuyết, phương pháp công tác xã hội, nghiêncứu góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên đang làm công tác xãhội tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ quan quản lý, đối tượng Nghiên cứu giúp họnhận thức đúng về hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp, ý thức được vai tròcủa mình trong các hoạt động đó Đó là nhân tố quyết định đảm bảo cho hoạt độngbảo trợ xã hội có tính bền vững; đối tượng yếu thế có thêm các cơ hội phục hồi, hòanhập xã hội và phát triển

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,phần nội dung của Luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về CTXH đối với trẻ em mồ côi

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâmCông tác xã hội tỉnh Lào Cai

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em mồcôi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Lào Cai

Trang 17

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI

1.1 Những khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm Công tác xã hội

Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW – 1970): “Côngtác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, hoặc cộng đồng tăngcường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điềukiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [16, tr4]

Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tạiMontreal, Canada (IFSW): “Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giảiquyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho conngười, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mãi, dễ chịu Vận dụng các

lý thuyết về hành vi con người và hệ thống, công tác xã hội tương tác vào nhữngđiểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và công bằng xã hội là cácnguyên tắc cơ bản của nghề” [16,tr4]

Nguyễn Thị Oanh cho rằng “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn, mangtính tổng hợp cao được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất địnhnhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đới sống của họ.Qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến

bộ xã hội”

Theo thuật ngữ Lao động – Xã hội thì “Công tác xã hội là một chuyên môn cómục tiêu giúp cá nhân, cộng đồng thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo điềukiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó Công tác xã hội hướng đến cải thiệncác điều kiện xã hội của cộng đồng, tăng cường nguồn lực của các cá nhân và cảithiện mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội Nhân quyền và công bằng xãhội là các nguyên tắc căn bản của nghề công tác xã hội Công tác xã hội thúc đẩy cá

Trang 18

nhân, cộng đồng và xã hội tham gia cải thiện các điều kiện xã hội của cộng đồng,cải thiện nguồn lực và khả năng của cá nhân và cải thiệm mối quan hệ giữa cá nhân

và môi trường xã hội Công tác xã hội trú trọng đến nhu cầu của những nhóm thiệtthòi và bị cô lập về mặt xã hội” [3, tr 42]

Như vậy, có nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau về công tác xã hội,nhưng nhìn chung các khái quan niệm đều thống nhất:

Thứ nhất, công tác xã hội là một nghề, một khoa học ứng dụng, một dịch vụ

xã hội cung ứng cho các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng khi họ gặp khókhăn mà bản thân họ chưa tìm được hướng giải quyết

Thứ hai, công tác xã hội với quan điểm và trọng tâm là làm giảm bớt các vấn

đề khó khăn trong quan hệ giữa con người với nhau, làm phong phú thêm cho cuộcsống của họ thông qua mối quan hệ tương tác tích cực, giúp các cá nhân thực hiệncác chức năng của bản thân, chức năng xã hội và giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng cóvấn đề có thể tự đứng vững được trên chính đôi chân của họ

Thứ ba, nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo chuyên

nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm để trợ giúp cho các cánhân, nhóm người, cộng đồng Họ trợ giúp các đối tượng khó khăn luôn tuân theonhững nguyên tắc nghề nghiệp và vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản củacông tác xã hội một cách linh hoạt trong hoạt động hỗ trợ đối tượng tự giải quyếtvấn đề của chính họ

Thứ tư, công tác xã hội là một dịch vụ cung ứng các kiến thức, thông tin, kỹ

năng, hỗ trợ về tinh thần cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua sự quan tâmgiữa người với người và giúp họ tăng thêm khả năng cải thiện điều kiện, hoàn cảnh

để tự vươn lên cải thiện cuộc sống của mình

Trang 19

vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời Về vị thế xã hội, trẻ em

là một nhóm thành viên xã hội ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách lànhững chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng là đối tượng cần được gia đình và xãhội quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục

Cho đến nay các quốc gia và các tổ chức quốc tế vẫn chưa thống nhất về độtuổi để xác định trẻ em Công ước về quyền trẻ em thì trẻ em là người dưới 18 tuổi,còn theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNEFA), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổchức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thì trẻ em lànhững người dưới 15 tuổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam thìquy định trẻ em là công dân dưới 16 tuổi [14, tr.35] và Bộ Luật dân sự quy địnhngười vị thành niên là những người dưới 18 tuổi

Trong khuân khổ phạm vi nghiên cứu này sử dụng khái niệm trẻ em theo quyđịnh tại Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

1.1.3 Khái niệm trẻ em mồ côi

Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi là những

“trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc

vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” [4, tr8].

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em mồ côi là những trẻ

em có hoàn cảnh như sau [14]:

- Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi

- Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàntật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồnnuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa

Theo Luật Nuôi con nuôi ban hành năm 2010 [15]:

- Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người

đã chết và người kia không xác định được

Trang 20

- Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xác định trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏrơi dưới 16 tuổi

1.2 Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi

1.2.1 Quan điểm tiếp cận phát triển công tác xã hội với trẻ em mồ côi

a) Tiếp cận dựa trên quyền con người và quyền trẻ em

Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng là việc đảmbảo quyền sống, học tập, làm việc, tham gia, quyền được coi trọng… Trong tuyên

ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình

đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”.

Quyền con người cũng được ghi nhận trong Hiến pháp Các quyền chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và đượcquy định trong hệ thống pháp luật; Trên cơ sở tiếp cận từ quyền con người, Nhànước ban hành các chính sách và có những giải pháp phát triển hệ thống cung cấpdịch vụ xã hội đối với trẻ em, trẻ em mồ côi trên các phương diện bảo đảm đượcsinh ra, được sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi, hòanhập phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh cụ thể

Đồng thời, để xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội chămsóc trẻ em như những cá nhân khác trong xã hội Nhân nhân viên công tác xã hội cóvai trò huy động được các nguồn lực trợ giúp góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em một cách tốt nhất

b) Tiếp cận từ khía cạnh công bằng xã hội

Mỗi cá nhân con người sinh ra chịu ảnh hưởng của các yếu khách quan và chủquan đã dẫn đến không có điều kiện để tiếp cận và hưởng lợi từ thành quả phát triển

xã hội Sự bất bình đang xuất phát từ các yếu tố:

Yếu tố tự nhiên: Sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các vùng địa lý (sựkhác biệt giữa nông thôn, thành thị; sự khác biệt giữa đồng bằng, miền núi và hảiđảo…), sự khác biệt về “đãi ngộ” của tự nhiên (bão lũ, hạn hán, khí hậu ôn hòa…);

Trang 21

Yếu tố năng lực: Cá nhân có năng lực sẽ có khả năng tạo dựng sự nghiệp tốthơn so với những cá nhân khác, tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân

cư Ngược lại những người năng lực hạn chế như nhóm yếu thế lại không có khảnăng tiếp cận các nguồn lực sẵn có để tạo thu nhập cho bản thân

Yếu tố cơ chế chính sách cũng sẽ tạo nên sự không công bằng, tạo cơ hội chomột số nhóm, mặc dù mục đích của chính sách không mong muốn như vậy

Những yếu tố trên cho thấy bất công xã hội về dịch vụ chăm sóc, cũng nhưnhững điều kiện môi trường sống, hòa nhập của trẻ em vẫn còn có nhiều khác biệt

Sự khác biệt này thể hiện ở khu vực sông (thành thị, nông thôn, miền núi, đồngbằng), nhóm cộng đồng dân tộc Điều này đòi hỏi khi xây dựng và phát triển hệthống dịch vụ công tác xã hội chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em mồ côi nói riêngphải tính đến đặc thù này

c) Tiếp cận từ khía cạnh quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Việc thừa nhận quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân, cũng là thừanhận trách nhiệm của nhà nước, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc thực hiệncác biện pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Khi một cá nhân nào đókhông có khả năng bảo đảm an sinh cho chính bản thân họ thì gia đình, nhà nước vàcộng đồng xã hội có trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo sự sinh tồn vàphát triển của họ Quyền đảm bảo an sinh xã hội là một trong những quyền cơ bảncủa con người, nhưng xét trên góc độ công tác xã hội thì đây là một trong nhữngquyền quan trọng Nhà nước có chính sách và chương trình phù hợp với bối cảnhkinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để đảm bảo an sinh xã hội cho mọingười dân, đặc biệt là những người yếu thế, những người không may mắn gặp nhiềuthiệt thòi trong cuộc sống

d) Tiếp cận dựa theo vòng đời của trẻ em

Một trong những phương pháp tiếp cận xây dựng chính sách được nhiều quốcgia trên thế giới quan tâm hiện nay là phương pháp tiếp cận dựa trên vòng đời Việctiếp cận theo vòng đời cho phép chúng ta nhận dạng được những khó khăn, rủi ro, ràocản, nhu cầu của con người trong từng giai đoạn vòng đời từ giai đoạn (i) ấu thơ, (ii)

Trang 22

trẻ em, (iii) thanh niên, (iv) trung niên, (v) người già Trong đó trẻ em lại được chianhỏ các giai đoạn 36 tháng tuổi, dưới 6 tuổi, 6-16 tuổi Đây là cách tiếp cận mangtính tổng thể, không bỏ sót bất cứ khó khăn nào trong các giai đoạn của vòng đờicủa trẻ.

Hình 1.1 Mô hình tiếp cận vòng đời xây dựng phát triển chính sách

CÁC

CÚ SỐC

BÀ MẸ MANG THAI VÀ TRẺ NHỎ

TUỔI ĐẾN TRƯỜNG

THANH NIÊN

TUỔI LAO ĐỘNG

TUỔI GIÀ

Lao động trẻ em

Không được đến trường

Suy sinh dưỡng

Không được tiêm chủng

Không được chăm sóc trong và sau sinh

[Nguồn: Dự thảo đề án đổi mới và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Việt Nam giai đoạn 2016- 2030]

Mỗi giai đoạn của vòng đời đều có những vấn đề mà con người phải đối mặt

và trong quá trình đối phó với những rủi ro, thách thức đó con người cần sự trợ giúpcủa nhà nước và cộng đồng, từ đó chính sách trợ giúp xã hội ra đời nhằm giúp cácthành viên trong xã hội đối phó với những rủi ro, thách thức, khó khăn trong cuộcsống trong từng giai đoạn vòng đời; cách tiếp cận xây dựng chính theo vòng đời sẽ

Trang 23

không bỏ sót bất cứ thách thức, rủi ro nào đối với con người trong từng giai đoạn,

đó là phương pháp tiếp cận hệ thống, được nhiều quốc gia áp dụng

đ) Tiếp cận theo nhu cầu

Tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt nhấtcủa các dịch vụ CTXH đối với các nhu cầu của trẻ em

Thứ nhất, nhu cầu vật chất: bao gồm thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiệnchăm sóc vệ sinh sức khỏe Tất cả các yếu tố này đảm bảo cho sự phát triển thể lựccủa các em

Thứ hai, nhu cầu mái ấm gia đình: Đó là tình thương yêu của ông bà, cha mẹ

và anh chị em, họ hàng Gia đình êm ấm là chỗ dựa vật chất và tinh thần, sự an toànđối với các em là cái nôi đầu tiên cho các em học cách xã hội hóa cá nhân, từ đâycác em học cách làm người, học cách “cho” và “nhận” tình yêu thương nhân loại,học cách gánh trách nhiệm của người cha, người mẹ, người anh, người chị… Mốiquan hệ xã hội sau này ở tuổi trưởng thành có thành công hay không phụ thuộc rấtnhiều vào chất lượng mối quan hệ trong gia đình của trẻ

Thứ ba, nhu cầu được vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ: Hoạt độngvui chơi cũng như học hành sẽ giúp trẻ trải nghiệm cuộc sống, phát triển trí tuệ vàtích lũy những hiểu biết, kiến thức cho mai sau

Thứ tư, là nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng: Việc thừa nhận nhữngđặc điểm, tính cách sẽ làm tăng tính tự tin ở trẻ, những lời khen, những công nhậnthành tích của trẻ sẽ làm tăng nghị lực của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khănmỗi khi vấp ngã

c) Tiếp cận dựa trên hoạt động bảo vệ trẻ em

Hoạt động bảo vệ trẻ em được hiểu là những hoạt động hướng đến đảm bảocác yếu tố vật chất và tinh thần giúp cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện.Các yếu tố liên quan đến bảo vệ trẻ em như bảo vệ quyền trẻ em, bảo vệ thể chất,bảo vệ tâm sinh lý, bảo vệ chế độ chính sách dành cho trẻ em, bảo đảm môi trườngsống an toàn, lành mạnh…

Trang 24

1.2.2 Nội dung hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm công tác xã hội

1.2.2.1 Tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tập chung

Trẻ em mồ côi khi được tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung trongtrung tâm được bảo đảm các chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định, cụ thể là:

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ: Chế độ dinh dưỡng

là một trong những nội dung rất quan trọng đối với trẻ em nói chung và trẻ em mồcôi nói riêng Trẻ em muốn phát triển cân đối cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.Tình trạng dinh dưỡng trong những năm đầu không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển

cơ thể về tầm vóc mà còn là nền tảng sức khỏe cho cả cuộc đời của trẻ Các em cầnđược ăn đủ no, đủ bữa và đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm (prôtêin), chất béo(lipit), chất đường (gluxit), chất khoáng, vitamin và nước Việc bảo đảm chế độdinh dưỡng đúng tiêu chuẩn cho từng trẻ rất khó Ngay cả việc có đủ điều kiện kinh

tế, thì chưa chắc chế độ ăn uống đã bảo đảm được chế độ dinh dưỡng cho trẻ Vìvậy, cần dựa vào hoàn cảnh thực tế của trẻ để đánh giá mức độ dinh dưỡng, thóiquen ăn uống, khả năng hấp thụ của cơ thể để xác định chế độ ăn uống, sinh hoạthợp lý cho trẻ

- Chăm sóc, bảo đảm nơi ở, nước sạch và vệ sinh môi trường: Trẻ em rất cần

một nơi cư trú an toàn để sống, phát triển và thông thường thì đó là ngôi nhà mà giađình trẻ đang sinh sống Trong ngôi nhà đó, trẻ có một không gian an toàn khôngchỉ để che nắng, che mưa mà đó là nơi trẻ được ăn, ngủ, học tập, vui chơi và cảmnhận tình yêu thương của người thân Trẻ em mồ côi cần được sống trong mái ấmgia đình Điều này đòi hỏi Trung tâm bố trí sắp xếp chỗ ở cho trẻ không chỉ bảođảm có nơi ở an toàn mà cần có sự ấm cúng và tạo không khí thân thiện như ở chínhnhà mình

Để có được không gian sinh hoạt cho trẻ như ở nhà thì các trung tâm phải bốtrí hợp lý về nơi ở, người chăm sóc, có không gian sống phù hợp… để làm được điềunày trước tiên phụ thuộc vào điều kiện cơ sở, vật chất của trung tâm Đồng thời cũngcần có các hoạt động đánh giá nhu cầu, mong muốn, thói quen, sở thích của trẻ,

Trang 25

hướng dẫn trẻ quen dần với môi trường sống, sinh hoạt tập trung tại trung tâm… Đây

là những công việc hết sức khó khăn, mà vai trò của công tác xã hội rất quan trọng

- Về chăm sóc tinh thần : Ngoài các nhu cầu vật chất, có mái ấm gia đình,

học tập, chăm sóc sức khỏe… thì mái ấm, tình yêu thương của gia đình được đánhgiá là nhu cầu cơ bản, quan trọng và then chốt trong quá trình phát triển của trẻ Sựthành công trong cuộc sống của trẻ sau này phụ thuộc rất lớn vào việc đáp ứng nhucầu này của người chăm sóc Trẻ được yêu thương và chăm sóc đầy đủ sẽ là điềukiện nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống

để giúp trẻ có thể thành công vững chắc trong tương lai Tình trạng thiếu cảm xúc

có thể dẫn đến những trạng thái tâm lý trầm cảm, vô cảm và những hành độngkhông đúng của trẻ như phạm tội

Trẻ mồ côi đã mất đi tình yêu thương cuả cha mẹ, nên thường có cảm giác côđơn, lo lắng, sợ hãi vì thấy không an toàn Một số em thường ganh tị, thù ghétnhững bạn có đủ cha mẹ Một số em rơi vào trạng thái hụt hẫng, trầm cảm, tủi hờncho số phận của mình Có em lại quá hồ hởi để mong mọi người chú ý và quan tâmmình Tất cả những tủi hờn, những khao khát tình yêu thương của trẻ nếu khôngđược xoa dịu và đáp ứng thì nó sẽ để lại những hậu quả to lớn trong quá trình pháttriển của trẻ Trẻ cần sự chăm sóc bằng chính lòng yêu thương chân thành củangười chăm sóc Đây là quan tâm, chăm sóc trẻ bằng sự an ủi, trò chuyện vui chơicùng người chăm sóc cần dạy trẻ tinh thần lạc quan để vượt qua những khó khăntrong cuộc sống, quan tâm tới người khác, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình…Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm thực sự của người chăm sócthì nó sẽ giúp trẻ ổn định tâm lý, tin tưởng vào cuộc sống điều đó sẽ giúp trẻ vượtqua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống

- Về chăm sóc sức khỏe: Trẻ mồ côi cũng như trẻ em nói chung đều có

quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Mọi trẻ em sinh ra đều phải được tiêmchủng theo quy định, được khám chữa bệnh khi ốm đau Cha mẹ, người chăm sócthay thế chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ Các bệnh viện,

cơ quan liên quan chịu trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh, thực hiện các quy

Trang 26

định của nhà nước về chăm sóc sức khỏe trẻ em, tuyên truyền nâng cao nhận thứccho mọi người cùng chung tay bảo vệ sức khỏe trẻ em

- Về giáo dục : Trẻ em mồ côi cần được học tập như bao trẻ em khác Đối

với các em, học tập không chỉ là một quyền mà đó còn là cơ hội cho tương lai Đihọc đối với các em cũng không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức mà đó là môi

trường quan trọng nhất để trẻ hòa nhập xã hội

- Về vui chơi giải trí : Trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh là điều kiện

phát triển thể chất và tâm lý bình thường, tránh được những hụt hẫng sau này Trẻ

em có quyền được vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thaophù hợp với lứa tuổi Những cơ hội vui chơi là những cơ hội thực sự cho trẻ họchỏi Thông qua đồ chơi, trò chơi, trẻ sẽ học, thực hành và phát triển kỹ năng xã hội,khả năng nhận thức như: cách giải quyết vấn đề, phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ,cũng như khả năng giáo tiếp với mọi người xung quanh…

1.2.2.2 Hỗ trợ trẻ tham gia hoạt động xã hội

Tham gia hoạt động xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em giúp trẻ thấy mình

được hòa nhập, được mọi người đồng cảm, chia sẻ và quan tâm Quan trọng nhất làtrẻ không tự ti, xấu hổ về hoàn cảnh của mình, biết hỏi xin giúp đỡ khi gặp khókhăn Người chăm sóc là người gần gũi với trẻ, hãy dành thời gian nói chuyện, quantâm và khích lệ trẻ em mồ côi tham gia hoạt động xã hội Đó là cách mà ngườichăm sóc giúp trẻ thoát khỏi mặc cảm số phận, phát huy khả năng và năng lực củamình thông qua các hoạt động thiết thực

1.2.2.3 Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trẻ em là hoạt động rấtquan trọng, giúp cho trẻ em cơ hội tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất Trungtâm có thể dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ hoặc phối hợp với chính quyền địaphương và các tổ chức đoàn thể để hỗ trợ trẻ tham gia học nghề miễn phí và tạoviệc làm sau khi học xong nghề

Trang 27

1.2.2.4 Hoạt động kết nối nguồn lực

Đây là hoạt động không thể thiếu của công tác xã hội của trung tâm, nhất làkhi làm việc với trẻ em mồ côi, nhân viên CTXH phải nắm bắt được các nguồn lựcsẵn có tại trung tâm hoặc cộng đồng và huy động các nguồn lực khác trong cộngđồng để thực hiện công tác chăm sóc trẻ em mồ côi Bên cạnh đó nhân viên CTXHphối hợp với các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để vận động, tìm nguồn lực nhằm hỗtrợ cho trẻ

1.3 Các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi

1.3.1 Đặc trưng hoàn cảnh và tâm lý của trẻ em mồ côi

Những trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi là những trẻ khi sinh ra và lớn lênkhông có được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ Điều này đồng nghĩa với việc trẻphải đương đầu với khó khăn trong cuộc sống và có những biểu hiện tâm lý riêng.Những khó khăn này ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.Trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về đời sống vật chất và thiếu thốn tình yêuthương chăm sóc của cha mẹ

Thứ nhất, về tình cảm: Thiếu vắng đi tình thương yêu của cha mẹ, gia đình,

đặc biệt là ở những năm đầu trong quá trình sống của trẻ có nghĩa là trẻ sẽ mất đimột môi trường xã hội hóa cơ bản nhất, đầu tiên nhất của con người Quá trình xãhội hóa là một quá trình liên tục, nó bắt đầu ngay từ khi còn là hài nhi trong bụng

mẹ Những năm đầu, cha mẹ là người xây những viên gạch nền tảng của quá trìnhnày Ví dụ như trẻ học cách thể hiện tình cảm của mình đúng lúc, học cách giao tiếptrong xã hội, học các lễ nghi phong tục, tập quán Nếu không có cha mẹ, nghĩa là trẻmất đi cơ hội học hỏi những vấn đề này và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc tạolập các mối quan hệ xã hội sau này của trẻ

Thứ hai, về thái độ: Những khó khăn về vật chất cùng sự thiếu vắng tình yêu

thương cha mẹ là các em có cảm giác cô đơn, trống trải Trẻ tự ti, dễ tủi thân, sốngthầm lặng, mặc cảm với số phận…dẫn đến trẻ mất dần động cơ phấn đấu học tập,rèn luyện của mình

Trang 28

Thứ ba, về hành vi: Các em dễ bị kích động, lo lắng sợ hãi, xa lánh không

muốn quan hệ với bạn bè … Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe cốt sao

có tiền kiếm bữa cơm để tồn tại qua ngày Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rấtsớm, các em biết chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn có cùng cảnh ngộ như mìnhhoặc khi nhận được tình cảm yêu mến của một ai đó thì tình cảm của các em cũngrất sâu nặng, biết ơn

Từ một số đặc điểm tâm lý của trẻ mà nhân viên công tác xã hội cần cónhững phương pháp làm việc với trẻ, khuyến khích tính tự lập, sự nhiệt tình của trẻtrong các hoạt động, nhất là các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc bản thâncũng như trong học tập

Thứ tư, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, giáo dục của trẻ

Để các hoạt động công tác xã hội với trẻ mồ côi tại các cơ sở bảo trợ xã hộiđược thực hiện một cách tốt nhất và hiệu quả nhất thì yếu tố về nhu cầu được chămsóc sức khỏe và giáo dục là yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động công tác xã hội đốivới chính trẻ mồ côi Nếu các nhân viên công tác xã hội sẵn sàng giúp đỡ, phục vụtrẻ mồ côi nhưng trẻ lại không có nhu cầu về chăm sóc hay nhu cầu đáp ứng cácdịch vụ giáo dục thì mọi cố gắng của các nhân viên công tác xã hội sẽ trở thành vônghĩa nhưng ngược lại, nếu sự nhiệt tình trợ giúp của các nhân viên công tác xã hộicộng với sự nỗ lực mong muốn được đáp ứng thì hoạt động công tác xã hội sẽ thuậnlợi hơn

Mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất, với trẻ mồ côi cũng vậy, nếu đại đa sốcác em tại các cơ sở bảo trợ xã hội đều có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sócsức khỏe, giáo dục như nhau, thì các hoạt động công tác xã hội sẽ thực hiện tốt hơnrất nhiều Ngược lại, nếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc và giáo dục của trẻkhác nhau, thậm chí các em có nhiều hạn chế, điều đó sẽ gây khó khăn cho các nhânviên công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp các em

Vì vậy, để hoạt động công tác xã hội đạt hiệu quả trong việc trợ giúp cho trẻ

mồ côi thì yếu tố về khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, dịch vụ giáo dục làmột yếu tố rất quan trọng Bởi vì, để hoạt động công tác xã hội đạt hiệu quả luôn

Trang 29

cần nhiều yếu tố và cần sự tác động, hợp tác từ nhiều phía, nhất là từ phía bản thân

những người thụ hưởng mà ở đây chính là trẻ mồ côi

1.3.2.Điều kiện về nguồn lực con người

* Về đội ngũ cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý là những người có tầm nhìn bao

quát, ảnh hưởng tới hoạt động của cơ sở họ là những người hiểu biết, nắm rõ về các

cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, lợi ích của trẻ mồ côi Họcũng là những người tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp cho các đối tượng cũng nhưcác hoạt động của trung tâm

Những cán bộ quản lý có tầm nhìn và có khả năng tìm kiếm các nguồn lực sẽluôn biết cách kết nối cơ sở bảo trợ của mình với các tổ chức, cơ quan trong vàngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm, phương pháp quản lý và chăm sóc trẻ Cán

bộ quản lý không những cần có kiến thức, kỹ năng mà cần hội tụ nhiều yếu tố khácnhư sự linh hoạt, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và đối tượng, biết tổchức xắp xếp công việc một cách hài hòa Như vậy có thể nhận thấy việc trẻ mồ côiđược đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và được sống trong một môi trường tốt phụ thuộcrất nhiều vào người quản lý

* Về đội ngũ nhân viên công tác xã hội: Nhân viên công tác xã hội là những

người có kiến thức kỹ năng, có tay nghề vững chắc, họ là cầu nối giữa các đốitượng với nguồn lực hỗ trợ của xã hội, kết nối giữa các phòng, ban, tổ chức có liênquan đến đối tượng để có được sự thống nhất nhằm hiệu quả tối đa nguồn hỗ trợcho đối tượng Chính vì thế nhân viên công tác xã hội có vai trò trách nhiệm rấtquan trọng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ Nếu nhân viêncông tác xã hội có đủ bốn yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ phục

vụ tốt sẽ là tiền đề giúp trẻ mồ côi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, giáo dục và ngượclại nếu nhân viên công tác xã hội có những hạn chế về những vấn đề đó sẽ là rào

cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ của trẻ

Trang 30

1.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục

Trẻ mồ côi cũng như bao trẻ bình thường khác đều có nhu cầu thiết yếu như:

ăn, mặc, ở, …để đáp ứng được các nhu cầu đó, các cơ sở bảo trợ xã hội phải xâydựng không gian sống cho trẻ một cách tốt nhất, nếu cơ sở bảo trợ có đội ngũ nhânviên công tác xã hội chuyên nghiệp, nhiệt tình nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn,thiếu thốn, không đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động chăm sóc trẻ

Như vậy, yếu tố cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục cho trẻtại các cơ sở bảo trợ xã hội rất quan trọng Để các hoạt động về chăm sóc trẻ đạtđược các yêu cầu đề ra thì các yếu tố về cơ sở vật chất là không thể thiếu và là điềukiện tiên quyết giúp trẻ phát triển

1.3.4 Cơ chế chính sách, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc tại trung tâm

Thứ nhất, về mặt hiến pháp và pháp luật

Từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời đã dành cho trẻ em sự quantâm đặc biệt Điều 14, Hiến pháp năm 1946 quy định “ Trẻ em được chăm sóc vềmặt giáo dưỡng” Điều 15: “ Nền sơ học cưỡng bách và không học phí…trò nghèođược chính phủ giúp” Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định “Trẻ em được giađình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”

Tại Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Chính phủ đã phê duyệt

Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bịnhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tậtnặng và trẻ em bị ảnh bởi thiên tai, tham họa giai đoạn 2013-2020 quy định trên thểhiện sự quan tâm của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung vàtrẻ em mồ côi nói riêng Luật đã quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm giúp đỡ trẻ

em tìm nơi nương tựa Bên cạnh đó, Nhà nước có các chính sách trợ giúp các cơ sởchăm sóc trẻ nhằm mục đích bảo đảm cho nhóm trẻ này được chăm sóc, giáo dụctrong điều kiện tốt nhất

Thứ hai, về mặt cơ chế chính sách

Trang 31

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 nâng mức trợ cấp cho trẻ mồ côi đượcchăm sóc tại các cơ sở Bảo trợ xã hội với mức thấp nhất là 810.000đ.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã ban hànhcác văn bản chỉ đạo thực hiện đồng bộ Trên cơ sở đó trẻ mồ côi được chăm sóc sứckhỏe và miễn 100% chi phí học tập Các chính sách, quy định đó nhằm hướng dẫn,quy định làm cơ sở trợ giúp các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,giáo dục cũng như đáp ứng các nhu cầu cho trẻ, giúp các em được đảm bảo quyềnlợi và có cuộc sống tốt nhất

1.4 Hệ thống chính sách, pháp luật về công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại tâm công tác xã hội

Chính sách, luật pháp về công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi bao gồm một

hệ thống các văn bản pháp luật quy định những vấn đề liên quan, các chế độ chínhsách và các chương trình đề án của Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương Đây làlĩnh vực rộng, nhiều vấn đề liên quan bao gồm:

(i) Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách đối với trẻ em: Đây là những quyđịnh chung về quyền và nghĩa vụ trách nhiệm, bổ phận của trẻ em; quy định tráchnhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong việc bảo đảm để trẻ

em thực hiện quyền của mình Hệ thống này bao gồm Luật bảo vệ chăm sóc và giáodục trẻ em (được sửa đổi bổ sung năm 2004) và hệ thống các Nghị định của Chínhphủ, thông tư của các Bộ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, các chương trìnhquốc gia, đề án liên quan

(ii) Hệ thống văn bản, chính sách về chế độ nuôi dưỡng chăm sóc đối tượngtrong trung tâm: Đây là hệ thống các quy định liên quan đến đối tượng được đưavào chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình thủ tục quyết định tiếp nhận, quyết định đưa vềtái hòa nhập cộng đồng; các chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, các tiêu chuẩn, định mứcchăm sóc nuôi dưỡng và các điều kiện bảo đảm thực hiện các chế độ chăm sócnuôi dưỡng Hệ thống các quy định này rất quan trọng, là điều kiện cần và đủ để trẻ

em mồ côi được tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng trong sơ sở bảo trợ xã hội nói

Trang 32

chung và trung tâm công tác xã hội nói riêng Hệ thống những nội dung này đượcquy định cụ thể trong Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 22/11/2013 của Chính phủ

về chính sách trợ giúp xã hội và các thông tư hướng dẫn thi hành

(iii) Hệ thống văn bản, chính sách quy định về điều kiện thành lập và hoạtđộng của trung tâm: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành trung tâm côngtác xã hội Những nội dung này cũng được quy định chi tiết trong Nghị định số68/2008/N Đ-CP của Chính phủ về điều kiện thành lập hoạt động của cơ sơ bảo trợ

xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địaphương

(iv) Hệ thống văn bản, chính sách quy định về công tác xã hội, công tác xãhội đối với trẻ em mồ côi: Đây là những nội dung quy định để bảo đảm có đượcnguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công tác xã hội nói chung

và thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong trung tâm công tác xã hội Baogồm các nội dung quy định cũng như các chế độ chính sách đối với nhân viên côngtác xã hội như quy định về sức khỏe, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức, tiêuchuẩn nghề nghiệp, hạng, bậc, vị trí việc làm, quan hệ lao động, các chế độ chínhsách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ưu tiên tuyển dụng, đàotạo, phụ cấp Đây là các điều kiện cần và đủ để công tác xã hội thành một nghề

Trên địa bàn tình Lao Cai để cụ thể hóa luật pháp, chính sách về công tác xãhội nói chung và công tác xã hội đối với trẻ em nói riêng; cụ thể hóa luật pháp chínhsách đối với trẻ em, trong thời gian qua cũng đã ban hành hệ thống văn bản phápluật, hướng dẫn thực hiện trên địa bàn như sau:

Bảng 1.2 Văn bản về công tác xã hội đối với trẻ em của tỉnh Lào Cai

TT Loại văn bản Số ký hiện văn bản Ngày ban hành Trích yếu nội dung

I Văn bản của tỉnh ủy

1 Kế hoạch 60 - KH/TU 17/6/2013 Về việc thực hiện Chỉ thị số

20 - CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ

Trang 33

2 Nghị quyết 13/2007/NQ- HĐND 26/10/2007

Về việc Phê chuẩn chế độ đối với học sinh nội trú dân nuôi; cấp dưỡng, giáo viên quản lý các lớp nội trú dân nuôi; giáo viên màm non dân lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai

4 Nghị quyết 38/2011/NQ- HĐND 16/12/2011

Về việc Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú (Tiểu học, THCS) thuộc các xã khu vực II, học sinh THPT ở các xã khu vực II

và khu vực III; hỗ trợ giáo viên quản lý học sinh bán trú tại các trường; cấp dưỡng cho học sinh dân tộc nội trú huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

III Văn bản của UBND

1 Quyết định 51/2008/QĐ- UBND 17/10/2008

Về việc Ban hành quy chế quản lý, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh Lào Cai

2 Quyết

định

2102/QĐ.CT 18/10/2000 Về việc Ban hành quy định

về chính sách trợ giúp các

Trang 34

đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai

3 Quyết định 47/2010/QĐ- UBND 22/12/2010

4 Quyết định 11/2011/QĐ- UBND 24/3/2011

Về việc Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục- đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hoá, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai

5 Quyết định 49/2011/QĐ- UBND 27/12/2011

Về việc Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú (Tiểu học, THCS) thuộc các xã khu vực II, học sinh THPT ở các xã khu vực II

và khu vực III; hỗ trợ giáo viên quản lý học sinh bán trú tại các trường; cấp dưỡng cho học sinh dân tộc nội trú huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

6 Quyết định 906/2011/QĐ- UBND 15/4/2011

Về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015

7 Quyết định 1776/QĐ- UBND 15/7/2011

Về việc Phê duyệt kế hoạch

và dự toán kinh phí thực hiện Dự án lao động trẻ em giai đoạn 2011 – 2012

8 Quyết định 2353/QĐ- UBND 13/9/2012

Về việc phê duyệt Dự án Lao động trẻ em đến tháng 9/2013

IV Văn bản liên tịch giữa các ngành

6 tuổi.

Trang 35

[Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2015]

Kết luận chương 1

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Trẻ em cầnđược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và cả cộng đồng xã hộinhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho sự phát triển bình thường của trẻ Công tác xã hộivới trẻ em là một một trong những lĩnh vực chuyên biệt của ngành công tác xã hộinhằm đem đến sự hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp bảo vệ trẻ

em và góp phần vào nền an sinh xã hội Trẻ em mồ côi là một đối tượng của côngtác xã hội Những công trình nghiên cứu chuyên biệt trong lĩnh vực trẻ em cho thấy

sự quan tâm rất lớn của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề trẻ em nói chung và trẻ em

mồ côi không nơi nương tựa nói riêng Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiêncứu chuyên biệt nào về CTXH đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Công tác xã hộinói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung

Hoạt động CTXH đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa là một lĩnh vựcnghề nghiệp còn mới mẻ và có những nét đặc thù riêng của ngành nghề Hoạt động

có một số đặc điểm cơ bản như nguyên tắc hành động, mục đích nghề nghiệp, vaitrò NVXH, các kỹ năng cần thiết để tiếp cận và làm việc với trẻ mồ côi

Việc nghiên cứu các hoạt động CTXH đối với trẻ em mồ côi không nơinương tựa xẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chính sách vĩ mô đối với trẻ em mồcôi không nơi nương tựa ở Việt Nam hiện nay ngoài ra cũng làm rõ bản chất CTXHnói chung và CTXH đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa nói riêng, từ đó ápdụng vào thực tiễn trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại Trung tâm CTXH

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ MỒ CÔI

TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

2.1 Khái quát tình địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lao Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Việt Nam; có diện tích tựnhiên 6.383,88 km2; dân số 627.698 người; có 08 huyện và 01 thành phố với 164

xã, phường, thị trấn; trong đó có 26 xã phường biên giới, với chiều dài đường biêngiới giáp Trung Quốc là 203 km, 146 xã phường thuộc vùng khó khăn, có 95 xã đặcbiệt khó khăn; có 3 huyện nghèo (Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai) theo Nghịquyết 30a của Chính phủ, có 3 huyện (Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn) được hưởng chínhsách theo Quyết định số 293 của Chính phủ Có 25 dân tộc sinh sống trên địa bàn,

tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 64% so với dân số toàn tỉnh, trong đó tỷ

lệ dân tộc Mông chiếm tỷ lệ gần 11%

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 180.000 đối tượngnhu cầu cần sự giúp đỡ của hệ thống dịch vụ công tác xã hội chiếm khoảng 30%tổng dân số; trong số đó: có 5.369 người cao tuổi, 4.711 người khuyết tật, 453người tâm thần; có 1.678 người nhiễm HIV/AIDS, trên 3.000 người nghiện ma tuý

có hồ sơ quản lý, 2.837 trẻ em mồ côi, bỏ rơi (chiếm 70,34% số trẻ có hoàn cảnhđặc biệt), khoảng 77.000 trẻ em nghèo, gần 80.000 người thuộc hộ nghèo và cậnnghèo Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội khác nảy sinh với hàng ngàn cá nhân, giađình, nhóm xã hội đang diễn biến khá phức tạp và có chiều hướng gia tăng như: vấn

đề ly thân, ly hôn, sao nhãng việc chăm sóc, giáo dục con cái, căng thẳng vì nghèokhổ, bị xâm hại tình dục, bỏ nhà đi lang thang, tệ cờ bạc, trộm cắp, tội phạm…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới có 01 Trung tâm Công tác xã hội công lập, 02Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội đặt tại huyện Bảo Thắng và Thànhphố Lào Cai; có 01 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc

Trang 37

Methadone ở thành phố Lào Cai; 02 Trung tâm cai nghiện cộng đồng cụm xã vùngcao (cụm xã Mường Hum, Trịnh Tường - huyện Bát Xát) và 14 nhà cai nghiện xã,phường của thành phố Lào Cai

2.1.2 Thực trạng trẻ em mồ côi tỉnh Lào Cai

Tổng hợp từ kết quả khảo sát đối tượng bảo trợ xã hôị năm 2015, toàn tỉnhLào Cai có 2.837 trẻ em mồ côi, bỏ rơi Trong đó: 362 mồ côi cả cha và mẹ, 1.957chir mồ côi cha, 427 chỉ mồ côi mẹ và 91 trẻ em bị bỏ rơi Phân bố trẻ em mồ côitrên điạ bàn tỉnh cũng có sự khác biệt, tập trung ở các huyện Si Ma Cai, Sa Pa, BátXát, và thành phố Lào Cai

Về độ tuổi và giới tính thì độ tuổi từ 12 - 16 (chiếm 60%); 0 - 6 tuổi chiếm9%; còn lại là các em từ 7 – 11 tuổi Sở dĩ có sự chênh lệch về tỷ lệ TEMC ở các

độ tuổi là vì xác suất mồ côi cả cha và mẹ của trẻ n tuổi sẽ ≥ n lần so với trẻ dưới 1tuổi Thực tế, nếu một trong hai người (cha hoặc mẹ) chết thì người còn lại thường

ít bỏ đi (kể cả đi lấy vợ, hoặc chồng khác) khi mà con còn quá nhỏ, vì vậy khi trẻcòn nhỏ thường vẫn được cha hoặc mẹ còn lại chăm sóc, nuôi dưỡng Có sự khácbiệt tỷ lệ giữa nam (56%) và nữ (44%), nam cao hơn nữ khoảng 12% Sự chênhlệch này khá đều ở các độ tuổi

Bảng 2.1 Cơ cấu TEMC tỉnh Lào Cai theo tuổi và giới tính

100,0

8,928,662,5

100,0

9,134,156,8

100,0

[Nguồn: Tính toán từ điều tra đối tượng bảo trợ xã hội năm 2015 của tỉnh Lào Cai]

TEMC thường sống với họ hàng của mình thể hiện đặc trưng về quan hệhuyết thống Số liệu khảo sát cho thấy có đến 51% sống cùng ông, bà nội, 13% sốngcùng cô, dì, chú, bác Đặc biệt là TEMC thường cảm thấy được yêu thương, đùmbọc thực sự, thấy yên tâm và thoải mái nhất khi được sống cùng ông, bà Bản thân

Trang 38

ông, bà cũng muốn được nuôi dưỡng các cháu, vừa vì tình thương đối với các cháuvừa là muốn gửi vào đó tình cảm nhớ thương đối với những người con của họ đãqua đời Điều đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người của hầu hết các hộ gia đìnhnày chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu Như vậy, TEMC đang sống ở các giađình nghèo hoặc cận nghèo, nhất là ở vùng nông thôn Nguyên nhân khó khăn có tới67,81% số hộ thiếu vốn sản xuất, 35,36% số hộ thiếu sức lao động Việc hỗ trợ vềvốn sản xuất kinh doanh hoặc trợ cấp bằng vật chất là những giải pháp cần thiết và

có hiệu quả hơn cả Trong đó phần trợ cấp bằng vật chất được áp dụng đối với cácgia đình không có người trong độ tuổi lao động Các em phải lao động kiếm sốngchiếm khoảng 8% - đây là một tỷ lệ khá cao Nhìn chung trẻ em ở thành thị ít phảilao động kiếm sống Trong số 69 em ở thành thị thì chỉ có 1 em phải tự kiếm sống(chiếm 1,45%) Các em ở nông thôn phải tự kiếm sống chiếm tỷ lệ rất cao (22,6%).Theo đánh giá của các em thì những công việc này phù hợp với sức khoẻ và khôngảnh hưởng nhiều đến việc học tập Tuy nhiên, thu nhập từ các công việc này rấtthấp, thông thường các em chỉ được 5000đ - 10.000 đồng/ngày Chủ yếu các emlàm việc cho gia đình mình

Về trình độ văn hoá và tình trạng đi học chỉ xem xét đối với những trẻ emtrong mẫu điều tra từ 7 tuổi trở lên (đang trong độ tuổi đi học) Kết quả chung có7% chưa biết chữ Trong đó độ tuổi 7 - 11 có 9,7% chưa biết chữ; độ tuổi 12 - 16

có 7,32% Nguyên nhân chưa biết chữ chủ yếu là do trẻ bị các bệnh (bệnh tâm thần)nên không thể học được, ngoài ra còn do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình.Ngoài ra số nhập học muộn hơn so với độ tuổi cũng cao, chiếm 18% số trẻ ở độ tuổi

12 - 16 đang học tiểu học

Chưa đi học và bỏ học 7,69% trong độ tuổi đi học chưa đi học Bỏ học củaTEMC không phụ thuộc vào nơi các em sống Hầu hết bỏ học sau khi học xongtrung học cơ sở Nguyên nhân chủ yếu là do không đủ tiền để tiếp tục theo học.Điều này cho thấy các biện pháp hỗ trợ về giáo dục cần tập trung ở lứa tuổi trunghọc cơ sở và ưu tiên hỗ trợ vật chất Đối với các em còn đang đi học được hưởng trợcấp đến dưới 18 tuổi Ngoài sự hỗ trợ đó chưa có các trợ giúp khác bảo đảm điều

Trang 39

kiện tiếp tục học tập theo khả năng và nguyện vọng của mình, vì có trường hợp họcmuộn, nên quá độ tuổi nhưng vẫn đang học trung học phổ thông.

Bảng 2.2 Trình độ văn hoá của TEMC tỉnh Lào Cai năm 2015

[Nguồn: Tính từ điều tra đối tượng bảo trợ xã hội năm 2015 của tỉnh Lào Cai]

2.1.2 Khái quát về trung tâm công tác xã hội tỉnh Lào Cai

Sau khi chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái (tháng10/1991); tỉnh Lào Cai được tái lập còn gặp nhiều khó khăn nhưng đến ngày06/12/1993 tỉnh Lào Cai đã quyết định thành lập và đầu tư xây dựng Trung tâm Bảotrợ xã hội tỉnh (nay là Trung tâm Công tác xã hội) với quy mô 0,8223 ha tại PhườngDuyên Hải, Thị xã Lào Cai (nay là Thành phố Lào Cai) Các hạng mục công trìnhđược khởi công xây dựng từ năm 1994 và đưa vào sử dụng năm 1995 Trung tâmBảo trợ xã hội Lào Cai từ khi được thành lập đến nay đã và đang thực hiện chứcnăng và nhiệm vụ như sau:

- Về chức năng của trung tâm:

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Laođộng Thương binh và Xã hội, có chức năng: Phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; cungcấp các dịch vụ xã hội; nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, chịu sự chỉ đạo, quản lý

về tổ chức, biên chế và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội tỉnh Lào Cai Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo

Trang 40

quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Có tư cáchpháp nhân, con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trụ sở đặt tại số 084 đường Nhạc Sơn, phường Duyên Hải, thành phố LàoCai, tỉnh Lào Cai

- Về nhiệm vụ của trung tâm:

Thứ nhất là thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng:

Để thực hiện đúng chức năng của trung tâm và đạt mục đích cuối cùng là đáp

ứng nhu cầu thiết yếu cho các đối tượng yếu thế bao gồm: tổ chức chăm sóc nuôidưỡng và quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đảm bảo cho trẻ được họctập ở mọi cấp học trong độ tuổi, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, gia đình, chínhquyền địa phương nơi trẻ sinh ra, trong công tác quản lý, giáo dục trẻ phát triển toàndiện và hoàn thiện nhân cách, trong quá trình sinh sống tại Trung tâm trẻ được quantâm học tạo điều kiện gửi đi học nghề theo khả năng của trung tâm.; được chăm sóctốt về sức khỏe, những trường hợp ngoài khả năng của trung tâm thì được chuyểnđến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời Tổ chức tốt công tác tiếp nhận và sử dụng cóhiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí của nhà nước và các nguồn tài trợ của các

cơ quan tổ chức, gia đình và cá nhân từ thiện trong và ngoài nước

Thứ hai là thực hiện các nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

Thực hiện cung cấp các dịch vụ khẩn cấp: Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệkhẩn cấp, bao gồm: người rối nhiễm tâm trí và người tâm thần; trẻ em bị bỏ rơi;nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán;nạn nhân bị cưỡng bức lao động; Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc vàphân loại đối tượng Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y

tế, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội khác; Bảo đảm

sự an toàn và cung cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng,gồm: nơi cư trú tạm thời, thức ăn hoặc quần áo, chi phí đi lại, chăm sóc y tế, trợgiúp tâm lý ban đầu

- Về cơ sở vật chất của Trung tâm:

Ngày đăng: 22/08/2016, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020, (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2014), Thuật ngữ Lao động – Xã hội, Nxb KHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ Lao động – "Xã hội
Tác giả: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 2014
5. Cục Bảo trợ xã hội (2012), Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn đến 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách
Tác giả: Cục Bảo trợ xã hội
Năm: 2012
6. Nguyễn Trọng Đàm, Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta trong giai đoạn phát triển mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta trong
7. Phạm Huy Dũng, Bài giảng công tác xã hội – lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng công tác xã hội – lý thuyết và thực hành "công tác xã hội trực tiếp
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
8. Nguyễn Thị Bích Hằng (2007, đánh giá tình hình chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2007, đánh giá tình hình chăm sóc trẻ mồ côi
9. Vũ Kim Hoa (2008), chăm sóc trẻ mồ côi, bỏ rơi thông qua chăm sóc thay thế Sách, tạp chí
Tiêu đề: chăm sóc trẻ mồ côi, bỏ rơi thông qua chăm sóc
Tác giả: Vũ Kim Hoa
Năm: 2008
10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), Tài liệu bài giảng Quản lý trường hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bài giảng Quản lý trường
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 2011
11. Nguyễn Hải Hữu (2007), nhập môn An sinh xã hội, Nxb Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nhập môn An sinh xã hội
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2007
16. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình nhập môn An sinh xã hội. NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn An sinh xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2010
17. Nguyễn Vân Nam, Hệ thống an sinh xã hội cho phát triển và ổn định, 7/9/2010, web: các bài viết của tiến sỹ Nguyễn Vân Nam(http://tsnguyenvannam.wordpress.com Link
1. Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam của Chính phủ Việt Nam và tổ chức Uniceef tại Việt Nam, 2010 Khác
12. Khóa đào tạo công tác xã hội cho các nhà quản lý trong lĩnh vực công tác xã hội (2012) Tài liệu tập huấn: Nghề công tác xã hội nền tảng triết Khác
13. Khóa đào tạo công tác xã hội cho các nhà quản lý trong lĩnh vực công tác xã hội (2012) tài liệu tập huấn: Công tác xã hội với cá nhân và gia đình Khác
14. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH1116 15. Luật nuôi con nuôi (2010) số 52/2010/QH12 Khác
18. Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội Khác
19. Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Khác
20. Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Khác
21. Nghị định 81/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/10/2013 Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Khác
22. Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w