1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUAN VAN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN.

89 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 725 KB

Nội dung

BLGĐ chống lại phụ nữ là hiện tượng phức tạp, mang tính toàn cầu và có thể coi là một loại hành vi vi phạm quyền con người phổ biến nhất. Cũng như ở các nước khác trên thế giới, hiện nay phụ nữ ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có BLGĐ Một thực trạng đang xâm hại cả về thể chất và tinh thần của rất nhiều phụ nữ; làm mất ổn định cuộc sống và hạnh phúc của nhiều gia đình. Nó làm cản trở quá trình xoá đói giảm nghèo và việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; làm tăng sự bất bình đẳng và tổn hại đến danh dự, sức khoẻ, an sinh và quyền tự chủ của các nạn nhân.Với tư cách là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội vượt qua được vấn đề của mình, CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những nạn nhân bị BLGĐ phục hồi về mặt thể chất, tâm lý, để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong chiến lược phòng, chống BLGĐ, nhất là sau khi LPCBLGĐ được Quốc hội chính thức thông qua tháng 11 năm 2007. Dựa trên cơ sở pháp lý quan trọng này, nhiều chương trình, hoạt động, mô hình đã được triển khai như tuyên truyền, giáo dục nâng cao cao nhận thức của cộng đồng, các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dành cho nạn nhân và những người có hành vi BLGĐ,.v.v… Trong các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ, mô hình nhà tạm lánh với các dịch vụ tư vấn tâm lý, thăm khám và hỗ trợ sức khỏe, hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm,v.v… đang từng bước chứng minh được tính hiệu quả và chuyên nghiệp trong việc trợ giúp cho nạn nhân để họ có thể tái hòa nhập bền vững. Mô hình “Ngôi nhà bình yên” – nhà tạm lánh hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị BLGĐ thuộc sự quản lý của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – bắt đầu hoạt động từ tháng 32007 là mô hình CTXH đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ một cách toàn diện. Sau gần 7 năm kể từ khi thành lập và đi vào vận hành, mô hình NNBY đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với chị em phụ nữ là nạn nhân bị BLGĐ và được cộng đồng đánh giá cao. Một khi trong đời sống xã hội, hiện tượng bạo hành vẫn còn là điều nhức nhối thì sự có mặt của NNBY như một động thái tích cực nhằm góp phần đẩy lùi tệ nạn nói trên, giúp chị em phụ nữ vượt qua sóng gió cuộc đời, vươn lên tự chủ trong cuộc sống.Đề tài “Công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình từ thực tiễn hoạt động của Ngôi nhà bình yên” được thực hiện nhằm tìm hiểu những hoạt động CTXH trong việc trợ giúp cho nạn nhân bị BLGĐ nói chung và hoạt động hỗ trợ chuyên nghiệp tại NNBY nói riêng. Từ kết quả những phân tích này, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp của NNBY đối với các nạn nhân cũng như những đóng góp của NNBY trong công cuộc phòng, chống BLGĐ đối với cộng đồng.

Trang 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 10

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HÔI ĐỐI VỚI

NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1.2.Cơ sở pháp lý của hoạt động CTXH đối với nạn nhân bị BLGĐ 301.3 Các nguyên tắc cơ bản trong CTXH đối với nạn nhân bị BLGĐ 33Chương 2: TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ CÁC HOẠT

Trang 2

ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA THỜI

GIAN QUA

2.2 Thực trạng hoạt động phòng, chống BLGĐ ở nước ta thời gian

qua

47

2.3. NNBY – Mô hình nhà tạm lánh đầu tiên tại Việt Nam 52Chương 3: HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA

ĐÌNH TẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN

3.1 Các hoạt động trợ giúp phụ nữ bị BLGĐ được thực hiện tại

NNBY

59

3.3 Tính chuyên nghiệp trong hoạt động hỗ trợ tại NNBY 66

3.4 Bài học kinh nghiệm trong hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực

gia đình tại NNBY

73

Trang 4

Hình 2.2 Tần suất bị thương của phụ nữ bị bạo lực gia đình

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NNBY

Hình 3.2 Số lượng người tạm trú ở tại NNBY tính theo năm

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

BLGĐ chống lại phụ nữ là hiện tượng phức tạp, mang tính toàn cầu và cóthể coi là một loại hành vi vi phạm quyền con người phổ biến nhất Cũng như ởcác nước khác trên thế giới, hiện nay phụ nữ ở Việt Nam đang phải đối mặt vớinhiều thách thức, trong đó có BLGĐ - Một thực trạng đang xâm hại cả về thểchất và tinh thần của rất nhiều phụ nữ; làm mất ổn định cuộc sống và hạnh phúccủa nhiều gia đình Nó làm cản trở quá trình xoá đói giảm nghèo và việc thựchiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; làm tăng sự bất bình đẳng và tổn hạiđến danh dự, sức khoẻ, an sinh và quyền tự chủ của các nạn nhân

Với tư cách là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thếtrong xã hội vượt qua được vấn đề của mình, CTXH đóng vai trò quan trọngtrong việc trợ giúp những nạn nhân bị BLGĐ phục hồi về mặt thể chất, tâm lý,

để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều

nỗ lực trong chiến lược phòng, chống BLGĐ, nhất là sau khi LPCBLGĐ đượcQuốc hội chính thức thông qua tháng 11 năm 2007 Dựa trên cơ sở pháp lý quantrọng này, nhiều chương trình, hoạt động, mô hình đã được triển khai như tuyêntruyền, giáo dục nâng cao cao nhận thức của cộng đồng, các hoạt động sinh hoạtcâu lạc bộ dành cho nạn nhân và những người có hành vi BLGĐ,.v.v…

Trong các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ, mô hình nhà tạm lánh vớicác dịch vụ tư vấn tâm lý, thăm khám và hỗ trợ sức khỏe, hỗ trợ đào tạo nghề,việc làm,v.v… đang từng bước chứng minh được tính hiệu quả và chuyên nghiệptrong việc trợ giúp cho nạn nhân để họ có thể tái hòa nhập bền vững Mô hình

Trang 6

“Ngôi nhà bình yên” – nhà tạm lánh hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bịBLGĐ thuộc sự quản lý của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – bắt đầu hoạt động

từ tháng 3/2007 là mô hình CTXH đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗtrợ nạn nhân bị BLGĐ một cách toàn diện Sau gần 7 năm kể từ khi thành lập và

đi vào vận hành, mô hình NNBY đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với chị emphụ nữ là nạn nhân bị BLGĐ và được cộng đồng đánh giá cao Một khi trong đờisống xã hội, hiện tượng bạo hành vẫn còn là điều nhức nhối thì sự có mặt củaNNBY như một động thái tích cực nhằm góp phần đẩy lùi tệ nạn nói trên, giúpchị em phụ nữ vượt qua sóng gió cuộc đời, vươn lên tự chủ trong cuộc sống

Đề tài “Công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình từ thực tiễn

hoạt động của Ngôi nhà bình yên” được thực hiện nhằm tìm hiểu những hoạt

động CTXH trong việc trợ giúp cho nạn nhân bị BLGĐ nói chung và hoạt động

hỗ trợ chuyên nghiệp tại NNBY nói riêng Từ kết quả những phân tích này, luậnvăn sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp của NNBY đốivới các nạn nhân cũng như những đóng góp của NNBY trong công cuộc phòng,chống BLGĐ đối với cộng đồng

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Trường Dược nhiệt

đới của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu đa quốc gia với chủ đề “Women’s Health and Domestic Violence against Women” (Sức khỏe phụ nữ và BLGĐ

chống lại phụ nữ) Nghiên cứu đã tiếp cận với phụ nữ trên 10 quốc gia bao gồmBăngladet, Brazin, Ethiopia, Nhật, Peru, Namibia, Samoa, Serbia vàMontenegro, Thái Lan và nước Cộng hòa Tanzania

Trang 7

Năm 2004, cuốn sách “Healing the trauma of domestic violence” (Hàn gắn

những khủng hoảng/ sang chấn của BLGĐ) của Esward S Kubany xuất bản tạiCanada đã đề cập đến các kĩ thuật giúp những phụ nữ là những nạn nhân bịBLGĐ có thể vượt qua được những khủng hoảng, sang chấn do bạo lực đem lại

Với cách tiếp cận vào thủ phạm gây bạo lực, cuốn sách “Stop domestic violence” (Chấm dứt bạo lực) của David B Waxler xuất bản tại Mỹ năm 2006

đã đề xuất cách thức trị liệu nhóm dành cho nam giới là thủ phạm gây BLGĐ;trong đó, tập trung vào hình thức trị liệu nhận thức hành vi, xây dựng các kĩnăng, cách thức kiểm soát cảm xúc bản thân với nguyên tắc lấy thân chủ làmtrọng tâm Đây thực sự là cuốn sách quý dành cho những nhà thực hành CTXHlàm việc với các nhóm nam giới gây BLGĐ và những người quan tâm tới lĩnhvực này

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi nạn bạolực trong gia đình trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết Vấn đề này không chỉ là mốiquan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo mà của toàn thể xã hội.Nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu sắc của vấn đề BLGĐ tới xã hội, các nhàkhoa học Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại”, tiến sỹ Lê Thị Quý đã đi

sâu phân tích vấn đề BLGĐ dưới 2 dạng “Bạo lực không nhìn thấy” và “Bạo lựcnhìn thấy” (hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp) Cùng với Đặng

Vũ Cảnh Linh, năm 2008, Tiến sĩ Lê Thị Quý cho ra đời tác phẩm “BLGĐ –

Một sự sai lệch giá trị” gồm 410 trang Cuốn sánh là một kinh nghiệm đóng góp

Trang 8

cho công cuộc đấu tranh chống bạo lực trên phương diện quốc tế, đặc biệt chocác nước nghèo có hoàn cảnh giống Việt Nam

Năm 2009 - 2010, trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung giữaLiên hiệp quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng cục Thống

kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự hỗ trợ

về kinh phí của Quỹ phát triển Mục tiêu thiên niên kỷ do Chính phủ Tây BanNha tài trợ (MDGF) cùng với văn phòng của Cơ quan phát triển và hợp tác quốc

tế Tây Ban Nha (AECID) tại Việt Nam, "Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ với phụ

nữ tại Việt Nam", đã được thực hiện Đây là một cuộc nghiên cứu định tính và

định lượng đầu tiên về chủ đề này trên phạm vi cả nước nhằm thu thập nhữngthông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình bạo lực đối với phụ nữ, cáchậu quả về mặt sức khỏe của BLGĐ, các yếu tố rủi ro, phòng ngừa bạo lực, cách

xử trí của phụ nữ khi gặp phải BLGĐ cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sửdụng

Báo cáo “Ngăn chặn bạo hành trong gia đình: Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho các cộng đồng ở nông thôn” năm 2009 của tác

giả Lê Thị Phương Mai và cộng sự tại 5 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Bình Dương.Tác giả cũng đã nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của bạo hành gia đình vàđưa ra một số giải pháp phòng chống bạo hành gia đình, chủ yếu hướng vào việctuyên truyền, tập huấn, tư vấn cho người dân trong việc phòng chống nạn bạohành trong gia đình

Liên quan tới cách thức hỗ trợ cho nạn nhân, năm 2005, Lê Thị Phương

Mai đã nghiên cứu nội dung “Nhân viên y tế có thể giúp gì cho nạn nhân của Bạo lực giới?”

Trang 9

Ấn phẩm “Quy trình hỗ trợ người bị bạo hành tại cộng đồng” trong khuôn

khổ dự án mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào cơ sở y tế vàcộng đồng tại Cửa Lò do Trung tâm sáng kiến Sức khỏe và CCIPH thực hiệnnăm 2008

Nghiên cứu “Đánh giá mô hình NNBY cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của BLGĐ và phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của nạn buôn bán người”

của nhóm sinh viên khoa CTXH trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ lý giải mô hình NNBY mang tính chất CTXH,đưa ra các ưu nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của mô hình và đề xuất các biệnpháp mở rộng mô hình

Như vậy, có thể thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu đã

đề cập tới vấn đề BLGĐ ở nhiều góc độ khác nhau cũng như bước đầu tìm hiểu

về mô hình NNBY Tuy vậy, hiện chưa có những nghiên cứu đi sâu phân tíchcác dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân tại NNBY dưới góc độ tiếp cận CTXH; hay làm

rõ vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong việc trợ giúp nạn nhân

Mặc dù vậy, những tài liệu đã được công bố nói trên luôn là những tài liệu

tham khảo quan trọng trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Công

Trang 10

tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình từ thực tiễn hoạt động của Ngôi nhà bình yên”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu các hoạt động CTXH tại NNBY để từ đó đưa ra những đề xuấtnhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ cho nạn nhân bị BLGĐ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng chung về tình hình BLGĐ tại Việt Nam, nguyên nhân

và hậu quả;

- Tìm hiểu các hoạt động hỗ trợ đang được triển khai để phòng, chốngBLGĐ và ý nghĩa của mô hình nhà tạm lánh trong việc hỗ trợ nạn nhân;

- Phân tích các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân đang được triển khai tại NNBY;

- Tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH trong các hoạt động hỗ trợ nạnnhân;

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả hỗ trợ của NNBY đối với các nạn nhân và ảnhhưởng của NNBY đối với cộng đồng

- Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp nạn nhân bị BLGĐ tạiNNBY

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ tại NNBY

Trang 11

4.2 Khách thể nghiên cứu:

+ Những nạn nhân bị BLGĐ đang nhận sự hỗ trợ tại NNBY;

+ Những nạn nhân bị BLGĐ đã nhận hỗ trợ tại NNBY nay đã hồi gia;

+ Cán bộ quản lý dự án NNBY;

+ Nhân viên CTXH tại NNBY

+ Cán bộ y tế, pháp lý là đối tác của NNBY trong hoạt động hỗ trợ cho nạnnhân

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động hỗ trợ của Ngôi nhà

bình yên từ khi thành lập năm 2007 đến nay

- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ nạn nhân

bị bạo lực gia đình ở NNBY của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và những hoạtđộng phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn

gồm: báo cáo, thống kê, công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực BLGĐ

và NNBY trên thế giới và Việt Nam

- Phỏng vấn sâu: nhằm thu thập thông tin sâu về hoàn cảnh của các nạn

nhân; cảm nhận, đánh giá của nạn nhân về các dịch vụ hỗ trợ, thái độ, kĩ năngcủa nhân viên CTXH tại NNBY; những biến đổi trong cuộc sống của nạn nhânsau khi nhận được sự hỗ trợ tại NNBY

Trang 12

- Phương pháp Quan sát/ghi chép thực địa: Quan sát các hoạt động hỗ trợ

tại NNBY, cuộc sống thực của các nạn nhân tại gia đình giúp phần nào khẳngđịnh tính xác thực của thông tin thu nhận được Các ghi chép này có thể bao gồmnhững thông tin như những gì diễn ra trong quá trình phỏng vấn sâu, cảm tưởngcủa người quan sát trước sự tương tác giữa tác giả và người tham gia thảoluận/trả lời phỏng vấn, điều kiện môi trường sống hay sinh hoạt, cách thức tươngtác giữa các thành viên gia đình trong bối cảnh thực Phương pháp quan sát vàghi chép rất hữu ích trong những trường hợp không thể chụp ảnh để làm tư liệuminh chứng để đảm bảo tính bảo mật cũng như tuân thủ các quy định của NNBYnhằm bảo vệ các nạn nhân

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Mô hình nhà tạm lánh có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc phòng,

chống BLGĐ nói chung và hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ nói riêng;

- Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân đang được triển khai tại NNBY mang tính

chuyên nghiệp và tương đối toàn diện;

- Nhân viên CTXH tại NNBY đã thể hiện được vai trò chuyên nghiệp của

mình thông qua các hoạt động hỗ trợ nạn nhân;

- NNBY đã đem lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các nạn

nhân; đồng thời tạo được ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng trong công cuộcphòng, chống BLGĐ

7 Những đóng góp mới của Luận văn

- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động

CTXH hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tại NNBY

Trang 13

- Luận văn trình bày một cách đầy đủ về cơ sở lý luận trong hoạt độngCTXH đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình bao gồm các khái niệm cơ bản, cácnguyên tắc hỗ trợ nạn nhân và cơ sở pháp lý của hoạt động này.

- Luận văn đã minh chứng được tính chuyên nghiệp trong hoạt động hỗ trợnạn nhân tại NNBY thể hiện qua các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, vai trò củaNVCTXH, sự kết nối với cộng đồng

- Luận văn đã phân tích được kết quả hoạt động của NNBY, những thuậnlợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó, có những kiến nghị nhằm nângcao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của NNBY

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

8.1 Ý nghĩa về mặt lý luận:

Nghiên cứu làm rõ thêm về phương pháp trợ giúp các đối tượng khó khăndưới cách tiếp cận CTXH, đặc biệt trong lĩnh vực CTXH với nhóm phụ nữ yếuthế

8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Kết quả của nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng

về BLGĐ và vai trò của NNBY trong việc trợ giúp cho nạn nhân bị BLGĐ.Những phát hiện của nghiên cứu khi phân tích các hoạt động của nhân viênCTXH, dịch vụ CTXH của NNBY cũng sẽ giúp cho ban quản lý NNBY có thêmthông tin và cơ sở để hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ của mình

Bên cạnh đó, sản phẩm của đề tài nghiên cứu có thể được vận dụng làm tàiliệu tham khảo các nhà nghiên cứu, nhân viên CTXH, cán bộ giảng dạy trong cácchuyên đề Giới và Phát triển, CTXH với phụ nữ yếu thế.v.v

Trang 14

9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dungcủa Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HÔI ĐỐI VỚI NẠNNHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Chương 2: TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNGPHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUAChương 3 : HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNHTẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN BỊ

BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Gia đình

Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 định nghĩa “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Theo Chương I, Điều 8, khoản 10 – Những quy

định chung)

1.1.2 Bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 20/12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bản Tuyênngôn về Loại trừ bạo lực đối với phụ nữ và đã đưa ra định nghĩa về bạo lực trên

cơ sở giới như sau:

“Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do,dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư.”

Ở mỗi lứa tuổi, người phụ nữ có thể phải đối mặt với dạng bạo lực này haykhác có tính đặc thù theo từng thời kỳ trong chu trình sống của mình Lori Heisenghiên cứu các dữ liệu về các loại bạo lực khác nhau đối với phụ nữ và đưa ratổng quan về bạo lực xảy ra trong cuộc đời phụ nữ như sau:

Trang 16

Bảng 1.1: Các hình thức bạo lực trong suốt chu trình sống của một người phụ nữ[36, tr 9]

Trước khi sinh Nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính; đánh đập trong

quá trình mang thai với các ảnh hưởng về tình cảm và thểchất đối với người phụ nữ, ảnh hưởng tới kết quả sinh đẻ;mang thai ép buộc (ví dụ hiếp dâm hàng loạt trong chiếntranh)

Sơ sinh Tục giết trẻ sơ sinh gái; lạm dụng tình cảm và thể chất; sự

phân biệt trong nuôi dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ sơ sinhgái

Thời thơ ấu Tảo hôn; cắt bỏ bộ phận kích dục; lạm dụng tình dục bởi các

thành viên gia đình và người lạ; sự phân biệt trong nuôidưỡng và chăm sóc y tế đối với trẻ em gái; mại dâm trẻ emThời niên thiếu Bạo lực trong quá trình hẹn hò và tán tỉnh (tạt axit, hiếp

dâm, tình dục ép buộc vì lý do kinh tế; lạm dụng tình dục ởnơi làm việc; hiếp dâm; quấy rối tình dục; mại dâm ép buộc;buôn bán phụ nữ

Tuổi sinh sản Ngược đãi phụ nữ bởi chồng hay bạ tình; cưỡng bức tình

dục trong hôn nhân; lạm dụng và giết người vì của hồi môn;giết bạn tình; lạm dụng về tâm lý; lạm dụng tình dục tại nơilàm việc; quấy rối tình dục; hiếp dục; lạm dụng phụ nữ tàntật

Trang 17

Tuổi già Lạm dụng phụ nữ góa; lạm dụng người già

Có nhiều cơ sở để qua đó phân loại BLGĐ, trong luận văn này, tác giả đưa

ra hai cách phân loại như sau:

- Theo mối quan hệ của các chủ thể ta có:

+ Bạo lực theo chiều dọc hay còn gọi là bạo lực thế hệ là bạo lực giữa cácthế hệ trong gia đình với nhau Bạo lực theo chiều dọc khá đa dạng, không phânbiệt giới tính và chiều hướng Nó có thể là bạo lực theo hướng cha mẹ, ông bàvới con cháu nhưng cũng có thể theo hướng ngược lại

+ Bạo lực theo chiều ngang có liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới tronggia đình Đó là bạo lực giữa vợ và chồng, sự phân biệt giữa con trai và con gáitrong gia đình và nữ giới là nạn nhân

- Theo tính chất của bạo lực, ta có thể phân loại các hình thức BLGĐ thành

4 nhóm như sau [15, tr.35]:

+ Bạo lực thế chất: là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục củamột hoặc một vài thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sứckhỏe, tâm thần, tính mạng của một hoặc nhiều thành viên khác

Trang 18

+ Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉnhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhânphẩn, sức khỏe, tinh thần của một hay nhiều thành viên khác Bạo lực tinh thầncũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếuriêng của mỗi người.

+ Bạo lực tình dục: là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏamãn tình dục của một người hoặc nhóm người đối với một hoặc một nhóm ngườikhác Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần và diễn ra

cả trong quan hệ vợ chồng và bạn tình Bạo lực tình dục còn bao hàm cả việccưỡng ép vợ sinh nhiều con hoặc đẻ con trai Bạo lực tình dục là một dạng đặcbiệt trong quan hệ giới tại gia đình, nó vừa có thể diễn ra kín đáo, âm thầm, vừa

có thể diễn ra công khai và khó nhận diện, ngay cả đối với phụ nữ và ngườichồng của họ

+ Bạo lực lao động hoặc kinh tế: là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặthoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của mộthoặc một nhóm người với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình Dạngbạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa cácthành viên trong gia đình

Để nhận diện các hành vi bạo lực gia đình, chúng ta có thể căn cứ vào Điều

2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 Theo đó, các hành vi BLGĐbao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sứckhoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Trang 19

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quảnghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữaông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em vớinhau;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quákhả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tìnhtrạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

1.1.4 Nạn nhân bị bạo lực gia đình

Trong Từ điển tiếng Việt, từ nạn nhân được định nghĩa: “Người bị nạn hoặc người phải chịu hậu quả của một tại họa hay một chế độ bất công“ Trong Đại từ điển tiếng Việt, từ nạn nhân được định nghĩa: “1 Người bị tai nạn; 2 Người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến“.

Với cách tiếp cận như trên, nạn nhân bị BLGĐ có thể được hiểu là ngườiphải chịu hậu quả từ hành vi BLGĐ của thành viên khác trong gia đình Bêncạnh đó, hành vi bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình

Trang 20

của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống vớinhau như vợ chồng.

Theo Khoản 1, Điều 5 của LPCBLGĐ, nạn nhân bị BLGĐ có những quyềnsau đây:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tínhmạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo

vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tinkhác theo quy định của Luật này;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

đó Đồng thời, những hiểu biết này cũng giúp NVCTXH tìm được những địnhhướng cụ thể để giúp nạn nhân thoát khỏi bạo lực

Trang 21

Các giai đoạn của vòng tròn bạo lực được cụ thể như sau [2, tr 30]

Hình 1.1 Các giai đoạn của vòng tròn bạo lực

Giai đoạn tích lũy căng thẳng: bắt đầu bằng sự giận dữ, trách mắng và

căng thẳng gia tăng Người gây bạo lực trở nên cáu kính, dễ bị kích động, ích kỉ,khó tính và dễ phản ứng tiêu cực với bất kì vấn đề nhỏ nhặt nào Nhiều phụ nữnhận ra giai đoạn tích lũy căng thẳng này đã cố gắng kiểm soát bằng cách trở nênchu đáo và tìm cách “gìn giữ hòa bình”

Giai đoạn bạo lực: là sự bùng nổ bạo lực của thủ phạm Đối vởi những

phụ nữ đã từng bị bạo lực trước đó thì chỉ bị đe dọa bạo lực thôi cũng đã khiếp

sợ Bạo lực có thể bao gồm những lời dọa dẫm, tát, đấm, de dọa bằng vũ khí, đedọa con cái, bạo lực tình dục,… Bạo lực có thể kết thúc nhanh chóng hoặc kéo

Trang 22

dài nhiều phút, nhiều giờ Có những vụ bạo lực để lại những chấn thương nhìnthấy được nhưng cũng có những vụ không để lại dấu vết Hầu hết phụ nữ đềuthấy nhẹ nhõm hơn khi bạo lực kết thúc Nhiều người cảm thấy may mắn vì mọiviệc đã không tệ hơn, dù họ bị thương tích nặng Họ cũng thường phủ nhận sựnghiêm trọng của thương tích và từ chối đi khám y tế ngay lúc đó.

Giai đoạn ngọt ngào: là giai đoạn ăn năn và yêu thương trong vòng tròn

bạo lực Sau khi thực hiện bạo lực, thủ phạm tỏ ra bình tĩnh, yêu thương, ăn năn,xin lỗi và hứa thay đổi Người gây bạo lực thuyết phục nạn nhân và bản thânmình rằng những hứa hẹn này là chân thật Nạn nhân lúc này thường tin tưởngvào sự hối lỗi của thủ phạm và đây chính là nguyên nhân khiến phụ nữ đôi khirút lại yêu cầu truy cứu với một hy vọng sai lầm rằng người gây bạo lực sẽkhông tiếp tục làm như vậy nữa

Sau giai đoạn ngọt ngào này, khi đã được nạn nhân đồng ý tha thứ và thủphạm thể hiện sự ăn năn hối lỗi; mối quan hệ giữa nạn nhân và thủ phạm dần trởlại giai đoạn ban đầu là tích lũy căng thẳng Thời gian cho một chu kì có thể kéodài trong vài ngày hoặc cũng có thể lâu hơn là vài tuần hoặc vài tháng tùy vàomối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân

1.1.6.Bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới

Khoản 3, Điều 5 trong Luật Bình đẳng giới (năm 2006) có ghi “Bình đẳng

giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội

phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình Nam

và nữ có quyền thụ hưởng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.”

Trang 23

Ngược lại với khái niệm Bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới được hiểu là

“Sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, việc tiếp cận các nguồn lực và sự sử dụng, hưởng thụ những thành quả xã hội” [13, tr.195 – 196]

Sự khác biệt giữa nam và nữ có xu hướng đặt giá trị và quyền lực củangười nam cao hơn người nữ trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và gia đình.Bất bình đẳng giới được coi là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới BLGĐ

1.1.7 Công tác xã hội

Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên CTXH của Mỹ (NASW): “CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.”

Cũng với cách tiếp cận trên, TS Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm

“CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.” [7, tr.19]

Cũng từ khái niệm trên, ta thấy rõ mục đích hướng đến của ngành Côngtác xã hội là nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình vàcộng đồng có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời,cải thiện môi trường xã hội để hỗtrợ họ thực hiện các chức năng, vai trò của mình có hiệu quả

Như vậy, đối tượng tiếp cận của công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đìnhhay cộng đồng gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống Về phương diện cá

Trang 24

nhân, họ có thể là những đối tượng xã hội như người già cô đơn không nơinương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân mua bán người,người khuyết tật… Trong khuôn khổ đề tài này, đối tượng tác động của CTXH lànạn nhân bị BLGĐ

1.1.8 Công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình

Từ khái niệm CTXH trên, ta có thể đưa ra cách hiểu về CTXH đối với nạn nhân bị BLGĐ như sau:

“CTXH đối với nạn nhân bị BLGĐ là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân và cộng đồng nâng cao năng lực và chức năng xã hội để có thể giải quyết, phòng ngừa những vấn đề gặp phải do BLGĐ; đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch

vụ để đáp ứng những nhu cầu của nạn nhân cũng như phòng ngừa BLGĐ.”

Để đạt được mục đích là đáp ứng nhu cầu nạn nhân BLGĐ và hỗ trợ họvượt qua được vấn đề của mình, CTXH được triển khai dựa trên ba phương pháp

cơ bản như sau:

- Công tác xã hội cá nhân:

Phương pháp CTXH cá nhân tác động trực tiếp đến nạn nhân BLGĐ đểgiúp họ tự nhận thức vấn đề của bản thân, củng cố, khôi phục và phát huy nănglực của bản thân để có thể tự giải quyết được vấn đề của mình trong trong mốiquan hệ tương tác với môi trường xã hội của nạn nhân đó

Mục đích của CTXH cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hiệnbình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình Nhân viên CTXHthực hiện điều này bằng cách giúp nạn nhân sử dụng các tài nguyên cần thiết

Trang 25

Nguồn tài nguyên này có thể là những điểm mạnh cá nhân của nạn nhân đó nhưsức khỏe, tính cách; mối quan hệ của nạn nhân với những người xung quanh.v.v.Bên cạnh đó, những dịch vụ sẵn có trong cộng đồng cũng là nguồn tài nguyênquý quá mà nhân viên CTXH có thể kết nối trong quá trình trợ giúp nạn nhân.

Sự tham gia của các thành viên với nhóm mang tính chất tự nguyện vàlinh hoạt Các thành viên có thể tham gia hoặc rút lui bất cứ lúc nào Sự an toàn

về mặt tâm lý trong nhóm là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của nhóm.Bởi vậy, các thành viên khi tham gia đều phải cam kết giữ bí mật về nhữngthông tin chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm Bên cạnh đó, để tạo sự thoảimái và tự tin của các thành viên, nhân viên CTXH luôn thể hiện sự tôn trọng vàkhích lệ các thành viên trong việc chia sẻ ý kiến cá nhân của mình

Trang 26

- Phát triển cộng đồng

Phát triển cộng động được hiểu là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khókhăn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng vềđời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực,tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau,giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổcộng đồng

+ Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển

+ Đẩy mạnh công bẳng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các nhóm thiệtthòi nhất nói lên nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động phát triển.Với cách tiếp cận trên, phương pháp phát triển cộng đồng được vận dụngtrong CTXH với nạn nhân BLGĐ thông qua các hoạt động truyền thông nângcao nhận thức cộng đồng về BLGĐ, thúc đẩy các dịch vụ xã hội nhằm hỗ trợ chonạn nhân, đồng thời vận động để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tronglĩnh vực này

1.1.9 Nhân viên công tác xã hội

Theo định nghĩa của Hiệp hội Nhân viên CTXH quốc tế: “Nhân viên CTXH

là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi

Trang 27

lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng.”

Nhân viên CTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ởcộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ sởbảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chínhphủ Khi NVCTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họcũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc

Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên CTXH có những vaitrò sau đây [7, tr 45]

- Vai trò là người vận động nguồn lực

Nhân viên CTXH là người trợ giúp đối tượng là cá nhân, nhóm, gia đìnhhay cộng đồng tìm kiếm nguồn lực để giải quyết vấn đề Nguồn lực có thể baogồm con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ vềchính sách, chính trị và quan điểm.v.v

- Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian

Nhân viên CTXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chínhsách và giới thiệu cho đối tượng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đangsẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chínhsách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề

- Vai trò là người biện hộ

Nhân viên CTXH là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ đượchưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trườnghợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng

Trang 28

- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội

Với vai trò này, nhân viên CTXH là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạtđộng xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ tuyên truyền Ví

dụ như vận động cho quyền lợi của những nạn nhân bị BLGĐ được hưởng cácdịch vụ xã hội có chất lượng

- Vai trò là người giáo dục

Nhân viên CTXH là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn đềđối tượng cần giải quyết ; nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm haycộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mìnhnhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề, phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho việc giảiquyết

- Vai trò người tạo sự thay đổi

Nhân viên CTXH được xem như người tạo ra sự thay đổi cho đối tượng,giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ vàhành vi tốt đẹp hơn

- Vai trò là người tư vấn

Nhân viên CTXH tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn cho các đốitượng trợ giúp cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinhsản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay người già

- Vai trò là người tham vấn

Nhân viên CTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và

tự thay đổi Ví dụ như nhân viên CTXH tham vấn giúp trẻ em bị xâm hại tìnhdục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng

Trang 29

- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng

Trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, nhân viênCTXH giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiệnhoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng

- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp

Nhân viên CTXH còn được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúpcho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầucủa mình và giải quyết vấn đề

- Vai trò là người xử lý dữ liệu

Nhân viên CTXH nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin.Trên cơ sở đó tư vấn cho thân chủ để họ đưa ra những quyết định đúng đắn

- Vai trò là người quản lý hành chính

Nhân viên CTXH lúc này thực hiện những công việc cần thiết cho việcquản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch cácchương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Vai trò là người tìm hiểu, khám phá cộng đồng

Nhân viên CTXH đi vào cộng đồng để xác định vấn đề của cộng đồng đểđưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo dõi, giới thiệu chuyển giao những dịch vụcần thiết cho các nhóm thân chủ trong cộng đồng

1.1.10 Nhà tạm lánh

Trang 30

Theo định nghĩa trong Từ điển Oxford, nhà tạm lánh (shelter) được giải

nghĩa “là một nơi cung cấp sự bảo vệ tạm thời khỏi thời tiết xấu hoặc nguy hiểm” (a place giving temporary protection from bad weather or danger).

Trên trang web http://www.worcesterresources.org của Trung tâm thông tincộng đồng (Community Resources Information, Inc.) của Hoa Kỳ, nhà tạm lánh

dành cho nạn nhân bị BLGĐ được định nghĩa là “một nhà ở an toàn cung cấp bữa ăn, quần áo với thời gian 24/7 tới các nạn nhân bị BLGĐ và con cái họ”

Tại Việt Nam, theo LPCBLGĐ năm 2007, Nhà nước khuyến khích các tổchức, cá nhân có đủ điều kiện kinh phí, nhân lực có trình độ chuyên môn thànhlập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ Các cơ sở này có thể là cơ sở khám chữa,bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở tư vấn về phòng chống BLGĐ, nhà tạm lánhcho nạn nhân BLGĐ, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

Như vậy, nhà tạm lánh dành cho nạn nhân BLGĐ đã được thừa nhận mộtcách chính thức bởi pháp luật và có chức năng chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợnhững điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân BLGĐ

1.2 Nền tảng pháp lý liên quan tới vấn đề BLGĐ

Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về thúc đẩy bình đẳng giới vàchấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn một số điều ướcquốc tế quan trọng như: Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (năm 1948);Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc

tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước quốc tế vềxóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước quốc

tế về quyền trẻ em (CRC) Những điều ước quốc tế này khẳng định rõ tầm quantrọng của việc thừa nhận, bảo vệ và thực hiện các quyền liên quan đến sức khỏe,

Trang 31

tính mạng, quyền được bảo vệ và đảm bảo an toàn của con người bao gồm trẻ

em, phụ nữ và nam giới Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết đạt được các kếtquả trong việc bảo vệ phụ nữ tại Hội nghị quốc tế về Kế hoạch hành động vìdân số và phát triển tại Cairo 1994, Hội nghị thế giới về cương lĩnh hành độngcủa phụ nữ ở Bắc Kinh năm 1995 và các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ củaLiên hợp quốc

Những văn bản và cam kết quốc tế trên đã tạo nền tảng vững chắc choviệc hình thành khung pháp luật và chính sách quốc gia giải quyết tình trạng bạolực trên cơ sở giới ở Việt Nam Việc nội luật hóa các điều ước quốc tế đã đượcthể hiện rõ trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống chính sách pháp luậtquốc gia Với việc phê chuẩn các điều ước quốc tế này cũng như nhất trí với cácvăn kiện quốc tế khác, Việt Nam có nghĩa vụ quốc tế trong việc đảm bảo bìnhđẳng giới và hành động một cách quyết tâm, bền bỉ để ngăn chặn, điều tra làm

rõ và xử phạt hành vi BLGĐ đối với phụ nữ Sự quyết tâm đó đã được thể hiệnbằng việc Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng,chống Bạo lực gia đình năm 2007 Hai văn bản pháp luật quan trọng này là cơ

sở pháp lý vững chắc để nhà nước Việt Nam triển khai các chương trình, hoạtđộng phòng chống BLGĐ và hướng tới mục tiêu bình đẳng giới

Như vậy, Việt Nam đã có những văn bản pháp luật đề cập đến vấn đềBLGĐ như sau:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kì họp thứ 11 thông quatại phiên họp ngày 15/4/1992 Trong đó, điều 71 của Hiến pháp đã quy định:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

Trang 32

tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;… Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”

- Bộ Luật dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 14/6/2005 Trong đó, Điều 32 và Điều 37 của Bộ luật Dân

sự có đề cập tới quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể;quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được thông qua ngày 9/6/2000 TạiĐiều 4 có đề cập đến việc nghiêm cấm các hành vi bạo lực giữa các thành viên

trong gia đình: “Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị và các thành viên khác trong gia đình” Điều 12 cũng quy định “Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng 1/ Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau”

- Luật phòng, chống BLGĐ của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 Số02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 Luật ra đời thể hiện sự cam kếtmạnh mẽ của Việt Nam trong việc phòng, chống BLGĐ Luật phòng, chốngBLGĐ gồm 6 chương với 46 điều quy định về phòng và chống bạo hành gia đình

ở Việt Nam, các vấn đề phòng ngừa BLGĐ, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giađình, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chốngBLGĐ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ Trong văn bản này,Nhà nước cũng thể hiện rõ quan điểm ủng hộ cho việc thành lập các mô hình hỗtrợ nạn nhân BLGĐ, trong đó có mô hình tạm lánh hỗ trợ nạn nhân trong trườnghợp khẩn cấp và lâu dài

Bên cạnh đó, còn có các văn bản dưới Luật về lĩnh vực BLGĐ như:

Trang 33

- Chỉ thị số 16/Ct-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổchức triển khai thi hành Luật phòng, chống BLGĐ

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/2/2009 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Phòng, chống BLGĐ

- Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định

xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ

- Quyết định số 2879/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch về việc triển khai mô hình can thiệp phòng, chống BLGĐ trêntoàn quốc

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ văn hóa, thểthao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động; giải thể cơ sở hỗtrợ nạn nhân BLGĐ; cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ; tiêu chuẩn của nhânviên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn vàtập huấn phòng, chống BLGĐ

1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình

Khi can thiệp các trường hợp nạn nhân bị BLGĐ, hành động của nhữngngười trong hệ thống hỗ trợ đang ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sự an toàncủa con người Do đó, các nguyên tắc can thiệp và hỗ trợ đã trở thành những yêucầu cần được tôn trọng và tuân thủ Nếu không có các nguyên tắc đạo đức mà chỉlàm việc theo cảm tính, hoạt động can thiệp sẽ không đạt được mục tiêu hỗ trợ

mà thậm chí còn tăng các nguy cơ cho những nạn nhân bị bạo lực Một số nguy

cơ sau đây có thể xảy ra khi hoạt động can thiệp không tuân thủ theo các nguyêntắc: [21, tr.10]

Trang 34

-Người gây BLGĐ có thể tìm đến địa chỉ tạm lánh của nạn nhân bị bạo lực

để gây nguy hiểm cho nạn nhân và những người khác tại nơi đó

-Nạn nhân bị BLGĐ sau khi được hỗ trợ có thể phải chịu đựng bạo lực ởmức độ nghiêm trọng, tinh vi, khó phát hiện hơn

-Gây thêm tổn thương về mặt tinh thần cho nạn nhân bị BLGĐvà nhữngngười thân, đặc biệt là con cái của họ do tạo thêm sức ép dư luận xã hội

-Làm tổn hại đến danh dự, uy tín xã hội của nạn nhân bị BLGĐ, dẫn đếnnhững khó khăn trong cuộc sống sau này của họ

Vì những lý do trên, hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân bị BLGĐ cần tôn trọng

và tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

1.3.1 An toàn tính mạng của nạn nhân

Nguyên tắc đảm bảo tính mạng của nạn nhân bị BLGĐ và con cái của họ làđiều quan trọng nhất mà những người hỗ trợ cần xem xét Trong những tìnhhuống đặc biệt, những người làm trong hệ thống hỗ trợ, bao gồm nhân viênCTXH có thể phải cân nhắc rút lui hoặc tạm thời làm theo yêu cầu của người gâybạo lực nếu thấy tính mạng và hoặc sự an toàn của nạn nhân bị BLGĐ bị đe dọa

1.3.2 Tôn trọng quyền tự quyết của nạn nhân

Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc

về cuộc đời của họ và người khác không được quyền áp đặt quyết định lên họ.Mỗi cá nhân đều có quyền tối cao đối với cuộc sống của mình và nạn nhân bịbạo lực cũng vậy Hệ thống hỗ trợ cũng như những người khác tại cộng đồng vàgia đình cần tôn trọng giải pháp mà nạn nhân bị bạo lực lựa chọn trên cơ sở đãcung cấp thông tin và phân tích các giải pháp cho họ Nhân viên CTXH chỉ có

Trang 35

thể can thiệp khi thấy quyết định này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạnghay cuộc sống của nạn nhân bị bạo lực và con cái của họ.

Ở nội dung này, nhiệm vụ của hệ thống hỗ trợ là cung cấp đầy đủ thông tin

về các giải pháp khác nhau để người bị bạo lực có cơ sở chọn giải pháp phù hợp.Trong quá trình cung cấp thông tin, nhân viên CTXH thảo luận và xem xét cácphương án, thảo luận kỹ lưỡng và giúp người bị bạo lực cân nhắc những thuậnlợi và khó khăn Nhân viên CTXH có thể đề xuất những ưu tiên và đưa ra bằngchứng nhưng quyền lựa chọn ưu tiên vẫn thuộc về thân chủ Để đảm bảo tínhtoàn vẹn trong nguyên tắc này, hệ thống hỗ trợ cần đảm bảo việc nạn nhân bịBLGĐ đưa ra quyết định là trên cơ sở tự nguyện chứ không phải bị đe dọa hay

áp đặt bởi hệ thống hỗ trợ hay bất cứ người nào khác

1.3.3 Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin cá nhân của đối tượng là một nguyên tắc quan trọngnhằm mục đích bảo vệ sự an toàn cho thân chủ, tôn trọng quyền riêng tư của conngười và là cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa nhân viên CTXH vànạn nhân

Những thông tin cần bảo mật bao gồm:

- Các thông tin cá nhân của nạn nhân bị BLGĐ: tên, tuổi, địa chỉ thật, giọngnói, ảnh, phim

- Hoàn cảnh, tình trạng của nạn nhân; các mối quan hệ xã hội

- Thông tin về việc nạn nhân đi tìm tư vấn, trợ giúp

- Địa chỉ mà nạn nhân đang tạm trú ẩn

Trang 36

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, những thông tin của nạn nhânvẫn có thể được chia sẻ, cụ thể như sau:

- Được sự chấp thuận một cách tự nguyện của nạn nhân bị BLGĐ hoặcngười giám hộ trên cơ sở đã được phân tích đầy đủ các yếu tố nguy cơ có liênquan khi thông tin bị tiết lộ Nội dung tiết lộ trong phạm vi chấp thuận của nạnnhân bị BLGĐ hoặc người giám hộ

- Tiết lộ trong trường hợp khẩn cấp khi thông tin cá nhân đó có liên quantrực tiếp tới tính mạng và sự an toàn của nạn nhân bị bạo lực hoặc của một cánhân khác Thông tin cũng có thể được tiết lộ theo yêu cầu của cơ quan pháp luậtvới sự chấp thuận của nạn nhân bị bạo lực

- Trường hợp những người trong hệ thống hỗ trợ trao đổi về các tình huống,trường hợp bị bạo lực để phối hợp hỗ trợ hay rút kinh nghiệm thì không bị gọi làlàm lộ bí mật thông tin vì mục đích trao đổi thông tin này chỉ nhằm giúp nângcao hiệu quả hoạt động hỗ trợ và đem lại lợi ích cho người bị bạo lực Các thôngtin trao đổi này cũng sẽ tập trung vào quá trình hỗ trợ mà không tin tiết các thôngtin cá nhân chi tiết của đối tượng

1.3.4 Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

Nguyên tắc này đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của con người nhưquyền sống còn, quyền được an toàn, quyền được tôn trọng, Như vậy, hoạtđộng hỗ trợ phải khẳng định rằng nạn nhân bị BLGĐ có quyền không bị bạo lực

và được đảm bảo an toàn về mặt thể chất, tình dục, tinh thần bởi bất cứ ai kể cảchồng, bạn tình hay những người khác trong gia đình Hoạt động hỗ trợ cần theohướng giúp cho nạn nhân bị BLGĐ, người gây bạo lực, những người thân tronggia đình và cộng đồng hiểu về các quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền

Trang 37

của phụ nữ và trẻ em); bình đẳng giới Trên cơ sở các kiến thức trên, họ có thểnhận biết được sự bất bình đẳng trong mối quan hệ của bản thân, của người thântrong gia đình và từ đó, có thể giúp họ cải thiện tình trạng bất bình đẳng này.Hoạt động hỗ trợ không được củng cố thêm các định kiến giới trong cộng đồng,

ví dụ như đổ lỗi cho người phụ nữ, yêu cầu người phụ nữ phải nhẫn nhịn, chịuđựng, không được nghĩ đến bản thân

Trang 38

Chương 2 TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUA

2.1 Tình hình bạo lực gia đình ở nước ta thời gian qua

2.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta thời gian qua

Với các hình thức bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực kinh

tế, bạo lực tinh thần; các hình thức của BLGĐ đã tồn tại từ rất lâu trong gia đìnhViệt Nam, tuy nhiên chưa được đề cập công khai do những đặc thù văn hóa.Trong hơn 10 năm trở lại đây, BLGĐ đã được nhìn nhận nghiêm túc như mộtvấn đề xã hội làm tổn hại đến nhiều phương diện ở các cấp độ xã hội, gia đình và

cá nhân

BLGĐ có thể xảy ra trong bất kì mối quan hệ gia đình nào, bao gồm quan

hệ vợ - chồng, vợ cũ – chồng cũ, cha dượng/ mẹ kế với con riêng của vợ/ chồng,cha mẹ và con cũng như quan hệ giữa những người cùng chung sống Tuy nhiên,thực tế là nạn nhân BLGĐ chủ yếu là nữ giới Nghiên cứu đã chỉ ra rằng số vụviệc mà nạn nhân là phụ nữ chiếm khoảng 95% tổng số vụ BLGĐ BLGĐ đốivới phụ nữ thường được gọi là “bạo lực trên cơ sở giới” vì nó phần nào xuất phát

từ tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội

Năm 2005, theo Báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2- 3ngày có 1 người bị giết liên quan đến BLGĐ Theo thống kê chưa đầy đủ của BộVăn hóa, Thể Thao và Du lịch, 9 tháng đầu năm 2011, trên phạm vi toàn quốc có33.904 vụ BLGĐ song chỉ mới xử lý được 4.185 vụ (chiếm 12%) [14, tr.137]

Trang 39

Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 với sốmẫu gồm 4838 phụ nữ ở ba tỉnh Hà Nội, Huế, Bến Tre, đại diện cho phụ nữ từ

18 – 60 tuổi trên cả nước đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh vể BLGĐ ở ViệtNam như sau:

- 60% trong tổng số phụ nữ thừa nhận đã từng bị thương tích do hành vi bạolực trong gia đình gây ra, trong đó 17% bị thương tích nhiều lần [13, tr.20]

- 31% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời

và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng kể từ thời gian đượcphỏng vấn Các hành vi bao gồm đánh đấm, tát, đối xử tàn tệ, tra tấn; có thể sửdụng các hung khí như que gậy, dao kéo, gạch đá Nghiên cứu cũng chỉ ra rằngtần suất phụ nữ bị bạo lực về thể xác mang tính tích lũy và gia tăng theo độ tuổi.[13, tr 21]

- Đối với bạo lực tình dục, cứ khoảng 10 phụ nữ từng kết hôn thì có 1 người

đã từng bị chồng bạo lực tình dục trong đời [18, tr.21] Ngoài kết quả nghiêncứu này, cuộc điều tra năm 2006 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hôi tại

08 tỉnh, thành phố cho thấy có đến 30% phụ nữ trả lờ đã từng bị chồng bắt quan

hệ tình dục ngoài ý muốn Các hành vi bạo lực tình dục đối với các nạn nhân baogồm cưỡng ép quan hệ tình dục, sử dụng những lời lẽ hoặc hành động cưỡng épnạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị làmnhục, bị đe dọa để quan hệ tình dục Kết hợp 2 loại bạo lực thể xác và bạo lựctình dục, 34% phụ nữ từng kết hôn cho rằng họ bị bạo lực thể chất và bạo lựctình dục do chồng gây ra ít nhất là 1 lần trong đời, trong khi đó 9% cho biết bịbạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong vòng 12 tháng trước điều tra Việc

Trang 40

phụ nữ bị đồng thời cả bạo lực thể xác và bạo lực tình dục là phổ biến: hầu hếtphụ nữ bị bạo lực tình dục thì cũng bị bạo lực thể xác

- Tỷ lệ phụ nữ chịu hình thức bạo lực tinh thần do chồng gây ra là 53% Tuyvậy, rất khó xác định hình thức bạo lực này vì những tổn hại không thể hiện rabên ngoài như bạo lực thể xác; đồng thời, cũng rất khó để phân biệt một hành vichỉ là xúc phạm hay đã đến mức bạo lực tinh thần [18, tr.25]

- Khi kết hợp ba loại bạo lực chính bao gồm thể xác, tình dục và tinh thần

do chồng gây ra, đã có hơn nữa phụ nữ (chiếm 58%) từng bị ít nhất một trong baloại bạo lực này trong cuộc đời

Hình 2.1 Bạo lực chồng chất trong đời – bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần vàbạo lực tình dục do người chồng gây ra đối với phụ nữ đã lập gia đình ở Việt

Nam [18, tr.24]

Về trình độ văn hóa của nạn nhân bị BLGĐ Có những quan điểm chorằng chỉ có những phụ nữ có văn hóa thấp mới bị bạo lực, song trên thực tế, có

Ngày đăng: 16/07/2016, 17:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc, Vụ pháp luật, hành (2013),Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Tài liệu dành cho học viên ngành hành pháp và tư pháp Việt Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2013),Công tác phòng chống bạo lực gia đình (
Tác giả: Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc, Vụ pháp luật, hành
Năm: 2013
3. Ban Gia đình Xã hội TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2007), Bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Gia đình Xã hội TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2007)
Tác giả: Ban Gia đình Xã hội TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Năm: 2007
4. Nguyễn Thị Kim Hoa (2013), Giáo trình CTXH trong phòng, chống BLGĐ và bình đẳng giới, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Hoa (2013), "Giáo trình CTXH trong phòng, chống BLGĐvà bình đẳng giới
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2013
5. Mạng lưới phòng chống BLGĐ tại Việt Nam (DOVIPNET) (2009), Nghiên cứu Đánh giá việc thực thi Luật phòng chống BLGĐ trong việc hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng lưới phòng chống BLGĐ tại Việt Nam (DOVIPNET) (2009)
Tác giả: Mạng lưới phòng chống BLGĐ tại Việt Nam (DOVIPNET)
Năm: 2009
6. Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2009), Nghiên cứu Ngăn chặn bạo hành trong gia đình: Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho các cộng đồng ở nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2009)
Tác giả: Lê Thị Phương Mai và cộng sự
Năm: 2009
7. Lê Thị Phương Mai (2005), Nhân viên y tế có thể giúp gì cho nạn nhân của Bạo lực giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Phương Mai (2005)
Tác giả: Lê Thị Phương Mai
Năm: 2005
8. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn CTXH, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Xuân Mai (2010), "Nhập môn CTXH
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2010
9. Đại học Dân lập Thăng long (2006), Bài giảng CTXH - Lý thuyết và thực hành CTXH trực tiếp, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Dân lập Thăng long (2006), "Bài giảng CTXH - Lý thuyết và thựchành CTXH trực tiếp
Tác giả: Đại học Dân lập Thăng long
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
10. Đinh Thị Hồng Minh (2009), Một số vấn đề pháp lý về BLGĐ ở Việt Nam hiện nay – Luận văn cao học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Thị Hồng Minh (2009), "Một số vấn đề pháp lý về BLGĐ ở Việt Namhiện nay
Tác giả: Đinh Thị Hồng Minh
Năm: 2009
11. Nguyễn Thị Hồng Nga (2010), Hành vi con người và môi trường xã hội, Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hồng Nga (2010), "Hành vi con người và môi trường xã hội
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nga
Nhà XB: NxbLao động – Xã hội
Năm: 2010
12. Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh (1999), Nghiên cứu BLGĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh (1999)
Tác giả: Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh
Năm: 1999
13. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2011), Kỉ yếu Hội thảo tổng kết dự án NNBY 14. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2006), Sổ tay Những điều cần biết về bình đẳng giới trong gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2011), "Kỉ yếu Hội thảo tổng kết dự án NNBY14." Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2006)
Tác giả: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2011), Kỉ yếu Hội thảo tổng kết dự án NNBY 14. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Năm: 2006
15. Lê Thị Quý (1996), Nỗi đau thời đại, NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Quý (1996), "Nỗi đau thời đại
Tác giả: Lê Thị Quý
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1996
16. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2011), BLGĐ – Một sự sai lệch giá trị, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2011), "BLGĐ – Một sự sai lệch giá trị
Tác giả: Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2011
17. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2007), Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2007)
Tác giả: Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
Năm: 2007
18. Tổ chức di cư thế giới (2009), Bạo lực đối với phụ nữ, Phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền nhằm tăng quyền cho phụ nữ di cư bị ảnh hưởng bởi bạo lực, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức di cư thế giới (2009), "Bạo lực đối với phụ nữ, Phương pháp tiếp cậndựa trên cơ sở quyền nhằm tăng quyền cho phụ nữ di cư bị ảnh hưởng bởi bạolực
Tác giả: Tổ chức di cư thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2009
21. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2001), “BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2001), "“BLGĐ đối với phụ nữở Việt Nam”
Tác giả: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Năm: 2001
22. Trung tâm sáng kiến Sức khỏe và CCIPH (2008), “Quy trình hỗ trợ người bị bạo hành tại cộng đồng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm sáng kiến Sức khỏe và CCIPH (2008), “"Quy trình hỗ trợ người bịbạo hành tại cộng đồng
Tác giả: Trung tâm sáng kiến Sức khỏe và CCIPH
Năm: 2008
23. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, vị thành niên và gia đình (2006), Đằng sau cánh cửa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, vị thành niên và giađình (2006)
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, vị thành niên và gia đình
Năm: 2006
1. Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc, Bộ Tư pháp (2012), Tài liệu hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc liên quan đến BLGĐ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w