Số lượng: 56 người Nội dung điều tra: hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH đối với trẻ em của hệthống Trung tâm/Văn phòng Công tác xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh c Phương pháp ph
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HỒNG THÁI
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
[
HÀ NỘI, 2016
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HỒNG THÁI
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Công xã hội
Mã số : 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành được luận văn này là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu khôngngừng của học viên trong việc thu thập các tài liệu, xây dựng câu hỏi, tiến hànhkhảo sát thực địa, xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu cùng với sự hướng
dẫn khoa học tận tình của PGS.TS Phan Thị Mai Hương.
Học viên khẳng định những kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàntrung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Học viên xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Lê Thị Hồng Thái
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 10
1.1 Các khái niệm 10
1.2 Cơ sở pháp lý về quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB 13
1.3 Nội dung quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có HCĐB 13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB 21
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI TỈNH QUẢNG NINH 23
2.1 Đặc điểm tình hình của tỉnh Quảng Ninh liên quan đến an sinh xã hội và tác động đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 23
2.2 Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh 24
2.3 Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh……… 27
Chương 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH 54
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 54
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là hạnh phúc gia đình, là tương lai của đất nước, công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm, nhất là đốivới những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới vànước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1990), Luậtbảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Nhà nước ban hành năm 1991 và sửa đổinăm 2004 trong đó quy định một chương riêng về trẻ em có HCĐB, Nhà nước luôntạo mọi điều kiện để trẻ em có HCĐB có cơ hội phát triển và hòa nhập cộng đồngthông qua việc ban hành các văn bản, chính sách tác động mạnh mẽ đến nhóm trẻ
em có HCĐB Trong giai đoạn 2011-2020, Quốc Hội ban hành Luật Trẻ em; Chínhphủ ban hành 03 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình, kếhoạch về BVCSTE với mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào HCĐB vàtrợ giúp trẻ em có HCĐB hòa nhập cộng đồng Có thể nói, nước ta đã có một hànhlang pháp lý khá đầy đủ để triển khai các hoạt động BVCSGD trẻ em có HCĐB
Kể từ khi CTXH được coi là một nghề (theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTgngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ), CTXH nói chung và CTXH đối với trẻ
em có HCĐB nói riêng được quan tâm và triển khai tích cực đã tác động làmchuyển biến nhận thức, hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng đối với trẻ em cóHCĐB, góp phần thực hiện tốt hơn quyền của nhóm trẻ em có HCĐB
Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam nên còn thiếu tính chuyênnghiệp, thiếu kinh nghiệm, hệ thống dịch vụ CTXH thiếu đồng nhất, việc tổ chứcthực hiện các hoạt động CTXH đối với các đối tượng nói chung và đối với trẻ em cóHCĐB nói riêng hiệu quả chưa cao [7, tr 15] Do đó cần tăng cường công tác quản
lý để hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế quản lý, điều phối, giám sát và hướngdẫn thực hiện CTXH một cách có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng kịpthời, có chất lượng góp phần giải quyết các vấn đề ASXH một cách bền vững
Tuy nhiên, từ trước tới nay ở tỉnh Quảng Ninh chưa có nghiên cứu nào đềcập đến vấn đề quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB Do đó, tác giả lựa chọn đề
Trang 8tài nghiên cứu “Quản lý Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từthực tiễn tỉnh Quảng Ninh” nhằm tìm hiểu về quản lý CTXH đối với trẻ em cóHCĐB Trên cơ sở đó, xây dựng các nội dung, giải pháp cụ thể của quản lý CTXHđối với đối tượng này nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động CTXH đốivới trẻ em có HCĐB tại tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy nghề CTXH phát triểnchuyên nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện tốt quyền trẻ em.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu sắc của vấn đề BVCSGD trẻ em cóHCĐB là một phần của chiến lược xây dựng tầm vóc, con người Việt Nam, hướngtới sự ổn định và phát triển của xã hội, các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ởViệt Nam và trên thế giới đã có nhiều cuộc khảo sát, đánh giá, đề tài nghiên cứuliên quan đến vấn đề này Từ những nghiên cứu đó cho thấy những ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân để tìm giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả CTXHđối với trẻ em có HCĐB
Trong thời gian gần đây, có một số tài liệu nghiên cứu khá tổng quát đề cậpđến tình hình, nguyên nhân, cũng như đánh giá các hoạt động mô hình hỗ trợ, bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB ở Việt Nam như: Chương trình quốc giabảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành độngQuốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020; Đề án chămsóc trẻ em khó khăn dựa vào cộng đồng; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu laođộng trẻ em giai đoạn 2016-2020"; Báo cáo “Tình hình trẻ em tại Việt Nam năm2010”, “Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2015” của UNICEF tại Việt Nam
“Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015” chỉ ra những nỗlực trong việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, chú trọng tới “kếtnối dịch vụ bảo vệ trẻ em liên tục; việc triển khai thí điểm các hoạt động cung cấpdịch vụ bảo vệ trẻ em cũng được nhiều địa phương quan tâm” [3, tr 8]
Báo cáo “Tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010” của UNICEF đã thừanhận “Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quantrọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ em có
Trang 9HCĐB” [53, tr 214] Tài liệu này cũng cho thấy những hạn chế của Việt Nam trongbảo vệ và chăm sóc trẻ em có HCĐB như: chưa xây dựng được một hệ thống bảotrợ xã hội mạnh mẽ và hiệu quả; thiếu một hệ thống “dịch vụ chăm sóc liên tục”;chưa có một phương pháp tiếp cận mang tính hoạch định; thiếu các cơ chế cụ thể đểphát hiện sớm và xác định trẻ em dễ bị tổn thương; chưa xây dựng được hệ thốngcan thiệp sớm và chuyển tuyến tới các dịch vụ chuyên sâu; các chương trình hỗ trợtại trường học và cộng đồng dành cho trẻ em có HCĐB còn hạn chế; hình thứcchăm sóc tập trung vẫn còn được sử dụng khá phổ biến; tốc độ tăng các nguồn lựcdành cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt đang chậm lại [53, tr 214].
“Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2015” của UNICEF tại Việt Nam với
chủ đề “Hình dung mới về tương lai: Đổi mới sáng tạo cho mọi trẻ em” đã ghi nhận
nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền của trẻ em, đặc biệt là nâng cao chất lượngsống của trẻ Báo cáo kêu gọi cộng đồng cùng chung tay đưa ra những ý tưởng, giảipháp mới để đối phó với các vấn đề nổi cộm mà trẻ em đang phải đối mặt
"Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020" với mục tiêutổng quát là: Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào HCĐB, chútrọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có HCĐB được trợ giúp, chăm sóc
để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển [5, tr 1]
Ngoài ra còn có một số tài liệu, nghiên cứu khác cũng đề cập một số nộidung liên quan đến trẻ em có HCĐB tại Việt Nam như: Báo cáo “Xây dựng môitrường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em,đặc biệt là trẻ em có HCĐB ở Việt Nam” của Bộ LĐTB&XH và UNICEF ViệtNam (2009); “Báo cáo phân tích tình hình tư pháp người chưa thành niên tại ViệtNam và đánh giá hệ thống tư pháp người chưa thành niên hiện hành” của ViệnKhoa học pháp lý và UNICEF Việt Nam (2005); Báo cáo “Phân tích tình hình cácchương trình chăm sóc thay thế và chăm sóc tại trung tâm ở Việt Nam” của cơ quanPhát triển Quốc tế Canađa và UNICEF Việt Nam (2005); Báo cáo” Phân tích tìnhhình trẻ em khuyết tật” do Bộ LĐTB&XH và UNICEF thực hiện năm 2004; Báocáo Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hành lang pháp lý về mô hình giađình nhận nuôi trẻ em có HCĐB, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 27-
Trang 1028/2/2014; Báo cáo đánh giá thực hiện Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22/1/2011phê duyệt "Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015", Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội ngày 14-15/3/2016; Báo cáo đánh giá 4 năm thực hiệnQuyết định 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt "Đề án nghề phát triển công tác
xã hội giai đoạn 2010-2020", Bộ Lao động TB&XH ngày 31/7-1/8/2014;
- Bộ Lao động TB&XH - UNICEF - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Hiệphội dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam - USAID (2013), “Kỷ yếu hội thảokhoa học quốc tế Nâng cao tính chuyên nghiệp công tác xã hội vì phát triển và hộinhập”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
- Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường lần thứ XIIInăm học 2008-2009 về Trẻ em có HCĐB-Lý luận và thực tiễn của nhóm ngànhkhoa học pháp lý trường đại học Luật thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu
- Trần Thị Minh Đức (2000), Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với cáclớp học linh hoạt Hội thảo KH Việt - Pháp về Tâm lý học, 4/2000 của khoa tâm lýhọc, Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội
- Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Thắng (2005), Chăm sóc trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – Những cơ sở xã hội và tháchthức, Tạp chí xã hội học số 04/2005
- Phạm Ngọc Luyến (2007), Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoahọc về thực trạng, giải pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Bùi Thế Hợp (2006-2008), Đánh giá nhu cầu giáo dục của trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn
- TS Đỗ Thị Ngọc Phương (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn
đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em,đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm CTXH và ASXH, tạitrường ĐH KHXH&NV Hà Nội
- TS Nguyễn Hải Hữu (2012), "Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng
hệ thống bảo vệ trẻ em", Tạp chí Lao động xã hội năm 2012.
Trang 11- Phí Thị Mai Chi (2013), Phân tích chính sách phát triển xã hội liên quanđến lĩnh vực BVCSTE, treem.molisa.gov.vn, ngày 29.8.2013).
- Cần bổ sung thêm chính sách đối với một số nhóm trẻ em có HCĐB(2013), Tạp chí Lao động xã hội năm 2013
Các báo cáo nghiên cứu trên còn chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý
hệ thống dữ liệu và cung cấp dịch vụ Ví dụ như chưa thu thập được tỷ lệ ngườikhuyết tật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế do đó có khả năng đánh giá thấp số trẻ em
và người lớn khuyết tật, có rất ít thông tin đáng tin cậy và có tính hệ thống về tìnhhình người chưa thành niên VPPL, chưa xây dựng được quy trình cung cấp dịch vụliên tục cho đối tượng do đó việc trợ giúp chưa kịp thời, thiếu tính bền vững
Nghiên cứu tài liệu cho thấy, có rất ít những nghiên cứu, khảo sát về trẻ em
có HCĐB và về công tác quản lý đối với trẻ em có HCĐB, chưa có tài liệu nghiêncứu nào về quản lý CTXH đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh Các tài liệu vànghiên cứu này đều chưa đề cập đến khía cạnh vấn đề quản lý, đặc biệt là quản lýtrong việc cung cấp các dịch vụ CTXH cho trẻ em; việc quản lý nhân lực, các quytrình nghiệp vụ mà nhân viên CTXH sử dụng đễ hỗ trợ trẻ em có HCĐB một cáchchuyên nghiệp thì chưa được đề cập đến Trong các tài liệu, nghiên cứu đã đượccông bố chưa có đề tài nào nghiên cứu về trẻ em có HCĐB cũng như CTXH đối vớitrẻ em có HCĐB dưới góc độ quản lý nhà nước, vì vậy những tài liệu trên là quantrọng để tôi thực hiện nghiên cứu “Quản lý Công tác xã hội đối với trẻ em cóHCĐB từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB tạitỉnh Quảng Ninh Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý CTXH đối với trẻ em
có HCĐB nhằm giúp CTXH trong lĩnh vực này tại tỉnh đạt hiệu quả cao hơn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB.Tìm hiểu, phân tích đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về CTXH đối với trẻ
Trang 12em có HCĐB tỉnh Quảng Ninh thông qua báo cáo của các Sở, ngành liên quan củatỉnh và các huyện, thị, thành phố.
- Đề xuất các chính sách, mô hình, dịch vụ tạo điều kiện để trẻ em có HCĐBđược hưởng các quyền của trẻ em Đề xuất, kiến nghị các giải pháp quản lý nhằmnâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động CTXH đối với nhóm trẻ em có HCĐBbiệt phù hợp với tình hình tỉnh Quảng Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về đối tượng: Nghiên cứu một số khía cạnh của hoạt động quản lýCTXH đối với trẻ em có HCĐB thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh Cụ thể là nội dungquản lý về thực thi văn bản chính sách pháp luật; quản lý về nhân lực; quản lý vềđối tượng trẻ em có HCĐB; quản lý chuyên môn/nghiệp vụ BVCSTE; quản lýchương trình/hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em có HCĐB…
- Phạm vi về khách thể: Cán bộ quản lý các cấp; cán bộ làm việc trực tiếp vớitrẻ em có HCĐB; trẻ em có HCĐB ở cộng đồng được hỗ trợ
- Phạm vi về thời gian: Tổng hợp báo cáo từ tháng 01 năm 2011 đến tháng
01 năm 2016
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý CTXH và hoạt động của
hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH đối với nhóm trẻ em có HCĐB tại tỉnh Q.Ninh
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử
dụng các thuyết chính sau:
Thuyết nhu cầu: Tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việcđáp ứng tốt nhất các dịch vụ CTXH đối với các nhu cầu của trẻ; Thuyết về nhu cầucon người; Lý thuyết công tác xã hội; Lý thuyết xã hội học Ngoài ra trong quá trìnhnghiên cứu ở khía cạnh nào đó tôi sử dụng thêm các thuyết như: Thuyết về quyềncon người; Thuyết nhận thức - hành vi
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 13Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tàiliệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu.
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu các ấn phẩm, tài liệu, luận văn có liên quan đến vấn đề quản lý,CTXH, hoạt động CTXH và lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB có liênquan tại tỉnh Quảng Ninh để xây dựng cơ sơ sở lý luận cho đề tài
- Nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ tại một số trung tâm BTXH, Trung tâm/Văn
phòng CTXH và các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan đến hoạt động trợgiúp trẻ em, các báo cáo chuyên đề, biên bản triển khai công tác, báo cáo đánh giácủa cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan đến trẻ em có HCĐB tại Quảng Ninh
- Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo cơ sở, ấn phẩm, tài liệu nghiên
cứu đã được xuất bản
b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mẫu điều tra: là cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH đang làm việc trênđịa bàn tỉnh Số lượng: 56 người
Nội dung điều tra: hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH đối với trẻ em của hệthống Trung tâm/Văn phòng Công tác xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
c) Phương pháp phỏng vấn sâu
(1) Phỏng vấn cán bộ quản lý các cơ sở trợ giúp trẻ em, các văn phòng/Trungtâm CTXH tỉnh (40 người): về thực trạng, thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị
về công tác quản lý và việc cung cấp dịch vụ CTXH cho trẻ em
(2) Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp huyện (28 người), về các hoạt động quản
lý CTXH đối với TE có HCĐB ở địa phương, những khó khăn và đề xuất kiến nghị
(3) Phỏng vấn trẻ em có HCĐB (30 trẻ) và người đại diện hộ gia đình (20người) về đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ cho trẻ em
Ngoài ra đề tài nghiên cứu còn sử dụng thêm các phương pháp như: thống
kê, tổng hợp, lịch sử
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Trang 14Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về CTXH đối với trẻ em cóHCĐB; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá làm rõ hơn hệ thống quản lý nhà nước vềCTXH đối với trẻ em có HCĐB để hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, chính sách, cơchế, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB nhằm trợgiúp trẻ em có HCĐB đáp ứng các nhu cầu cơ bản, hòa nhập cộng đồng và có cơhội phát triển, góp phần giảm thiểu trẻ em rơi vào HCĐB.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực tiễn quản lý CTXH đối với TECHCĐB tạitỉnh Quảng Ninh, giúp nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, cán bộ làm việc vớitrẻ em có HCĐB về vai trò của quản lý về CTXH cũng như vai trò của hệ thốngcung cấp dịch vụ CTXH trong hoạt động trợ giúp trẻ em có HCĐB Những pháthiện của nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạchđịnh cơ chế chính sách và xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, chiến lượcbảo vệ trẻ em, cung cấp các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho trẻ em có HCĐB đápứng nhu cầu của trẻ, góp phần thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em có HCĐB
Tác giả cũng hy vọng đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giúp ích chocác nhà nghiên cứu, các nhà quản lý CTXH trong việc xây dựng, bổ sung, hoànthiện các chính sách, chương trình để trợ giúp trẻ em có HCĐB và giúp ích đượctrong việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành CTXH cũng như phục vụ phầnnào cho công tác giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành CTXH
7 Cơ cấu của luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐBChương 2: Thực trạng Quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB tại tỉnhQuảng Ninh
Chương 3: Giải pháp Quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB từ thực tiễntỉnh Quảng Ninh
Trang 15Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Trẻ em là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau Tùytheo nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hay cấp độ đánh giá mà đưa ra những địnhnghĩa hay khái niệm về trẻ em nhưng chung quy là căn cứ vào tuổi đời để xác địnhđối tượng trẻ em Công ước Quốc tế đã đưa ra khái niệm chung là: “Trẻ em là ngườidưới 18 tuổi, trừ khi lập pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”
Ở Việt Nam, Luật BVCSGDTE năm 2004 và Luật trẻ em năm 2016 quyđịnh: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi" Tiếp cận khía cạnh pháp luật khác có qui địnhthêm tuổi vị thành niên là từ 16-18 tuổi Như vậy, khái niệm trẻ em có thể đượchiểu là: Trẻ em là những người dưới 16 tuổi, người từ 16 tuổi đến 18 tuổi coi là vịthành niên và trong một số trường hợp như làm trái pháp luật, nghiện ma túy, mạidâm thì cũng được coi như trẻ em và có biện pháp giải quyết đặc thù riêng
Trong phạm vi của Luận văn này, tác giả nghiên cứu Trẻ em là người dưới
16 tuổi, nhất quán với Luật BVCSGDTE năm 2004 và Luật Trẻ em năm 2016
1.1.2 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Trẻ em có HCĐB là một vấn đề xã hội, nó xuất hiện và tồn tại trong nhữngbối cảnh KTXH cụ thể Đối tượng thuộc nhóm trẻ em có HCĐB phụ thuộc vào tìnhhình KTXH từng nơi và từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, phụ thuộcvào đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc…Chính vì vậy, ở các quốc gia khác nhau,hoặc trong một đất nước nhưng ở từng giai đoạn khác nhau sẽ không có sự giốngnhau về số nhóm, quy mô của từng nhóm trẻ em có HCĐB
Có thể nói khái niệm về trẻ em có HCĐB như sau: Trẻ em có HCĐB là trẻ
em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng,
Trang 16quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng (Điều 3, Luật BVCSGDTE)
- Theo Luật BVCSGDTE năm 2004, Trẻ em có HCĐB gồm 11 nhóm đốitượng: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàntật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phảilàm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xagia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ
em vi phạm pháp luật (Điều 40, Luật BVCSGDTE)
- Theo Luật Trẻ em năm 2016, Điều 10: Trẻ em có HCĐB bao gồm 14 nhómđối tượng: trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em không nơi nươngtựa; trẻ em khuyết tật; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em VPPL; trẻ em nghiện matúy; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơsở; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bịbóc lột; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèohoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư,trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc
- Theo tác giả: Trẻ em có HCĐB bao gồm 14 nhóm đối tượng:
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em không nơi nương tựa, không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em khuyết tật; trẻ tự kỷ; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em phải lao động kiếm sống trong điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ
em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc.
Trẻ em có HCĐB đều do các yếu tố xã hội tạo ra, chính vì vậy, trong quátrình triển khai các hoạt động CTXH để can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em có HCĐB cầnphải lưu ý đến đặc điểm này để có những tác động, cung cấp các dịch vụ CTXH chophù hợp, để đem lại hiệu quả hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em có HCĐB
1.1.3 Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trang 17Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúpcác cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăngcường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồnlực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừacác vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội (Bùi Thị Xuân Mai (2010),
“Giáo trình nhập môn công tác xã hội”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Điều 41 thể hiệnquan điểm của Nhà nước ta về công tác BVCSGD trẻ em có HCĐB: "Trong côngtác BVCSGDTE phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàncảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trìtrợ giúp trẻ em có trẻ em có HCĐB phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạođức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào HCĐB"
Từ khái niệm, quan điểm nói trên, có thể hiểu khái niệm về CTXH với trẻ em
có HCĐB là hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp trẻ em có HCĐB và gia đình, các cá nhân, cộng đồng có liên quan nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của trẻ
em có HCĐB và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp trẻ em có HCĐB, gia đình của trẻ và cộng đồng nơi trẻ sinh sống giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ
em có HCĐB, phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào HCĐB, kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; trợ giúp trẻ em có HCĐB phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành
vi để trẻ em rơi vào HCĐB góp phần đảm bảo việc thực quyền trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em có HCĐB.
Theo Nghị định số 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật BVCSGDTE quy định hoạt động công tác xã hội đối với trẻ
em có HCĐB ở cơ sở bao gồm: Lập hồ sơ theo dõi diễn biến và xây dựng kế hoạch
hỗ trợ, phục hồi, hòa nhập cho từng trường hợp trẻ em có HCĐB; Vận động cơquan, tổ chức, gia đình, cá nhân tình nguyện hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ em cóHCĐB; Trường hợp trẻ em có HCĐB không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại giađình, gia đình chăm sóc thay thế thì làm thủ tục gửi trẻ em đó đến cơ sở trợ giúp trẻ
Trang 18em, cơ sở bảo trợ xã hội; Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn kỹ năng cho cha, mẹ,người giám hộ, các thành viên gia đình, người tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
em có HCĐB về biện pháp giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sứckhoẻ, tinh thần, giáo dục đạo đức và tái hòa nhập phù hợp với hoàn cảnh của trẻ em;Thực hiện chính sách BVCSGD trẻ em có HCĐB, liên hệ với các dịch vụBVCSGDTE; phối hợp với các cơ quan; tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để ngănchặn nguy cơ vi phạm quyền trẻ em; phát hiện, xác minh, xử lý hành vi để trẻ emrơi vào HCĐB; hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em có HCĐB theo quy định của pháp luật
1.1.4 Khái niệm quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Khái niệm quản lý
Theo quan điểm điều khiển học, quản lý là sự tác động có mục đích của chủthể đến đối tượng quản lý làm cho nó biến đổi theo mục tiêu đã xác định Trong bất
cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, quản lý bao giờ cũng bao gồm hai phần: Chủ thểquản lý và đối tượng quản lý (tài liệu bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổchức cán bộ, Học viện CTQG HCM, Hà nội năm 2002)
Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lựcNhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì
và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chứcnăng và nhiệm vụ của nhà nước
Trong văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, chưa có văn bản nào đưa rakhái niệm quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB, tác giả dựa trên các khái niệm:quản lý, quản lý nhà nước, công tác xã hội đối với trẻ em có HCĐB để đưa ra kháiniệm Quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB như sau:
Quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB là sự tác động có mục đích của cơ quan QLNN đến hệ thống tổ chức, cán bộ, nhân viên làm CTXH với trẻ em và các
cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH đối với trẻ em có HCĐB nhằm làm cho hệ thống tổ chức, cán bộ, nhân viên làm CTXH với trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH đối với trẻ em có HCĐB hoạt động đúng quy định, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ
và cung cấp dịch vụ có hiệu quả, chất lượng cho đối tượng trẻ em có HCĐB nhằm đạt mục tiêu nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của trẻ em có HCĐB và tăng
Trang 19cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em có HCĐB.
1.2 Cơ sở pháp lý về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của BCH Trung ương khóa XI vềmột số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nhấn mạnh: “Nâng cao hiệuquả công tác trợ giúp xã hội Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội,khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sócngười cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật”
Đề án 32 phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu tổng quát:
“Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ CB,VC,
NV, CTV công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với pháttriển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp”
Luật Trẻ em năm 2016, Điều 5 "Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trongcác quyết định liên quan đến trẻ em; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ
em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia, ngành và địa phương";Điều 42: "Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn
để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có HCĐB.Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ
em có HCĐB; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em"; Điều 47: "Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy
cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời, can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tíchcực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cho trẻ em có HCĐB"
Quyết định 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu: "Mọi trẻ emđều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em có HCĐBđược trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển."
1.3 Nội dung quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trang 20Trên cơ sở nội dung của QLNN về BVCSTE và CTXH xã hội đối với trẻ em
có HCĐB, và chức năng nhiệm vụ của CTXH, có thể chỉ ra nội dung CTXH đối vớitrẻ em có HCĐB như sau:
1.3.1 Quản lý về xây dựng và thực thi văn bản chính sách pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện hiệu quả
1.3.1.1 Nghiên cứu xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi Luật pháp, chính sách, chương trình, đề án và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt
Các văn bản quy phạm pháp luật thường có giá trị dài hạn trong nhiều năm,tuy nhiên thực tiễn luôn biến động và thay đổi, do vậy sau một số năm, một số điều,mục trong các văn bản quy phạm pháp luật ấy không còn phù hợp hoặc phát hiệnthấy những vướng mắc, bất cập cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc phải banhành văn bản mới thay thế cho phù hợp Theo đó các cấp phải kịp thời tham mưu,xây dựng văn bản chỉ đạo, thay thế, điều chỉnh phù hợp với thực tế ở địa phương
1.3.1.2 Xây dựng Chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em, trong đó lồng ghép công tác xã hội với trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cung cấp dịch vụ trợ giúp trẻ em
Từ năm 2011-2016, TW đã ban hành các văn bản liên quan đến thực hiệnquyền của trẻ em, làm cơ sở cho việc thực hiện quyền của trẻ em có HCĐB như:Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật BVCSGDTE, Điều 24 Quản lý, trợ giúp trẻ em cóHCĐB; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn2016-2020 với mục tiêu: Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyênnghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em; Quyết định
số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 Phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em khó khăn dựavào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 đề ra một số giải pháp về CTXH đối với trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn: Phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn; chăm sóc
Trang 21bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễmHIV/AIDS; nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có HCĐB khó khăn;
Quyết định số 570 QĐ-TTg ngày 22/4/2014 Phê duyệt Kế hoạch hành độngQuốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020: "Hỗ trợ trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ BVCSTE; kiện toàncác dịch vụ BVCSTE bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và xây dựng mạng lưới liên kếtcác dịch vụ BVCS trẻ em tại cộng đồng Kịp thời có biện pháp quản lý, tác độngcần thiết bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả của các dịch vụ";
Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH ngày 16/8/2010 quy định về quy trìnhcan thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục
Như vậy trong các văn bản chỉ đạo của TW đều quan tâm đến việc đưa cácgiải pháp CTXH cả về tổ chức dịch vụ, chuyên môn, kỹ thuật áp dụng đối với trẻ
em có HCĐB để trợ giúp trẻ em có HCĐB thực hiện quyền trẻ em
1.3.1.3 Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện Luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thụ hưởng Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
Từ năm 2009 đến nay, Chính Phủ và Bộ Lao động TB&XH cùng các Bộ,ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản định hướng cho công tác BVCSGDTEnhư: Nghị định số 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật BVCSGDTE; chỉ thị 1408/CT-TTg, ngày 01/9/2009 của Thủ tướngChính phủ về tăng cường công tác BVCSGDTE; Chỉ thị số 20-CT/TƯ ngày05/12/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácBVCSGDTE trong tình hình mới; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt về BVCSTE: Quyết định 267/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia bảo
vệ trẻ em giai đoạn 2012-2015; Quyết định 2361/QĐ-TTg phê duyệt Chương trìnhbảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 570 QĐ-TTg Phê duyệt Kếhoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 1235/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham
Trang 22gia của trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chươngtrình phòng chống TNTT trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020.
Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý hướng dẫn địa phương xây dựng chươngtrình, kế hoạch tổ chức thực hiện Việc hướng dẫn có thể bằng nhiều hình thức khácnhau, cụ thể: Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo triển khai kế hoạch, nâng cao nănglực cho đội ngũ cán bộ; xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện; đôn đốc, theo dõiviệc xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương và các ngành, đơn vị; xâydựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu để truyền thông
1.3.1.4 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em Mở rộng các hình thức
truyền thông, giáo dục về bảo vệ trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàndân cư Tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học vềkiến thức, kỹ năng BVCSTE cho cha, mẹ, người chăm sóc và bản thân trẻ em
1.3.1.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chế
độ, chính sách, biện pháp, tiêu chuẩn, quy trình chuyên môn, kỹ thuật và các quy định khác về công tác xã hội, công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở các quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền đối với từng ngành chức năng có liên quan đến thựchiện nhiệm vụ BVCSGDTE Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 củaChính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành LĐ-TB&XH, Điều 20:Thanh tra việc thực hiện về chính sách BVCSTE trong phạm vi, quyền hạn, tráchnhiệm của ngành LĐ-TB&XH, việc thực hiện các chương trình BVCSGD trẻ em cóHCĐB và các chương trình khác về BVCSGD trẻ em Hoạt động thanh tra, kiểm traviệc thực hiện công tác BVCSGD trẻ em được lồng ghép trong nhiệm vụ chung củaThanh tra Lao động – TB&XH và thanh tra các Bộ, ngành có liên quan
Trang 23Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát để đánh giá được: các quy định của phápluật, chính sách, chương trình, đề án liên quan đến BVCSGDTE; việc lồng ghép cácmục tiêu, hoạt động BVCSTE, CTXH với trẻ em vào chương trình, kế hoạch 5 năm,hằng năm ở ngành, địa phương; việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, ý kiến,kiến nghị của trẻ em và người đại diện của trẻ em; việc xử lý các hành vi vi phạmpháp luật về trẻ em
Để làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện luật pháp chínhsách về BVCSGDTE, Bộ LĐTB&XH và các Bộ, ngành liên quan ban hành các Quyđịnh về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xây dựng phần mềm quản lý dữ liệuquốc gia về trẻ em và trẻ em có HCĐB, xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá việcthực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về BVCSGDTE ở địa phương, các chế độ thông tin,báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em
1.3.2 Quản lý về tổ chức, nhân lực làm công tác xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Mục tiêu Đề án 32 của Chính phủ về phát triển nghề CTXH chỉ rõ về sốlượng, chất lượng tổ chức, nhân lực trong lĩnh vực CTXH Việc quản lý về tổ chức,nhân lực làm việc trong lĩnh vực CTXH với trẻ em thể hiện ở 3 nội dung cơ bản:
Xây dựng hệ thống, mạng lưới dịch vụ CTXH đối với trẻ em nhằm đáp ứngnhu cầu của trẻ em và trẻ em có HCĐB;
Xem xét, đánh giá việc bố trí nhân viên CTXH theo số lượng; tiêu chuẩn vềđạo đức, trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên CTXH để đảm bảo cung cấp dịch
vụ cho đối tượng kịp thời, hiệu quả và chuyên nghiệp; đánh giá về việc thực hiệnnhiệm vụ của nhân viên CTXH khi làm việc với trẻ em có HCĐB; việc đảm bảo chế
độ chính sách và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên CTXH;
Việc quản lý về tổ chức, nhân lực làm việc trong lĩnh vực CTXH với trẻ emđược quy định cụ thể trong các văn bản của Nhà nước để đảm bảo cung cấp dịch vụCTXH phù hợp và hiệu quả Chương trình bảo vệ trẻ em 2016-2020 đưa ra các giảipháp: Bố trí đủ nhân lực, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiệncông tác bảo vệ trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lựccho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác BVCSTE về công tác
Trang 24quản lý, CTXH, về cung cấp dịch vụ BVCSTE; phát triển đội ngũ cộng tác viên ở
cơ sở đáp ứng với nhu cầu của công tác bảo vệ trẻ em
1.3.2.1 Việc xây dựng hệ thống, mạng lưới dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Từ năm 2011, khi Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015được Chính phủ ban hành, hệ thống quản lý, điều phối và cung cấp dịch vụ bảo vệtrẻ em ở các cấp được quan tâm xây dựng và phát triển với mục tiêu: "phát triển hệthống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp"
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 tiếp tục quan tâmxây dựng và mở rộng mạng lưới dịch vụ CTXH đối với trẻ em với mục tiêu: "Xâydựng các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm cả cơ sở công lập
và cơ sở ngoài công lập đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em" Theo mụctiêu của Đề án 32 của Chính phủ về phát triển nghề CTXH thì đến năm 2020, cácTrung tâm/Văn phòng cung cấp dịch vụ CTXH được xây dựng và nhân rộng ở cáccấp, CTXH đối với trẻ em có HCĐB sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp
1.3.2.2 Xem xét, đánh giá việc bố trí cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội theo số lượng, tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ, năng lực để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho đối tượng kịp thời, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Nhà nước ban hành các văn bản quy định số lượng, tiêu chuẩn về đạo đức,trình độ, năng lực của CB, VC, NV, CTV công tác xã hội để đảm bảo cung cấp dịch
vụ kịp thời, có chất lượng, cụ thể là:
Đề án 32 của Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2020: Ban hành mã ngạch,chức danh các ngạch viên chức CTXH; tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạo đức CB, VC, NV,CTV công tác xã hội; tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ CTXH; phát triển độingũ CB, VC, NV, CTV công tác xã hội ở các cấp, phấn đấu đến năm 2020 tăngkhoảng 50%
Luật trẻ em năm 2016, Điều 90 quy định đối với UBND các cấp có tráchnhiệm bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương; UBND cấp xã bố tríngười làm công tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạtđộng không chuyên trách thuộc quyền quản lý
Trang 25Chỉ thị 20/CT-TW của Bộ chính trị chỉ rõ: "Tăng cường QLNN, củng cố,kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác BVCSTE các cấp; Thông tư số07/2013/TT-BLĐTBXH Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên, cộng tácviên CTXH xã, phường, thị trấn.
1.3.2.3 Việc đảm bảo chế độ chính sách và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội
Cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH được nhà nước đảm bảo về chính sáchđãi ngộ phù hợp, được bố trí nơi làm việc và trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạtđộng nghiệp vụ Việc đảm bảo đó được Nhà nước quy định như sau:
Chỉ thị 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ chính trị chỉ rõ: Xây dựng vàthực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên BVCSTE"
Đề án 32 về phát triển nghề CTXH: Đảm bảo cán bộ, viên chức, nhân viênCTXH thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên CTXH với mức phụcấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định ;
Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH: Cộng tác viên CTXH cấp xã làm việctheo chế độ hợp đồng cộng tác viên CTXH, được hưởng phụ cấp hàng tháng bằngmức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định
Quyết định số 1305/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/10/2010 V/v phê duyệt kếhoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2011-2015: "Mỗi
xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên CTXHthuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên CTXH với mức phụ cấphàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định"
1.3.3 Quản lý chuyên môn/nghiệp vụ hoạt động công tác xã hội đối với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt
Các nội dung quản lý chuyên môn/nghiệp vụ hoạt động CTXH đối với trẻ em
có HCĐB mà cán bộ quản lý cần nắm được bao gồm:
Quản lý việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các chương trình/hoạtđộng BVCSTE trong đó trẻ em có HCĐB được tác động; xây dựng và tổ chức thựchiện chính sách hỗ trợ trẻ em có HCĐB; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, can
Trang 26thiệp, hỗ trợ để: Ngăn chặn trẻ em rơi vào HCĐB; giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt củatrẻ em; phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có HCĐB;
Việc nâng cao năng lực cho cán bộ chương trình; kiểm tra, giám sát việc thựchiện; sơ kết, tổng kết, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm; việc bố trí nguồn lực choCTXH đối với trẻ em có HCĐB;
Việc tổ chức, hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH trên cơ sở quychế, quy định hiện hành của Nhà nước và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; hiệuquả triển khai các hoạt động, mô hình, dịch vụ, chính sách hỗ trợ trẻ em có HCĐB;
Công tác điều phối, kết nối dịch vụ trợ giúp trẻ em, công tác thông tin, báocáo, xử lý vụ việc; những khả năng đáp ứng nhu cầu cho đối tượng trẻ em có HCĐBcủa cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH; những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việccung cấp dịch vụ cho trẻ em có HCĐB cần được giải quyết; những sáng kiến trongviệc cung cấp dịch vụ trẻ em có HCĐB cần được chấp thuận và triển khai
1.3.4 Quản lý đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo Nghị định số 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật BVCSGDTE, Điều 24 quy định UBND các cấp phải tổ chức,quản lý công tác thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu thực trạng vềTECHCĐB theo từng nhóm đối tượng, mức độ hoàn cảnh, loại hình trợ giúp, nhucầu của trẻ và dịch vụ trợ giúp trẻ đã được tiếp cận; báo cáo tình hình TECHCĐB
1.3.5 Chỉ đạo tổ chức các hoạt động sự nghiệp nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện các quyền của trẻ em và trợ giúp trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt: Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em nhằm thu hút sự
quan tâm của toàn xã hội và sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sựnghiệp BVCSGDTE, vận động ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em để trợ giúp cho trẻ em cóHCĐB; tổ chức các hoạt động chăm lo, động viên trẻ em nhân dịp Quốc tế thiếu nhi1/6, Tết Trung thu, Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, các chương trình từ thiện;
tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em có HCĐB …
Trang 271.3.6 Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc
hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn lực để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Những nội dung cơ bản trên của hoạt động quản lý CTXH đối với trẻ em cóHCĐB cho thấy khối lượng công việc của hoạt động quản lý CTXH là rất lớn vàbao quát mảng rộng, bao trùm từ quản lý vĩ mô đến vi mô; phạm vi quản lý rộngtrên cả 2 lĩnh vực liên quan đến nhau là BVCSTE và CTXH; đối tượng tác động củacông tác quản lý là cả hệ thống CB, VC, NV, CTV công tác xã hội và BVCSTE; đốitượng đích của quản lý là 14 nhóm trẻ em có HCĐB Vì vậy, để thực hiện tốt hoạtđộng quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB, cần đánh giá đúng thực trạng quản lýCTXH đối với trẻ em có HCĐB ở địa phương, tìm ra những điểm mạnh và hạn chế,trên cơ sở đó có các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đốivới trẻ em có HCĐB
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trong quá trình quản lý, có nhiều yếu tố tác động tạo nên mặt thuận lợinhưng đôi khi cũng là cản trở nếu như các quy định không phù hợp với thực tiễn, do
đó cán bộ quản lý cần chú ý tới những mặt mạnh để khai thác, phát huy và nhân nólên, đồng thời cũng phải phát hiện những bất cập, vướng mắc, thiếu xót cần điềuchỉnh, bổ sung Để làm tốt việc quản lý về CTXH đối với trẻ em có HCĐB, cơ quan
và cán bộ quản lý cần quan tâm đến một số yếu tố tác động chính sau đây:
Các quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quy trình, chế độ chínhsách của Nhà nước đối với CTXH và CB, VC, NV, CTV công tác xã hội; hệ thốngcung cấp dịch vụ, mô hình CTXH đối với trẻ em và trẻ em có HCĐB và cơ chế hoạtđộng của hệ thống, mô hình đó; nguồn lực dành cho CTXH đối với trẻ em và đốivới trẻ em có HCĐB; năng lực của cán bộ quản lý và nhân viên CTXH;
Nhận thức của gia đình và trẻ em có HCĐB về quyền trẻ em, hiểu biết vềchính sách, pháp luật, kiến thức BVCSGDTE, thái độ và sự hợp tác với các cơquan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận và trợ giúp trẻ em;
Trang 28Nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của trẻ em có HCĐB theo từng độ tuổi,giới tính, hoàn cảnh và vấn đề của trẻ, cần nghiên cứu đa dạng các loại hình dịch vụnhằm đáp ứng cho đa dạng nhu cầu phù hợp với trẻ
Kết luận chương 1
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Trẻ em cầnđược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và cả của cộng đồng xãhội nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển bình thường của trẻ CTXH với trẻ em
có HCĐB là một trong những lĩnh vực chuyên biệt của nghề CTXH Muốn công tácnày đạt hiệu quả và phát triển đáp ứng nhu cầu của trẻ em có HCĐB như chủtrương, quan điểm của Nhà nước đã đề ra thì cần tăng cường và chú trọng quản lýCTXH đối với trẻ em có HCĐB
Nội dung chương 1 đã bàn đến những lý luận cơ bản về quản lý CTXH đốivới trẻ em có HCĐB, khái niệm quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB đã đượcxây dựng Chương 1 cũng nêu nội dung của quản lý CTXH đối với trẻ em cóHCĐB gồm 5 lĩnh vực: xây dựng pháp luật, quản lý nguồn nhân lực, quản lýchuyên môn, quản lý tình tình TECHCĐB, tổ chức các hoạt động vì trẻ em thúc đẩy
sự quan tâm của xã hội và hợp tác quốc tế trong công tác BVCSGDTE Đó là cơ sở
lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao quản lý CTXHđối với trẻ em có HCĐB
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ
HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Đặc điểm tình hình của tỉnh Quảng Ninh liên quan đến an sinh xã hội và tác động đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên trên 6.102,4 km2; đơn vị hành chính gồm
04 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 186 xã, phường, thị trấn; trong đó có 113
xã dân tộc, miền núi Dân số tại thời điểm năm 2015 là trên 1.204.108 người, trongđó: dân số thành thị chiếm 43,1%, nông thôn, miền núi, hải đảo chiếm 56,9%, dântộc thiểu số chiếm 11,6% Quảng Ninh có các thế mạnh để phát triển các ngànhnhư: công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và dịch vụ
Theo xu hướng chung của cả nước, cùng với những mặt tích cực của quátrình phát triển là những tác động tiêu cực như: sự phân hóa và khoảng cách giàunghèo ngày càng lớn giữa các nhóm dân cư, giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt là ởvùng sâu, vùng xa Sự tăng trưởng kinh tế cũng đã làm thay đổi cấu trúc xã hội vànẩy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, yêu cầucủa xã hội về hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội cũng tăng cao Đặc biệt là đối vớicác vấn đề như sức khỏe tâm thần, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, người khuyết tật, ngườinghèo Vì thế, số người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTXH và các đối tượngyếu thế ở tỉnh là rất lớn: Đối tượng thuộc diện nhận trợ cấp từ ngân sách là 32.615người Số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo ở tỉnh còn cao, theo tiêu chí mới vềnghèo đa chiều, tỉnh có 15.340 hộ nghèo và 10.586 hộ cận nghèo Ngoài ra còn cácđối tượng sống trong gia đình có bạo hành, ly hôn và các vấn đề xã hội như căngthẳng vì cuộc sống nghèo khổ, phải đối mặt với các TNXH Đây là những nhómđối tượng có nhu cầu rất lớn đòi hỏi cần có những hoạt động cung cấp dịch vụ xã
hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [38, tr 2] (Biểu
2.1: Tổng hợp nhóm đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh)
Trang 30Trẻ em là đối tượng còn non nớt về thể chất và tinh thần, cuộc sống bị phụthuộc vào gia đình, là đối tượng trực tiếp bị tác động bởi các vấn đề xã hội và cácthành viên trong gia đình, rất cần có các biện pháp để bảo vệ, chăm sóc và giáo dụckịp thời và hiệu quả, nhất là đối với nhóm trẻ em có HCĐB
2.2 Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Hiện trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Nghiên cứu báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ emtỉnh Quảng Ninh cho thấy: "Năm 2015 tỉnh Quảng Ninh có 297.747 trẻ em dưới 16tuổi chiếm 25% dân số, trẻ em gái chiếm 47%, trẻ em người dân tộc thiểu số chiếm12,6% so với tổng số trẻ em Toàn tỉnh có 2.911 trẻ em có HCĐB (chiếm gần 1%tổng số trẻ em của tỉnh), trong đó:
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ: 453 trẻ (chiếm 15,6% tổng số trẻ em mồ côikhông nơi nương tựa), TP Hạ Long có số đối tượng nhiều nhất là 135 trẻ;
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, mất nguồn nuôi dưỡng: 400 trẻ (chiếm13,7% tổng số trẻ em có HCĐB), bao gồm 135 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ ngườicòn lại mất tích (chiếm 33,8%); 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại đi tù(chiếm 10,3%); 224 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại không có khả nănglao động (chiếm 56%); Trẻ em bị bỏ rơi là 28 trẻ (chiếm 1%);
Trẻ em khuyết tật là 1610 trẻ (chiếm 55,3% số trẻ em có HCĐB) Trong sốtrẻ em bị khuyết tật có nhiều em bị đa khuyết tật, tàn tật từ 02 dạng tật trở lên Chiatheo các dạng tật như sau: Về vận động là 545 trẻ ; trẻ em bị câm 237 trẻ; điếc 176trẻ; tật mắt 230 trẻ (trong đó trẻ em mù: 33); thần kinh và thiểu năng trí tuệ 535 trẻ;sứt môi hở hàm ếch 148 trẻ; khuyết tật khác 186 trẻ Số trẻ em khuyết tật không cókhả năng tự phục vụ là 208 trẻ (chiếm 12,9% tổng số trẻ em tàn tật, khuyết tật).Chia theo mức độ: Khuyết tật đặc biệt nặng là 585 trẻ, khuyết tật nặng là 1025 trẻ;
tỷ lệ trẻ khuyết tật đến trường mới đạt 59,18%;
Trẻ em tự kỷ: 90 trẻ (chiếm 3,1%), tập trung chủ yếu ở vùng đô thị;
Trẻ em nhiễm HIV: 162 trẻ (chiếm 5,56%), tăng 141% so với năm 2012; Trẻ em bị xâm hại TDục: 13 trẻ (chiếm 0,45%), tăng 6,6% so với năm 2012;
Trang 31Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực: 03 trẻ(chiếm 0,1%); Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học: 06 trẻ (chiếm 0,2%);
Trẻ em bị mua bán: 10 trẻ (chiếm 0,34%), trong đó: bị buôn bán sang TQ,trao trả về VN được nuôi dưỡng tại Trung tâm BTTE có HCĐB tỉnh là10 trẻ;
Trẻ em vi phạm pháp luật: 20 trẻ (chiếm 0,68%), giảm 38 trẻ = 65,5% so vớinăm 2012; trong đó gây rối trật tự công cộng và trộm cắp tài sản 13, hiếp dâm 01, viphạm khác 06; Toàn tỉnh không có trẻ em nghiện ma tuý;
Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo: 116 trẻ (chiếm 4%), chủ yếu tập trung ở vùngnông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa [28, Tr.3]
Đối với một số đối tượng trẻ em có HCĐB: Trẻ em phải lao động kiếm sốngtrong điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em bịbóc lột; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặckhông có người chăm sóc: Chưa tìm thấy kết quả điều tra hay báo cáo thống kê nào
về các đối tượng này
Như vậy, mức độ biến động của số lượng trẻ em có HCĐB đang có xu hướngtăng so với năm 2012 ở một số nhóm trẻ Sự gia tăng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS,trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em tự kỷ, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, diễn biếnphức tạp của trẻ vị thành niên VPPL các tội nghiêm trọng tăng đang tác động xấuđến sự phát triển ổn định của tỉnh Tình trạng cha, mẹ bỏ rơi, bỏ mặc con cái đikiếm ăn, sinh con ngoài giá thú, ly hôn, ly thân, tệ nạn xã hội đang diễn ra ở mứcbáo động Riêng nhóm trẻ em khuyết tật và trẻ em mồ côi không nơi nương tựađang chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số trẻ em có HCĐB
Ngoài ra, số trẻ em có nguy cơ cao rơi vào HCĐB ở tỉnh còn lớn 55.846 trẻ(chiếm 6,6 % tổng số trẻ em của tỉnh), trong đó: 112 trẻ em bị tai nạn thương tích;2.511 trẻ em có cha mẹ ly hôn và HIV; 30.680 trẻ em con hộ nghèo; 21.172 trẻ emcon hộ cận nghèo; 367 trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật; 877trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội; 127 trẻ em bỏ học; tỉnh cóđông người dân di cư từ nơi khác đến làm ăn, trong đó có trẻ di cư theo gia đình
Đa phần trẻ em có nguy cơ cao rơi vào HCĐB và trẻ em di cư gặp nhiều khó khăn
Trang 32trong việc tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi xã hội và dễ bị rơi vào hoàn cảnh đặcbiệt nên cần có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời.
2.2.2 Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phân theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố
Nghiên cứu hồ sơ cho thấy, trẻ em có HCĐB ở địa bàn các huyện miền núi,hải đảo là 897 trẻ (chiếm 31% tổng số trẻ em có HCĐB); địa bàn thị xã là 650 trẻ(chiếm 22%); địa bàn thành phố là 1364 trẻ (chiếm 47%) Như vậy, trẻ em cóHCĐB sống trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ cao nhất so với nhóm trẻ em cóHCĐB sống ở địa bàn huyện và nhóm sống ở địa bàn thị xã [36, tr 29]
2.2.3 Đặc điểm mang tính cấu trúc
Về số lượng trẻ theo nhóm hoàn cảnh:
Số lượng trẻ em có HCĐB hiện đang sống tại gia đình là 2.585 em; tỷ lệ trẻ
em thuộc nhóm trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhóm trẻ khuyết tật và nhóm trẻ
em bị nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao trong tổng số trẻ em có HCĐB [38, tr 30]
(Biểu 2.2 Số lượng trẻ em có HCĐB hiện sống cùng gia đình)
Số lượng trẻ em tại các cơ sở BTXH (130 em); tại Trường Giáo dưỡng là trẻ
em vi phạm pháp luật Trung tâm Bảo trợ trẻ em có HCĐB tỉnh hiện nay chủ yếunuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật trong đó
số lượng các em bị nhiễm HIV/AIDS là rất ít (5 trẻ) [38, tr 30]
(Biểu 2.3 Số lượng trẻ em có HCĐB đang sống tại các cơ sở)
Có thể thấy rằng, tỷ lệ trẻ có HCĐB được chăm sóc tại các cơ sở chỉ chiếmmột phần nhỏ (khoảng 5%) so với tổng số trẻ có HCĐB Vì thế quản lý công tác xãhội đối với trẻ em có HCĐB cần quan tâm đến các biện pháp tăng cường CTXH đốivới nhóm trẻ em có HCĐB sống tại cộng đồng, gia đình
Hoàn cảnh gia đình của TECHCĐB:
Đối với trẻ em sống ở cộng đồng, gần một nửa số trẻ em được sống trong giađình toàn vẹn có cả cha và mẹ, còn lại là gia đình không toàn vẹn Trong số gia đìnhkhông toàn vẹn thì có tới 35.4% trẻ em sống trong gia đình thay thế; 18.9% trẻ hiện
Trang 33phải sống trong gia đình khuyết thiếu (chỉ có cha hoặc mẹ sống cùng và nuôi dưỡng
trẻ) [38, tr 34] (Biểu 2.4 Loại hình gia đình)
Nguồn thu nhập của hộ gia đình trẻ em có HCĐB chủ yếu từ các nghề khôngcho thu nhập cao như “trồng trọt, chăn nuôi”, “làm thuê”, có trên 16% hộ gia đình
có thu nhập chính từ “trợ cấp” [38, tr 35]
Thu nhập bình quân đầu người/tháng trung bình của một hộ gia đình nuôi trẻ
em có HCĐB là 680,14 nghìn đồng, mức thu nhập này quá thấp, chưa bằng mức thunhập của hộ nghèo ở nông thôn (chuẩn nghèo Việt Nam áp dụng từ năm 2015 ởvùng nông thôn là 700.000đ), hơn 2/3 số hộ gia đình có mức sống từ cận nghèo trởxuống, số hộ có mức sống trên trung bình chỉ chiếm (1,9%) [38, tr 35]
Đối với trẻ em sống tại cơ sở BTXH, trường giáo dưỡng: Số trẻ có cha mẹlàm nông nghiệp và công nhân chiếm tỷ lệ cao (49,4%) Những trẻ có cha/mẹ không
có việc làm hoặc việc làm không ổn định cũng chiếm khoảng gần 25% Các nghềcòn lại chủ yếu là buôn bán, dịch vụ nhỏ [38, tr 36]
Như vậy đại bộ phận gia đình của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều có mứcsống thấp do nghề nghiệp thuộc những nghề có thu nhập thấp hiện nay
2.3 Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Công tác quản lý được xác định là quan trọng, quyết định hiệu quả của dịch
vụ CTXH Tại tỉnh Q Ninh, quản lý CTXH được thể hiện ở những mặt sau đây:
2.3.1 Xây dựng và hướng dẫn thực hiện văn bản chính sách, pháp luật
Từ khi Đề án 32 về phát triển nghề CTXH ra đời, công tác quản lý được xácđịnh là quan trọng, đóng vai trò quyết định hiệu quả của CTXH, vì thế trong thờigian qua, tỉnh đã có những giải pháp tích cực trong quản lý CTXH góp phần thúcđẩy CTXH phát triển tại tỉnh Từ năm 2009-2016, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh banhành 20 văn bản chỉ đạo và thực hiện về CTXH và bảo vệ trẻ em có HCĐB để triểnkhai thực hiện các văn bản chỉ đạo, chương trình, mục tiêu của Trung ương:
(1) Ban hành 03 văn bản thực hiện Đề án 32 về Nghề CTXH trên địa bàntỉnh: Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020; Quyết định
Trang 34thành lập Trung tâm CTXH tỉnh; Nghị quyết bố trí CTV hoạt động CTXH ở cácthôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Các văn bản này đã định hướng về phát triểnCTXH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tạo cơ sở để hình thành các dịch vụCTXH và đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH CTXH đã được triển khai trênđịa bàn toàn tỉnh; Trung tâm CTXH tỉnh và 17 Văn phòng CTXH cấp huyện, xãđược thành lập tại 04 huyện để thực hiện cung cấp dịch vụ CTXH cho người dântrong đó có trẻ em; đội ngũ CTV hoạt động CTXH được bố trí ở tất cả các thôn,bản, khu phố với mức phụ cấp hằng tháng bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung.
(2) Trên cơ sở chính sách của Trung ương còn hạn hẹp, tỉnh Ban hành 08 vănbản về chính sách hỗ trợ cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,những chính sách này nhằm mở rộng đối tượng được thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ
so với chính sách của Trung ương: hỗ trợ trẻ nhiễm HIV, trẻ em bệnh hiểm nghèo
có HCKK, trẻ mồ côi một vế không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ em bị XHTD, TNTTnặng, bị bạo lực; hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng cho trẻ emkhuyết tật hệ vận động; hỗ trợ tiền ăn, ở cho trẻ em tiểu học, THCS thuộc vùng khókhăn đi học xa nhà; hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 3, 4 tuổi trong cơ sở giáo dục mầmnon thuộc xã khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng mức hỗ trợ đóng học phí chotrẻ em có hoàn cảnh khó khăn trường ngoài công lập; tăng mức chuẩn trợ cấp chocác nhóm đối tượng có hoàn cảnh ĐBKK sống tại cộng đồng lên 300 nghìnđồng/người/tháng và tại cơ sở BTXH lên 400 nghìn đồng/người/tháng (mức chuẩnchung cả nước là 180 nghìn đồng/người/tháng) Trong giai đoạn 2011-2015 đã có159.431 trẻ em có HCĐB và hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng
(3) Thực hiện các văn bản chỉ đạo, chương trình, mục tiêu của Trung ương
về BVCSTE, tỉnh ban hành 11 văn bản định hướng và thực hiện công tác BVCSTE
và xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em như: Kế hoạch của Ban thường vụ Tỉnh ủy vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVCSGD trẻ em trong tình hìnhmới; Quyết định phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 và phêduyệt Chương trình bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn2016-2020; Quyết định thành lập Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ
Trang 35thống BVCSTE tỉnh Quảng Ninh và Quy chế hoạt động của Ban điều hành; Quyếtđịnh ban hành kế hoạch trợ giúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn2011-2015; Quyết định phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em Quảng Ninhgiai đoạn 2013-2020; Quyết định bổ sung một số mục tiêu, hoạt động của Chươngtrình hành động trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và Đề án chăm sóc trẻ em cóHCKK dựa vào cộng đồng; Quyết định phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển giáo dụchòa nhập cho trẻ em khuyết tật, tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đếnnăm 2020; hướng dẫn thực hiện Thông tư 23 về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em
bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, áp dụng quy trình này mở rộng đối với trẻ em cóHCĐB Căn cứ các quyết định này, các ngành chức năng của tỉnh và địa phương đềxuất được nhiều mô hình, hoạt động cho trẻ em có HCĐB
Ngoài các chủ trương và các văn bản chỉ đạo nêu trên, tỉnh xây dựng các kếhoạch thực hiện, hướng dẫn, triển khai, tuyên truyền và kiểm tra giám sát, đánh giáviệc thực thi ở các cấp Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình đều xây dựng kế hoạch thực hiện
Tại QN, công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật, hướng dẫn được thựchiện dưới nhiều hình thức:
- Sách, tài liệu, tờ rơi: 11 loại tài liệu được cấp phát tới 1.445.653 cán bộtrong hệ thống BVCSTE, tới tất cả các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh vàngười nuôi dưỡng trẻ em có HCĐB gồm: Luật pháp, chính sách về BVCSGDTE,phòng chống buôn bán, HIV, ma túy, xâm hại trẻ em, mặt trái của Internet, phòngchống tai nạn thương tích, kỹ năng sống, phòng ngừa trẻ em VPPL
- Phát thanh: Hình thức tuyên truyền này được tổ chức trong tất cả cáctrường THCS trên địa bàn tỉnh Đội tuyên truyền viên măng non của các trường tổchức phát thanh hàng tuần qua hệ thống loa của trường tới tất cả giáo viên và họcsinh về pháp luật, chính sách, thông tin, kiến thức liên quan đến trẻ em
- Truyền hình, báo chí: Đài phát thanh truyền hình địa phương, Báo QuảngNinh, Tạp chí "Gia đình và trẻ em", bản tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bản
Trang 36tin Công tác xã hội của Sở Lao động TB&XH thường xuyên đưa tin, bài, phóng sự
về các chính sách, văn bản pháp luật mới về BVCSGDTE và kết quả thực hiện ĐàiPTTH tỉnh phát 166 phóng sự, 69 video clip về BVCSTE; Báo Quảng Ninh duy trìchuyên mục "Vì trẻ em" thứ 4 hằng tuần
- Nói chuyện trực tiếp: Là hình thức truyền thông hiệu quả nhất, tỉnh tổ chức
65 hội nghị tuyên truyền trực tiếp cho gần 3500 cán bộ, cộng tác viên BVCSTE và145.520 người nuôi dưỡng trẻ em, trẻ em có HCĐB và trẻ em có nguy cơ rơi vàoHCĐB; hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em cho 1.650 cán bộcông đoàn; tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 863 trẻ em và người chưa thành niên
- Lớp tập huấn: Tỉnh tổ chức gần 100 lớp tập huấn để triển khai, hướng dẫncho 3410 CB, VC, NV, CTV trong toàn bộ hệ thống BVCSTE của tỉnh về cáchtriển khai thực hiện chương trình, mục tiêu, hoạt động BVCSTE
- Diễn đàn trẻ em: Cấp huyện và tỉnh tổ chức Diễn đàn trẻ em 2 năm 1 lần đểtrao đổi, thảo luận về những chính sách, mục tiêu BVCSGDTE, tạo cơ hội cho trẻ
em nói về những ý kiến, kiến nghị của trẻ em liên quan đến thực hiện quyền trẻ emgửi tới lãnh đạo các cấp; gần 4500 lượt trẻ em được tham gia diễn đàn, nhiều ý kiếncủa trẻ em tại diễn đàn gửi tới các nhà lãnh đạo đã được quan tâm giải quyết
- Hội thi: Cấp tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền viên măng non 2 năm 1 lần,qua Hội thi 2.806 trẻ em trên địa bàn của tỉnh được tham gia giao lưu và được nângcao kiến thức về pháp luật, chính sách, kiến thức bảo vệ trẻ em
- Trang thông tin, điện tử: Nhằm tăng cường việc chia sẻ, tiếp nhận thông tin,Tỉnh thiết lập trang thông tin điện tử Website www.congtacxahoiquangninh.vn vàTổng đài tư vấn miễn phí 18001769, 2.383 trường hợp có yêu cầu được tư vấn trựctuyến trong lĩnh vực CTXH và BVCSTE qua tổng đài này
Kết quả là: Các văn bản văn bản chính sách, pháp luật, chương trình, mụctiêu về BVCSGDTE và CTXH được triển khai đầy đủ tới CB, VC, NV, CTV côngtác xã hội trong hệ thống BVCSTE và hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH toàn tỉnh
đã giúp cho lãnh đạo các cấp, cộng đồng có thêm hiểu biết về công tác BVCSTE và
Trang 37nghề CTXH, tạo cơ hội cho các đối tượng trẻ em và gia đình hiểu và dần tiếp cậnvới các dịch vụ CTXH [28, tr 4].
Để đánh giá việc thực thi pháp luật, chính sách và việc triển khai các chươngtrình, mục tiêu BVCSTE, các hoạt động CTXH đối với trẻ em có HCĐB, định kỳ 1năm 2 lần cấp tỉnh, huyện tiến hành kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về côngtác xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ và nâng cao năng lực, đầu tư nguồn lực, quản
lý đối tượng, việc thực hiện chính sách, triển khai các hoạt động, mô hình, dịch vụCHXH với trẻ em có HCĐB Qua kiểm tra kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị,địa phương làm đúng, đủ và hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB
Từ các kết quả này cho thấy, hệ thống văn bản về BVCSTE và CTXH đốivới trẻ em có HCĐB ở tỉnh khá là đầy đủ, tạo cơ chế, chính sách từ tổ chức, conngười, nguồn lực đến các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật để thực hiện CTXH đốivới trẻ em có HCĐB Hầu hết các nhóm trẻ em có HCĐB (13/15 nhóm) thuộc đốitượng tác động của các quyết định nói trên; công tác triển khai các văn bản đượcthực hiện bằng nhiều hình thức, đến được các thành phần trong hệ thống BVCSTE
và hệ thống CTXH ở các cấp của tỉnh; công tác giám sát hoạt động thực hiện vănbản đã được tiến hành đến cấp huyện, cấp xã Đó là cơ sở thuận lợi đối với tỉnh đểthực thi các mục tiêu BVCS trẻ em và triển khai CTXH đối với trẻ em có HCĐB
Từ các kết quả nói trên cũng cho thấy, trong công tác ban hành văn bản tỉnhcần lưu tâm một số vấn đề như: số lượng văn bản ban hành trong giai đoạn 5 năm vềcông tác BVCSTE là quá nhiều và còn rời rạc, chưa gắn kết được với nhau (ví dụ:cùng là vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB giai đoạn đến năm 2020 nhưng tỉnhban hành các văn bản khác nhau, có sự chồng chéo về nội dung và đối tượng tácđộng) gây khó khăn cho công tác xây dựng kế hoạch và triển khai ở cơ sở; các tài liệutruyền thông hướng dẫn thực hiện CTXH đối với trẻ em có HCĐB được phổ biến khánhiều loại nhưng chưa được hệ thống hóa thành cẩm nang kiến thức chung để cán bộ,
người dân dễ tìm hiểu, tra cứu và lưu trữ (Biểu 2.5 Các văn bản ban hành trong giai
đoạn 2011-2015 liên quan đến công tác BVCSGD trẻ em có HCĐB)
Trang 382.3.2 Về quản lý tổ chức, nhân lực và nguồn lực trong lĩnh vực công tác
xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
2.3.2.1 Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân lực
Công tác quản lý nhân sự bao gồm: xây dựng bộ máy, tuyển dụng, sử dụng,đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ Tại tỉnh công tác quản lý nhân sựđược thực hiện trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Trung ương
a) Xây dựng bộ máy: Tỉnh đã xây dựng hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụCTXH cho trẻ em theo các cấp:
- Cấp tỉnh: Đơn vị QLNN gồm 02 phòng: Phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ emthực hiện nhiệm vụ QLNN về BVCSTE với 06 CBCC; Phòng Bảo trợ xã hội thựchiện nhiệm vụ QLNN về BTXH và CTXH với 08 CBCC;
Đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ BVCSTE gồm 03 đơn vị với 54 CB, CC,
VC và NV: Trung tâm CTXH tỉnh thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ CTXHtới đối tượng yếu thế với 17 CB, NV thuộc 05 phòng chức năng (tham vấn, tư vấn;can thiệp, hỗ trợ; phát triển cộng đồng; tuyên truyền và văn phòng), Tỉnh đang triểnkhai xây dựng Trung tâm CTXH tỉnh cơ sở 2 để mở rộng các hoạt động cung cấpdịch vụ; Trung tâm Bảo trợ trẻ em thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi,không nơi nương tựa với 32 CB, NV thuộc 04 phòng chức năng (Phòng giáo dục-dạy nghề; phòng tư vấn-quản lý đối tượng, phòng hành chính-tổng hợp); Quỹ BTTEtỉnh thực hiện nhiệm vụ vận động và hỗ trợ trẻ em có HCĐB với 05 CB,VC
Ban điều hành hệ thống BVCSTE của tỉnh thành lập năm 2011 do đ/c Phóchủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban, các thành viên BĐH là lãnh đạo các ngànhliên quan: LĐTBXH, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa TT và DL, Tư pháp,Công an, Đoàn TN, HPN, nhóm công tác liên ngành gồm CB lãnh đạo cấp phòngcủa các sở, ngành nêu trên giúp việc cho thành viên Ban điều hành tỉnh Sở Lao
động TB&XH là cơ quan thường trực giúp việc cho BĐH tỉnh (Biểu 2.6 Thực
trạng CB, CC, VC, NV cấp tỉnh làm công tác BVCSTE và CTXH với trẻ em)
- Cấp huyện: Năm 2011, BĐH hệ thống BVCSTE và Nhóm công tác liênngành cấp huyện được thành lập ở 14/14 huyện, thị xã, thành phố; Phòng Lao động
Trang 39TB&XH là cơ quan thường trực ở cấp huyện bố trí 01 lãnh đạo Phòng phụ trách và
01 chuyên viên theo dõi công tác BVCSTE, BTXH và CTXH Năm 2013, Tỉnh thíđiểm thành lập Văn phòng CTXH cấp huyện tại 04 huyện (Tiên Yên, Móng Cái, HạLong, Quảng Yên) để cung cấp dịch vụ CTXH cho các đối tượng yếu thế
- Cấp xã: Ban BVCSTE được thành lập ở 186/186 xã, phường, thị trấn Tỉnh
bố trí mỗi xã có 01 CB chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo dõi và thực hiệncông tác BVCSTE (47% là kiêm nhiệm); mỗi thôn, bản, khu phố có 01 CTV xã hộitheo dõi công tác BVCSTE, hiện nay tỉnh có 1698 CTV, trong đó 354 CTV kiêmnhiệm công việc của 2 ngành trở lên (phụ nữ, dân số, y tế) chiếm 20,8% Tuy nhiên,đội ngũ CTV phân bố không đều (một CTV phụ trách 238 trẻ TP Hạ Long và TPUông Bí, 191 trẻ tại Cẩm Phả, 183 trẻ tại Quảng Yên, trong khi đó, huyện Ba Chẽ
61 trẻ, huyện Bình Liêu 73 trẻ, huyện Cô Tô 86 trẻ) (Biểu 2.7 Thực trạng CB, VC,
NV, CTV cấp huyện, xã, thôn khu làm công tác BVCSTE và CTXH với trẻ em)
Để tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH đến tận người dân và trẻ em trongtrường học, năm 2013 Tỉnh thí điểm thành lập 13 Văn phòng CTXH ở cấp xã (09Văn phòng CTXH xã/phường/thị trấn và 04 văn phòng CTXH tại trường học) thuộc
04 huyện để cung cấp dịch vụ CTXH tại địa bàn xã, phường và trường học
Do thiếu cán bộ triển khai công việc được giao, ngoài số lượng
CBCCVC-LĐ hiện có theo quy định của Nhà nước, các Trung tâm đang phải hợp đồng tạmthời một số lượng đáng kể và cân đối chi trả từ nguồn NSNN cấp cho Trung tâm vànguồn hợp pháp khác: Trung tâm CTXH hợp đồng ngoài 11 lao động trình độ đạihọc trở lên; Trung tâm BTTE hợp đồng 05 lao động (cao đẳng 3, ĐH 2)
Qua phân tích báo cáo kết quả thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em và báocáo kết quả thực hiện Đề án 32 về nghề CTXH của tỉnh giai đoạn 2011-2015 chothấy: Hệ thống mạng lưới CTXH và BVCSTE được thành lập ở 3 cấp của tỉnh dưới
sự quản lý của UBND cùng cấp và cơ quan đầu mối là ngành Lao động TB&XH(với 3495 CB, VC, NV, CTV; trong đó có 106 nhân viên CTXH) Đây là cơ sởthuận lợi cho việc triển khai các hoạt động CTXH đối với trẻ em có HCĐB trên địabàn tỉnh, là điều kiện tốt để thực hiện CTXH đối với trẻ em có HCĐB tại tỉnh Banđiều hành hệ thống BVCSTE các cấp hoạt động theo quy chế của UBND cùng cấp
Trang 40Việc nắm tình hình trẻ em và các vấn đề của trẻ em được phản ánh và đưa ra giảipháp tại các cuộc giao ban BĐH (hoạt động giao ban hằng tháng ở cấp xã, hằng quý
ở cấp huyện, 6 tháng ở cấp tỉnh) đã giúp cho công tác trợ giúp trẻ em được kịp thời;Giữa BĐH các cấp với nhau và với các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH hoạt độngtheo cơ chế thông tin, báo cáo đã được quy định hàng quý và theo các chương trình
ký kết liên ngành hằng năm giữa các sở, ngành ở cấp tỉnh, huyện; trong hệ thống đãhình thành cơ chế ngang, dọc trong việc cung cấp dịch vụ CTXH cho trẻ em, thuậntiện cho việc tiếp nhận thông tin, báo cáo, kết nối dịch vụ hỗ trợ và chuyển tuyến
Từ những dữ liệu trên cho thấy, Tỉnh đã mạnh dạn đưa ra nhiều giải phápthúc đẩy hệ thống dịch vụ CTXH phát triển và đa dạng các loại hình dịch vụ hướngtới hầu hết các nhu cầu cơ bản của đối tượng yếu thế, trong đó trẻ em có HCĐB làđối tượng được ưu tiên và thụ hưởng nhiều thành quả từ những dịch vụ CTXH này,theo báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-
2015 của tỉnh: 95% trẻ em có HCĐB của tỉnh được chăm sóc, hỗ trợ
Báo cáo kết quả thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH của Trung tâmCTXH Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 đã chỉ ra: Đội ngũ nhân viên CTXHcòn quá ít, mới chỉ đạt 11.300 người dân/1 nhân viên CTXH, còn quá thiếu sovới yêu cầu của CTXH; công tác phối hợp trong hệ thống dịch vụ CTXH và hệthống BVCSTE chưa được chặt chẽ, chưa kịp thời do tỉnh chưa ban hành đượcmột quy chế chung về hoạt động của hệ thống BVCSTE các cấp và Quy chếtrong cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh [44, tr 8]
b) Tuyển dụng:
Tại tỉnh, việc tuyển dụng CB, CC, VC làm công tác QLNN về BVCSGDTE,CTXH, nhân viên, CTV công tác xã hội được thực hiện hằng năm trên cơ sở sốlượng được phê duyệt Đối với CB, CC, VC làm công tác QLNN về BVCSGDTE
và CTXH thực hiện theo tiêu chuẩn của Luật CBCC, viên chức Đối với nhân viênCTXH và cộng tác viên CTXH cấp xã tuyển dụng theo tiêu chí quy định tại Thông
tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động TBXH Đối với cộng tác viênCTXH thôn, khu tuyển dụng theo quy định của sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh