Nhận thức về sự cần thiết của tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi...34Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả mức độ hài lòng của nhân viên Làng trẻ em SOS Hà Nội...40Bảng 2.3: Thự
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN SINH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN
LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60900101
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Võ Khánh Vinh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Nguyễn Văn Sinh
Trang 3CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI 29
2.1 Khái quát về tổ chức Làng Trẻ em SOS 292.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Hà Nội 332.3 Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôidưỡng trẻ em mồ côi 51Bảng 2.5: Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi 51
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI 54
3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động tại Làng trẻ em SOS
Hà Nội 543.2 Giải pháp 2: Nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội ở Làng .573.3 Giải pháp 3: Đa dạng hóa hoạt động giáo dục đối với trẻ em mồ côi của Làng 583.4 Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, tìm kiếm việc làm cho trẻ em mồ côi tại Làng 62
Trang 43.5 Giải pháp 5: Tăng cường vận động nguồn lực, sự liên kết giữa Làng trẻ
và các cá nhân, tổ chức xã hội để hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi 63
KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHẦN PHỤ LỤC I
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhận thức về sự cần thiết của tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi 34Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả mức độ hài lòng của nhân viên Làng trẻ em SOS Hà Nội 40Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng về thể chất cho trẻ em mồ côi 43Bảng 2.4: Các hoạt động đã được sử dụng để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội 46Bảng 2.5: Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi 51
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em luôn là niềm hy vọng, niềm tự hào của mỗi gia đình, là chủnhân tương lai của đất nước, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội Để trẻ em
có thể phát triển được một cách đầy đủ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần thì trẻcần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và giúp đỡ thường xuyêncủa toàn xã hội Điều đó càng quan trọng hơn với nhóm trẻ có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi Giải quyết những vấn đề liênquan đến trẻ em sẽ góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của Quốc gia Đócũng chính là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và nghĩa vụ của toàn xã hội
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi luôn nhận được sự quan tâm của Đảng,nhà nước, các tổ chức quốc tế và toàn thể xã hội Nhằm thúc đẩy công cuộc
hỗ trợ trẻ tốt hơn, các mô hình được xây dựng, thử nghiệm trong đó Làng trẻ
em SOS là một mô hình nhà xã hội thể hiện những điểm ưu việt hơn hẳn sovới mô hình chăm sóc tập trung trong các trung tâm bảo trợ xã hội truyềnthống Sự ưu việt của nó thể hiện qua những nền tảng triết lý sâu sắc và toàndiện cũng như qua sự kế thừa kinh nghiệm thế giới Đồng thời, qua quá trìnhứng dụng trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cũng nhận thấy những bài họcquan trọng để điều chỉnh và mở rộng mô hình theo hướng tích cực hơn
Trẻ em luôn được coi là nhóm đối tượng can thiệp trọng tâm của Côngtác xã hội Hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới đều chútrọng đầu tư vào bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Tất cả đều vì một thế hệtương lai của đất nước Tuy nhiên, trẻ em cần nhiều hơn là sự chăm sóc thểchất tốt Trẻ em còn cần tình yêu thương, sự quan tâm và mối quan hệ gắn bó
từ những ai bảo vệ chúng dựa trên những mối quan hệ được xây dựng
Các nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới đã cho thấy sự chăm sóc củagia đình cung cấp môi trường tốt nhất cho sự phát triển và an sinh của trẻ
Trang 7Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em khẳng định cần ưu tiên chăm sóctrẻ em trong môi trường gia đình, dù đó là gia đình của chính các em hay mộtgia đình thay thế khác, chăm sóc trong các cơ sở tập trung chỉ được coi là giảipháp cuối cùng.
Vậy nhưng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà các vấn đề xã hộiđang nảy sinh ngày càng phức tạp, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn cần nhận sự chăm sóc thay thế ngày càng đông trong khi nguồn lực hỗtrợ sẵn có vẫn rất hạn chế thì hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và việc đáp ứngcác nhu cầu cho trẻ em, vai trò của nhân viên công tác xã hội vẫn còn là mộtcâu hỏi lớn
Bản thân người nghiên cứu là một cán bộ quản lý tại Làng trẻ em SOS
Hà Nội luôn trăn trở với những vấn đề đặt ra làm sao để cho cơ quan hoạt
động có hiệu quả; Làm sao để Làng trẻ em SOS Hà Nội là “Mái ấm yêu
thương cho mọi trẻ em” như phương châm của tổ chức đề ra nên tác giả quyết
định chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ
Đề tài này được xây dựng dựa trên những nền tảng triết lý vững chắc
và thể hiện những ưu, nhược điểm riêng biệt của mình trong bối cảnh kinh tế,văn hóa xã hội Việt Nam Thông qua đề tài này, chúng ta có một cái nhìn tổngquan, biện chứng về chiến lược phát triển mô hình chăm sóc thay thế hiệu quảcho trẻ em trong tương lai
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng nhận được nhiều sự quantâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Trong phạm vi nghiên cứu
là trẻ em mồ côi trong các cơ sở nuôi dưỡng tôi lựa chọn và phân tích một sốcông trình nghiên cứu, báo cáo, bài viết tiêu biểu
Trang 8Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi
Tài liệu Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của
nhóm tác giả trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 2012 đã chỉ ra cácquyền trẻ em, các nhu cầu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tình trạngtrẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, và nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác độnglàm gia tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là nhóm trẻ em khôngnơi nương tựa, lang thang, trẻ bị bạo hành Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ranhững hướng giải quyết theo phương pháp công tác xã hội vào tiến trình canthiệp đối với nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
Trong tài liệu Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật
và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), đã tập
trung đề cập đến các văn bản pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
so sánh với các chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằmhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,đảm bảo từng bước hài hòa với chuẩn mực và pháp luật quốc tế Đặc biệt, tàiliệu cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần khắc phục như: chưa có khung pháp lý vềcông tác đánh giá một cách hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi
và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi íchcủa các em, đảm bảo rằng trẻ em được nuôi trong một gia đình thay thế hợpnhất với lợi ích của các em Đây là một phát hiện quan trọng đối với việc bảo
vệ trẻ em mồ côi
Tác giả Nguyễn Bích Hằng trong nghiên cứu Nghiên cứu các quy trình
chăm sóc trẻ em mồ côi, bỏ rơi, khuyết tật tại cộng đồng (2010) đã chỉ cách
tiếp cận và các quy trình chăm sóc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tài
Trang 9liệu không chỉ đề cập đến việc quan tâm đến vấn đề thể chất của các em màcòn đề ra các cách tiếp cận, đánh giá tâm lý, nhu cầu tình thần của các em Từ
đó, tác giả đưa ra những kết luận quan trọng phục vụ cho việc tiếp cận nhómtrẻ có hoàn cảnh đặc biệt này
Năm 2011 tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng đã có bài Đánh giá tình hình
chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua.
Bài viết đã đưa ra các số liệu về thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị
bỏ rơi tại Việt Nam, các chính sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi và những địnhhướng cụ thể cho hoạt động chăm sóc trẻ em mồ côi ở nước ta hiện nay Đây
là những số liệu để các nhà quản lý xem xét để có thể hoàn thiện hơn cơ chếchăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi Tuy nhiên, việc khảo sát với một địabàn rộng khắp cả nước thì đánh giá này còn chưa mang nhiều tính kháchquan, cụ thể đối với đặc thù của từng địa phương
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em mồ côi tại các trung tâm bảo trợ xã hội và tại các Làng Trẻ em SOS trên toàn quốc.
Đề tài “Phân tích tình hình chăm sóc sức khỏe tại trung tâm và cácchương trình chăm sóc thay thế ở Việt Nam ” được thực hiện ở cấp quốc giatrong tháng 7/2003 đã có nhiều phát hiện về việc chăm sóc trẻ em có hoàncảnh đặc biệt Nghiên cứu này được Unicef hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật,được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và tổng hợp các nghiêncứu có liên quan trước đó; sử dụng bảng hỏi gửi cho giám đốc của sở Laođộng – Thương binh và Xã hội của 61 tỉnh thành, phỏng vấn nhóm với cán bộcủa 10 trung tâm Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu một cáchkhái quát về hình thức chăm sóc tại các trung tâm và hình thức chăm sóc thaythế khác dành cho trẻ cần được bảo vệ đặc biệt Dựa trên những hướng dẫn
Trang 10của Liên hợp quốc trong công ước về quyền trẻ em, nghiên cứu này nhằm hỗtrợ và khuyến khích chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách và xây dựngcác chương trình và dành nhiều nguồn lực hơn nữa để hỗ trợ cho các hoạtđộng chăm sóc trẻ dựa vào gia đình và cộng đồng Theo hướng này, nghiêncứu áp dụng kết hợp phương pháp môi trường bảo vệ với khuôn khổ dựa trênquyền của trẻ nhằm có những tiếng nói trong quá trình xây dựng các chínhsách nhằm tiếp tục phát triển các hình thức chăm sóc khác ở Việt Nam thaythế cho hình thức chăm sóc tập trung tại các trung tâm Nghiên cứu tập trungvào các chính sách và pháp luật xã hội hiện nay, các chính sách xã hội có liênquan và việc phân bổ ngân sách nhà nước và tiêu chí cho các chương trìnhchăm sóc tại các trung tâm và các chương trình chăm sóc thay thế khác Tuynhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia mà chưa đi sâu cụ thểvào đối tượng trẻ em mồ côi.
Năm 2006, hai tác giả Nguyễn Thị Thảo và Vũ Thị Lệ Thủy với công
trình Công tác chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ
Birla, thực trạng và giải pháp đã chỉ ra thực trạng chăm sóc và đáp ứng nhu
cầu của trẻ em mồ côi, chỉ ra những hạn chế cũng như đưa ra được nhữngphương hướng cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại đó
Chuyên đề “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào
cộng đồng-những cơ sở xã hội và thách thức”của tác giả Nguyễn Hồng Thái.
Chăm sóc thay thế trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng-chuyển đổi từcách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em Chămsóc trẻ đặc biệt khó khăn tại trung tâm bảo trợ xã hội và những trở ngại có thể
có trong việc thực hiện quyền trẻ em Thách thức và trở ngại của chiến lượcchăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng Với mạng lưới hỗ trợtrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt biệt hiện nay, các nguồn lực của công tác xã hộicho lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế thể hiện về mặt luật pháp, nguồn nhân
Trang 11lực và cụ thể là đội ngũ nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xãhội, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như các cơ sở xã hội, các trung tâm phụchồi chức năng…Mạng lưới hỗ trợ xã hội còn non trẻ nên các trung tâm bảotrợ xã hội đang thực sự gồng mình vì đối tượng
Đề tài Công tác xã hội với trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam tại Làng
trẻ Hữu Nghị - Hà Nội (2008) của nhóm tác giả trường Đai học Thăng Long
đã làm rõ hơn các khái niệm về trẻ em bị nhiễm chất độc da cam đioxin, trungtâm bảo trợ, phương pháp công tác xã hội nhóm Bên cạnh đó, tài liệu còn hệthống lại một cách toàn diện bức tranh về trẻ em nhiễm chất độc da cam thôngqua đó có thể nhìn thấy được cuộc đời, số phận của những mảnh đời bất hạnh
Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Liên với luận văn thạc sĩ đã bảo vệthành công tại Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam với tên đề tài là
Công tác xã hội với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em Birla Hà Nội đã
chỉ ra thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc, giáo dụctrẻ em mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội Trên cơ sở đó luận văn đề xuấtbiện pháp giúp trẻ mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội tiếp cận dịch vụ chămsóc và giáo dục tốt nhất
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức, hoạt độngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Trang 12- Phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôidưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp pháp để hoàn thiện tổ chức, hoạt động chămsóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Xem xét cách thức tổ chức bộ máy và vận hành bộ máy trong công tácquản lý, xem xét việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề Tổ chức quản lý các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ
em SOS Hà Nội
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
+ Điều tra bằng bảng hỏi: 7 cán bộ quản lý và 51 nhân viên Công tác xãhội tại Làng trẻ SOS Hà Nội (Nhân viên giáo dục, nhân viên y tế, các bà mẹ,
bà dì trực tiếp chăm sóc trẻ) và 100 trẻ em mồ côi
+ Phỏng vấn sâu: 20 cán bộ quản lý và nhân viên Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại Làng
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
11 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi Làng trẻ em SOS Hà Nội
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu:
Trang 13Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin và tưởng
Hồ Chí Minh khi nghiên cứu đề tài “ Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội” Luận văn nghiên cứu, xemxét nội dung này trong mối liên hệ biện chứng tác động qua lại và vận động khôngngừng của tự nhiên lịch sử xã hội Ngày nay khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới,kinh tế xã hội tăng trưởng, lợi nhuận gia tăng, phúc lợi xã hội được nâng lên, cácchính sách xã hội đối với toàn xã hội được cải thiện nhưng hệ lụy của tăng trưởng
và phát triển nóng không chọn lọc làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội; các loại tệ nạn
xã hội, tai nại, ùn tắc giao thông, phân hóa giàu nghèo, trẻ em không được quan tâmđúng mức, nhóm người yếu thế trong xã hội gia tăng, trong đó nhóm trẻ em mồ côi
là đối tượng cần có những chính sách kịp thời phù hợp để chăm sóc, giáo dục các
em phát triển, trưởng thành là những công dân có ích cho xã hội đảm bảo các quyềnđối với trẻ em Trên cơ sở của các chính sách công tác xã hội với trẻ em cần đặt nótrong mối quan hệ với các chính sách trợ giúp khác và tình hình đặc điểm thựctrạng trẻ em mồ côi của Làng trẻ em SOS Hà Nội Đồng thời, Luận văn thực hiệntrên các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhànước và cụ thể là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của nhànước về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó có trẻ em mồ côi
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, văn bản pháp luật, ấn phẩm,tài liệu liên quan đến lĩnh vực tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi
5.2.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Sử dụng các bảng câu hỏi để thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản
lý, nhân viên công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội liênquan đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cũng như
Trang 14các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi
5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn sâu với: cán bộ lãnh đạo, nhân viên Công tác xãhội tại Làng trẻ SOS Hà Nội, nhằm tìm hiểu nội dung tổ chức và hoạt độngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội Bổ sung và làmphong phú thêm cho kết quả định lượng về chức và hoạt động chăm sóc nuôidưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội
5.2.5 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng tần suất (%), điểm
trung bình, thứ bậc để đánh giá Mục đích của phương pháp này là sử dụngtoán thống kê nhằm lượng hóa được kết quả nghiên cứu băng bảng hỏi vớicác tiêu chí được xây dựng đảm bảo tính khoa học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về tổ chức,hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Trên cơ sở đó phân tích, làm
Trang 15rõ hơn những nội dung cơ bản về tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi
Luận văn cũng đã hệ thống được khung pháp lý liên quan đến tổ chức,hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đưa ra được thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôidưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội; cung cấp một số
mô hình, cách thức hoạt động giúp cho nhân viên công tác xã hội xã hội hoạtđộng hiệu quả hơn trong quá trình tác nghiệp với trẻ em mồ côi trong Làng trẻ
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt độngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Chương 2 Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồcôi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội
Chương 3 Hoàn thiện tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1 Khái niệm tổ chức
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, từ góc độ triết học người ta
quan niệm “ Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật Sự vật không thể
tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung, là thuộc tính của bản thân các sự vật” Định nghĩa này bao quát cả
phần tự nhiên và xã hội loài người
Định nghĩa khác “Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các
công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của đơn vị sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của đơn vị” Công tác tổ chức gồm có hai nội dung cơ bản:
+ Tổ chức cơ cấu: Tổ chức cơ cấu quản lý (chủ thế quản lý) và tổ chức
cơ cấu hoạt động
+ Tổ chức quá trình: Tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá trìnhhoạt động
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm tổ chức này là kháiniệm công cụ của đề tài
1.1.2 Khái niệm hoạt động
Hiện nay hoạt động cũng là khái niệm được nhìn nhận ở nhiều góc độkhoa học khác nhau, trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niêm hoạt độngdưới góc độ Tâm lý học đó là “Hoạt động là phương thức tồn tại của conngười trong thế giới Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa conngười với thế giới xung quanh, hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu
Trang 17của mình Trong quá trình đó, con người luôn tích cực sáng tạo tác động vàothế giới khách quan, tạo sản phẩm về phía thê giới và tạo ra tâm lý của chínhmình.”
1.1.3 Khái niệm trẻ mồ côi
Hiện nay ở nước ta tỉ lệ trẻ mồ côi ngày càng gia tăng Khi nói đến kháiniệm trẻ mồ côi đã có nhiều ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đưa ranhững cách hiểu khác nhau về trẻ mồ côi
Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi,không nơi nương tựa, bị bỏ vào một nhóm vì đặc điểm của nhóm trẻ nàykhông có bố mẹ hoặc vì một lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ
em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc
lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sốngtrong môi trường gia đình sẽ có quyền nhận được sự trợ giúp và bảo vệ đặcbiệt của nhà nước” [19, tr 3]
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 quy địnhtrẻ em mồ côi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau:
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng vàkhông còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợppháp; anh, chị) để nương tựa [23, tr.134]
- Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theoquy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôidưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cảitạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa
Theo Luật Nuôi con nuôi ban hành năm 2010 thì: Trẻ em mồ côi là trẻ
em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kiakhông xác định được
Trang 18Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định, trẻ em mồ côi
là những em dưới 16 tuổi và có hoàn cảnh: cả cha lẫn mẹ đã chết, hoặc cha hoặc mẹ đã chết; cả cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đã mất tích theo quy định của Pháp luật Dân sự (gồm có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp).
1.1.4 Khái niệm tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Hiện nay chưa có ai đưa ra khái niệm về tổ chức và hoạt động chăm sócnuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trong khuôn khổ luận văn của mình chúng tôimạnh dạn đưa ra khái niệm này như sau:
Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi là quá trình
tổ chức cơ cấu quản lý và các hoạt động để kiện toàn bộ máy tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cả về mặt thể chất, lẫn tinh thần giúp cho trẻ em mồ côi phát huy được tiềm năng của bản thân và kết nối với các nguồn lực xã hội cần thiết để giải quyết được những vấn đề gặp phải, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
1.2 Lý luận về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi
1.2.1 Các nguyên tắc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Trong phần này, do đối tượng hướng đến là trẻ em mồ côi là ở tại cácLàng trẻ SOS nên chúng tôi tập trung vào việc xác định các nguyên tắc chămsóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng bao gồm 4 nguyên tắc, là một hệ thốnghoàn chỉnh để thực hiện ý tưởng về Làng trẻ SOS, được đưa ra là dựa vào cácmối quan hệ tự nhiên, tất yếu mà mỗi con người sống trong xã hội cần có vàđược quyền có Đó là ổn định quan hệ mẹ con, anh chị em, quan hệ gia đìnhvới cuộc sống yên ổn và hạnh phúc, quan hệ cộng đồng Bà mẹ chính là hạtnhân của việc thực hiện 4 nguyên tắc đó [37, tr 6]
Trang 191.2.1.1 Nguyên tắc bà mẹ SOS
Trong xã hội có những trẻ mồ côi, những trẻ sống bơ vơ, bị bỏ rơi,không người chăm sóc Bên cạnh đó cũng có những phụ nữ góa bụa hoặc vìmột lý do nào đó mà không lập gia đình Các bà mong muốn được nuôi nhữngđứa trẻ, qua đó được hưởng hạnh phúc của không khí gia đình, hạnh phúc củangười làm mẹ Hoạt động của Làng trẻ em SOS giúp bù đắp cuộc sống củanhững đứa trẻ và các bà mẹ làm quên đi những thiếu thốn của cả hai bên.Việc làm đó hoàn toàn hợp với đạo lý và hợp tình người, phù hợp với phongtục tập quán và truyền thống dân tộc
- Tình mẫu tử thiêng liêng:
Chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái là thiên chức của bà mẹ, để đảmbảo chức năng đó các bà mẹ có được những bản năng bẩm sinh rất đặc biệttrong quan hệ với đứa con là:
+ Tình thương bao la, trìu mến, lòng độ lượng, khoan dung vô bờ bếnđối với đứa con
+ Sự hi sinh quên mình vì con
+ Ý chí và sức mạnh bảo vệ con đến cùng
+ Ý nguyện truyền thụ cho con mọi điều tốt đẹp nhất, sự hiểu biết, đức
độ, phong cách, lịch lãm trong giao tiếp xã hội
+ Lòng tin yêu và ước muốn đứa con đạt tới cái thiện, cái mĩ và thànhđạt trong đường đời
Những điều bà mẹ dành cho đứa con khơi dậy một cách tự nhiên tronglòng đứa trẻ một tình cảm sâu xa và mạnh mẽ đối với bà mẹ, thể hiện ở một
số điểm tiêu biểu sau:
+ Tình cảm yêu thương sâu xa đối với bà mẹ
+ Lòng biết ơn vô hạn đối với bà mẹ
Trang 20+ Sự tin cậy tuyệt đối ở bà mẹ, thấy ở bà mẹ nương tựa về tình cảm,nơi có thể gửi gắm về tâm hồn.
+ Sự tự nguyện tuân theo lời dạy bảo, dìu dắt của bà mẹ với ý nguyệnđạt tới mọi điều tốt lành để đền đáp tấm lòng của mẹ với mình
+ Lòng tôn kính đối với bà mẹ của mình, coi mẹ như thần tượng, tấmgương sáng và niềm tự hào của mình
Những nét tiêu biểu này nảy sinh từ hai phía nêu trên cộng với sự tậntâm chăm sóc con trong cuộc sống thường ngày, tuy rất bình thường nhưngquyết định sự sống còn và sự phát triển của những đứa trẻ
Vai trò của tình mẫu tử trong giáo dục: Khoa học giáo dục từ lâu đã kếtluận, những động lực tạo nên nhân cách của đứa trẻ, ảnh hưởng tới cuộc sốngsau này của nó tùy thuộc ít từ nền giáo dục và rất nhiều vào tình mẫu tử vìchính tình cảm này mới làm cho các động lực trên phát triển mạnh mẽ
Đứa trẻ gia đình SOS khao khát trông đợi ở bà mẹ của chúng một tìnhmẫu tử thực sự
Hoàn cảnh của trẻ trước khi vào Làng: Trẻ trước khi vào Làng thườngsống trong cảnh ngộ éo le, mồ côi, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, thiếungười chăm sóc…Chính do hoàn cảnh sống như vậy đã hình thành nên ở tâmhồn các em những trạng thái bất bình thường về tình cảm, tâm lý, nếp sống.Nhiều em khi về Làng thường mang theo những ấn tượng sâu đậm về cuộcsống trước đây như bị hắt hủi, phải đi ăn xin, ngủ ngoài đường…hay những bikịch gia đình như bạo lực giữa cha mẹ với con cái, bố vào tù, mẹ bị nhiễmHIV…
Với tâm lý không ổn định của nhiều trẻ khác nhau đặt ra yêu cầu chocác bà mẹ SOS trong mỗi gia đình cần khéo léo dẫn dắt cuộc sống gia đình đivào nề nếp, dần xây dựng được tình mẫu tử, tình cảm anh chị em Trên cơ sở
đó dần cân bằng được tâm hồn đã bị tổn thương của các em, khơi dậy những ý
Trang 21nghĩ tốt đẹp tích cực về cuộc sống, xóa đi những mặc cảm trong kí ức về quákhứ Để làm được những việc nêu trên các bà mẹ SOS cần phải có tình cảm,tình yêu thương thực sự xuất phát từ trái tim của người làm mẹ đối với mỗiđứa con Và như một lẽ tất nhiên trong tình yêu thương đó vẫn phải có sự kiênquyết, phương pháp khoa học và kinh nghiệm giáo dục, nhưng không cóphương pháp giáo dục nào được coi là tốt nếu không có tình yêu thương.
Tình mẹ con được xuất phát từ hai phía Trong gia đình SOS đàn con
có đặc điểm riêng khác với gia đình tự nhiên vì vậy mà người mẹ cần chủđộng xây dựng tình mẹ con với từng trẻ một, tránh để tình trạng thiên vị màdẫn tới những suy nghĩ tiêu cực từ trẻ Luôn biết cách chia sẻ tháo gỡ nhữngkhó khăn, chăm sóc khi ốm đau, chỉ bảo tận tình khi dạy dỗ khi trẻ sai sót…Cùng với đó là thái độ luôn lạc quan, yêu đời, quan tâm tới hàng xóm lánggiềng…cũng là một điểm rất quan trọng để định hướng cho tâm hồn trẻ
1.2.1.2 Nguyên tắc Anh chị em trong gia đình SOS
Nguyên tắc thứ hai của Làng trẻ SOS là việc nuôi dạy trẻ theo cơ cấuanh chị em như một gia đình tự nhiên, chứ không chỉ theo cách tổ chức theolứa tuổi và cùng giới sống riêng với nhau Theo nguyên tắc này mỗi gia đìnhSOS có từ 8- 11 con, do một bà mẹ quản lý, bao gồm cả trai lẫn gái ở các độtuổi khác nhau dược chọn và sắp xếp như cơ cấu tự nhiên của một gia đìnhbình thường theo độ tuổi lớn nhỏ mà hình thành trật tự anh chị em
Tình anh em là một yếu tố giáo dục quan trọng bên cạnh tình mẫu tử.Nhận thức, tình cảm, nhân cách của đứa trẻ được hình thành một phần đượcbắt nguồn từ ảnh hưởng tương hỗ giữa các anh chị em trong gia đình Các emnhỏ được anh chị lớn dạy dỗ, chỉ bảo và bảo vệ các em nhỏ, qua đó các anhchị lớn thấy được trách nhiệm của mình và càng có ý thức muốn làm tốt hơnnhững công việc như vậy và cao hơn Dần dần qua những công việc như vậy
mà tình cảm anh chị em càng gắn bó mật thiết hơn Coi trọng và quan tâm
Trang 22nuôi dưỡng tới tình cảm anh chị em, nên đối với những nhóm anh chị em ruộtkhông còn cha mẹ khi nhận về Làng trẻ SOS được đưa nguyên cả nhóm vàomột gia đình trừ khi có trường hợp quá lớn được giải quyết theo hướng khác.
Điều lưu ý khi dạy trẻ ở gia đình SOS: trong gia đình được sắp xếp cónam và nữ ở các độ tuổi, khi các em trai đến độ tuổi dậy thì sẽ được chuyểnsang khu lưu xá thanh niên và tiếp tục học ở chương trình phổ thông, đại họchoặc cao đẳng và học nghề Các em gái thì vẫn tiếp tục ở với mẹ và kể cả saukhi đã sang lưu xá như các em trai và ra tự lập cuộc sống ở cả hai giới các emvẫn được coi là thành viên của gia đình SOS
Sự cần thiết giới hạn tuổi cho trẻ khi vào Làng là rất cần thiết khi màviệc thời gian giáo dục trẻ càng dài thì càng đảm bảo cho sự thành công Do
đó cần giới hạn độ tuổi cao nhất khi vào Làng, độ tuổi nhỏ nhất thì không giớihạn
1.2.1.3 Nguyên tắc mái ấm gia đình
Bà mẹ và các trẻ được sử dụng và quản lý ngôi nhà riêng biệt, được xâydựng và trang bị hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt của gia đình.Đây là cơ sở vật chất thiết yếu nhất để tạo lập một cuộc sống gia đình theo ýniệm của Làng trẻ SOS Về ý nghĩa giáo dục đây là nơi thực hiện các chứcnăng bảo vệ, nuôi nấng và giáo dục con cái dưới sự chăm sóc của bà mẹ SOS.Trong ngôi nhà mỗi trẻ có chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ học tập vui chơi riêng… Điều
đó dạy trẻ có ý thức trật tự ngăn nắp, ý thưc tập thể, trách nhiệm với gia đình.Đối với những trẻ trước đây sống bơ vơ, lang thang, cơ nhỡ thì mái ấm giađình có ý nghĩa nâng đỡ tốt nhất tới tinh thần các em
Tổ ấm gia đình là một cộng đồng xã hội thu nhỏ Tại đây các thànhviên trong gia đình sống quây quần với nhau có tổ chức
Căn phòng chung là nơi diễn ra các sinh hoạt của số đông thành viêntrong gia đình như: bữa cơm ăn hàng ngày, lúc vui chơi, quây quần mẹ con,
Trang 23anh chị em, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng trong gia đình như tiếp khách,sinh nhật, liên hoan…Vì vậy mà mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm tu
bổ, trang hoàng, vệ sinh cho căn phòng chung ấy
Bếp ăn là nơi thu hút sự chú ý của mọi thành viên trong gia đình chính
vì đó là nguồn nuôi dưỡng cho tất cả mọi người, từ bếp ăn mọi người thấy gắn
bó với nhau về mặt vật chất Cũng tại bếp ăn các con thấy được sự vất vả,công sức, sự khéo léo, thu vén của bà mẹ trong việc tổ chức đảm bảo cuộcsống của gia đình Bếp ăn cũng là nơi người mẹ truyền dạy cho các con lớnkinh nghiệm nấu nướng và là nơi các em lớn giúp mẹ các công việc như vậy
1.2.1.4 Nguyên tắc Cộng đồng Làng
Có khoảng 10- 20 ngôi nhà SOS trong một Làng trẻ SOS Làng là cầunối để mở rộng sự tiếp xúc của trẻ từ khuôn khổ từng gia đình ra ngoài xã hội.Làng là tập thể lớn hơn gia đình, có quyền hạn và tư cách lớn hơn gia đìnhtrong quan hệ với các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, từ đó có thể tạo điềukiện cho các gia đình thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục và nuôi dạy con trẻtheo ý niệm của Làng trẻ em SOS Là một tập thể, Làng có trách nhiệm tổchức giúp đỡ các trẻ em ngoài phạm vi gia đình Làng hướng dẫn kiểm tra cácgia đình thực hiện những nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc tổ chức của tổchức SOS, song không lẫn vào trách nhiệm và không làm hạn chế quyền hạncủa các gia đình Bà mẹ có quyền tự chủ trong công việc quản lý và sử dụngngân sách gia đình, chỉ phải tuân theo một số quy định tổng quát có tính chấtđịnh hướng Trẻ cũng được hướng dẫn chia sẻ những lo âu trong cuộc sốnghàng ngày của các gia đình và trong tổ chức các sinh hoạt cộng đồng củaLàng
Trang 241.2.2 Nội dung tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi
1.2.2.1 Tổ chức cơ cấu quản lý và các hoạt động để kiện toàn bộ máy
tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
* Tổ chức cơ cấu quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
- Tổ chức nuôi dưỡng và giáo dục theo những nguyên tắc quy định
- Thiết lập quản lý hồ sơ cá nhân của từng trẻ mồ côi
- Tuân thủ sự hướng dẫn và chỉ đạo của ban chỉ đạo cấp trên
- Tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhânviên công tác xã hội
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của đơn vịtheo đúng theo pháp luật quy định
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thông tin, báo cáo
* Các hoạt động để kiện toàn bộ máy tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
- Hoạt động lấy ý kiến từ các thành viên trong ban lãnh đạo để có thểthống nhất mọi hoạt động chỉ đạo, tổ chức
- Hoạt động đánh giá mức độ hài lòng của đội ngũ nhần viên công tác
xã hội đối với trẻ em mồ côi
1.2.2.2 Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng về thể chất cho trẻ
em mồ côi
Tổ chức và hoạt động và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng về thể chấtcho trẻ em mồ côi bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Bố trí nơi ở đảm bảo an toàn cho trẻ mồ côi
- Tổ chức bữa ăn để đảm bảo điều kiện dinh dưỡng cho trẻ mồ côi
- Quần áo, tư trang đáp ứng nhu cầu cho trẻ em mồ côi
Trang 25- Chăm sóc y tế cho trẻ mồ côi
1.2.2.3 Tổ chức và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng về tinh thần cho trẻ em mồ côi
Tổ chức và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng về tinh thần cho trẻ em mồcôi bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ em mồ côi
- Công tác giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ em mồ côi
- Công tác hướng nghiệp cho trẻ em mồ côi
- Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em mồ côi
- Hoạt động tư vấn, tham vấn cho trẻ em mồ côi
1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
1.2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Để đáp ứng nhu cầu được trợ giúp của con người có vấn đề gặp phảitrong cuộc sống, một trong những ngành nghề chuyên nghiệp đã ra đời, đó làcông tác xã hội - một khoa học, một nghề nghiệp chuyên môn có tính ứngdụng cao nhằm hướng đến hỗ trợ giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội nảy sinh
và trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó có đối tượng trẻ
em mồ côi Nếu cán bộ quản lý về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ em mồ côi nhận thức đúng đắn về nghề công tác xã hội, về ý nghĩa và tầmquan trọng của nghề công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hộitrong đó có vấn đề trẻ em mồ côi thì họ sẽ dễ thành công hơn trong hoạt độngquản lý và ngược lại Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với cán bộquản lý về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi là bảnthân họ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội.Những năm gần đây, Cục bảo trợ xã hội – Bộ Lao động – Thương binh và Xã
Trang 26hội tích cực triển khai các lớp tập huấn tại các tỉnh dành cho đội ngũ này theokinh phí của Đề án 32 (Đề án phát triển nghề công tác xã hội đến năm 2020của Thủ tướng Chính phủ) đã thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng của yếu tố này.
1.2.3.2 Năng lực của cán bộ quản lý tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Năng lực của cán bộ quản lý không phải là năng lực bất biến, được sửdụng trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường như nhau Ở thời điểm hay mộtmôi trường này, năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng, nhưng ở thờiđiểm khác thì cần phải có loại năng lực khác Tuỳ theo mỗi hoàn cảnh, mỗimôi trường khác nhau mà yêu cầu về năng lực cũng có sự khác nhau Nănglực không phải là bằng cấp, trình độ được đào tạo chính quy hay không chính quy
Bên cạnh yếu tố nhận thức thì năng lực của bộ quản lý tổ chức, hoạtđộng chăm sóc trẻ em mồ côi cũng ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động chămsóc trẻ em mồ côi, khi nói đến năng lực này bao gồm nhiều kỹ năng cụ thểcán bộ quản lý cần phải có như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹnăng quản trị nhân sự, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹnăng kiểm tra, đánh giá
1.2.3.3 Năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội đối với trẻ
Trang 27Chuẩn về trình độ: Có chứng chỉ, chứng nhận đã tham gia các lớp tậphuấn, bồi dưỡng kiến thức hoặc có bằng cấp về nghiệp vụ công tác xã hội,tâm lý, xã hội học, giáo dục đặc biệt và các chuyên ngành xã hội khác phùhợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Từ năm 2015, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã đạt chuẩn tối thiểutrình độ trung cấp nghề công tác xã hội hoặc chuyên ngành khác có liên quanđến công tác xã hội Thực tế, vẫn còn nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn về trình
độ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc hoặc cũng có cán bộ đạtchuẩn về nghiệp vụ hoặc đã được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác xãhội nhưng thực tế chưa áp dụng được những kiến thức đã được học tập vàocông việc chuyên môn
Trên thực tế, đội ngũ nhân lực công tác xã hội làm công tác cung cấpcác dịch vụ trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mồ côi ở nhiều địaphương còn thiếu về số lượng, đặc biệt hạn chế về trình độ kiến thức, kỹ năngchuyên môn Họ chủ yếu tốt nghiệp những ngành ít liên quan hoặc không liênquan gì đến lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em mồ côi, họ chủ yếu làm việcbằng kinh nghiệm, hay việc đào tạo chuyên nghành công tác xã hội một cáchbài bản, không chuyên sâu, không chuyên nghiệp mà chỉ bồi dưỡng nghiệp vụcông tác xã hội bằng cách tập huấn ngắn hạn nên dẫn có thử có sai Chínhviệc thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quảquản lý công tác xã hội với trẻ em mồ côi của cán bộ quản lý tại các trungtâm, cộng đồng
1.2.3.4 Nguồn lực hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cần sự hỗ trợ của các nguồnlực từ các nguồn khác nhau có thể từ quy định của Nhà nước, từ các tổ chứcphi chính phủ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân có lòng hảo tâm.Các nguồn lực này nếu có sự huy động phù hợp sẽ đảm bảo cho việc tiến
Trang 28hành tổ chức và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi được thuầnlợi và ngược lại.
1.2.3.5 Đặc điểm trẻ em mồ côi
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi rất cần có mộtmôi trường, người chăm sóc tốt, yêu thương gắn bó để trẻ vượt qua đượcnhững khó khăn, mặc cảm của chính mình; trẻ cần có kỹ năng, kiến thức để tựchăm sóc, bảo vệ, cần có đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường như nhữngtrẻ em khác, được học hành, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và cáchoạt động xã hội khác để hoà nhập với bạn bè và cộng đồng Người chăm sóctrẻ cần được hỗ trợ để có kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ, giúp trẻ phát triểnhài hoà về thể chất và tinh thần.Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị
bỏ rơi đến tuổi trưởng thành cần được định hướng nghề nghiệp, được hỗ trợhọc nghề, tạo việc làm để tự lập Chính đặc điểm của trẻ em mồ côi ảnhhưởng đến công tác tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
1.3 Cơ sở pháp luật về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
1.3.1 Công ước về Quyền trẻ em
Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quyđịnh các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em Cácquốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ướcnày theo luật quốc tế Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy banquyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trênkhắp thế giới Mỗi năm một lần, ủy ban này để trình bày một bản báo cáo cho
Ủy ban thứ 3 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và cũng nghe chủ tịch ủy bancông ước này báo cáo, và Đại hội đồng ra một nghị quyết về quyền trẻ em
Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo báo trước Ủy ban vềquyền trẻ em Liên Hiệp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá
Trang 29trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốcgia đó.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phêchuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2năm 1990
Điểm chính của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em 1989 yêu cầu:
“Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thànhquan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó
về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải đượccoi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thànhcủa trẻ em”
Trong văn bản gốc có đến 54 mục trong một ngôn ngữ rất phức tạp vàchắc chắn không dễ hiểu với trẻ UNICEF, tổ chức về quyền trẻ em của LiênHợp Quốc, tóm lược văn bản 20 trang này trong mười quyền cơ bản:
- Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệttôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới;
- Quyền có tên gọi và quốc tịch;
- Quyền về sức khỏe và y tế;
- Quyền được giáo dục và đào tạo;
- Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển;
- Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe
Trang 30- Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗtrú ngụ an toàn;
- Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật
Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trongmột môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử Trẻ em có quyền tiếpcận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong cácquyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ
1.3.2 Khung pháp lý cơ bản liên quan đến việc tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Luật pháp tổng thể và cơ bản nhất liên quan đến phúc lợi cho trẻ em ởViệt Nam là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004) Luật nàyđược xây dựng phù hợp với các điều khoản của Công ước Qua luật này, ViệtNam cũng thể hiện được cam kết của mình với việc tuân theo các tiêu chuẩnquốc tế
Một số chính sách hiện hành có liên quan trực tiếp tới chăm sóc các đốitượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội như Chính sách trợ giúp xã hội (Nghị định136/2013/NĐ-CP) liên quan tới hỗ trợ các đối tượng đang sống tại cơ sở Bảotrợ xã hội Quyết định 65/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng…Đặc biệt Nghị định 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện và thủ tụcthành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội…
Những văn bản này đã xác định quy mô và cách thức cung cấp dịch vụtại các cơ sở chăm sóc Tuy nhiên, những văn bản này còn mang tính chínhsách, mong muốn nhiều hơn Để thực hiện nó rất cần những hướng dẫn mangtính thực hành Các tiêu chuẩn chăm sóc, cung cấp hướng dẫn cách hiểu, triểnkhai chính sách pháp lý và không mâu thuẫn với chính sách hiện hành
Trang 311.3.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tại địa bàn Hà Nội
Ngày 16/11/2011, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định34/2011/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đốitượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý Theo
đó, mức chuẩn trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội là 350.000 đồng/thángđối với hệ số 1.0 Đối với nhóm Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi,mất nguồn nuôi dưỡng; Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là
mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặckhông đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; Trẻ
em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt
tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng hệ số nuôi dưỡng hàng thángđược thực hiện theo Quyết định 25/2015/QĐ-UBND trên cơ sở sửa đổi một
số điều của Quyết định 78/2014/QĐ-UBND và văn bản hướng dẫn2502/LĐTBXH-BTXH của sở Lao động Thương binh và Xã hội
Đối với chính sách hỗ trợ giáo dục cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa,trẻ em bị bỏ rơi, UBND thành phố Hà Nội quy định: Trường hợp mồ côi cảcha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ (nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha bị mấttích hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiệnhành); bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích đểnương tựa thì được miễn 100% học phí và được cấp một lần 120.000đồng/năm/học sinh để mua sách vở, đồ dùng học tập trên cơ sở Nghị định49/2010/NĐ-CP và Nghị định 74/2013/NĐ-CP trên cơ sở sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP
Với mục tiêu tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để tất cả trẻ
em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vànhóm trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt Hàng năm, Ủy ban
Trang 32nhân dân Thành phố Hà Nội thường xuyên ban hành Kế hoạch về việc thựchiện Chương trình Quốc gia Bảo vệ Trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Kế hoạch đề ra nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Truyền thông, giáo dục, vận động
xã hội; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyệnviên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Xây dựng và phát triển hệthống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hìnhtrợ giúp trẻ em có hoàn cảnh dựa vào cộng đồng; Nâng cao năng lực quản lýnhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Từ góc độ hiến pháp, luật pháp đến các chương trình, đề án, chính sách,
kế hoạch hành động được ban hành đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt củaĐảng và Nhà nước ta trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em, nhất là những trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn Đây là cơ sở pháp lý quan trọng minh chứng vớicộng đồng quốc tế về công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam
Thực hiện Chương trình Quốc gia về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em, Thành phố Hà Nội đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2011- 2015 giảm tỷ
lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đảm bảo ít nhất 90% trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội pháttriển Đồng thời, 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnhđặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ này; xây dựng và đưavào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em Để thựchiện được các mục tiêu đã đề ra, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu 100% cácquận, huyện, thị xã tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, chăm lo cho trẻ emnhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn, bổích cho trẻ em trong dịp Hè, 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quantâm, tạo điều kiện và đảm bảo các quyền của trẻ trong việc chăm sóc sứckhỏe, giáo dục và phát triển
Trang 33Kết luận chương 1
Chương 1 tác giả đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về tổchức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi đó là các khái niệm về
tổ chức, hoạt động, trẻ mồ côi, tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi và đặc biệt là những nội dung cơ bản của tổ chức và hoạt động chămsóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạtđộng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Đồng thời, chương này cũng đềcập đến những chính sách của nhà nước với trẻ em, các văn bản pháp lý vềcông tác xã hội đối với trẻ em Những vấn đề lý luận và pháp lý này là khung
lý thuyết quan trọng để tiến hành triển khai các nghiên cứu về thực trạng tạitại chương 2
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ
NỘI
2.1 Khái quát về tổ chức Làng Trẻ em SOS
2.1.1 Khái quát về tổ chức Làng Trẻ em SOS quốc tế
2.1.1.1 Quá trình thành lập tổ chức Làng Trẻ em SOS quốc tế
Tiến sỹ Hermann Gmeiner (HG), công dân nước Áo, sinh năm 1919 tạitỉnh Vongeabec thuộc nước Áo Ông xuất thân từ một gia đình, mẹ ông mấtkhi ông còn nhỏ tuổi nên ông cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của trẻ emsau chiến tranh thế giới thứ hai: mồ côi không gia đình, không nơi nương tựa.Ông quyết tâm tìm cách giúp đỡ những trẻ em này, ông cũng hiểu rằng điều
đó chỉ có hiệu quả khi đứa trẻ được sống trong không khí gia đình dưới mộtmái nhà Ông đã bắt tay xây dựng nên Làng trẻ SOS đầu tiên ở tỉnh Tyronnước Áo, và ông nghĩ rằng: điều kiện bắt buộc phải có trước tiên là chươngtrình giáo dục trẻ thơ đặt trên khuôn mẫu gia đình, phần còn lại mới là chươngtrình trợ giúp cho trẻ Với quan niệm này, một tổ chức đã được nảy sinh đểcưu mang các trẻ thơ bị bỏ rơi, không những trong giai đoạn khó khăn, bạoloạn mà cả trong giai đoạn bình thường Đó chính là tổ chức Societas- socialis(xã hội cộng đồng) viết tắt là SOS, được đặt ra ở nước Áo năm 1949
Có thể nói ý niệm của Làng trẻ SOS là việc đặt trẻ trên nền tảng giáodục gia đình theo ý niệm của Làng trẻ SOS mang đầy đủ 2 tính chất: trước hết
là giáo dục sau là trợ giúp xã hội
Làng trẻ em SOS là một tổ chức mang tính chất toàn cầu gồm có nhữngthành viên là tổ chức các Làng trẻ em SOS Cơ chế hoạt động gồm có: Đại
Trang 35hội đồng, Các cơ quan điều hành, một ban thư ký và Viện Hermann Gmeiner.Ban thư ký có trụ sở tại Innsbruck nước Áo: có trách nhiệm phối hợp và hỗtrợ công việc với các Làng trẻ em SOS trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổtrong đó có Việt Nam.
2.1.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động tổ chức Làng Trẻ em SOS quốc tế.
* Mục đích hoạt động
Làng trẻ em SOS là một tổ chức mang tính chất toàn cầu gồm có nhữngthành viên là tổ chức các Làng trẻ em SOS Cơ chế hoạt động gồm có: Đạihội đồng, Các cơ quan điều hành, một ban thư ký và Viện Hermann Gmeiner.Ban thư ký có trụ sở tại Innsbruck nước Áo: có trách nhiệm phối hợp và hỗtrợ công việc với các làng trẻ em SOS trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổ
Ở Việt Nam, Làng trẻ em SOS (Làng trẻ SOS) được xây dựng và hoạtđộng để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, trẻ bị bỏrơi bất hạnh thuộc các dân tộc, thành phần xã hội và tôn giáo khác nhau nhằmgiúp các em tự lập cuộc sống, hòa nhập xã hội và tạo cho các em một tươnglai tốt đẹp [37, tr.2]
* Nhiệm vụ của Làng trẻ em SOS
Để việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt được mục đích hòa nhập trẻ vào
xã hội và tạo cho trẻ một tương lai tốt đẹp thì Làng trẻ em SOS phải thực hiệnnhiều nhiệm vụ cụ thể Các nhiệm vụ này được coi như từng mục tiêu cụ thểngắn hạn mà ta phải đạt thì mới có thể thực hiện được mục đích cuối cùnghòa nhập vào xã hội Có thể hệ thống thành 3 nhóm sau: [37, tr 2,3]
- Nhóm 1: Bao gồm các nhiệm vụ nhằm chuẩn bị cho trẻ có sức khỏe
và nhân cách như: Nuôi dưỡng, chăm sóc để trẻ có sức khỏe tốt; Giáo dục trẻtrở thành một người trưởng thành có nhân cách
- Nhóm 2: Bao gồm các nhiệm vụ cho trẻ có khả năng tự lập
Trang 36- Nhóm 3: Bao gồm các nhiệm vụ tạo cho trẻ có khả năng sống hòanhập trong cộng đồng, xã hội
2.1.2 Khái quát về tổ chức Làng trẻ em SOS Việt Nam
Ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 Làng trẻ em SOS (Làng trẻSOS) Gò Vấp được xây dựng và đưa hoạt động năm 1969 Làng trẻ SOS ĐàLạt khánh thành năm 1975, nhưng do tình hình chiến sự chỉ hoạt động được íttháng, trẻ em và nhân viên Làng chuyển về nhập vào Làng Gò vấp - TP HồChí Minh đến năm 1976, Làng trẻ SOS Gò Vấp dừng hoạt động
Cuối năm 1987, mối quan hệ Việt nam và SOS quốc tế được nối lại,một Hiệp định thư ký ngày 22/12/1987 giữa Chủ tịch SOS quốc tế và Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội mở ra việc xây dựng lại Làng trẻ SOS Gò Vấp,thành lập Làng trẻ SOS Mai Dịch - Hà Nội Tại Hiệp định thư, hai bên thoảthuận tổ chức một ban chỉ đạo các hoạt động Làng trẻ SOS tại Việt Nam vàthành lập Văn phòng phối hợp đồng thời là cơ quan thường trực ban chỉ đạo.Tên gọi hiện nay (Văn phòng Làng trẻ em SOS Việt Nam)
Đến nay, Làng trẻ em SOS Việt Nam đang có 67 chương trình và dự án
tại 17 tỉnh/thành phố (Bến Tre, Bình Định, Cà Mau, Đà Nẵng, Điện Biên, Gia
Lai, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thái Bình và Thừa Thiên Huế),
đứng thứ 3 về quy mô trong tổng số 134 quốc gia và vùng lãnh thổ (sau Ấn
Độ và Brasil).
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên (cán bộ, giáo viên, nhân viên) và
bà mẹ, bà dì cơ hữu hiện đang công tác trong hệ thống Làng SOS Việt Nam là1.229 người, trong đó có 299 bà mẹ bà dì, 279 cán bộ nhân viên Làng SOS cơ
sở, 157 cán bộ, giáo viên, nhân viên Mẫu giáo SOS; 437 cán bộ, giáo viên,nhân viên Trường Phổ thông Hermann Gmeiner 24 cán bộ, giáo viên, nhân
Trang 37viên Trường Trung cấp Nghề HG Việt Trì và 33 cán bộ nhân viên Văn phòngSOS Việt Nam
Tính đến 30/6/2015, tổng số trẻ đã và đang được nuôi dưỡng tại các
Làng SOS và lưu xá thanh niên là 4.705 trẻ (không kể 122 trẻ đang hưởng
học bổng SOS học Trường PTHG và xưởng nghề); tổng số trẻ đã và đang
nhận hỗ trợ từ chương trình tăng cường gia đình ở cộng đồng là 1.917 trẻ.Năm học 2014-2015, toàn bộ hệ thống các Trường Mẫu giáo SOS, TrườngPTHG, xưởng nghề và Trường Trung cấp Nghề HG Việt Trì có 13.378 học
sinh (HS).
Tổng số tiền SOS Quốc tế đã viện trợ cho SOS Việt Nam đến hết năm
2014 là: 99.732.464,53 đô la (tương đương với khoảng 2.104 tỉ đồng theo tỉ
giá hiện tại) Năm 2015, số tiền đã tiếp nhận viện trợ là: 7.505.045 đô la
(tương đương 168 tỉ đồng, tăng khoảng 4,6 tỉ đồng so với năm 2014) Số tiền
viện trợ của SOS Quốc tế cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước
2.1.3 Tìm hiểu về Làng trẻ em SOS Hà Nội
Làng trẻ em SOS Hà Nội nằm phía Tây thành phố Hà Nội, thuộc địabàn phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, nằm trên trụcđường Phạm Văn Đồng từ nội thành Hà Nội đi sân bay Nội Bài Làng trẻ emSOS Hà Nội có trụ sở chính tại số 2 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy,với tổng diện tích 19,000 m2
Làng trẻ em SOS Hà Nội là một trong hai Làng trẻ em SOS đầu tiênđược xây dựng theo Hiệp định ký giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
và Làng trẻ em SOS Quốc tế Làng trẻ em SOS Hà Nội được khởi công xâydựng năm 1988 và hoàn thành vào giữa năm 1989, với 16 nhà gia đình Làngtrẻ em SOS Hà Nội được thành lập theo quyết định số 3286/QĐ-UB, ngày 14tháng 7 năm 1988 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Đầu tháng
Trang 389/1989, 53 cháu đầu tiêu được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Làng Ngày 25tháng 01 năm 1990 Làng trẻ em SOS Hà Nội chính thức được khánh thành.
Năm học 1991-1992: Khánh thành và đưa vào hoạt động trường mẫugiáo SOS, với 3 lớp và 100 cháu
Năm 2000: Khánh thành và đưa vào hoạt động khu Lưu xá thanh niênthuộc Làng trẻ em SOS Hà Nội với cơ số 48 nam thanh niên từ 14-18 tuổi
Năm 2003: Khánh thành và đưa vào hoạt động 2 xưởng hướng nghiệpgồm nghề điện dân dụng và nghề mộc, đặt trong khuôn viên lưu xá thanh niên
Năm 2009: Xây dựng và đưa vào sử dụng khu nhà nghỉ hưu cho các bà
Bên cạnh việc chăm lo cho các cháu học tập tốt về văn hóa, Làng trẻ
em SOS Hà Nội rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cánhân Làng thường xuyên tổ chức các lớp và câu lạc bộ năng khiếu, tạo điềukiện cho các cháu phát huy tài năng và phát triển toàn diện Nhiều cháu đã đạtgiải thưởng cao trong các kỳ thi năng khiếu như vẽ tranh, cờ tướng, cờ vua Đội bóng đá của Làng đạt giải nhất trong Giải bóng đá Thiếu nhi các Làng trẻ
em SOS toàn quốc - CUP PVD 2009
Trang 392.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Hà Nội
2.2.1 Sự cần thiết của tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Hà Nội
Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và nhân viên công tác xã hộicủa Làng về sự cần thiết của tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Hà
Nội chúng tôi đặt câu hỏi “Anh (chị) đánh giá như thế nào về sự cần thiết
của tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi“, chúng tôi thu
được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Nhận thức về sự cần thiết của tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi
Sự cần thiết của tổ chức và hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
và cần thiết, không có ai đánh giá là bình thường và không cần thiết Tiến
Trang 40hành phỏng vấn sâu một nhân viên công tác xã hội tại Làng là chị N.T.L chịcho biết “em được biết công tác tổ chức và hoạt động cho trẻ em Làng đượcBan Giám đốc hàng năm triển khai rất cụ thể và có hiệu quả nên em mongcông việc này sẽ tiếp tục được duy trì thường xuyên để đảm bảo quyền lợicho các cháu tại các gia đình“.
2.2.2 Tổ chức cơ cấu quản lý và các hoạt động để kiện toàn bộ máy
tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS
Tổ chức hoạt động mẫu giáo, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
- Tuân thủ sự hướng dẫn và chỉ đạo của ban chỉ đạo Làng trẻ em SOSViệt Nam và ban chỉ đạo Làng trẻ em SOS tỉnh, sự quản lý của Nhà nước và
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ bà mẹ, bà dì.Hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho họ nuôi dưỡng trẻ em cho đến tuổitrưởng thành
- Tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, cán
bộ nhân viên làm tốt công tác chuyên môn và các hoạt động khác theo chứcnăng của Làng
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của Làngđúng theo pháp luật quy định và quy định của tổ chức SOS quốc tế