Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội

MỤC LỤC

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận nghiên cứu

Ngày nay khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế xã hội tăng trưởng, lợi nhuận gia tăng, phúc lợi xã hội được nâng lên, các chính sách xã hội đối với toàn xã hội được cải thiện nhưng hệ lụy của tăng trưởng và phát triển nóng không chọn lọc làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội; các loại tệ nạn xã hội, tai nại, ùn tắc giao thông, phân hóa giàu nghèo, trẻ em không được quan tâm đúng mức, nhóm người yếu thế trong xã hội gia tăng, trong đó nhóm trẻ em mồ côi là đối tượng cần có những chính sách kịp thời phù hợp để chăm sóc, giáo dục các em phát triển, trưởng thành là những công dân có ích cho xã hội đảm bảo các quyền đối với trẻ em. Thực hiện phỏng vấn nhóm với các đối tượng là các trẻ em tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội trong độ tuổi từ 06 tới 16 tuổi để tìm hiểu hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội được thực hiện như thế nào, ảnh hưởng của hoạt động đó đối với các trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa lý luận của đề tài

Nghiên cứu đưa ra được thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội; cung cấp một số mô hình, cách thức hoạt động giúp cho nhân viên công tác xã hội xã hội hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình tác nghiệp với trẻ em mồ côi trong Làng trẻ em SOS Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chương trình hoạt động có hiệu quả trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Cơ cấu của luận văn

Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1. Khái niệm tổ chức

Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ vào một nhóm vì đặc điểm của nhóm trẻ này không có bố mẹ hoặc vì một lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền nhận được sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của nhà nước” [19, tr. Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi là quá trình tổ chức cơ cấu quản lý và các hoạt động để kiện toàn bộ máy tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cả về mặt thể chất, lẫn tinh thần giúp cho trẻ em mồ côi phát huy được tiềm năng của bản thân và kết nối với các nguồn lực xã hội cần thiết để giải quyết được những vấn đề gặp phải, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Lý luận về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

Bên cạnh yếu tố nhận thức thì năng lực của bộ quản lý tổ chức, hoạt động chăm sóc trẻ em mồ côi cũng ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động chăm sóc trẻ em mồ côi, khi nói đến năng lực này bao gồm nhiều kỹ năng cụ thể cán bộ quản lý cần phải có như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng kiểm tra, đánh giá. Theo Thông tư số 04/2011/LĐTB&XH-TT, ngày 25/02/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn về năng lực của cán bộ chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội, như: Nắm được quy trình, kỹ năng thực hành công tác xã hội ở mức độ cơ bản để trợ giúp đối tượng; Hiểu biết về chế độ chính sách trợ giúp đối tượng; Nắm vững chức trách, nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xã hội; Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội.

Cơ sở pháp luật về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

Đối với nhóm Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng hệ số nuôi dưỡng hàng tháng được thực hiện theo Quyết định 25/2015/QĐ-UBND trên cơ sở sửa đổi một số điều của Quyết định 78/2014/QĐ-UBND và văn bản hướng dẫn 2502/LĐTBXH-BTXH của sở Lao động Thương binh và Xã hội. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu 100% các quận, huyện, thị xã tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, chăm lo cho trẻ em nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn, bổ ích cho trẻ em trong dịp Hè, 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, tạo điều kiện và đảm bảo các quyền của trẻ trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phát triển.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SểC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ

NỘI

Khái quát về tổ chức Làng Trẻ em SOS

Ở Việt Nam, Làng trẻ em SOS (Làng trẻ SOS) được xây dựng và hoạt động để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi bất hạnh thuộc các dân tộc, thành phần xã hội và tôn giáo khác nhau nhằm giúp các em tự lập cuộc sống, hòa nhập xã hội và tạo cho các em một tương lai tốt đẹp. Đến nay, Làng trẻ em SOS Việt Nam đang có 67 chương trình và dự án tại 17 tỉnh/thành phố (Bến Tre, Bình Định, Cà Mau, Đà Nẵng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thái Bình và Thừa Thiên Huế), đứng thứ 3 về quy mô trong tổng số 134 quốc gia và vùng lãnh thổ (sau Ấn Độ và Brasil).

Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Hà Nội

Vì lý do đó mà Làng luôn coi trọng hoạt động hướng nghiệp và đã thành lập ban hướng nghiệp gồm có: trưởng ban thường trực dự báo nghề nghiệp, thông tin nghề nghiệp…thường xuyên nắm bắt tình hình, thông tin thị trường lao động và việc làm, phối hợp với nhiều trung tâm đào tọa nghề, các nhà trường và các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm từ thiện như: trung tâm dạy nghề nhân đạo Ko To, Trường trung cấp du lịch Hoa Sữa và các công ty, xí. Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em mồ côi Làng trẻ SOS Hà Nội tổ chức rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của các em, vào mỗi buổi sáng các em dậy sớm để tham gia vào việc tập thể dục buổi sáng rèn luyện sức khỏe, khi các em tham gia học tập tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông tại các trường thuộc quản lý của Làng trẻ SOS Hà Nội cũng được tham gia đầy đủ các môn thể dục, thể thao như cầu lông, chạy, nhảy xa, nhảy cao,.

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả mức độ hài lòng của nhân viên Làng trẻ em SOS Hà Nội
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả mức độ hài lòng của nhân viên Làng trẻ em SOS Hà Nội

Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

Thực trạng tổ chức hoạt động tư vấn, tham vấn cho trẻ em mồ côi Chúng tôi xác định hoạt động tư vấn, tham vấn trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội là rất cần thiết nên trong quá trình tuyển dụng, chúng tôi đã tuyển những cán bộ tốt nghiệp ngành Tâm lý học từ các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội họ là những người được đào tạo về tư vấn, tham vấn tâm lý nên họ có điều kiện ứng dụng vào thực tế. Đồng thời đánh giá được thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong đó đã khẳng định yếu tố nguồn lực hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi ảnh hưởng nhiều đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội và yếu tố ảnh hưởng ít nhất là năng lực của cán bộ quản lý tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Giải pháp 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động tại Làng trẻ em SOS Hà Nội

Những kết quả về thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất các giải pháp ở chương 3. Các chính sách chương trình của tổ chức Làng trẻ em SOS quốc tế được triển khai, tập huấn là yêu cầu bắt buộc đặt ra đối với công tác quản lý, điều hành Làng của lãnh đạo và là nhiệm vụ phải tuân thủ thực hiện của nhân viên làm việc trong hệ thống Làng trẻ SOS nói chung, Làng trẻ em SOS Hà Nội nói riêng như; Chương trình một hành động, Chương trình một người bạn, Chính sách bảo vệ trẻ em, Chính sách bình đẳng giới.

Giải pháp 2: Nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội ở Làng

* Đối với các bà mẹ: Ở gia đình Làng trẻ em SOS hà Nội, bà mẹ không những có vai trò, chức năng của các bà mẹ như các gia đình tự nhiên là chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái mà còn có chức năng quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của gia đình, kể cả tổ chức cuộc sống nội bộ gia đình. - Tổ chức các hoạt động Câu lạc bộ, các chương trình đào tạo, tập huấn nắn hạn gần gũi, dễ hiểu; kỹ năng chăm sóc gia đình, tâm lý lứa tuổi, nữ công gia chánh, nấu ăn và chế biến món ăn.v.v cho các bà me., bà dì.

Giải pháp 3: Đa dạng hóa hoạt động giáo dục đối với trẻ em mồ côi của Làng

Trong hệ thống giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội thì nhà trường là khâu trung tâm là lực lượng chủ yếu, chủ động đề ra nội dung, cách thức, biện pháp giáo dục và cũng là người đề xướng và tổ chức, tập hợp các lực lượng giáo dục phối hợp thực hiện một mục tiêu đề ra. - Tiếp tục nâng cao trách nhiệm với cán bộ giáo dục chuyên trách điều phối hợp với nhà trường để nắm bắt thông tin thường xuyên về sự rèn luyện học tập của trẻ, với những trường hợp ý thức học tập rèn luyện chưa tốt được nhắc nhở ngay và có kế hoạch, biện pháp kèm cặp giúp trẻ có ý thức tự giác chấp hành.

Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, tìm kiếm việc làm cho trẻ em mồ côi tại Làng

Nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, mất cân đối nhân lực giữa ngành này và ngành khác, “học một đàng làm một nẻo”, trái ngành, trái nghề dẫn tới công việc không hiệu quả hoặc phải đào tạo lại… thì việc hướng nghiệp, tư vấn chọn trường từ những nguồn thông tin chính thống là rất cần thiết. Do đó, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải chú trọng và quan tâm để giúp người học thoát khỏi tình trạng “hoang mang” với thông tin tư vấn hướng nghiệp như hiện nay, sáng suốt lựa chọn những trường phù hợp với sở thích của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.

Giải pháp 5: Tăng cường vận động nguồn lực, sự liên kết giữa Làng trẻ và các cá nhân, tổ chức xã hội để hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi

Ngoài việc vận động tài trợ Làng trẻ em SOS Hà Nội đã có sự liên kết với các cơ sở hướng nghiệp dạy nghề miễn phí cho trẻ như; Trường cấp du lịch Hoa Sữa, Trung tâm dạy nghề nhân đạo Ko To, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt,. Trong tương lai hoạt động tăng cường vận động nguồn lực và sự liên kết với các tổ chức cá nhân là một xu hướng tất yếu, nó là chìa khóa để Làng trẻ em SOS Hà Nội mang lại nhiều giá trị lợi ích cho tổ chức và hoạt chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, góp phần vào sự nghiệp trồng người và ổ định chính sách an sinh xã hội của nước ta cũng như mục tiêu tổ chức SOS hướng đến.

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

Nhằm mục đích khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội: “Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội”, chúng tôi mong anh/chị bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây hoặc đánh dấu  vào mỗi  (ô trống). Nhằm mục đích khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội: “Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội”., chúng tôi mong chị bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây hoặc đánh dấu  vào mỗi  (ô trống).

BẢNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LềNG CỦA NHÂN VIấN LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI PHẦN I: NỘI DUNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
BẢNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LềNG CỦA NHÂN VIấN LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI PHẦN I: NỘI DUNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giới tính