1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công nghệ kho hàng tại công ty TNHH thời trang star

49 627 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức công nghệ kho hàng tại công ty TNHH thời trang Star
Tác giả Nguyễn Hồng Niên
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Hàng hóa xã hội trước khi bước vào lĩnh vực tiêu dùng phải qua giai đoạn dự trữ nói chung. Để dự trữ có hiệu quả thì mức độ dự trữ hàng hóa phải phù hợp và đảm bảo thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, bảo đảm tính liên tục và kế hoạch của lưu thông hàng hóa để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, cung cấp thường xuyên đều đặn mạng lưới giao thương nghiệp bán lẻ. Dự trữ tất yếu đòi hỏi phải bảo quản, phải có kho hàng hóa. Bất kỳ một sản phẩm nào, tùy thuộc vào tính chất, hình thái của sản phẩm đều phải có yêu cầu bảo quản thích hợp. Nếu không bảo quản, hàng hóa dự trữ sẽ bị hào mòn, hư hỏng, việc dự trữ sẽ trở nên vô ích, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Dự trữ cần thiết trong kinh doanh thương nghiệp đòi hỏi một quá trình nghiệp vụ phức tạp từ việc tiếp nhận hàng để dự trữ đến việc chuẩn bị hàng để phát ra, cho nên phải có kho. Ở đây không chỉ cần có những “ nhà cửa, đồ đựng, tư liệu sản xuất và lao động để bảo vệ sản phẩm” mà còn phải cần có những thiết bị để tiếp nhận, vận động hàng hóa: chỉnh lý, lựa chọn, bao gói, làm trọn bộ, làm hoàn chỉnh mặt hàng theo yêu cầu của đối tượng nhận hàng. Chính vì vậy, kho hàng phải có một loạt chức năng cụ thể hoàn chỉnh theo một sợi dây chuyền liên tục và có quan hệ gắn chặt nối tiếp nhau làm tiền đề và điều kiện cho nhau, và biểu hiện trạng thái vận động của hàng hóa dự trữ; những chức năng đó là: thu nhận hàng, bảo quản hàng dự trữ, giám sát chất lượng hàng và phát hàng. Tóm lại, kho hàng là nơi tiến hành dự trữ và bảo quản hàng hóa sau khi sản xuất xong và chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường liên tục, có tổ chức và kế hoạch. Đây là nơi tập kết của cải của xã hội do kết quả lao động của sản xuất xã hội tạo nên. Nếu công nghệ kho được làm tốt, chất lượng hàng hóa sẽ được duy trì ở trạng thái cao nhất để đến tay người tiêu dùng, ngược lại hàng hóa bị hư hỏng sẽ gây lãng phí cho xã hội. Do đó có thể nói công nghệ nghiệp vụ kho là hoạt động rất quan trọng đối với quá trình tổ chức lưu thông phân phối hàng hoa trên thị trường với nhà sản xuất. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH thời trang Star, em nhận thấy công nghệ kho hàng của công ty được tiến hành rất tốt tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu thêm, vì vậy em xin phép chọn đề tài “Tổ chức công nghệ kho hàng tại công ty TNHH thời trang Star” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.

Hàng hóa xã hội trước khi bước vào lĩnh vực tiêu dùng phải qua giai đoạn dựtrữ nói chung Để dự trữ có hiệu quả thì mức độ dự trữ hàng hóa phải phù hợp vàđảm bảo thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, bảo đảm tính liên tục và kếhoạch của lưu thông hàng hóa để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, cung cấpthường xuyên đều đặn mạng lưới giao thương nghiệp bán lẻ

Dự trữ tất yếu đòi hỏi phải bảo quản, phải có kho hàng hóa Bất kỳ một sảnphẩm nào, tùy thuộc vào tính chất, hình thái của sản phẩm đều phải có yêu cầu bảoquản thích hợp Nếu không bảo quản, hàng hóa dự trữ sẽ bị hào mòn, hư hỏng, việc

dự trữ sẽ trở nên vô ích, gây thiệt hại lớn cho xã hội Dự trữ cần thiết trong kinhdoanh thương nghiệp đòi hỏi một quá trình nghiệp vụ phức tạp từ việc tiếp nhậnhàng để dự trữ đến việc chuẩn bị hàng để phát ra, cho nên phải có kho Ở đâykhông chỉ cần có những “ nhà cửa, đồ đựng, tư liệu sản xuất và lao động để bảo vệsản phẩm” mà còn phải cần có những thiết bị để tiếp nhận, vận động hàng hóa:chỉnh lý, lựa chọn, bao gói, làm trọn bộ, làm hoàn chỉnh mặt hàng theo yêu cầu củađối tượng nhận hàng Chính vì vậy, kho hàng phải có một loạt chức năng cụ thểhoàn chỉnh theo một sợi dây chuyền liên tục và có quan hệ gắn chặt nối tiếp nhaulàm tiền đề và điều kiện cho nhau, và biểu hiện trạng thái vận động của hàng hóa

dự trữ; những chức năng đó là: thu nhận hàng, bảo quản hàng dự trữ, giám sát chấtlượng hàng và phát hàng

Tóm lại, kho hàng là nơi tiến hành dự trữ và bảo quản hàng hóa sau khi sản xuấtxong và chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường liên tục, có tổ chức và

kế hoạch Đây là nơi tập kết của cải của xã hội do kết quả lao động của sản xuất xãhội tạo nên Nếu công nghệ kho được làm tốt, chất lượng hàng hóa sẽ được duy trì

ở trạng thái cao nhất để đến tay người tiêu dùng, ngược lại hàng hóa bị hư hỏng sẽgây lãng phí cho xã hội Do đó có thể nói công nghệ nghiệp vụ kho là hoạt động rất

Trang 2

quan trọng đối với quá trình tổ chức lưu thông phân phối hàng hoa trên thị trườngvới nhà sản xuất

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH thời trang Star, em nhận thấy côngnghệ kho hàng của công ty được tiến hành rất tốt tuy nhiên vẫn còn một số vấn đềcần nghiên cứu thêm, vì vậy em xin phép chọn đề tài “Tổ chức công nghệ kho hàngtại công ty TNHH thời trang Star” làm đề tài nghiên cứu

II. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm kho hàng và quy trình tổ chức, quản trị kho

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng và chức năng của kho hàng tại công ty TNHHthời trang Star

- Đề xuất một số phương án nhằm nâng cao công tác tổ chức công nghệ kho hàng tạicông ty TNHH thời trang Star

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Tình hình tổ chức, hoạt động trong kho hàng tại công ty TNHH thờitrang Star

- Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề trong tổ chức công nghệ kho hiện đại tại công

ty TNHH thời trang Star

IV. Phương pháp tư duy thực hiện.

- Phương pháp quan sát ngoại suy xu thế kết hợp với những kết quả nghiên cứu thựctiễn tại công ty để đưa ra kết luận, đánh giá

- Phương pháp phân tích, thống kê, cùng với các quan điểm marketing hiện đại, sưu tầm hỗ trợ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ KHO HÀNG

I. Khái niệm về công nghệ và các nguyên tắc của công nghệ kho hàng.

1. Công nghệ là gì và các yếu tố của công nghệ.

Công nghệ là gì?

Trang 3

Thuật ngữ công nghệ gần đây đã trở thành một cụm từ được nhiều người ở cáclĩnh vực khác nhau nhắc đến Có thể nói công nghệ xuất hiện rất sớm, ngay từ khiloài người xuất hiện đã có sử dụng tới công nghệ Từ công nghệ xuất phát từ chữ

Hy Lạp “Techne” có nghĩa là một nghệ thuật hay một kỹ năng và “logia” có nghĩa

là một khoa học hay sự nghiên cứu Ngày nay từ công nghệ -Technologia thườngđược hiểu là một quá trình để tiến hành một công nghệ sản xuất, là thiết bị để thựchiện một công việc Công nghệ theo nghĩa rộng là tổng hợp những hiểu biết vàcách thức, phương pháp, phương tiện để hoàn thành một sản phẩm nào đó

Cho đến nay đã tồn tại nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ như coicông nghệ là máy móc tiêu dùng trong sản xuất; có những định nghĩa coi là kiếnthức dùng trong sản xuất là cốt lõi của một công nghệ; một số khác lại coi côngnghệ như là sự tác động tương hỗ giữa máy móc và con người

Việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là một việcvần thiết, bởi vì không thể quản lý công nghệ thành công khi mà chưa xác định rõcông nghệ là cái gì

Rất nhiều tổ chức uy tín đã đưa ra các khái niệm về công nghệ ( tham khảo phụ

lục 1-trang 34), sau cùng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ

“Công nghệ là tất cả những cái dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra”

Ngày nay theo quan niệm hiện đại: Công nghệ là tổng hợp các quá trình chứcnăng cơ bản trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người

- Trong sản xuất vật chất: công nghệ học bao gồm các quá trình chủ yếu

- Trong quá trình vận tải: công nghệ học là các quá trình chuyên chở

- Trong kinh doanh thương mại: công nghệ là các quá trình vận động hàng hóa

Đồng thời với khoa học công nghệ, khái niệm quy trình công nghệ xuất hiện Đóchính là hệ thống các thao tác công nghệ và các khâu tác nghiệp có liên quan chặtchẽ với nhau, trình tự kế tiếp nhau, tác động có mục đích đến đối tượng lao độngtrong một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người Quy trình công nghệ trong lĩnhvực sản xuất và quy trình công nghệ trong lĩnh vực thương mại hợp thành quy trình

Trang 4

công nghệ tổng thể Do đó chúng có cùng bản chất và đều nhằm thỏa mãn tối đanhu cầu tiêu dùng của mọi thành viên trong xã hội (nhu cầu thị trường)

Các yếu tố của công nghệ.

Khái niệm và các đặc tính công nghệ chỉ rõ công nghệ bao gồm cả phần cứng vàphần mềm, thấy rõ vai trò của công nghệ ngày nay được coi là chìa khóa để pháttriển kinh tế, là nguồn hy vọng cơ bản để cải thiện mức sống con người

Công nghệ gồm bốn yếu tố cơ bản, tác động đồng bộ, qua lại lẫn nhau để tạo rabất kỳ sự biến đổi mà con người mong muốn Đó là:

- Thành phần thiết bị (Techno ware) – Gọi tắt là thành phần T

- Thành phần con người (Human ware) – Gọi tắt là thành phần H

- Thành phần thông tin (Inform ware) – Gọi tắt là thành phần I

- Thành phần tổ chức (Orgar ware) – Gọi tắt là thành phần O

Mối liên hệ giữa 4 thành phần của một công nghệ

Bốn thành phần trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thành phần conngười là trung tâm Bốn thành phần này luôn đồng bộ trong bất kỳ công nghệ nào

(xem thêm phụ lục 2 – trang 35, 36)

2. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức của công nghệ kho hàng

Khái niệm công nghệ kho hàng.

Công nghệ kho là tất cả những công tác về mặt tổ chức và kỹ thuật được tiến

hành đối với hàng hóa trong kho để phục vụ cho việc mua bán hàng hóa

Tất cả các công tác đó gắn liền với chức năng cơ bản của tất cả mọi loại kho:bảo vệ hàng hóa về số lượng và phẩm chất và chuẩn bị hàng hóa để chuyển đến

Trang 5

lĩnh vực tiêu dùng nhằm mục tiêu chung: tăng nhanh tốc độc chu chuyển hàng hóa,

hạ thấp chi phí lưu thông đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ trong thươngnghiệp

Nguyên tắc tổ chức công nghệ kho hàng.

Tổ chức công nghệ kho phải đảm bải sự vận động hàng hóa qua kho nhanh chóng

và tiết kiệm, giữ gìn được số lượng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình vậnđộng và bảo quản ở kho – phải tăng năng suất lao động trong kho, đồng thời phảichú trọng quản lý, vì chỉ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật mà không quản lý và

sử dụng tốt những cơ sở vật chất kỹ thuật thì sẽ đi đến lãng phí nghiêm trọng

Chính vì vậy, các nghiệp vụ kho phải tiến hành theo những nguyên tắc sau

- Mỗi nghiệp vụ kho phải được hoàn thành với chất lượng tốt nhất, trong một thờigian ngắn nhất, chi phí sức người và sức của ít nhất, tận dụng năng lực của trangthiết bị kho để không ngừng hạ thấp tổng mức chi phí của kho

- Không ngừng hoàn thiện các loại trang bị kỹ thuật cho những nghiệp vụ kho, dầntừng bước thay thế lao động thủ công bằng những thiết bị, dụng cụ cải tiến, nửa cơgiới và cơ giới

- Bảo đảm tính liên tục, cân đối và thống nhất cho các nghiệp vụ kho

- Giảm dần hao hụt tự nhiên của hàng hóa đồng thời loại trừ hao hụt vượt quá địnhmức

3. Phân loại kho hàng hóa.

Kho hàng hóa trong thương nghiệp có nhiều loại Mỗi loại có đặc điểm và côngdụng riêng

- Phân theo nghiệp vụ chính của kho, kho hàng hóa gồm có: kho thu nhận, kho dự

trữ, kho cung ứng (phân phối), kho trung chuyển (Đặc điểm từng loại kho – xem

Trang 6

- Phân loại theo đặc điểm kiến trúc (loại hình xây dựng), kho gồm có: kho kín, khonửa kín (chỉ có mái che, không có tường), kho lộ thiên.

- Theo hình thức sử dụng, kho gồm có: Kho dùng riêng, kho hợp tác (liên sử dụng),

kho dùng chung (đặc điểm từng loại kho – xem phụ lục 4 trang 38)

I. Công nghệ tiếp nhận kho hàng hóa.

1. Khái niệm và yêu cầu tiếp nhận.

Tiếp nhận là khâu mở đầu quan trọng có tác dụng trực tiếp về mặt kỹ thuậtnghiệp vụ đối với các khâu nghiệp vụ tiếp theo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị đối vớisản xuất và đời sống Tiếp nhận không phải là một nghiệp vụ đơn giản và đơnthuần, mà nó có tính chất khoa học, kỹ thuật và cách mạng

Yêu cầu của việc tiếp nhận: Xác định trách nhiệm vật chất cụ thể giữa đơn vịcung ứng và người nhận hàng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giữa 2 đơn vị muabán và vận chuyển, kiểm tra việc giữ gìn toàn vẹn số lượng và phẩm chất hàng hóa

2. Tiếp nhận theo số lượng và tiếp nhận chất lượng, làm chứng từ tiếp nhận Tiếp nhận theo số lượng.

Chế độ và kỹ thuật tiếp nhận số lượng tùy thuộc vào hàng có bao bì hay không

có bao bì, nhận hàng tại kho người cung cấp, kho người nhận hay từ phương tiệnvận tải đường sắt, đường thủy… mà có sự khác nhau nhất định

Các phương pháp tiếp nhận hàng theo số lượng là đếm, cân, đo số lượng hànghóa thực nhập Vận dụng từng phương pháp ấy phải căn cứ vào tính chất và sốlượng từng loại hàng, căn cứ vào địa điểm nhận hàng, tình trạng bao bì và nhữngquy định cụ thể trong từng hợp đồng, trong điều lệ tiếp nhận đã được Nhà nước banhành

Trong quá trình tiếp nhận, hàng thừa hay thiếu, bao bì hưu hỏng hay có hiệntượng khác thường, không an toàn…, đều phải lập biên bản theo thủ tục quy định

Tiếp nhận chất lượng.

Trang 7

Chất lượng của một sản phẩm là một hệ thống những đặc trưng nội tại của sảnphẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được, hoặc so sánh được,những thông số này lấy ngay trong sản phẩm, hoặc trong giá trị sử dụng của nó.Tiếp nhận phải theo những thông số đó, những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sảnphẩm theo đúng hợp đồng ký kết cũng như chỉ tiêu chất lượng của bao bì.

Có 2 phương pháp kiểm tra chất lượng:

- Phương pháp cảm quan: tức là dùng 5 giác quan để xác định phẩm chất của hànghóa

- Phương pháp thí nghiệm: chính là phương pháp phân tích hóa học, vật lý, vi sinhvật, sinh vật học

(xem thêm phụ lục 5 trang 39)

Chứng từ tiếp nhận.

Khi đã hoàn thành việc tiếp nhận số lượng và chất lượng, tất cả hàng hóa nhập

kho phải ghi vào “sổ hàng nhập”, (có thể theo mẫu phụ lục 6 trang 40)

Mỗi lần nhập hàng vào kho phải xem chứng từ; nếu thấy chứng từ giao hànghợp lệ và phù hợp với hàng hóa nhập kho, người nhận ký tên vào chứng từ giaohàng và vận đơn, rồi hoàn lại cho người giao hàng Nếu chứng từ không hợp lệ,hàng hóa và chứng từ không phù hợp và không đúng như trong hợp đồng thì cầnlập biên bản theo đúng thủ tục, gửi biên bản đó đến các cơ quan, tổ chức và xínghiệp hữu quan trong thời hạn quy định

II. Công nghệ bảo quản hàng hóa dự trữ.

Bảo quản hàng hóa là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất ởkho Nó là một trong những nhiệm vụ kinh tế, chính trị quan trọng, đồng thời làmột những nhiệm vụ khoa học kỹ thuật rất phức tạp trong công tác thương nghiệp Công nghệ bảo quản bao gồm 3 khâu cơ bản là: phân bố và chất xếp hàng hóa;chăm sóc và giữ gìn hàng hóa ở kho; quản lý định mức hao hụt hàng hóa

Trang 8

1. Phân bố và sắp xếp hàng hóa trong kho.

Phân bố là sự quy hoạch vị trí của hàng hóa bảo quản, còn chất xếp là phươngpháp để hàng tại nơi quy định, thích hợp với đặc điểm tính chất của các loại khohàng hóa và bao bì

Nguyên tắc của phân bố và chất xếp phải: theo khu và theo loại, cách ly hànghóa kỵ nhau và bố trí lân cận đối với hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng; trật tự

và vệ sinh, (dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm kê hàng hóa) đồng thời bảo đảm mỹ quan chokho hàng

Yêu cầu chung phải đạt được trong phân bố và chất xếp là: bảo đảm sự thuậntiện cho nghiệp vụ xuất - nhập, bảo quản, kiểm kê; bảo đảm an toàn cho người,hàng hóa và phương tiện; bảo đảm tiết kiệm sức lao động, tiền vốn, không ngừngnâng cao năng suất lao động, tận dụng sức chứa của kho, công suất của thiết bị… Sau khi hàng hóa được phân bố vào các khu vực để hàng thích hợp thì tiến hànhchất xếp hàng hóa Tùy theo đặc điểm hàng hóa, boa bì mà áp dụng các phươngpháp xếp khác nhau, như:

- Phương pháp đổ đống: đối với hàng hạt rời, không có bao bì

- Xếp trên giá, tủ: đối với hàng đã mở bao, hàng lẻ, xuất còn thừa, hàng cần bảo quảntrên giá, tủ chuyên dùng

- Xếp thành chồng theo nhiều kiểu thích hợp: đối với hàng bảo quản nguyên bao,kiện, hòm

2. Chăm sóc, giữ gìn hàng hóa.

Hàng hóa sau khi được chất xếp trong các khu vực kho, nhà kho, phải đượcchăm sóc giữ gìn cẩn thận Muốn chăm sóc giữ gìn tốt hàng hóa, phải áp dụng một

hệ thống công tác bao gồm: quản lý nhiệt độ và độ ẩm; vệ sinh sát trùng; phòngcháy chữa cháy; phòng gian bảo mật; kiểm tra hàng hóa ở kho

Quản lý nhiệt độ, độ ẩm : là một khâu rất cơ bản Nó là hệ thống các biện pháp

khác nhau nhằm duy trì cũng như tạo ra nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với yêu cầu bảoquản hàng hóa ở kho Những phương pháp căn bản để quản lý nhiệt độ, độ ẩm

Trang 9

là:Thông gió, dùng chất hút ẩm, phương pháp sấy, phương pháp bịt kín (xem thêm

phụ lục 7 trang 41, 42)

Vệ sinh sát trùng : có liên quan đến quản lý nhiệt độ, độ ẩm và là một mặt quan

trọng của việc chăm sóc và giữ gìn hàng hóa Nó là một hệ thống các biện pháp đểtiêu diệt sinh vật, vi sinh vật và loại trừ các tạp chất làm hư hao tổn thất đối vớihàng hóa và kho Việc vệ sinh sát trùng phải căn cứ vào tính chất của từng loạihàng, tập tính sinh hoạt của từng loại sinh vật để có phương pháp và biện pháp tiến

hành thích hợp (Nội dung công tác vệ sinh, sát trùng xem thêm phụ lục 8 trang 43)

Phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật: Phòng cháy chữa cháy là một

công tác khoa học có ý nghĩa kinh tế, chính trị thiết thực Khi thiết kế xây dựngkho, phải quán triệt yêu cầu của phòng cháy, chữa cháy, lựa chọn địa điểm xâydựng kho, lựa chọn nguyên vật liệu và bố trí cơ cấu bên trong kho phải bảo đảmcứu chữa hàng hóa khi có cháy Mỗi kho phải chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ cứu chữa

để kịp thời dập tắt ngay nguồn lửa

Phòng bảo mật: Ngoài những biện pháp kể trên, để giữ gìn và chăm sóc hànghóa, phòng gian bảo mật hàng hóa ở kho cũng là một khâu công tác quan trọng cầnphải đặc biệt chú ý trong quản lý hàng hóa Nó thể hiện nhiệm vụ bảo vệ kinh tế,đồng thời là cuộc đấu tranh chính trị - chống kẻ địch, kẻ gian phá hoại tiềm lực củacông cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, tiềm lực quốc phòng và trực tiếp đối với

xí nghiệp thương nghiệp là tiềm lực của kinh doanh, tiềm lực của sự đấu tranh cảitạo và quản lý thị trường xã hội chủ nghĩa Vì vậy cần có nội quy, chế độ, lực lượngcán bộ công nhân… bảo mật phòng gian

Giám sát và kiểm tra hàng hóa: Là một khâu nghiệp vụ cần thiết của người

làm công tác kho để chăm sóc và giữ gìn hàng hóa Cán bộ kho phải giám sát mọihoạt động nghiệp vụ kho, giám sát kho, nhà kho và khu vực kho; kiểm tra sự thựchiện các chế độ, quy phạm, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ kho; kiểm tra số lượng và

Trang 10

chất lượng hàng dự trữ - bảo quản, kiểm tra tình trạng kho tang Giám sát và kiểmtra phải được tiến hành thường xuyên và định kì.

Quản lý định mức hao hụt hàng hóa: là việc sử dụng những biện pháp kỹ

thuật kết hợp với việc đề cao trách nhiệm vật chất của cán bộ, nhân viên ở kho đểgiảm mức thấp nhất hao hụt tự nhiên và loại trừ hao hụt vượt quá định mức

- Công thức tính hao hụt hàng hóa: H = (G1 + G2)M% (đ)

Trong đó: H: hao hụt cần tính theo định mức (đ)

G1: Giá trị hàng xuất (tiêu thụ) giữa hai kỳ kiểm kê (đ)

G2: Giá trị hàng tồn kho ngày kiểm kê để tính toán

M%: Định mức hoa hụt có liên quan đến thời gian bảo quản trung bình

- Thời gian bảo quản trung bình: T=G / g (ngày)

Trong đó: T: thời gian bảo quản trung bình (ngày)

G: Dự trữ hàng hóa bình quân trong kỳ (đ)

g: Giá trị hàng tiêu thụ bình quân trong 1 ngày (đ)

III. Nghiệp vụ phát hàng.

1. Yêu cầu của nghiệp vụ phát hàng:

Là khâu kết thúc quá trình nghiệp vụ kho, thể hiện mục đích của dự trữ bảo

quản và toàn bộ chất lượng công tác kho, phát hàng phải đảm bảo các yêu cầu cơbản và chủ yếu là:

- Xác định rõ trách nhiệm vật chất giữa các khâu trong công tác kế hoạch, chuẩn bị

Trang 11

giữ, 1 bản kế toán giữ và 2 bản giao cho người nhận hàng (cửa hàng), đối với khocủa tổ chức thương nghiệp bán lẻ

Đối với thủ kho hay kế toán và cửa hàng…, chứng từ này là văn bản pháp lý củahoạt động kinh tế thay đổi quyền quản lý nghiệp vụ đối với hàng hóa, nên phải thựchiện chế độ kế toán – ghi chép ban đầu kịp thời, chính xác Ngay trong quá trìnhđưa hàng ra chuẩn bị, thủ kho, chủ nhiệm kho cũng phải theo dõi và thực hiện việcghi chép hạch toán ban đầu cho tốt Có như thế, việc phát hàng mới đảm bảo chínhxác

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ KHO

TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR.

I. Giới thiệu tổng quan hoạt động của công ty TNHH thời trang Star.

1. Giới thiệu công ty TNHH thời trang Star.

Singlun là Tập đoàn sản xuất hàng may mặc hàng đầu thế giới có trụ sở chínhtại Singapore, chuyên cung cấp hàng dệt kim và hàng thể thao vào thị trường Mỹ,Châu Âu và Nhật Bản, với 13 chi nhánh đặt tại Singapore, Bangladesh, Sri Lanka,Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Malaysia

Công ty TNHH thời trang Star là một trong những của công ty hàng đầu củaSINGLUN Nhóm - SINGAPORE Công ty chuyên sản xuất và cung cấp hàng dệtkim và đồ thể thao cho thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản Khách hàng của công

ty là những nhãn hiệu may mặc hàng đầu như The North Face, Reebok, UnderArmour, Oakley, Timberland, Lucy,…

Tên công ty: Công ty TNHH thời trang Star

Tên giao dịch quốc tế: Star Fashion Company Limited

Trang 12

Tên viết tắt: Star Fashion CO.,LTD

Mã số thuế: 0500556370

Ngày thành lập: 16/03/2007

Ngày hoạt động: 01/02/2008

Giấy phép kinh doanh: 01222000176

Người đại diện: Mark Lee Kean Phi

Địa chỉ: Lô CN-B4, Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84 4 6326 7395

Hình thức pháp lý: Công ty TNHH Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn với sốvốn của mình

Công ty TNHH thời trang Star có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền

và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinhdoanh trong số vốn của công ty, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của phápluật

Vốn đầu tư:

2007: Vốn đầu tư ban đầu của công ty là 3.68 triệu USD

2009: Công ty tăng vốn đầu tư lên 9.5 triệu USD, đầu tư mở rộng sản xuất

- Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại của của Nhà nước

- Tuân thủ các chính sách hoạt động, các chính sách thuế của Nhà nước

- Khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả

Trang 13

- Thực hiện công tác bảo hộ, vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

- Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ luật lao động

Qua bảng trên, có thể nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng kháđáng kể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 10 triệu USD, lợi nhuậnsau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hơn 1 triệu USD Đây là tín hiệu đáng mừng,chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, cần tiếp tục duy trì Chi phí quản lýdoanh nghiệp và chi phí khác cũng đã giảm đáng kể Giá vốn hàng hóa và dịch vụcung cấp tăng gần 10 triệu USD, điều này là do doanh nghiệp nhận được sự tínnhiệm của các công ty đối tác, có được nhiều hợp đồng sản xuất có giá trị lớn Tómlại, trong năm 2014 vừa qua, doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh có hiệu quả, cầntiếp tục phát huy trong những năm tới

II. Thực trạng công nghệ hàng hóa vào kho.

Giới thiệu kho hàng của công ty TNHH thời trang Star:

Kho có diện tích 2300m2, cao 5m, nằm ở tầng 1 phía sau công ty, đoạn đườngvào kho được đổ bể tông, thuận tiện cho xe tải ra vào, trước cửa kho có một sânrộng, dùng làm nơi bốc dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển trước khi nhập vào kho.Kho được chia làm 3 kho nhỏ liền kề, gồm:

- Kho vải: diện tích 940m2, dung tích kho: 4700m3

- Kho phụ liệu: 450m2 đã bao gồm một gác xép rộng 240m2 Dung tích kho: 1770m3

- Kho thành phẩm 770m2 Dung tích kho: 3850m3

Phân loại:

- Theo nghiệp vụ chính: + Kho vải và kho phụ liệu: kho thu nhận

Trang 14

+ Kho thành phẩm: kho cung ứng.

- Theo điều kiện thiết kế: cả 3 kho của công ty đều thuộc dạng kho kín

- Theo hình thức sử dụng: Kho dùng riêng, thuộc sở hữu của công ty TNHH thờitrang Star

Các mặt hàng bảo quản ở kho: vải, phụ liệu, quần áo thành phẩm

1. Công nghệ nhận hàng vào kho tại công ty TNHH thời trang Star.

1.1. Hàng nhập kho thường xuyên.

- Kho vải: các loại vải

- Kho phụ liệu: chỉ, tem mác, khuy, dây dệt, oze, túi nylon, dây miến, thẻ bài…

- Kho thành phẩm: các thùng carton có chứa hàng may mặc đã hoàn thiện có dánbăng dính (có logo của công ty bên trên) và được đóng dấu, dán tem

1.2. Quá trình nhận hàng vào kho

Thủ kho căn cứ vào phiếu báo nhập hàng để tổ chức tiếp nhận, tháo dỡ cuộn,kiện từ phương tiện vận chuyển, sau đó tiến hành kiểm tra về chủng loại, chấtlượng, số lượng theo biên bản hàng nhập kho Kết thúc quá trình kiểm tra, nếu hànghóa nhập kho đúng với phiếu báo nhập hàng, kho sẽ làm chứng từ nhập hàng vàokho

+ Phụ liệu may mặc: Tất cả phụ liệu may mặc đều được công ty nhập từ các công

ty cung cấp hàng đầu, có uy tín do đó tất cả các mặt hàng này đều được đóng góitheo tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy, khi nhập hàng phụ liệu, để kiểm tra số lượng, kho

sẽ tiến hàng đếm số lượng bao gói trong các thùng carton, ngoài ra kho kiểm trakhối lượng đối với các loại hàng như khuy, cúc, oze, túi nylon

Trang 15

+ Hàng may mặc: tất cả các hàng may mặc thành phẩm đều được đóng gói, cho vàothùng carton có dán tem theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của khách hàngtrước khi chuyển xuống kho Vì vậy đối với loại hàng hóa này, kho sẽ kiểm tra sốlượng bằng cách đếm số lượng thùng hàng nhập vào kho.

- Tiếp nhận theo chất lượng: Mỗi loại hàng nhập vào kho đều có một tiêu chuẩn chấtlượng khác nhau, do đó kho cũng áp dụng các phương pháp kiểm tra chất lượngkhác nhau đối với từng loại hàng, tuy nhiên chủ yếu là dùng phương pháp cảmquan (dùng mắt và tay để xác định chất lượng hàng)

+ Vải: Sau khi kiểm tra khối lượng và kích thước khổ vải, vải được đưa vào máy đovải để kiểm tra độ dài vải và lỗi sợi, đồng thời sẽ có một nhân viên kho túc trực tạimáy để kiểm tra bề mặt vải, chất lượng màu sắc của vải

+ Phụ liệu may mặc: Do ngành nghề kinh doanh của công ty là gia công may mặcnên số lượng phụ liệu công ty cần dùng vô cùng lớn, để kiểm tra hết được tất cả cácloại phụ liệu này rất khó khăn, tuy nhiên cũng không thể vì thế mà có thể lơ là khâukiểm tra chất lượng hàng nhập Nếu để xảy ra sai sót trong khâu này có thể ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của công ty, gây thiệt hại vô cùng lớn Do

đó để thuận tiện trong khâu kiểm hàng, kho đề ra các tiêu chuẩn chất lượng chungcho các loại hàng nhập theo từng yếu tố như: màu sắc, kích thước, hình dáng, trangtrí, nội dung in trên hàng, … để các nhân viên kiểm hàng dựa vào bảng tiêu chuẩncủa kho và biên bản nhập hàng để quyết định hàng có được nhập kho hay không.+ Hàng may mặc thành phẩm: Do tính chất gia công nên tất cả các sản phẩm củacông ty sau khi hoàn thiện đều phải được các nhân viên QA (nhân viên kiểm trachất lượng) kiểm định đạt yêu cầu rồi mới đóng gói vào bao bì và thùng carton theoyêu cầu của khách hàng dựa theo tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy đối với hàng may mặcthành phẩm, để kiểm tra chất lượng, kho chỉ cần kiểm tra chất lượng bên ngoài củathùng carton (thùng nguyên vẹn hay bị bóp méo, có dấu hiệu băng dính dán thùng

bị bóc ra hay không), kiểm tra tem mác dán trên thùng có chính xác hay không, trên

Trang 16

thùng đã có đóng dấu của công ty không, thông tin in trên thùng đã đúng theo biênbản nhập hàng để quyết định hàng được nhập kho hay không.

- Làm chứng từ tiếp nhận: Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra chất lượng và số lượnghàng nhập, nếu không phát hiện ra sai sót, kho sẽ tiến hành làm chứng từ nhập hàngtheo từng mã hàng với thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng hàng nhập, tên đơn

vị cung ứng thành 4 bản: 1 bản giao cho phòng kế hoạch, 1 bản giao cho nhân viênquản lý đơn hàng, 1 bản giao cho đơn vị cung ứng, 1 bản giữ lại lưu kho

2. Công nghệ bảo quản hàng hóa trong kho hàng.

II.1. Thiết bị kho hàng hóa.

+ Tủ hàng: chứa hàng hóa đã mở bao Số lượng: 1 tủ rộng 0.8m, cao 2.5m, dài1.5m; 1 tủ rộng 0.5m, cao 2m, dài 0.6m

+ Bục kệ chứa hàng hóa: dùng để xếp hàng hóa chưa được kiểm lên để tránh ẩmmốc

+ Giá sắt: chứa vải, phụ liệu, hàng may mặc thành phẩm Số lượng:

• Kho vải: 8 giá dài 20m, rộng 1.8m, cao 4.5m

3 giá dài 12.5m, rộng 1.8m, cao 4.5m

1 giá dài 10m, rộng 1.8m, cao 4.5m

1 giá dài 35m, rộng 1.8m, cao 4.5m

Các giá đều được chia thành 3 tầng, mỗi tầng lại được chia thành các ngăn dài2.5m, cao 1.5m

• Kho phụ liệu: 20 giá dài 4.5m, rộng 0.6m, cao 2.5m

1 giá dài 10m, rộng 0.6m, cao 2.5m

6 giá dài 5.5m, rộng 1m, cao 2.5m

Các giá đều chia làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các ngăn dài 1.5m, cao0.8m

• Kho thành phẩm: 1 giá dài 52.5m, rộng 1m, cao 4.5m

2 giá dài 47.5m, rộng 1m, cao 4.5m

2 giá dài 30m, rộng 1m, cao 4.5m

2 giá dài 15m, rộng 1m, cao 4.5m

1 giá dài 45m, rộng 1m, cao 4.5m

Trang 17

1 giá dài 12.5m, rộng 1m, cao 4.5m

1 giá dài 10m, rộng 1m, cao 4.5m

1 giá dài 5m, rộng 1 m, cao 4.5m

Các giá đều chia làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các ngăn dài 2.5m, cao1.5m

Thiết bị đo lường:

+ Cân điện tử: dùng để kiểm tra khối lượng hàng nhập vào, có 2 loại cân điện tử to(để kiểm tra các loại hàng có trọng lượng lớn) và nhỏ (để kiểm tra các loại hàng cótrọng lượng nhẹ như khuy, cúc…) Số lượng: 3 cân to để cân hàng có trọng lượnglớn và 2 cân nhỏ để cân hàng có trọng lượng nhẹ

+ Máy đo vải: dùng để kiểm tra chiều dài và lỗi sợi của vải, luôn có một nhân viêntúc trực khi sử dụng máy đo vải để tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt, màu sắctrang trí song song với giai đoạn đo chiều dài vải theo mỗi vòng quay của máy Sốlượng: 3 máy

+ Thước dây: dùng để kiểm tra khổ vải, chiều dài và chiều rộng của phụ liệu Sốlượng: 47 thước dây

+ Xe đẩy hàng 4 bánh: dùng để di chuyển hàng hóa trong kho Số lượng: 2 xe to và

4 xe nhỏ

+ Máy nâng hàng: dùng để di chuyển hàng hóa từ trên cao xuống thấp hoặc ngượclại, di chuyển từ giá sắt này sang giá sắt khác, di chuyển hàng hóa mà không cầntháo bục Số lượng: 3 máy

+ Thang máy: Dùng để vận chuyển hàng đến phân xưởng sản xuất Số lượng: 1thang máy

+ Bình chữa cháy, hệ thống phun nước: dùng để chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra

Số lượng: 25 bình chữa cháy

Trang 18

+ Máy thông gió: dùng để thông gió, điều chỉnh nhiệt độ trong kho Số lượng: 10máy.

- Thiết bị vệ sinh, sát trùng:

+ Chổi, giẻ lau: dùng để quét dọn, lau chùi các thiết bị, dụng cụ trong kho

+ Thùng rác: Dùng để chứa đựng các loại rác thải không sử dụng được nữa

(Tham khảo hình ảnh các thiết bị trong kho tại phụ lục 9 trang 44->48)

II.2. Quản lý vệ sinh.

Mỗi ngày kho đều có nhân viên dọn vệ sinh 2 lần (vào lúc 12h trưa và 5h chiều).Các nhân viên kho sẽ chịu trách nhiệm vệ sinh với các dụng cụ cá nhân như kéo,thước dây, thước kẻ…, với các thiết bị dùng chung của kho như: cân điện tử, giá,

kệ hàng, máy đo vải, máy nâng hàng,… sẽ có nhân viên vệ sinh lau chùi 1lần/ngày

Hàng hóa được bao gói bằng nylon (đối với vải) hoặc thùng giấy (đối với phụliệu như: khóa, cúc, tem, mác… và hàng may mặc thành phẩm) trước khi xếp lêngiá để hàng Bao bì hàng hóa luôn được kiểm tra, đảm bảo sạch sẽ trước khi sửdụng để bao gói hàng hóa

II.3. Quản lý nhiệt độ, độ ẩm.

Nhiệt độ trong kho được duy trì ở 23~250C Để quản lý nhiệt độ, độ ẩm khothường sử dụng phương pháp thông gió bằng cách luôn mở cửa kho và sử dụngquạt thông gió

Hàng hóa được đặt trên các giá để hàng cách sàn và tường kho 0.2m~0.25m,tránh ẩm mốc, giữ cho hàng hóa luôn khô ráo

II.4. Quản lý phòng cháy, chữa cháy.

Ở mỗi giá sắt để hàng, đều có đặt các bình chữa cháy bên hông giá, tạo điềukiện thuận tiện cho nhân viên có thể dễ dàng lấy ra để chữa cháy khi có hỏa hoạnxảy ra Hệ thống phun nước bố trí trên trần kho, sẵn sàng phun nước xuống khi có

Trang 19

cháy Ngoài ra, đường vào kho được đổ bê tông chắc chắn, rộng rãi, xe cứu hỏa cóthể dễ dàng vào tận trong kho khi xảy ra hỏa hoạn.

Các thiết bị chữa cháy trong kho được bảo dưỡng 6 tháng 1 lần (vào tháng 1 vàtháng 7 hằng năm)

II.5. Quản lý diện tích, dung tích kho.

Phương pháp chất xếp hàng trong kho:

- Vải: Vải sau khi hoàn tất quy trình nhập kho sẽ được cuộn tròn bọc trong túi nylon(có dán tem chứa thông tin về loại vải), sau đó sẽ được xếp trên các giá sắt Đối vớimột số loại vải có số lượng ít (vải do khách hàng gửi về may mẫu) sẽ được đónggói trong thùng giấy (trên thùng có ghi rõ thông tin về vải, khách hàng), sau đó sẽđược xếp trên giá sắt ở khu vực để hàng may mẫu

- Phụ liệu: Tất cả các phụ liệu đều được đóng gói trong thùng giấy trước khi xếp lêncác giá để hàng

- Hàng may mặc thành phẩm: nhân viên kho giữ nguyên bao gói hàng hóa như lúcban đầu, sau đó tiến hàng xếp hàng lên giá có phân loại từng khách hàng và mẫumã

Phân bố các giá sắt trong kho: Các giá sắt sẽ được ghép lại thành các hàng đôi,khoảng cách từ giá sắt đến tường là 0.25m, khoảng cách đường đi giữa các hàng

đôi là 2m (kho vải), 1m (kho phụ liệu), 1.5m (kho thành phẩm) (Tham khảo sơ đồ

kho vải, kho phụ liệu, kho thành phẩm) tại phụ lục 10, 11, 12, 13 trang 49->52)

Hệ số sử dụng diện tích kho = diện tích hàng chiếm chỗ/diện tích kho

- Kho vải: Diện tích hàng chiếm chỗ: 437.7m2

Hệ số sử dụng diện tích kho vải là: 437.7/940= 0.46

- Kho phụ liệu: Diện tích hàng chiếm chỗ: 119.7m2

Hệ số sử dụng diện tích kho phụ liệu là: 93.3/450= 0.27

- Kho thành phẩm: Diện tích hàng chiếm chỗ: 310m2

Hệ số sử dụng diện tích kho thành phẩm là: 310/770= 0.40

 Sở dĩ hệ số sử dụng diện tích 3 kho thấp là do cách sắp xếp trong kho Hiện tại, kho

để khoảng cách đường đi lại giữa các giá sắt rất lớn (2m, và 3m giữa các lối đi),

Trang 20

điều này rất thuận tiện cho giao thông trong kho, giúp các thiết bị dễ dàng đi lại, cơgiới hóa lao động trong kho, tiết kiệm thời gian và chi phí công sức tuy nhiên, hệ số

sử dụng diện tích tối ưu là 0.8, do đó kho nên bố trí lại các sắp xếp để nâng cao hệ

số sử dụng diện tích kho, tránh lãng phí Ngoài ra, ngoài chức năng, bảo quản chứađựng hàng hóa, diện tích kho còn được sử dụng để làm nơi làm việc cho các nhânviên trong kho; điều này là không khoa học, cần phải di chuyển khu vực diện tíchlàm việc của nhân viên kho ra ngoài để chuyên môn hóa chức năng của kho

Hệ số sử dụng dung tích kho = dung tích hàng chiếm chỗ / dung tích kho

- Kho vải: Dung tích hàng chiếm chỗ: 1967.25m3

Hệ số sử dụng dung tích kho vải: 1967.25 / 4700= 0.42

- Kho phụ liệu: Dung tích hàng chiếm chỗ: 299.1m3

Hệ số sử dụng dung tích kho phụ liệu: 299.1 / 1700=0.17

- Kho thành phẩm: Dung tích hàng chiếm chỗ: 1395m3

Hệ số sử dụng dung tích kho thành phẩm: 1395/ 3850 = 0.36

 Hệ số sử dụng dung tích kho rất thấp do phần lớn dung tích kho dành cho các nhânviên làm việc trong kho và đường đi lại trong kho Đặc biệt kho phụ liệu, dung tíchkho nhỏ là do chiều cao của các giá để hàng trong kho rất thấp (2.5m) trong khichiều cao của kho tại tầng 1 là 5m, do đó cần nâng cao các giá để hàng tại tầng 1kho phụ liệu và bố trí thêm các thiết bị chứa hàng để nâng cao hệ số sử dụng dungtích kho, đưa hệ số dung tích kho gần đạt tới hệ số tối ưu là 0.8

II.6. Quản lý định mức hao hụt.

Hàng hóa trong kho thuộc loại hàng khô do đó hao hụt xảy ra thường do sai sótcủa nhân viên, nếu xảy ra chênh lệch giữa hàng nhập – xuất – tồn trong kho, tùytừng loại hàng mà công ty sẽ có cách xử lý riêng

- Đối với vải: hao hụt xảy ra do nhân viên đo vải để cắt không chính xác Thôngthường công ty luôn đặt dư số lượng cần dùng để đề phòng hao phí do đó nếu

Trang 21

chênh lệch dưới 1m vải/cuộn (đối với vải dùng cho hàng đại trà), công ty sẽ tự chitrả, nếu chênh lệch với số lượng lớn hơn, các nhân quản lý và lô hàng đó sẽ phảichịu trách nhiệm tài chính với công ty Với vải may hàng mẫu số lượng ít, thôngthường vải này được chuyển nguyên kiện như khi khách hàng chuyển về lên xưởngmay mẫu nên nếu hao hụt xảy ra nhân viên kho sẽ phải tự chịu trách nhiệm vớicông ty Trong quá trình bảo quản nếu chất lượng vải bị biến đổi do vi sinh vật xâmhại, bị bẩn không thể sử dụng được nữa nhân viên kho phải tự chịu toàn bộ tráchnhiệm.

- Đối với hàng phụ liệu: Tất cả các phụ liệu may mặc đều được bao gói trong các túinylon sau đó mới đóng thành thùng carton Khi xuất hàng, kho sẽ xuất theo từnggói nhỏ trong lô hàng nhận về hoặc xuất cả thùng lớn do đó nếu xảy ra hao hụt là

do kho đã không làm tròn nhiệm vụ bảo quản hàng hóa, làm rách bao bì để xảy rarơi vãi Để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất, số lượng phụ liệu công ty nhập vềluôn lớn hơn số lượng cần dùng thực tế, do đó nếu hàng hóa trong kho phụ liệu bị íthơn 30 chiếc so với số liệu trên chứng từ lưu kho, hao hụt sẽ được tính cho công ty,nếu số lượng hàng thực tế trong kho thiếu nhiều hơn 30 chiếc, nhân viên trong kho

sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính với công ty

- Hàng may mặc thành phẩm: Tương tự hàng phụ liệu, các sản phẩm may mặc đềuđược đóng thùng carton có niêm phong của công ty, khi xuất hàng, kho sẽ xuất cảthùng hàng có dấu niêm phong đó Nếu có hao hụt là do kho lơ là nhiệm vụ, để xảy

ra mất cắp, bị vi sinh vật xâm hại, gây hư hỏng hàng hóa do đó nhân viên quản lý

lô hàng đấy cũng phải chịu trách nhiệm tài chính với công ty

II.7. Quản lý lao động.

Nhân viên kho được chia nhiệm vụ rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm theodõi, thống kê xuất nhập loại hàng được phân công, báo cáo với thủ kho về các biếnđộng xảy ra trong loại hàng đấy

3. Phân tích phát hàng.

Trang 22

Hàng hóa ở kho vải và kho phụ liệu được phát trực tiếp, sau khi có phiếu yêu

cầu xuất kho, kho sẽ làm thủ tục để phát hàng tới địa điểm theo yêu cầu Đối vớikho thành phẩm, kho không phát hàng trực tiếp mà phát hàng theo hình thức giántiếp, khi có lệnh xuất hàng, kho sẽ tiến hàng bàn giao hàng hóa cho bộ phậnshipping (bộ phận vận chuyển hàng hóa) của công ty để chuyển hàng tới địa điểmnhư khách hàng yêu cầu

- Đối với kho vải và kho phụ liệu:

+ Vải và nguyên phụ liệu sau khi kiểm tra, phân loại phải ở trạng thái bao gói nhưban đầu Khi được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch, dựa vào bảng màu (hướngdẫn nguyên phụ liệu và vải) kho sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên phụ liệu và vải chođơn hàng đó để đem giao cho phân xưởng may theo đúng số lượng, chủng loại đảmbảo cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất

+ Thủ kho của mỗi kho sẽ thống kê lại tình hình thừa thiếu phụ liệu và vải của các

mã hàng để kịp thời điều độ, giúp quá trình không bị gián đoạn Đối với hàng thừasau khi sản xuất xong, kho sẽ tiến hành nhập lại số hàng đấy, lưu lại để theo dõi vàbáo cáo cho các bộ phận liên quan

+ Khi cấp hết phụ liệu và vải theo lệnh sản xuất, thư ký kho viết phiếu kho đối vớimỗi mã hàng nhất định thành 4 bản: 1 bản cho phòng kế hoạch, 1 bản cho nhânviên quản lý đơn hàng đó, 1 bản cho xưởng sản xuất và 1 bản lưu kho

- Đối với kho thành phẩm: Hàng hóa sau khi được sản xuất xong được đóng thùngbìa cứng có dán tem theo yêu cầu của khách hàng và công ty được bảo quản trongkho Khi có lệnh xuất hàng từ phòng kế hoạch, thủ kho sẽ tiến hành chuẩn bị hàngđúng chủng loại và số lượng để giao cho bộ phận shipping Thủ kho sẽ thống kê lạicác mã hàng đã xuất với số loại và thời gian, địa điểm thành 5 bản: 1 bản giao chophòng kế hoạch, 1 bản giao cho nhân viên quản lý đơn hàng đó, 1 bản cho bộ phậnshipping, 1 bản cho khách hàng (hoặc đơn vị nhận hàng theo yêu cầu của kháchhàng) và 1 bản lưu kho

4. Đánh giá tổng quát:

- Ưu điểm:

Trang 23

+ Kho có diện tích rộng rãi, giao thông thuận lợi cho việc di chuyển các mặt hàngbảo quản trong kho.

+ Trang thiết bị trong kho khá hiện đại, phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ trong kho.+ Đội ngũ nhân viên kho năng động, nhiệt tình trong công việc

+ Công tác vệ sinh chưa được chú trọng đúng mức Việc quét dọn chỉ là hình thức

cơ bản, giải quyết được vệ sinh bên ngoài, chưa đủ để đảm bảo hàng hóa tránhđược các vi sinh vật gây hại cho sản phẩm

+ Công tác quản lý nhiệt độ chưa được đề cao, bình chữa cháy và hệ thống phunnước mới chỉ là biện pháp chữa cháy, biện pháp phòng cháy chưa được quan tâm

CHƯƠNG III NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ KHO HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR.

I. Xu hướng kinh tế - xã hội Việt Nam.

1. Hiện đại hóa

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nướccông nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sảnxuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vậtchất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Trang 24

Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước

công nghiệp, hoàn thiện hệ thống luật pháp đảm bảo điều chỉnh một cách kín kẽ

nhất và đồng bộ các mối quan hệ trong xã hội, xóa bỏ các rào cản bất hợp lý,khuyến khích đầu tư, kinh doanh, nhanh chóng đưa nước ta thành nước có nền kinh

tế thị trường hoàn chỉnh

2. Nông thôn mới.

Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân

hiểu rõ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh côngtác đào tạo, từng bước chuẩn hóa cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cáccấp Phát huy nội lực của cộng đồng dân cư là chủ yếu, nhà nước định hướng, hỗtrợ và hướng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn mới Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn

3. ASEAN.

Các nhà lãnh đạo định hướng ASEAN sẽ hình thành một cộng đồng, tạo ra một

khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong

đó có hàng hóa, dịch vụ đầu tư được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế pháttriển đồng đều, thị trường mở rộng, cơ hội đưa hàng hóa của mình đến tay ngườitiêu dùng ở mỗi nước trong khu vực của mỗi doanh nghiệp là như nhau, điều đócũng đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ có thêm thị trường mới đồng thời sự cạnhtranh diễn ra theo chiều hướng khắc nghiệt hơn

Việt Nam là một thành viên của tổ chức ASEAN, hứa hẹn tới năm 2018 sẽ hoànthành các mục tiêu được các nước chính thức công nhận là nước có nền kinh tế thịtrường, điều này mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp

Kinh tế phát triển mọi mặt, đặc biệt khi nước ta chính thức được công nhận nước

có nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh sẽ diễn ra ngày một mạnh mẽ và khắc nghiệt do sự xâm chiếm thị trường ngày một nhiều của các sản phẩm ngoài nước,

do đó các doanh nghiệp phải có những chính sách chiến lược đúng đắn nâng cao

Ngày đăng: 02/06/2015, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w