1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại Công ty TNHH Thời trang Star

34 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 291 KB

Nội dung

MỤC LỤC 2.1.1.Môi trường 8 2.1.2. Ô nhiễm môi trường 8 2.1.3. Tiêu chuẩn môi trường 8 2.1.4.Rào cản môi trường 10 2.1.5.Xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 10 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR KHI XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 16 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm Error: Reference source not found Bảng 3.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 Error: Reference source not found Bảng 3.2: Thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ 2010 - 2012 Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu theo thị trường Error: Reference source not found Error: Reference source not found 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về chất và lượng. Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại - một xu thế khách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, càng thực hiện tự do hoá thương mại, càng mở cửa, thì cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng gay gắt. Với thực tế đó và để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thực hiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những hàng rào thuế quan, rào cản thương mại và rào cản môi trường. Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu nền kinh tế Việt Nam đã trỗi dậy, thoát khỏi sự kìm kẹp của chính sách bế quan tỏa cảng bảo thủ, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, Việt Nam khi trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Trong các thị trường xuất khẩu của nước ta Hoa Kỳ nổi lên là đại diện chủ chốt, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta mỗi năm. Cụ thể, Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào Hoa Kỳ đạt 16,9 tỷ USD tăng 18,9% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. (nguồn Tổng cục thống kê). Đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt Nam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được những công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế nội địa. 3 Ngành dệt may, với lực lượng nhân công đông nhất của ngành Công nghiệp cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Khi hạn ngạch hàng dệt may không còn, điều này sẽ tạo ra một thay đổi lớn trong nguồn cung và sản lượng, cũng như áp lực lớn lên các công ty một thời đã từng được bảo hộ và đặc biệt là các áp lực từ phía các rào cản thương mại cũng như phi thương mại. Đây sẽ là một thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong khi xem xét những thuận lợi và khó khăn của mình sẽ có những cách đối phó với những rào cản này đặc biệt là những rào cản về môi trường. Và trong điều kiện tự do hoá thương mại và xu thế bãi bỏ các hàng rào thuế quan, hàng rào thương mại, thì hàng rào môi trường sẽ ngày càng trở thành công cụ đắc lực để các nước nhập khẩu sử dụng. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm ra hướng đi để có thể vượt rào cản môi trường mà Hoa Kỳ đặt ra đối với từng mặt hàng một cách tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Khi thực tập tại công ty TNHH Thời trang Star, nhận thấy công ty đang gặp phải những khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường với mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty là các sản phẩm may mặc. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại Công ty TNHH Thời trang Star" nhằm tìm ra phương hướng giúp Công ty bảo vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường. 1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, do sự tác động mạnh mẽ của hệ thống các tiêu chuẩn môi trường đã có hạn chế đáng kể đối với sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trước sự cần thiết của việc tìm ra các biện pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với các hàng hóa xuất khẩu nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên do tính chất phức tạp và thay đổi liên tục của hệ thống các tiêu chuẩn và phạm vi của các vấn đề nghiên cứu còn hạn hẹp nên việc tìm ra những giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường cho ngành hàng xuất khẩu cụ thể còn chưa đầy đủ.Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu như: 4 “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam’, năm 2002, của Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ thương mại. “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường phục vụ xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Hồ Gươm” (sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang- K43E6- trường đại học Thương Mại) Trong các kết qua nghiên cứu của mình, tác giả đã phần nào đề cập tới các tiêu chuẩn môi trường và vấn đề xuất khẩu mặt hàng may mặc. Qua đó chũng ta phần nào thấy được thực trạng chung của xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam dưới tác động của môi trường. Mặt khác một số đề tài được nghiên cứu trên diện rộng hơn,các thị trường hướng tới và các mặt hàng nghiên cứu là khác nhau…Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm vượt rào cản môi trường cho mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH Thời trang Star vào thị trường Hoa Kỳ. Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa đầy đủ lí luận, thực tiễn, phân tích và đánh giá các rào cản môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Từ đó đưa ra một số những giải pháp giúp Công ty vượt rào cản môi trường để thúc đầy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đi sâu tìm hiểu những rào cản về môi trường của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của Việt Nam nói chung và hàng may mặc của Công ty TNHH Thời trang Star nói riêng. Từ việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuât, xuất nhập khẩu của công ty kết hợp với cơ sở lý luận chuyên ngành để rút ra những vấn đề còn tồn tại trong việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty. Từ đó dự đoán xu hướng phát triển của Công ty, sự tác động của các rào cản này đến hoạt động xuất khẩu của công ty và đề xuất một số giải pháp giúp Công ty có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của mình sang thị trường Hoa Kỳ, thị trường đầy tiềm năng và không ít những thách thức đặt ra cho Công ty. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tổng quan các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của Hoa Kỳ với ngành dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này nói chung và cụ thể nghiên cứu thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty TNHH Thời trang Star vào thị trường Hoa Kỳ trong 3 năm từ 2010 đến 2012. 5 1.4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là Công ty TNHH Thời trang Star và các tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng may mặc của Công ty khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu D liu sơ cp: - Quan sát, tổng kết thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng may mặc nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty TNHH Thời trang Star. - Để thu được các thông tin bổ sung và chi tiết cho quá trình làm bài tôi đã lựa chọn phương pháp phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp các cán bộ nhân viên trong công ty và cụ thể là các cán bộ nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu - nơi tôi trực tiếp thực tập để đạt được kết quả chính xác nhất. D liu th cp: - Sử dụng nguồn tài liệu trong công ty: Các báo cáo tài chính của công ty từ năm 2010-2012, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh XNK của công ty từ năm 2010-2012. - Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu về thương mại quốc tế, kinh tế môi trường như giáo trình, một số báo và tạp chí chuyên ngành, các tài liệu về tiêu chuẩn môi trường và rào cản môi trường trong kinh doanh ngoại thương. 1.5.2. Phương pháp phân tích dZ li\u - Phương pháp thống kê: thống kê và tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu và bộ phận quản lý đơn hàng – bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng. - Phương pháp so sánh: so sánh kết quả hoạt động sản xuất – xuất khẩu của công ty qua các năm từ 2010 đến 2012. - Phương pháp thống kê tổng hợp: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được từ đó tổng hợp thành các bảng số liệu để so sánh và phân tích. Phân tích các 6 thông tin, xem xét sự tác động, tương tác giữa các yếu tố, chiều hướng biến động của chúng như thế nào. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường 1.6. Khung kết cấu của khóa luận. Chương 1 : Tổng quan về xuất khẩu và rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng may mặc. Chương 2: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng may mặc Chương 3:Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn về rào cản môi trường của Công ty TNHH Thời trang Star Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Thời Trang Star vào thị trường Hoa Kỳ 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC 2.1. Một số khái ni\m cơ bản 2.1.1. Môi trường Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." 2.1.2. Ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005:"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 2.1.3. Tiêu chuẩn môi trường Theo Luật Môi trường của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là các giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất thải, được cơ quan có thẩm quyền quy định, làm căn cứ để bảo vệ môi trường". Tiêu chuẩn môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh 8 trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Những quy định chung về tiêu chuẩn môi trường. • Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v • Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v • Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. • Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. • Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học. • Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá. • Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v Tiêu chuẩn trong ngành dệt may bao gồm một số những quy định sau: - Tiêu chuẩn sau về vệ sinh an toàn lao động theo Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT của bộ trưởng bộ y tế thì các cơ sở dệt may phải thực hiện khảo sát môi trường nơi làm việc của của doanh nghiệp với 21 tiêu chuẩn và 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động. Theo tiêu chuẩn này thì cần phải khảo sát về các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, tiếng ồn, bụi trọng lượng thành phần, hơi khí độc tại nơi sản xuất - Tiêu chuẩn ISO 14000: một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, trong đó ISO 14001 và ISO 14004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó việc đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý môi trường sẽ được tiến hành), trong khi ISO 14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. Có cấu trúc tương tự như Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000 có thể được áp dụng trong mọi loại hình tổ chức, bất kể với quy mô nào. - Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc 9 quá trình sử dụng các sản phẩm đó". uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su, ), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường. 2.1.4. Rào cản môi trường Hiện nay có rất nhiều khái niệm về rào cản môi trường, ta có thể xem xét một số định nghĩa về rào cản môi trường để hiểu được rào cản môi trường là gì? “Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công nghệ sản xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải; từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường… Các nước áp dụng nhiều loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước phát triển ở châu Á”. Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã mô tả: “rào cản môi trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs. 2.1.5. Xut khẩu trong nền kinh tế thị trường Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005 thì xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu 10 [...]... thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Thời trang Star vào thị trường Hoa Kỳ Khóa luận sẽ đưa ra các giải pháp cũng như các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty 15 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR KHI XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thời trang Star 3.1.1... về hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ 3.3.2 Thực trạng đáp ứng rào cản môi trường của Công ty Thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường chiếm tỷ trọng lớn hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây và đặc biệt là thời điểm 1/1/2005 khi hạn ngạch dệt may bị rỡ... môi trường đối với mặt hàng may mặc của công ty là khá phức tạp Do đó khóa luận sẽ tập trung vào phân tích đánh giá về quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc của thị trường Hoa Kỳ và các hệ thống tiêu chuẩn mà thị trường này áp dụng đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu của công ty Từ đó sẽ đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, những thành công và những vấn đề mà công ty còn tồn tại. .. tuân thủ luật về môi trường sản xuất và có biện pháp xử lí rác thải ra môi trường 2.3 Phân định nội dung về rào cản môi trường do Hoa Kỳ đặt ra Rào cản lớn nhất hiện nay khi xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ chính là vấn đề về các loại vải sử dụng cho hoạt động sản xuất của Công ty vẫn còn chứa 1 dư lượng nhỏ chất nhuộm màu Thực tế việc sản xuất của Công ty nhiều năm nay luôn trong tình... nước ngoài để thu thập thông tin - Công ty vẫn còn thiếu hiểu biết về luật pháp Hoa Kỳ, chưa có bộ phận riêng tìm hiểu về luật pháp cụ thể của từng nước nhập khẩu 28 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 4.1 Định hướng phát triển cho Công ty Định hướng phát triển cho Công ty, các định hướng này tập trung vào... Liên Hợp Quốc Công ty đã đăng ký lấy chứng chỉ SA 8000 và áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Đây thực sự là một rào cản lớn đối với xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ 26 Với những rào cản môi trường trên, phải thấy rằng hiện nay việc đáp ứng được các tiêu chuẩn trong xuất khẩu hàng dệt may của Công ty còn rất nhiều các khó khăn Cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm... đáng kể đến Công ty TNHH thời trang Star Đó là việc thừa hưởng một truyền thống, kinh nghiệm quản lý, thị trường, lợi thế thương mại đã giúp ích rất nhiều cho Công ty TNHH thời trang Star trong việc phát triển ở Việt Nam 3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Hoạt động chính của Công ty TNHH thời trang Star là sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may 16 Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn hoạt... chuẩn môi trường của Hoa Kỳ, trước tiên công ty phải hiểu tiêu chuẩn đó đòi hỏi công ty phải đáp ứng những điều kiện gì, phải hiểu thị truờng Hoa Kỳ cần gì và để cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ hiểu đuợc về sản phẩm may mặc của công ty Vì thế công ty nên có những cuộc khảo sát trực tiếp tại thị trường Hoa Kỳ để nghiên cứu thị truờng Khảo sát bao gồm tìm hiểu thông tin về các tiêu chuẩn môi trường, ... vụ như gia công quốc tế, sản xuất hàng hóa xuất khẩu Trong kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng chủ yếu của Công ty là:  Mặt hàng xuất khẩu: Áo khoác, áo phông các loại, quần áo thể thao và các loại quần áo khác…  Mặt hàng nhập khẩu: nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, vật tư nguyên vật liệu (vải, bông lót, mex, chỉ, cúc, khóa,…), các hàng hóa khác… Hiện nay Công ty TNHH Thời trang Star tập... doanh xuất nhập khẩu ) Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ luôn ở mức ổn định, luôn giữ tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Có thể nói rằng, Công ty đã tận dụng được lợi thế ngành hàng của mình và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo Jacket và áo phông tăng đều qua các năm, điều này cho thấy Công ty đã . cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Thời Trang Star vào thị trường Hoa Kỳ 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU. Công ty, sự tác động của các rào cản này đến hoạt động xuất khẩu của công ty và đề xuất một số giải pháp giúp Công ty có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của mình sang thị trường Hoa Kỳ, thị. xuất khẩu chủ đạo của công ty là các sản phẩm may mặc. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: " ;Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w