1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạch của công ty Prime Tiền Phong sang thị trường Hàn Quốc

48 546 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

Với lợi thế về mặt địa lý gần Hàn Quốc, các nhà sản xuất gạch Trung Quốc cólợi thế rất lớn về công tác vận chuyển hàng hóa làm giảm giá thành sản phẩm so vớisản phẩm của công ty.. Xác lậ

Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các hoạt động thương mạigiữa các nước là xu thế tất yếu Bất kỳ quốc gia nào cũng nằm trong hoạt động này.Việt Nam chính thức tham gia và trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới(WTO) đầu những năm 2007 Từ đó đến nay, xu thế tự do hóa thương mại với các hoạtđộng xuất nhập khẩu trở thành tính tất yếu của các doanh nghiệp

Trong những năm trở lại đây, hoạt động xuất nhập khẩu gạch phát triển rấtmạnh mẽ Từ vị trí thứ hai sau Indonesia về hoạt động xuất khẩu gạch ốp lát, cho đếnnay Việt Nam đã vươn lên để dẫn đầu về hoạt động này Trong đó công ty Prime TiềnPhong đóng góp không nhỏ vào thành công kể trên

Những năm gần đây, công ty Prime Tiền Phong đã xuất khẩu gạch ốp lát đi cácnước trong khu vực và thế giới với kim ngạch rất lớn vào các thị trường như Ấn độ,Irăc, Srilanka, Singapo…và đặc biệt là Hàn Quốc Đây là thị trường chủ lực của công

ty những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu khoảng 69% kim ngạch xuất khẩu củacông ty

Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 khu vực châu Á

và đứng thứ 10 trên thế giới Đây là một thị trường lớn về mặt hàng gạch ốp lát nhưngHàn Quốc cũng là một thị trường rất khó tính Tuy nhiên những năm trở lại đây, hoạtđộng sản xuất của công ty sang Hàn Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranhquyết liệt của các đối thủ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát của TrungQuốc Với lợi thế về mặt địa lý gần Hàn Quốc, các nhà sản xuất gạch Trung Quốc cólợi thế rất lớn về công tác vận chuyển hàng hóa làm giảm giá thành sản phẩm so vớisản phẩm của công ty Bên cạnh đó, các sản phẩm gạch ốp lát của Trung Quốc có giáthành rất rẻ với mẫu mã rất đa dạng, phong phú và màu sắc rất trang nhã

Với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát TrungQuốc nói trên, doanh số và kim ngạch xuất khẩu của công ty trong nhiều năm liền tăngchậm Có năm tỷ trọng xuất khẩu của công ty còn giảm so với năm trước Tiêu biểu

Trang 2

cho sự cạnh tranh đó là vào năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của công ty đã giảm gần1% so với năm trước đó.

Vậy làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty nhằm giữ vữngthị trường mục tiêu và nâng cao hiệu quả của công tác này đang là câu hỏi mang tínhcấp thiết cần được giải quyết

1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài:

Từ lý luận và thực tế của công ty đưa ra tên đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tế tình hình sản xuất, xuất khẩu mặthàng gạch của công ty sang thị trường Hàn Quốc, thực trạng của thị trường Hàn Quốc

và yêu cầu bức thiết của việc cần phải đẩy nhanh tốc độ và kim nghạch xuất khẩu mặt

hàng gạch của công ty Em chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạch của công ty Prime Tiền Phong sang thị trường Hàn Quốc” nhằm khái quát thị

trường gạch tại Hàn Quốc cũng như thực trạng xuất khẩu mặt hàng này từ đó tìm ragiải pháp thúc đẩy xuất khẩu của sản phẩm này

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa nói chung trong nềnkinh tế thị trường

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh,xuất khẩu gạch của công ty

cổ phần Prime Tiền Phong

Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạch sangthị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần Prime Tiền Phong

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạch ốp lát xây dựng của Công

ty cổ phần Prime Tiền Phong sang thị trường Hàn Quốc trong những năm gần đây từnăm 2009-2011

1.5 Kết cấu luận văn:

Ngoài các phần tóm tắt, lời cảm ơn, mục lục, danh mục biểu bảng, danh mục sơ

đồ hình vẽ ,tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm 4 chương

Trang 3

Chương 1: “Tổng quan vấn đề nghiên cứu” sẽ nói sơ qua về các vấn đề cầnnghiên cứu của luận văn, tiếp theo chương 1 sẽ là chương 2: “Tóm tắt một số cơ sở lýluận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu của công ty cổ phần Prime Tiền Phong” với nộidung nghiên cứu là trình bày tóm tắt về lý thuyết xuất khẩu và các vấn đề liên quan.Sau đó là chương 3: “Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng xuấtkhẩu gạch sang Hàn Quốc của công ty cổ phần Prime Tiền Phong” trình bày về thực tếxuất khẩu hiện nay của công ty Và chương cuối là chương 4: “Các vấn đề phát hiện và

đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu” sẽ kết thúc vấn đề nghiên cứu và đưa ra các giảipháp phù hợp để tăng cường khả năng thúc đẩy xuất khẩu hiện nay của công ty cổ phầnPrime Tiền Phong

Trang 4

Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PRIME TIỀN PHONG

2.1 Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động xuất khẩu gạch của doanh công ty nói chung:

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với công ty:

Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trườngquốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Xuất khẩu

là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạchbành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm do doanh nghiệp sản xuất

Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nângcao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị

Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tácquản trị kinh doanh, đồng thời kéo dài tuổi thọ sản phẩm

Doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh vớinhiều đối tác nước ngoài

Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranhtrên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng

Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là rấtquan trọng Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao

2.2 Các hình thức xuất khẩu của công ty:

2.2.1 Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,công ty và các nhà xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa vớicác đối tác nước ngoài

Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau

Trang 5

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mạikhông tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai giai đoạn:

Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước;Đàm phán ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanhtoán tiền hàng với đơn vị bạn

2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp:

Đây là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại

Ưu điểm: Người trung gian giúp cho người xuất khẩu tiết kiệm được thời gian,chi phí, giảm bớt rủi ro liên quan đến tiêu thụ hàng hóa Ngoài ra, người trung gian còn

có thể giúp cho người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn bởi vì trung gian

có quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng…

Nhược điểm: Lợi nhuận bị chia sẻ do tổn phí, doanh nghiệp xuất khẩu mất mốiquan hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều khi không chính xác

2.2.3 Các hình thức gia công quốc tế:

Xét về quyền sở hữu nguyên vật liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành dướihình thức sau:

Bên đặt gia công nguyên liệu hoặc bán thành phẩm và trả phí gia công

Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công Trong trường hợpnày quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên gia công sang bên nhận gia công

Ngoài ra còn có thể áp dụng hình thức kết hợp trong đó bên đặt gia công chỉgiao những nguyên vật liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vậtliệu phụ

Xét về giá cả gia công, có thể chia việc gia công thành hai hình thức:

Hợp đồng chỉ thực hiện, thực thanh: trong đó bên nhận gia công thanh toán vớibên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công

Hợp đồng khoán: trong đó xác định một mức giá trị định mức cho mỗi sảnphẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức Dù chi phí của bên nhận giacông là bao nhiêu đi chăng nữa, hai bên vẫn thanh toán theo định mức đó

Trang 6

Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được xác định bằnghợp đồng gia công, thường được quy định một số điều khoản như thành phẩm, nguyênliệu, giá cả, hợp đồng gia công thanh toán, giao nhận…

2.2.4 Buôn bán đối lưu:

Khái niệm: Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuấtkhẩu trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là ngườimua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương Trong phương thức xuất khẩu nàymục tiêu là thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương

Các loại hình buôn bán đối lưu:

Nghiệp vụ hàng đổi hàng: hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng hàng có giátrị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời

Nghiệp vụ bù trừ: hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở ghi giá trị hànggiao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối chiếu với giá trị giao và nhận

Số tiền dư được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ

Nghiệp vụ mua đối lưu: một bên tiến hành của công nghiệp chế biến, bán thànhphẩm nguyên vật liệu

Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ: bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền hàngcho bên thứ ba

Giao nhận bồi hoàn: người ta đổi hàng hóa hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và

ưu huệ Giao dịch này thường xảy ra trong buôn bán kỹ thuật quân sự

Trang 7

2.2.5 Tạm nhập tái xuất:

Đây là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhậpkhẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất Qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu vàxuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu

Thực hiện bằng một trong hai hình thức:

Tái xuất theo đúng nghĩa: trong đó hàng hóa đi từ nước xuất khẩu đến nước táixuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu

Ưu điểm:

Doanh nghiệp có thể thu về được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất,đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn nhanh

2.3 Các nội dung thúc đẩy xuất khẩu của công ty:

2.3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng không thể thiếu được đối vớibất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế Nghiêncứu thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh thấy quy luật vận động của hànghóa, giúp họ giải quyết các vấn đề thực tiễn

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường sosánh, phân tích những thông tin đó để rút ra xu hướng vận động Nội dung chính làxem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường Thực hiện theo hai bước: nghiêncứu khái quát và nghiên cứu chi tiết

Nghiên cứu khái quát cung cấp về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường,các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường

Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết về tập quán mua bán, thói quen và ảnhhưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Nghiên cứu thị trường tiến hành theo hai phương pháp:

Nghiên cứu tại địa bàn: là nghiên cứu bằng thu thập thông tin từ các nguồn tàiliệu được xuất bản công khai và xử lý thông tin đó;

Nghiên cứu tại hiện trường:là thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trựctiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu được

Trang 8

Nghiên cứu thị trường bao gồm:

Lựa chọn thị trường xuất khẩu: lựa chọn thị trường xuất khẩu phức tạp hơn sovới lựa chọn thị trường trong nước Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đòi hỏi phải tốnthời gian và công sức Nghiên cứu thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý:

Thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường và các nhân tố làmthay đổi thị trường;

Nắm vững thông tin về biến động tỷ giá;

Công cuộc nghiên cứu phải diễn ra thường xuyên, liên tục

Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: xác định những mặt hàng kinh doanh phù hợpvới năng lực và khả năng của doanh nghiệp

Để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, cần phải dựa vào nhu cầu và thị hiếu củangười tiêu dùng Mặt khác, cần xem xét khả năng đáp ứng của thị trường trong nướcmặt hàng đó

Nghiên cứu mặt hàng cần phải phân tích kỹ tình hình cung cầu, sự phân bổ hànghóa và tình hình sản phẩm;

Chú ý đến đối thủ cạnh tranh, khả năng cung ứng,sức mạnh tài chính…

Lựa chọn đối tác kinh doanh: việc lựa chọn đối tác là điều rất quan trọng để thựchiện thắng lợi hợp đồng xuất khẩu Để lựa chọn cần căn cứ:

Tình hình sản xuất, kinh doanh của đối tác;

Quan điểm kinh doanh của đối tác;

Lĩnh vực kinh doanh của đối tác;

Khả năng tài chính và cơ sở vật chất, khả năng thanh toán

2.3.2 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả của sản phẩm:

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng là một số biệnpháp nâng cao như:

Khác biệt hóa về sản phẩm: là một trong những nội dung về khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường cạnh tranh, sản phẩm

Trang 9

Khác biệt về hình ảnh sản phẩm: khác biệt về hình ảnh sản phẩm có vai trò quantrọng trên thị trường tiêu dùng sản phẩm.

Khả năng cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm doanh nghiệp có thể sử dụngcông cụ này để đánh trực tiếp vào người tiêu dùng

Sử dụng biện pháp này, doanh nghiệp có thể đưa ra một sản phẩm mới hoặcdừng việc cung cấp sản phẩm đã lỗi thời Việc xây dựng hình ảnh sản phẩm trên thịtrường là chính khai sinh ra sản phẩm

Nâng cao sức cạnh tranh thông qua giá bán:

Cạnh tranh trên thị trường ngày nay diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp cần cócác chiến lược Marketing cụ thể

Giá bán của sản phẩm gồm các yếu tố: bảng giá, chiết khấu, giảm thời hạn thanhtoán tín dụng

Cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh dựa trên khả năng của từng sản phẩm

Để nắm được sự biến động của thị trường, công ty cần phải triển khai hệ thống các vănphòng những nơi doanh nghiệp có mặt Các doanh nghiệp phải tiếp cận được thông tinthị trường để tung ra sản phẩm thành công, đó là hoạt động xúc tiến bán hàng Đây làhoạt động quan trọng giúp khách hàng có thông tin tốt nhất về giá cả sản phẩm và tạo

uy tín của doanh nghiệp

2.3.3 Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu:

Thay đổi hình thức xuất khẩu bằng một số hình thức xuất khẩu mới mang tínhhiệu quả cao như:

Xuất khẩu ủy thác: Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩuđóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồngxuất khẩu, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu

Hình thức này bao gồm các bước:

Ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước;

Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài;Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước

Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư:

Trang 10

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa được ký kết theo nghị định thư giữa haichính phủ Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệmđược các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường.

Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thông thường chỉtrong các nước xã hội chủ nghĩa, trong một số quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉtrong một số doanh nghiệp nhà nước mới có hoạt động xuất khẩu này

Xuất khẩu tại chỗ:

Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi Đặc điểm củaloại hình này là hàng hóa không cần vượt qua biên giới mà khách hàng vẫn mua được.Mặt khác, doanh nghiệp cũng không cần tiến hành các thủ tục như hải quan, mua bảohiểm

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, xu hướng di cư tạm thời hay số dân đi dulịch nước ngoài tăng nhanh chóng, các doanh nghiệp nhận thức đây là cơ hội để tiếnhành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hóa để thu ngoại tệ Ngoài ra, còn có thểkhuếch trương sản phẩm thông qua du khách

Mặt khác, sự ra đời hàng loạt khu chế xuất ở các nước cũng là một hình thứcxuất khẩu có hiệu quả Việc thanh toán cũng nhanh chóng và thuận tiện

2.3.4 Đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu:

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sảnphẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiềuloại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô

sơ đến sản phẩm qua chế biến Đây là một trong những phương thức căn bản để nângcao sức cạnh tranh trên thị trường

Các loại đa dạng hóa: Đa dạng hóa được chia làm 3 loại:

Đa dạng hóa hàng dọc, đa dạng hóa hàng ngang, đa dạng hóa đồng tâm

Đa dạng hóa đồng tâm: là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan, được

sử dụng trong các trường hợp:

Cạnh tranh trong ngành không phát triển hay phát triển chậm;

Trang 11

Khi bổ sung sản phẩm dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm đang kinhdoanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại;

Khi sản phẩm dịch vụ mới bán với giá cạnh tranh hơn;

Khi sản phẩm mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu của doanh nghiệp;Khi sản phẩm hay dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái;Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản trị mạnh

Đa dạng hóa hàng ngang: là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới cho đốitượng khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, được sử dụng trong các trường hợp:

Doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ hiện tại sẽ bị ảnh hưởng nếu bổ xung cácsản phẩm dịch vụ không liên quan;

Kinh doanh trong các ngành có tính cạnh tranh cao hoặc không tăng trưởng;Các kênh phân phối hiện tại được sử dụng để tung sản phẩm mới cho các kháchhàng hiện tại;

Khi sản phẩm dịch vụ mới có mô hình kinh doanh không theo chu kỳ so với sảnphẩm hiện tại

Đa dạng hóa hàng dọc: bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liênquan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, được sử dụng trong cáctrường hợp:

Xây dựng lợi thế cạnh tranh;

Kiểm soát các công nghệ bổ sung;

Cắt giảm chi phí sản xuất

2.3.5 Tăng cường liên kết với các nhà sản xuất trong nước:

Để có thể xuất khẩu thành công, ngoài các biện pháp xuất khẩu chính, doanhnghiệp cần có các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả Một trong các biện pháp

là tăng cường liên kết với các nhà sản xuất trong nước Điều này làm tăng khả nănglàm việc của công ty, ngoài ra còn làm nâng cao năng lực hợp tác sản xuất của công ty

Liên kết với các nhà sản xuất trong nước làm giảm sức cạnh tranh không cầnthiết của các nhà sản xuất trong nước tạo điều kiện cho công ty tập trung cạnh tranh vớicác nhà sản xuất nước nhập khẩu

Trang 12

Liên kết với các nhà sản xuất trong nước làm giảm rủi ro cho sản phẩm khi quánhiều nhà cung cấp sẽ tạo điều kiện cho khách hàng ép giá,gây khó khăn cho doanhnghiệp.

2.4 Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước:

Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập xung quanh đến vấn đề xuất khẩu,

có những công trình đã đi sâu nghiên cứu từng vấn đề của hoạt động xuất khẩu nhưquy trình xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu Cũng có những công trình xem xét một cáchtổng quát về hoạt động xuất khẩu Mỗi công trình đều có những đột phá riêng nhưngcũng còn nhiều hạn chế và thiếu sót riêng Dưới đây là một số công trình nghiên cứutương tự của năm trước về Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nướcngoài như:

Đề tài 1: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở công ty rau quả Việt Nam” – Luậnvăn tốt nghiệp năm 2010 – Đại học Thương Mại

Đề tài 2: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thịtrường Hàn Quốc của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt” –Luận văn tốt nghiệp năm 2010 – Đại học Thương Mại

Nhìn chung các công trình nghiên cứu năm trước đã đánh giá tổng quát đượctình hình xuất khẩu của công ty mình và những ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạtđộng xuất khẩu của công ty Từ việc nghiên cứu thực trạng, các công trình cũng đã chỉ

ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế, trên cơ sở đó đưa racác giải pháp ở tầm vĩ mô, vi mô áp dụng vào doanh nghiệp

2.5 Phân định nội dung nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch sang thị trường HànQuốc thông qua những nội dung:

Khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của công ty sang thị trườngHàn Quốc Nghiên cứu qua các yếu tố như:

Đặc điểm của thị trường Hàn Quốc: Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô để nắm bắt vàhiểu rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty

Trang 13

Đặc điểm thị trường gạch: nghiên cứu đặc điểm thị trường gạch giúp công tyxác định cường độ, độ lớn của thị.

Hoạt động kinh doanh của công ty: phản ánh kết quả kinh doanh của công ty.Kim nghạch xuất khẩu: cho biết kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty đangtiến hành

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: cho biết các loại hàng hóa mà công ty đang xuấtkhẩu tới thị trường mục tiêu

Cơ cấu thị trường xuất khẩu: cho biết vị thế của công ty tại thị trường xuất khẩuhiện nay và khả năng xuất khẩu của công ty tới các thị trường tiềm năng

Khảo sát biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mà công ty thực hiện: nhằm đánh giáđược khả năng và hiệu quả các biện pháp xuất khẩu của công ty thực hiện

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhưng hiệu quả hoạt động là chưacao, tần suất hoạt động của công tác nghiên cứu thị trường còn thấp

Áp dụng công cao vào công tác sản xuất: sử dụng công nghệ kỹ thuật số caonhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng dẫn đến giá của sản phẩm tăng theo, khôngnâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm

Đầu tư thành lập viện nghiên cứu gốm sứ: Viện nghiên cứu công nghệ Primeluôn cập nhật định kỳ hàng năm những công nghệ theo chuẩn mới nhất của Châu Âu.Nhưng hiệu quả sử dụng Viện nghiên cứu chưa cao Không đạt hiệu quả kinh tế nhưmong đợi

Áp dụng tập trung và sản xuất theo quy mô: giúp công ty có thể hạ giá thành sảnphẩm tạo điều kiện cạnh tranh, xuất khẩu Nhưng sản phẩm của công ty vẫn chưa thểcạnh tranh về giá cả với các sản phẩm của Trung Quốc

Sử dụng công nghệ trang thiết bị hiện đại: nhằm theo kịp xu hướng và côngnghệ sản xuất hiện nay, công ty từng bước hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất để đápứng các tiêu chuẩn ngày càng cao và phù hợp với nhu cầu khách hàng;

Sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ để đảm bảo đầu ra của sảnphẩm luôn luôn có chất lượng tốt nhất Nhưng vẫn chưa hoạt động tốt, vẫn còn cónhững sản phẩm kém chất lượng lẫn trong sản phẩm tốt

Trang 14

Tham gia quan hệ và liên kết với các tổ chức hiệp hội, các nhà sản xuất trongnước để nâng cao trình độ, nắm bắt các thông tin nhanh chóng và chính xác Tuy nhiên

sự liên kết còn chưa chặt chẽ, các công ty vẫn tự sản xuất chứ chưa chủ động liên kếtvới các nhà sản xuất khác

Từ kết quả khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của công ty vàcác biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mà công ty thực hiện là chưa thực sự tốt, chưa đủ sứcmạnh để công ty đạt yêu cầu đề ra Vì vậy công ty có thể áp dụng một số biện phápnhằm tăng cường thúc đẩy xuất khẩu như:

Thành lập Phòng nghiên cứu thị trường chuyên biệt nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động của công tác nghiên cứu thị trường

Đầu tư và xây dựng Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Đa dạng hóa các hình thức thanh toán làm giảm thời gian và chi phí không cầnthiết

Đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử để đơn giản hóa cáckhâu không cần thiết, nhằm cắt giảm các chi phí không đáng có

Tích cực tham gia các Hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại để tìm kiếm kháchhàng mới và có tiềm năng, mở rộng thị trường xuất khẩu

Trang 15

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠCH SANG HÀN QUỐC CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN PRIME TIỀN PHONG

3.1 Phương pháp nghiên cứu:

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

3.1.1.1 Dữ liệu sơ cấp:

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm và tiến hànhphỏng vấn trực tiếp các cán bộ công nhân viên công ty, bên cạnh đó là tìm hiểu thực tếhoạt động xuất khẩu gạch của công ty

Phiếu điều tra kết hợp các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng nhằm tìm hiểu ýkiến đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty, xem xét những mặt còn hạn chế và tồntại trong công tác xuất khẩu, ngoài ra là các ý kiến đóng góp và đề xuất để giải quyếtcác vấn đề tồn tại đó

Các bước tiến hành điều tra, phỏng vấn:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước 2: Xác định nội dung

Bước 3: Xác định đối tượng

Bước 4: Xác định thời gian

Các bước tiến hành điều tra phỏng vấn tại công ty:

Phỏng vấn là đưa ra các câu hỏi nhằm thu thập thông tin từ người trả lời Thựcchất phỏng vấn là phương pháp quan sát gián tiếp Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn

Trang 16

Phân tích vấn đề cần nghiên cứu, phác thảo các hướng dẫn và câu hỏi Các câuhỏi đặt ra chủ yếu tập trung vào vấn đề nghiên cứu là tình trạng xuất khẩu gạch sang thịtrường Hàn Quốc của công ty những năm gần đây, những điểm mạnh, điểm yếu và cácgiải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Các bước điều tra, khảo sát và thiết lập bảng câu hỏi:

Điều tra, khảo sát và lập bảng câu hỏi là phương pháp thu thập số liệu phổ biếnnhất trong nghiên cứu kinh tế Các bước tiến hành:

Bước 1: Chọn mẫu

Chọn một số nhân viên trong công ty bao gồm cả cán bộ quản lý, nhân viên vàcông nhân mới và làm lâu năm của công ty

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi

Đưa ra các câu hỏi liến quan đến vấn đề xuất khẩu của công ty những năm gầnđây nhằm thu thập thông tin cần thiết và thực tế về nội dung chính cần hỏi Các dạngcâu hỏi được sử dụng như:

Câu hỏi đúng sai;

Câu hỏi kèm theo các đáp án;

Câu hỏi về mức độ, tính chất nghiêm trọng của vấn đề;

Những câu hỏi mở

Bước 3: Xử lý kết quả

Trang 17

Từ các câu trả lời có được dựa trên các thông số thu được qua các câu hỏi vàđiều tra Rút ra các kết luận sơ bộ về các vấn đề còn tồn tại cũng như các bất cập cầngiải quyết và đưa ra các biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.1.1.2 Dữ liệu thứ cấp:

Nguồn dữ liệu bên ngoài: các luận văn khóa trước, các website công ty, cácthông tin báo chí có liên quan, các điều tra của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ

về hoạt động xuất khẩu gạch của công ty sang thị trường Hàn Quốc

Nguồn dữ liệu bên trong: các báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công

ty, các chiến lược phát triển và xuất khẩu của công ty, số liệu trên sổ sách kế toán, báocáo tài chính đầu năm, cuối năm của công ty

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Đây là phương pháp xử lý các thông tin định lượng, các thông tin được thu thập

từ các số liệu thống kê, điều tra hoặc phỏng vấn…tùy tính hệ thống và khả năng thuthập thông tin mà số liệu được trình bày theo các thông tin đó Các phương pháp phântích số liệu:

Phân tích tổng hợp: phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được từ đó rút ra nhậnxét, kết quả và nhận định cụ thể

Phân tích thống kê: thống kê các kết quả từ các báo cáo hoạt động kinh doanhcủa công ty mà có nhận xét cụ thể

Phân tích so sánh: lấy số liệu năm đầu tiên trong các năm nghiên cứu làm mốcsau đó so sánh với các năm tiếp theo về mức tăng trưởng, kim ngạch, tỷ trọng…để cókết quả chính xác

Tiếp cận thực tế và lý thuyết: từ lý luận về xuất khẩu và thực trạng xuất khẩuhiện nay của công ty để so sánh nhằm biết rõ tình trạng xuất khẩu của công ty

Phương pháp khác: biểu đồ, đồ thị, biểu bảng…để so sánh khả năng xuất khẩucủa công ty

Trang 18

3.2 Đánh giá tổng quan và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạch của công ty:

3.2.1 Đánh giá tổng quan:

3.2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần Prime Tiền Phong:

Lịch sử hình thành và phát triển:

Tên: Công ty cổ phần Prime Tiền Phong

Tên giao dịch: Prime Tiền Phong Corporation Company

Địa chỉ: Khu công nghiệp Bình Xuyên, thị trấn Hương Canh, huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty cổ phần Prime Tiền Phong được thành lập năm 2001 theo giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 1902000136 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúccấp ngày 18/12/2011

ốp lát có thương hiệu được khách hàng trong và ngoài nước biết đến Hiện nay, công tyvẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, cán bộ công ty đã và đang nỗ lực để đưacông ty trở thành công ty đứng đầu về lĩnh vực gạch ốp lát trong cả nước và góp phầnđưa Prime trở thành 1 tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam và khu vực

Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

Trang 19

Dịch vụ quảng cáo;

Đại lý ôtô và xe có động cơ khác;

Bán lẻ gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh;

Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

Kinh doanh vận tải hàng hóa;

Bán lẻ vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng trong các trung tâm thương mại, siêuthị;

Đại lý, môi giới, đấu giá;

Sản xuất hóa chất trong công nghiệp (nhà nước không cấm);

Khai thác đá, cát sỏi, đất sét, các loại khoáng sản nhằm sản xuất vật liệu xâydựng;

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;

Xây dựng nhà các loại;

Bán buôn kim loại và quặng kim loại;

Xây dựng công trình công ích;

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Trang 20

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc Phó Giám Đốc

Điểm mạnh và điểm yếu của công ty:

Điểm mạnh:

Công ty với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động sáng tạo vànhiệt tình Công ty xây dựng được mô hình phát triển tiên tiến và hiện đại, phù hợp vớimôi trường kinh doanh hiện nay

Công ty có nguồn tài chính ổn định, bền vững; được đầu tư và hỗ trợ từ tập đoànPrime nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định

Với trang thiết bị và máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất xây dựng dựa trêncông nghệ sản xuất gạch hiện đại nhất thế giới hiện nay của Tây Ban Nha và Italia

Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã và chủng loại, sản phẩm của công ty

Phòng tàichính kếtoán

Phòng kinhdoanh Phòng kỹthuật công

nghệ

Phòng tổchức hànhchính

Trang 21

Công ty là doanh nghiệp sản xuất lớn nhất Việt Nam, lớn thứ năm trên thế giới

và đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu về xuất khẩu với Indonesia, trong tương lai gần sẽvượt qua Indonesia để giữ vị trí số một tại Đông Nam Á

Thành lập từ những năm 2001, công ty đã lớn mạnh và trải qua nhiều khó khănnên công ty rất có kinh nghiệm kinh doanh

3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu của công ty:

3.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô:

Nhân tố kinh tế: Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực Đông Á, cáncân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc luôn ở mức cao, điều đó ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động xuất khẩu của nước ta, điều đó giúp công ty có nhiều điều kiện đểxuất khẩu cũng như mở rộng thị trường nhiều hơn Hàn Quốc có cơ sở hạ tầng hiện đạigiúp hoạt động buôn bán thuận lợi Hàn Quốc là nước có đầu tư nước ngoài lớn ở nước

ta, Hàn Quốc là nước có các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất điều đó khiến hoạt độngtìm kiếm khách hàng và giao dịch xuất khẩu là tương đối đơn giản đối với công ty.Ngoài ra, Hàn Quốc còn có hệ thống tiền tệ giao dịch riêng bằng đồng tiền riêng nênkhông khó khăn trong việc giao dịch của công ty

Nhân tố chính trị, pháp luật: Hàn Quốc có hệ thống pháp luật quy định chặt chẽnên công tác xuất khẩu phải thực hiện thật chính xác Vai trò của chính phủ Hàn Quốc

là luôn tạo điều kiện thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, vì vậy công ty

có điều kiện cũng như thuận lợi hơn khi được ưu đãi và đối xử tốt hơn qua các hiệpđịnh, công văn trao đổi giữa hai nước

Trang 22

Nhân tố công nghệ: Mặc dù là quốc gia có nền công nghệ hiện đại trong khuvực nhưng Hàn Quốc lại là quốc gia thiếu và yếu về tài nguyên môi trường, đó là điềukiện thuận lợi vì nước ta là nước có tài nguyên thiên nhiên dồi dào Bên cạnh đó, công

ty có thể hợp tác với đối tác Hàn Quốc về chia sẻ công nghệ sản xuất giúp tăng khảnăng hợp tác và xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá giữa đồng VNĐ và đồng Won của Hàn Quốc luôn giữ ởmức ổn định giúp cho việc xuất khẩu của công ty không gặp nhiều khó khăn

Sự biến động của nền kinh tế thế giới thời gian vừa qua tác động lớn đến hoạtđộng xuất khẩu của công ty Suy thoái kinh tế đã kìm hãm tốc độ phát triển và xuấtkhẩu của công ty

Ngoài ra, Hàn Quốc có hệ thống ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho hoạtđộng thanh toán quốc tế của công ty được tiến hành một cách nhanh chóng và thuậnlợi

3.2.2.2 Ảnh hưởng môi trường vi mô:

Nhân tố con người: Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ chuyênmôn và năng lực làm việc của cán bộ công ty rất cao Đội ngũ cán bộ xuất khẩu năngđộng, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm giúp hoạt động xuất khẩu đạt nhiều kết quả thuậnlợi

Nhân tố về công nghệ: Công ty có hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống dâychuyền sản xuất theo công nghệ của Tây Ban Nha và Italia, hai quốc gia đứng đầu vềcông nghệ sản xuất gạch thế giới Vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty luôn đảmbảo yêu cầu xuất khẩu khắt khe nhất

Nhân tố về vốn: Công ty có nguồn vốn dồi dào, bên cạnh đó còn được sự hỗ trợkhi cần thiết của tập đoàn Prime về vốn do đó tạo cơ hội dành được những hợp đồngthương mại lớn

Hiện nay, Prime là tập đoàn đứng đầu Việt Nam về sản xuất gạch ốp lát, vì vậyđối thủ cạnh tranh với công ty là rất nhiều, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh TrungQuốc, điều đó gây khó khăn trong vấn đề thương lượng, tìm kiếm khách hàng xuất

Trang 23

3.2.2.3 Đặc điểm thị trường Hàn Quốc:

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ

10 trên thế giới theo GDP năm 2006 Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đãphát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành mộttrong những nước giầu nhất Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc

độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại GDP (PPP) bình quânđầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007 Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từcuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng

và vững chắc Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốcnhư là "Huyền thoại sông Hán", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục Hàn Quốc cũng

là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởngGDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm

2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 vớiGDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả cácnước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quânđầu người là 81.000 USD

Hàn Quốc là một trong những thị trưởng “mở” nhất ở khu vực Đông Á vớinhững chính sách mậu dịch thông thoáng Nền kinh tế nước này phục thuộc rất lớn vàohoạt động XNK, nhất là với các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…Trong cơ cấu thương mại của Hàn Quốc, có 4 nhóm hàng XK chủ lực, chiếm tới 65%tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước, đó là: ô tô, tàu thuyền, hàng điện tử, hóachất Hàn Quốc cũng phụ thuộc rất lớn vào NK hàng hóa phục vụ phát triển kinh tếtrong nước, nhất là nhóm hàng nguyên, nhiên liệu

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 12/1992), quan hệ hợp tác nhiều mặtViệt Nam - Hàn Quốc luôn tăng trưởng và mở rộng, trao đổi thương mại 2 chiều tăngnhanh, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO Kim ngạch thương mại 2 chiều tăng từ

500 triệu USD năm 1992 lên 9,5 tỷ USD năm 2009, cùng thời gian đó, đầu tư của HànQuốc vào Việt Nam tăng từ 200 triệu USD lên 22,5 tỷ USD, đưa Hàn Quốc vươn lên

Trang 24

đứng thứ 2 thế giới về đầu tư FDI tại Việt Nam Hiện nay, Việt Nam là thị trường XKlớn thứ 11 và là đối tác NK lớn thứ 31 của Hàn Quốc Mục tiêu của hai nước là đưakim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2015.

Nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp hai nước trong việc thực hiện mụctiêu hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra, tháng 2/2010, tại Seoul, đã ra mắt

Ủy ban hợp tác thương mại hỗn hợp Việt - Hàn trên tinh thần Biên bản Thỏa thuậntháng 10/2009 giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam và Hiệp hội các nhà NK HànQuốc (KOIMA) Theo đó, hai bên sẽ trao đổi thông tin về cơ hội kinh doanh, về phápluật, chính sách thương mại, thuế quan, ngân hàng… KOIMA là tổ chức chuyên nghiệp

về nhập khẩu duy nhất của Hàn Quốc, có khoảng 1.000 hội viên là các nhà nhập khẩu,

có quan hệ hợp tác với hơn 100 thị trường khác nhau trên thế giới KOIMA hiện nắmgiữ tới 90% hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc

Tính đến nay, Hàn Quốc đã hỗ trợ ODA cho Việt Nam 168 triệu USD và việntrợ không hoàn lại 60 triệu USD Theo số liệu thống kê thì Hàn Quốc là đối tác thươngmại lớn thứ tư sau Nhật Bản, Singapo và Đài Loan

Thị trường gạch ốp lát của Hàn Quốc rất lớn, với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầngnhanh yêu cầu theo số lượng gạch ốp lát sử dụng vào đó cũng rất nhiều

Hàn Quốc là quốc gia thiếu về tài nguyên thiên nhiên, vì vậy các doanh nghiệptrong nước khó có điều kiện sản xuất được gạch ốp lát mà chủ yếu là nhập khẩu từ cácnước như Việt Nam và Trung Quốc

Hàn Quốc là một thị trường có nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh

vì vậy thị trường tiêu thụ gạch ốp lát của Hàn Quốc là rất lớn

Đối với các sản phẩm gạch ốp lát cho các nhà nhập khẩu Hàn Quốc, các nhànhập khẩu này rất quan tâm và chú trọng đến chất lượng sản phẩm và đọ an toàn củasản phẩm

3.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty Prime Tiền Phong:

Ngày đăng: 24/03/2015, 07:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w