Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
652,17 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120
2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
MSSV: 4105744
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN KIM HẠNH
2014
LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 năm học tập dưới giảng đường Đại học, được sự hướng dẫn
và giảng dạy tận tình của Qúy thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
Qúy Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, đã giúp em có được
những kiến thức quý báu để lam hành trang cho em bước vào đời.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Qúy Thầy Cô trường Đại Học Cần
Thơ, đặc biệt là Qúy Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Kim Hạnh, đã
hưỡng dẫn tận tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời đến Ban Lãnh Đạo và các Cô, Chú, Anh, Chị trong
công ty Hải sản 404 đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp số liệu, giải đáp những
thắc mắc, truyền đạt những thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành luận văn
này.
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên
bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong
được sự đóng góp ý kiến của Qúy Thầy Cô để bài luận văn hoàn thiện hơn và
có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng, em xin được kính chúc Qúy Thầy Cô Khoa Kinh Tế &
Quản Trị Kinh Doanh, cùng các anh, chị trong công ty được nhiều sức khỏe,
hạnh phúc, vui vẻ và thành đạt trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày… tháng …. năm….
Người thực hiện
Nguyễn Thùy Dương
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần thơ,… ngày ….tháng…. năm ….
Người thực hiện
Nguyễn Thùy Dương
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Ngày…. Tháng …. Năm
Thủ trưởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
TRANG CAM KẾT ....................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG ......................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ..................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu .....................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ...........................................................................................................2
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................4
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu .................................................................4
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu .....................................................................4
2.1.3 Các phương thức xuất khẩu ...........................................................5
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp ..................................................................5
2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp .................................................................5
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu ...........................7
2.1.4.1 Các nhân tố bên trong .............................................................7
2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài .............................................................8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 12
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404.................................................. 15
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ............................................................. 15
3.1.1 Thông tin chung........................................................................... 15
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................ 16
3.1.2.1 Chức năng ............................................................................. 16
iv
3.1.2.2 Nhiệm vụ .............................................................................. 17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý............................................................ 17
3.1.4 Quy trình chế biến sản phẩm xuất khẩu
và chất lượng sản phẩm ........................................................................ 20
3.1.4.1 Quy trình chế biến chả cá surimi ........................................... 20
3.1.4.2 Quy trình chế biến cá tra fillet ............................................... 20
3.1.4.3 Chất lượng sản phẩm............................................................. 21
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA
CÔNG TY HẢI SẢN 404 ......................................................................... 21
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 .................................................. 22
CHƯƠNG 4:
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ...................................... 25
4.1 VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC ........................ 25
4.1.1 Giới thiệu Hàn Quốc .................................................................... 25
4.1.2 Quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc ............................... 26
4.1.3 Thị trường thủy sản Hàn Quốc ..................................................... 27
4.1.3.1 Sở thích và thị hiếu tiêu dùng thủy sản tại Hàn Quốc ............ 27
4.1.3.2 Một số quy định của Hàn Quốc khi nhập khẩu mặt hàng
thủy sản ............................................................................................ 28
4.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY HẢI SẢN
404 ............................................................................................................ 29
4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu .................................................... 29
4.2.2 Tình hình chế biến xuất khẩu ....................................................... 30
4.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 ........................................................................................... 31
4.3.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo sản lượng và kim
ngạch .................................................................................................... 31
4.3.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo hình thức
xuất khẩu .............................................................................................. 32
4.3.2.1 Về sản lượng ......................................................................... 32
4.3.2.2 Về kim ngạch ........................................................................ 33
4.3.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu .............................................................................. 34
4.3.3.1 Cá tra .................................................................................... 35
4.3.3.2 Chả cá surimi ........................................................................ 36
4.3.4 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường
xuất khẩu .............................................................................................. 38
v
4.4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC .................................. 41
4.4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu .............................................. 41
4.4.2 Tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu ............................. 43
4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC..................................................................... 45
4.5.1 Các nhân tố bên trong .................................................................. 45
4.5.1.1 Nguồn nhân lực của công ty .................................................. 45
4.5.1.2 Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ .......................................... 47
4.5.1.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào ................................................... 48
4.5.1.4 Chất lượng sản phẩm............................................................. 49
4.5.1.5 Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty .......... 49
4.5.2 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ........... 50
4.5.2.1 Nhà cung ứng ........................................................................ 50
4.5.2.2 Khách hàng ........................................................................... 51
4.5.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại .................................................... 51
4.5.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .................................................... 54
4.5.2.5 Sản phẩm thay thế ................................................................. 54
4.5.3 Phân tích một số yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động
xuất khẩu của công ty Hải sản 404 ....................................................... 55
4.5.3.1 Thị trường tiêu thụ ................................................................ 55
4.5.3.2 Các chính sách ưu đãi, thuế ................................................... 55
4.5.3.3 Tỷ giá hối đoái ...................................................................... 57
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ
SURIMI CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG
HÀN QUỐC ................................................................................................. 59
5.1 Phân tích SWOT ................................................................................. 59
5.1.1 Điểm mạnh .................................................................................. 59
5.1.2 Điểm yếu ..................................................................................... 59
5.1.3 Cơ hội.......................................................................................... 60
5.1.4 Thách thức................................................................................... 61
5.1.5 Các giải pháp dựa vào S – O ........................................................ 61
5.1.6 Các giải pháp dựa vào S – T ........................................................ 61
5.1.7 Các giải pháp dựa vào W – O ...................................................... 62
5.1.8 Các giải pháp dựa vào W – T ....................................................... 62
5.2 Đề xuất các giải pháp .......................................................................... 64
vi
5.2.1 Giải pháp về dây chuyền công nghệ sản xuất ……………………64
5.2.2 Giải pháp cho nguồn nguyên liệu sản xuất chả cá surimi………...65
5.2.3 Giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm…..........66
5.2.4 Giải pháp cho hoạt động marketing………………………….......67
5.2.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực………………………….68
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 69
6.1 KẾT LUẬN......................................................................................... 69
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 71
vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2011 – 2013 .................................................................................................. 23
Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011 - 2013 ................................................................................................... 31
Bảng 4.2 Sản lượng theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011- 2013 .................................................................................................... 32
Bảng 4.3 Kim ngạch theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011 – 2013 .................................................................................................. 33
Bảng 4.4 Bảng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng xuất khẩu
của công ty giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................. 35
Bảng 4.5 Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cá tra của công ty giai đoạn
2011 – 2013 .................................................................................................. 36
Bảng 4.6 Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu chả cá surimi của công ty
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................... 37
Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................... 38
Bảng 4.8 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2013 .................................................................. 41
Bảng 4.9 Đơn giá bình quân xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2013 .................................................................. 42
Bảng 4.10 Sản lượng xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc theo
hình thức xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013 .................................................. 44
Bảng 4.11 Kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc
theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013 ............................................ 44
Bảng 4.12 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ................ 46
Bảng 5.1 Phân tích SWOT của công ty Hải sản 404 sang Hàn Quốc ............. 63
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .............................8
Hình 1.2: Ma trận SWOT .............................................................................. 14
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty hải sản 404 ............... 19
Hình 4.1 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................... 39
Hình 4.2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................. 42
Hình 4.3 Trình độ lao động của công ty năm 2013………………………….....46
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN – PTNT: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FTA: Foreign Trade Association (Hiệp định thương mại tự do)
VASEP: Vietnammese Association of Seafood and Produrcer (Hiệp hội
chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam).
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
XKTT: Xuất khẩu trực tiếp
XKUT: Xuất khẩu ủy thác
TTNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các quốc gia lần lượt
tham gia vào hội nhập quốc tế và khu vực. Việt Nam cũng là một nước đầy
tiềm năng, với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ nhân
viên được đào tạo ngày càng nhiều. Với chiến lược kinh tế hội nhập và phát
triển của Đảng và Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận
quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Trong đó, hoạt
động xuất khẩu có vai trò chủ chốt giúp khai thác được lợi thế của quốc gia,
tăng cường hiệu quả sản xuất cũng như mở rộng được mối quan hệ kinh tế đối
ngoại với các nước trên thế giới.
Với ưu thế là một quốc gia ven biển, tài nguyên biển vô cùng phong phú
và quý giá. Việt Nam được xem là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản,
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ
nhưu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó ngành thủy sản Việt Nam hiện
đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu, mang về một nguồn ngoại tệ lớn cho
đất nước (theo Tổng cục Hải quan, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản
ước đạt 6,5 tỷ USD) và là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phat triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công ty Hải sản 404, đây là một trong những đơn vị kinh tế có kim
ngạch xuất khẩu thủy sản lớn tại thành phố Cần Thơ. Hằng năm công ty đã
góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên,
hoạt động xuất khẩu của công ty sang các thị trường lớn bên cạnh những mặt
thuận lợi, đạt kết quả khả quan thì vẫn còn những trở ngại, khó khăn. Cụ thể,
Hàn Quốc là một thị trường truyền thống và quy mô lớn của công ty nhưng
bên cạnh những thời cơ đã và đang nắm bắt được, xuất khẩu thủy sản sang
Hàn Quốc vẫn tồn tại nhiều bất cập và gặp phải không ít khó khăn, thách thức.
Trước tình hình đó để có thể giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản sang thị trường này đòi hỏi ngành thủy sản nói chung và Công ty 404 nói
riêng cần phải tìm hiểu và phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc cụ thể là mặt hàng chả cá surimi. Từ
đó đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh
và tận dụng những cơ hội từ thị trường này mang lại. Chính vì thế tôi chọn đề
tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của công
ty hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc”
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải
sản 404 sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn 2011 - 2013, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất khẩu mặt
hàng này sang Hàn Quốc ngày càng phát triển hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu chả cá surimi của Công ty
sang thị trường Hàn Quốc trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về sản lượng, giá trị
xuất khẩu so với các thị trường khác và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
chả cá surimi của công ty sang thị trường Hàn Quốc
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chả cá
surimi của công ty hải sản 404 qua thị trường Hàn Quốc.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại công ty hải sản 404.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu chính được sử dụng để thực hiện đề tài được lấy từ 2011 – 2013
Thời gian thực hiện đề tài từ : 1/2014 – 4/2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty
hải sản 404 qua thị trường Hàn Quốc với mặt hàng cụ thể là chả cá biển
surimi.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trước khi thực hiện đề tài tác giả đã tham khảo một số tài liệu là luận văn
của các khoá trước nhằm học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, đánh giá
vấn đề để rút ra bài học cho bản thân để có thể thực hiện tốt đề tài nghiên cứu
cũng như có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Cụ thể là:
Đề tài “Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH hai
thành viên hải sản 404” của Bùi Đức Thơ thực hiện năm 2012. Đề tài tập
2
trung phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty, qua đó sử dụng
phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố ảnh hưởng đến sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tác giả sử dụng
phương pháp phân tích ma trận SWOT nhằm tổng hợp những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức mà công ty phải đối mặt từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy
hải sản sang thị trường nước ngoài của công ty hải sản 404” của Tăng Thị
Bạch Yến thực hiên năm 2010. Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu
quả tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường của công ty nhằm tìm ra
những khó khăn và thuận lợi của một số thị trường xuất khẩu chủ lực. Qua đó
đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy hải
sản sang các thị trường lớn cho công ty.
Đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm của công ty TNHH
SX & TM Năm Vàng sang thị trường Nhật Bản” của Nguyễn Gia Hân được
thực hiện năm 2013. Đề tài khái quát tình hình xuất khẩu gốm của công ty qua
các năm, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gốm
thông qua việc tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên trong và các yếu
tố môi trường bên ngoài. Đồng thời sử dụng phân tích SWOT và ma trận xếp
hạng cặp đôi để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu gốm cho công ty.
Thông qua việc tham khảo những đề tài trên, điểm giống của đề tài:
“Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của công ty
hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc” là đều phân tích tình hình xuất khẩu
của công ty, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy
nhiên, đề tài này sẽ tập trung phân tích tình hình xuất khẩu sang một thị trường
cụ thể là Hàn Quốc với mặt hàng là chả cá surimi.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hay
dịch vụ ra thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. Vì
vậy, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài rất cần thiết nếu muốn cho sản phẩm
hay dịch vụ có thể xâm nhập vào thị trường đó.
Hoạt động xuất khẩu (XK) diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh
tế, từ XK hàng hoá tiêu dùng cho đến XK hàng hoá phục vụ sản xuất, từ máy
móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi
đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Vai trò quan trọng của xuất khẩu được thể hiện qua các vai trò sau:
Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi
quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu tạo ra
nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy để phát
triển. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu được chuyển thành nguồn vốn để
NK các mặt hàng sản xuất trong nước không đáp ứng được, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của người dân.
Đối với nền kinh tế, xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất,
tạo ra tăng trưởng kinh tế. Từ một ngành xuất khẩu, có thể kéo theo sự phát
triển của các ngành có liên quan. Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng
cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước.
Thông qua hoạt động XK, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm về kinh doanh, quản lý, công nghệ mới, hiện đại trên thế giới, giúp
doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng một cách chủ động nhu
cầu của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương
đối của quốc gia. Giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
4
Xuất khẩu mang lại công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống
cho người lao động. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu
những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không tự sản xuất được
hoặc sản xuất với giá thành cao phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong
phú thêm nhu cầu của người dân (Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010)
2.1.3 Các phương thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp là XK các hàng hoá và dịch vụ do chính DN sản xuất
ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó XK ra nước ngoài với
danh nghĩa là hàng của mình. Hoạt động XK được thực hiện dưới nhiều hình
thức: XK trực tiếp, XK gián tiếp, XK tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo
tình hình của từng đơn vị mà từng doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp với
hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp sản phẩm ra
nước ngoài, không qua trung gian. Áp dụng đối với những doanh nghiệp có
trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép XK trực tiếp, có kinh nghiệm trên
thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng
có mặt trên thị trường thế giới.
- Thuận lợi: lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh XK thường cao hơn các
hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Doanh
nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ tiến trình XK, thu được lợi nhuận cao nếu các
doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng…
nắm được rõ mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan
nên có thể chủ động trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồng thời nâng cao vị
thế công ty.
- Khó khăn: mất nhiều thời gian, nhân sự và tài lực hơn XK gián tiếp.
Đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu
mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro: hàng hoá có thể không bán được do
những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và
đôi khi bị thất thoát hàng hoá nếu doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm
bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh.
2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài
thông qua các trung gian XK như người đại lý hoặc người môi giới. Hình thức
XK gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước
5
ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước
ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người khác hoặc tổ chức trung gian có
chức năng XK trực tiếp. Hình thức này an toàn hơn cho nhà XK, giảm chi phí
marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Nhưng phải chia sẻ lợi nhuận, khó nắm
bắt được nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian. Do đó, XK
gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ
điều kiện XK trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông
thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (La Nguyễn Thùy Dung, 2010).
Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010) các doanh nghiệp có thể thực hiện
XK gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:
- Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC: Export Management Company).
Công ty quản lý XK là công ty quản trị XK cho Công ty khác. Các nhà
XK nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bộ máy XK riêng. Do đó, họ thường phải thông qua
EMC để XK sản phẩm của mình.
- Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer).
Ðây là hình thức XK thông qua các nhân viên của các Công ty nhập
khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên
thị trường thế giới . Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp XK cũng
cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị
trường nước ngoài.
- Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House).
Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người
mua ở nước ngoài cư trú trong nước của nhà XK. Nhà ủy thác XK hành động
vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị
được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và
họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình XK.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho XK.
Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và
những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác XK
chịu trách nhiệm.
- Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker).
Môi giới XK thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà XK và nhà NK.
Người môi giới được nhà XK ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ.
6
Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng
nhất định.
- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant).
Hãng buôn XK thường đóng tại nước XK và mua hàng của người chế
biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để XK và
chịu mọi rủi ro liên quan đến XK. Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các
hãng buôn XK để thâm nhập thị trường nước ngoài.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu
2.1.4.1 Các nhân tố bên trong
Nguồn nhân lực của công ty: Nhân tố con người từ lâu vẫn được các nhà
quản trị doanh nghiệp coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn
nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn
là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chất lượng
nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của
thị trường lao động cụ thể là trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người
lao động.
Nguồn lực tài chính: Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt,
khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở
rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đông thời
tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết. Tình hình sử dụng vốn
cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Nguồn lực cơ sở vất chất, trang thiết bị: Quy mô kinh doanh phụ thuộc
rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị xuất nhập khẩu: kho, mặt bằng
kinh doanh, trang thiết bị, máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận
chuyển, chuyên chở... Và có thể đáp ứng được những vấn đề này cốt lõi nhất
là khả năng tài chính của doanh nghiệp. Các khả năng này quy định quy mô và
tính chất của hoạt động kinh doanh XK, và vì vậy cũng góp phần quyết định
tới hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng là, một DN có hệ thống kho hàng hợp lý, các
phương tiện vận tải đầy đủ và cơ động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ góp
phần nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng XK một
cách có tính khả thi và hiệu quả hơn.
Nguồn nguyên liệu đầu vào: Là nguồn cung ứng để tạo ra sản phẩm
Chất lượng sản phẩm : Đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp
muốn giữ vững uy tín của các sản phẩm và muốn chiếm vị thế cao trong sản
xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là
7
phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho
xã hội. Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và
tiến hành thường xuyên. Hàng hóa chất lượng xấu, chẳng những khó bán và
bán với giá thấp, làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hưởng
đến uy tín kinh doanh của công ty. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty: Bất kỳ một công
ty nào cũng đều phải biết cách phát hiện những khả năng mới mở ra của thị
trường, có như vậy thì mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường ngày
càng cạnh tranh hiện nay. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu thị trường, doanh
nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm do mình
sản xuất ra và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá
mà thị trường đòi hỏi. Hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng giúp tạo dựng
hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm giúp cho người tiêu dùng nắm bắt
được các thông tin về doanh nghiệp và kích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, củng cố vững chắc thị trường hiện tại và thúc đẩy
việc mở rộng thị trường mới.
2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài
* Môi trường vi mô
Đối thủ mới
tiềm ẩn
Nhà
Cung
ứng
Sự cạnh tranh
của các đối thủ
trong ngành
Khách
hàng
Sản phẩm
thay thế
Hình 1.1 : Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến (2006). Giáo
trình Quản trị học)
8
Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có
nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào
đó không. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một
ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 áp lực cạnh tranh sau:
* Đối thủ cạnh tranh : doanh nghiệp cần xác định đúng các đối thủ cạnh
tranh hiện tại trên thị trường và dự đoán những đối thủ tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng tới Công ty mình trong tương lai. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải
nhận định được ưu và khuyết điểm của các đối thủ, nhận biết tiềm năng cũng
như chiến lược kinh doanh của họ để doanh nghiệp có quyết định và mức độ
cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong ngành, đặc biệt đối với những
ngành có sức hấp dẫn lớn và hàng rào gia nhập ngành thấp.
Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
-
Các rào cản nếu muốn thoát ra khỏi ngành
-
Mức độ tập trung của ngành
-
Tình trạng tăng trưởng của ngành
-
Khác biệt giữa các sản phẩm
-
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh
* Nhà cung ứng: là các tổ chức cung cấp nguồn hàng khác nhau cho
doanh nghiệp như vật tư, thiết bị, lao động… Các doanh nghiệp cần phải có
thông tin chính xác về số lượng, quy mô nhà cung ứng cũng như thông tin về
số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa…từ phía nhà cung ứng. Số lượng nhà
cung cấp trên thị trường sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm
phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài
nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Bên cạnh đó, thông tin về nhà cung
cấp cũng ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh
nghiệp. Bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung ứng trực tiếp hay gián tiếp đều
ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, vì thế đòi hỏi các công ty phải
luôn cập nhật thông tin về nhà cung ứng trên thị trường.
Sức mạnh nhà cung ứng thể hiện ở các đặc điểm sau:
-
Mức độ tập trung của các nhà cung ứng
-
Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung ứng
-
Sự khác biệt của các nhà cung ứng
9
-
Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt
hóa sản phẩm
-
Sự tồn tạo của các nhà cung ứng thay thế
- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung ứng.
* Khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng
trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vì họ có thể
điểu khiển sự cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của
mình. Tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp được thể hiện qua quy mô,
số lượng khách hàng, chi phí chuyển đổi cũng như thông tin về khách hàng.
Nếu khách hàng có ưu thế, họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
bằng cách ép giá xuống, đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn. Vì
vậy, khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp và có thể xem sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của
doanh nghiệp.
Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
-
Vị thế mặc cả
-
Số lượng người mua
-
Thông tin mà người mua có được
-
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàn hóa
-
Tính nhạy cảm đối với giá
-
Sự khác biệt hóa sản phẩm
-
Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành
-
Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế
- Động cơ của khách hàng
* Sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm,
dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong
ngành. Sức ép do các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm
hiểu kĩ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
-
Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
-
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng
-
Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
10
* Các nhân tố khác: Cơ chế quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, chính
sách hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu tùy vào từng khu vực, hiệp hội mà Việt
Nam gia nhập có những chính sách ưu đãi thuế quan, cắt giảm thuế với từng
doanh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật thông tin văn
bản pháp luật, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
* Môi trường vĩ mô
- Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp
phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân
tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên
môn.
- Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của
nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái…
tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả
những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động
doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân
tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách
tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội,
né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động
của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào
1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kỳ trước, các diễn biến thực
tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn…
- Kỹ thuật – Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến
doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản
xuất mới, kỹ thuất mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát
minh,.. Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các
thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hươn
nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng
mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu
doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
- Văn hóa – Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh
doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn
hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự
thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới
nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
11
- Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu
hướng chính trị…các nhân tố ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán vế quan điểm, chính sách lớn luôn
là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ
giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn
thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lý
trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi
trường trong từng giai đoạn phát triển.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả số liệu, phương pháp so sánh
số tương đối, số tuyệt đối nhằm phân tích môi trường kinh doanh thủy sản tại
Hàn Quốc và tình hình xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 sang
thị trường này.
Phương pháp mô tả số liệu:là phương pháp tóm tắt, trình bày, tính toán
các đặc trưng khác nhau của một số liệu để phản ánh một cách tổng quát đối
tượng nghiên cứu.
Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu giữa trị số kỳ phân tích và kỳ gốc hoặc
giữa kỳ kế hoạch và thực tế của chỉ tiêu kinh tế, để thấy được mức độ hoàn
thành kế hoạch, quy mô phát triển... của một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
y = y1 – y0
(2.1)
Trong đó:
y: phần tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
y0: chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp số tương đối: là kết quả của phép chia giữa giá trị của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển,
tỷ trọng trong cơ cấu của các chỉ tiêu này.
y=
y1
y0
12
x 100%
(2.2)
Trong đó:
y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
y0: chỉ tiêu kỳ gốc
- Mục tiêu 2: Qua việc phân tích ở mục tiêu 1, sử dụng phương pháp suy
luận để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chả
cá surimi sang thị trường Hàn Quốc.
- Mục tiêu 3: Từ các kết quả phân tích ở trên, sử dụng phương pháp tổng
hợp, suy luận kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT giúp nhận
diện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại công ty giúp
tìm ra những khó khăn ưu tiên cần giải quyết nhằm đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404
sang thị trường Hàn Quốc.
Phân tích ma trận SWOT:
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp người dùng
phát triển bốn loại chiến lược sau:
- Chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận
dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách
tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang
tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai
thác những cơ hội này.
- Chiến lược ST sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay
giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.
- Chiến lược WT nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong và tránh
khỏi những mối đe dọa bên ngoài.
Lập một ma trận SWOT gồm 8 bước sau:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức.
2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp.
13
6. Kết hợp yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến
lược WO vào ô thích hợp.
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược ST vào ô thích hợp.
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược WT vào ô thích hợp.
SWOT
O (opportunities)
1
2
...
T (threats)
1
2
...
Strengths
1
2
..
Các chiến lược SO
1
2
..
Các chiến lược ST
1
2
..
W (weaks)
1
2
...
Các chiến lược WO
1
2
..
Các chiến lược WT
1
2
..
Hình 1.2: Ma trận SWOT
(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008). “Chiến lược và chính
sách kinh doanh)
14
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Thông tin chung
Công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404 là một doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc công ty Miền Tây Quân khu 9, được thành lập theo quyết định
của Bộ Quốc Phòng. Căn cứ theo quyết định số 338/HĐQT ngày 20.11.1991
của Hội đồng Bộ Trưởng đồng ý thành lập lại doanh nghiệp nhà nước có
nhiệm vụ chế biến thủy hải sản xuất khẩu.
- Tên công ty: Công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404
- Tên thương mại: GEPIMEX 404 COMPANY
- Logo của công ty:
- Địa chỉ: 404 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
- Điện Thoại: (0710) 3841083. Fax: 071.814017
- Tài khoản tại Ngân hàng Công thương Cần thơ
- TK VNĐ: 710A.56209. TK USD: 710B.56209
- Văn phòng đại diện: 557D Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM
- Website: www.gepimex 404.com
- Email: gepimex 404@hcm.vnn.vn
Lịch sử hình thành
Tháng 12/1977: Công ty chính thức đi vào hoạt động với tên "Đội công
nghiệp nhẹ" sau đổi thành "Xưởng chế biến 404" có nhiệm vụ chế biến các
mặt hàng phục vụ cho tiền tuyến, cho toàn quân khu. Sản phẩm chính là lương
khô, thịt kho, lạp xưởng, nước mắm... theo chế độ bao cấp. Năm 1982, công ty
đổi tên thành "Xí nghiệp chế biến 404" hoạt động theo cơ chế "nửa kinh
doanh, nửa bao cấp" hạch toán nộp lãi về quân khu.
Giai đoạn 1984 - 1993: Năm 1986 cả nước thực hiện công cuộc đổi mới
sang nền kinh tế thị trường, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc,
thiết bị nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong kinh doanh. Xí
nghiệp được nâng cấp thành Công ty XNK tổng hợp 404 theo quyết định số 76
15
của Bộ Quốc Phòng. Năm 1993 công ty được Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công Thương) cấp giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp số: 1.12.1010 để công
ty chủ động kinh doanh XK những mặt hàng thủy sản mà không cần xuất qua
ủy thác.
Giai đoạn 1993 - 2004: Qua các năm công ty Hải sản 404 đã có nhiều
đóng góp cho sự phát triển ngành thủy sản của địa phương nói riêng và cả
nước nói chung. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của môi trường kinh doanh và
yêu cầu cao hơn về trình độ công nghệ đã đưa công ty đến tình trạng khó khăn
đặc biệt là năm 2003 - 2004.
Giai đoạn 2005 đến nay: Nhận thấy phải có sự đổi mới theo yêu cầu hội
nhập nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, và trở thành thành viên không
thường trực của Hội Đồng Bảo An năm 2007, công ty đã đầu tư đào tạo cán bộ
và mạnh dạn nâng cấp trang thiết bị máy móc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của thị trường XK thủy sản. Công ty TNHH HTV Hải sản 404 chủ yếu sản
xuất và xuất khẩu thủy hải sản: cá tra và chả cá surimi.
Hiện nay, công ty đã được chuyển từ Công ty Hải sản 404 hạch toán phụ
thuộc thành Công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404 trực thuộc công ty
TNHH Một thành viên 622 theo quyết định số 1072/QĐ-BTL ngày
01/07/2010 của Bộ Tư Lệnh Quân khu IX. Công ty hoạt động dưới hình thức
công ty mẹ - công ty con với 70% vốn góp từ Công ty 622 và 30% vốn góp
còn lại do Công ty cổ phần XNK Thủy sản Phương Lan.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty Hải sản 404 kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó công ty :
- Chế biến gia công hàng thủy, hải sản XK.
- Cung cấp dịch vụ kho lạnh 3.000 tấn, nhiệt độ -20oC.
- NK hàng hóa phục vụ sản xuất.
- Nhận gia công hàng thủy hải sản xuất khẩu cho các công ty khác.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH HTV Hải sản 404 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên
thu mua nguyên liệu thủy hải sản phục vụ chế biến các thành phẩm tiêu thụ
trong và ngoài nước. Đồng thời, công ty cũng gia công chế biến hàng xuất
khẩu cho các đơn vị bạn. Ngoài ra, công ty còn dùng ngoại tệ thu được thông
qua xuất khẩu để nhập khẩu những mặt hàng hóa chất, nguyên vật liệu phục
vụ cho chế biến thủy hải sản.
16
3.1.2.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức thu mua, chế biến nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm thuy
hải sản theo đúng quy trình chế biến hàng xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời hạn hợp đồng đồng thời huy
động nguồn hàng phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
- Công ty phải làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động
theo đúng quy định của luật pháp nhà nước và của cả Bộ Quốc Phòng.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng mua bán gia công chế biến
thủy hải sản giữa công ty với đơn vị khác, luôn đặt yêu cầu của khác hàng lên
hàng đầu để luôn giữ vững niềm tin cũng như mối quan hệ giữa các công ty
đối tác với nhau.
- Thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương..
đảm bảo công bằng bình đẳng, chăm lo tốt cho đời sống công nhân viên trong
công ty, làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an
ninh đơn vị.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: là người chịu mọi trách nhiệm về hoạt động và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của DN. Người có vị trí cao nhất trong công ty và phụ trách
công tác XK, đầu tư liên doanh, liên kết. Chịu trách nhiệm kí kết hợp đồng
mua bán hàng hóa, thành phẩm XK.
+ Phó giám đốc chính trị: quản trị nội bộ, công tác Đảng, công tác chính
trị.
+ Phó giám đốc kế hoạch (kiêm phó giám đốc sản xuất): giúp điều hành
hoạt động của công ty theo hai hướng sản xuất và kế hoạch.
- Các phòng nghiệp vụ và chuyên môn:
+ Phòng tổ chức hành chính: quản lí hồ sơ nhân sự, tham mưu cho Giám
đốc về tổ chức bộ máy quản lí, hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công
tác qui hoạch, đào tạo cán bộ, đề bạc và nâng lương, khen thưởng, kỷ luật,
thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác thanh tra nhân viên,
giúp Đảng Ủy, Ban Giám đốc làm công tác Đảng, công tác chính trị.
+ Phòng kế toán: tổ chức công tác hạch toán, phản ánh tình trạng luân
chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản và đề xuất các biện pháp quản lí
tài chính.
17
+ Phòng XNK: Soạn thảo các Hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và
theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng XK. Chịu trách nhiệm về thu hàng hóa
giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, nghiên cứu Marketing. Trực
tiếp công tác XK hàng hóa.
+ Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về khâu kĩ thuật trong quá trình sarn
xuất và quản lí thực hiện dây chuyền công nghệ chế biến, chất lượng, mẫu mã
bao bì.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng,
thực hiện kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa của công
ty, nghiên cứu thị trường trong nước. Triển khai và đôn đốc việc thực hiện chỉ
tiêu kế hoạch của công ty. Cùng với phòng kế toán XNK theo dõi hoạt động
của công ty.
- Các phân xưởng và xí nghiệp chế biến
+ Xí nghiệp chế biến: Có hai quản đốc phụ trách bộ máy làm việc.
Nhiệm vụ chế biến các loại thủy sản tươi thành sản phẩm đông lạnh. Đây là
phân xưởng lớn nhất của công ty.
+ Xí nghiệp chế biến chả cá: có nhiệm vụ chế biến mặt hàng chả cá
surimi từ nguồn nguyên liệu cá biển.
+ Xí nghiệp chế biến tôm: nhiệm vụ chính là gia công chế biến các mặt
hàng tôm.
+ Xí nghiệp chế biến thủy sản: sản xuất và chế biến gia công các mặt
hàng cá tra đông lạnh đảm bảo đúng quy cách chất lượng.
+ Xí nghiệp bao bì: nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bao bì các loại phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời phục vụ cho các đơn
đặt hàng bao bì từ các công ty khác.
+ Phân xưởng nước đá: Có nhiệm vụ sản xuất nước đá phục vụ cho công
ty và nhân dân trong vùng. Đây là hoạt động góp phần làm tăng doanh thu của
công ty.
+ Phân xưởng cơ điện: đảm bảo công tác lắp đặt,sửa chữa các máy móc,
thiết bị, phương tiện phục vụ cho sản xuất và phần kho lạnh của công ty.
18
Giám đốc
Phó Giám đốc
chính trị
Phó Giám đốc
sản xuất
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kế toán
Phó Giám đốc kế
hoạch
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Xí nghiệp chế biến
Quản đốc
XN chế
biến
thủy
sản
XN chế
biến chả
cá
Quản đốc
XN chế
biến tôm
XN sản
xuất bao
bì
PX
nước đá
PX cơ
điện
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty hải sản 404
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty hải sản 404
19
3.1.4 Quy trình chế biến sản phẩm xuất khẩu và chất lượng sản
phẩm
3.1.4.1 Quy trình chế biến chả cá surimi
Công việc bảo quản ướp đá cá là 1 khâu rất quan trọng giúp việc chế
biến chả cá surimi đảm bảo chất lượng, mùi vị thơm ngon của sản phẩm. Cá
tươi là loại nguyên liệu rất dễ bị hư hỏng, ngay cả khi được bảo quản dưới
điều kiện lạnh, chất lượng cũng nhanh chóng bị biến đổi. Để có được chất
lượng surimi tốt theo mong muốn, cá tươi phải được đem đi chế biến càng
sớm càng tốt sau khi nhận kho để tránh những biến đổi tạo thành mùi vị không
mong muốn và giảm chất lượng do hoạt động của vi sinh vật. Vì vậy cá thông
thường chỉ nên bảo quản một thời gian ngắn để tránh và giảm sự biến đổi chất
lượng không mong muốn. Cá biển sau khi đánh bắt phải ướp đá bảo quản
nhiệt độ ≤ 50C, trong thùng cách nhiệt, vận chuyển đến công ty bằng phương
tiện chuyên dùng. Tại khu tiếp nhận QC kiểm tra nguồn gốc, cam kết của đại
lý không sử dụng hóa chất cấm để bảo quản, cảm quan về độ tươi, chất lượng
nguyên liệu. Sau khi đánh giá đạt yêu cầu tiến hành phân loại cỡ, cân số lượng
cá đạt tiêu chuẩn, rửa lại bằng nước sạch lạnh, ướp đá bảo quản nhiệt độ ≤ 5oC
đưa vào chế biến.
Surimi là loại sản phẩm thịt cá đã được tách xương, xay nhuyễn, rửa
bằng nước và phối trộn với các chất chống biến tính do đông lạnh để có thể
bảo quản được lâu ở nhiệt độ đông lạnh. Nó giống như cá xay của nhiều nước
và chả cá của Việt Nam. Có khoảng 60 loài cá biển dùng để sản xuất surimi,
đó là các loại cá thịt trắng, cá gầy có chất lượng tốt hơn cá béo chẳng hạn như
cá tuyết, cá đổng, cá mắt kiếng, cá thu Đại Tây Dương, cá trích... hoặc các loài
cá tạp thịt trắng như: cá hố, cá lù đù, cá lạc…Cá sau khi đã được rửa sạch, phi
lê, xay nhỏ, băm nhuyễn sẽ được trộn với các chất phụ gia như đường,
sorbitol, tinh bột, polyphosphate. Sau đó sản phẩm sẽ được tạo hình, xếp
khuôn và bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh.
Công đoạn chế biến có thể tóm tắt như sau: Nguyên liệu
Sơ chế
Đánh vẩy Tách thịt
Rửa - ngâm lắng
Rửa 1 Rửa lọc 1
Rửa 2
Rửa lọc 2
Tách xơ
Ép vắt (Tách nước, Lược)
Quết
Trộn phụ gia
Tạo hình – Cân – Ép khuôn
Cấp đông
Tách khuôn
Rà kim loại
Bao gói Bảo quản.
3.1.4.2 Quy trình chế biến cá tra fillet
Trước khi đưa vào chế biến thì cá tra nguyên liệu sẽ được công ty lấy
mẫu kiểm tra để đảm bảo cá nguyên liệu không vượt quá dư lượng kháng sinh
theo quy định. Cá nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được phân cỡ loại,
20
sau đó sẽ được cắt hết tiết rồi đem phi lê lấy phần thịt ở hai bên thân cá. Phần
thịt đó sẽ được đưa qua máy lạng da để loại bỏ da cá. Sau đó dùng dao chuyên
dụng lạng bỏ phần thịt hồng, mỡ, xương, định hình miếng cá theo yêu cầu đơn
đặt hàng và đem kiểm ký sinh trùng rồi phân màu, phân cỡ. Dùng hóa chất cho
phép sử dụng trong thực phẩm xử lý làm cho miếng cá được trong, dai, bắt
mắt, xếp các miếng cá vào khuôn theo quy định đơn đặt hàng. Sau đó đem cấp
đông ở nhiệt độ từ -400oC đến -300oC. Giai đoạn cuối cùng là rà kim loại,
đóng gói và bảo quản cá ở nhệt độ dưới -18oC.
Quy trình chế biến được thể hiện theo sơ đồ sau:
Nguyên liệu
Cân 1
Cắt tiết
Rửa 1
Fillet
Cân 2
Rửa 2
Lạng da
Cân 3
Rửa 3
Tạo hình
Rửa 4
Kiểm tra
Cân 4
Kiểm tra kí sinh trùng
Phân loại sơ bộ
Rửa 5
Quay tăng trọng
Phân cỡ, phân loại
Cân 5
Xếp khuôn
Chờ đông
Cấp đông (tiếp
xúc) Tách khuôn Mạ băng Tái đông IQF
Bao gói Bảo quản.
3.1.4.3 Chất lượng sản phẩm
Công ty luôn chú trọng nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm,
tăng cường giám sát vệ sinh dây chuyền sản xuất, vệ sinh công nhân, kiểm tra
chặt chẽ các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế như HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, HALAL… Công ty đã có
phòng thí nghiệm riêng dùng để kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu
vào cũng như sản phẩm đầu ra với đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ
chuyên môn cao. Trong nhiều năm liền công ty luôn nằm trong top 50 doanh
nghiệp đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương bình
chọn. Điều này chứng tỏ Gepimex tuy là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ
nhưng rất có uy tín đối với thị trường trong nước và cả thế giới. Sản phẩm của
công ty đã được phép xuất khẩu trực tiếp vào EU vốn là một thị trường đặc
biệt khó tính về các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty
luôn luôn coi chất lượng sản phẩm là nguyên tắc đầu tiên trong kinh doanh.
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA
CÔNG TY HẢI SẢN 404
Với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thời buổi kinh tế thị trường
như hiện nay thi đòi hỏi công ty cần có sự nỗ lực hơn nữa để tăng doanh thu,
lợi nhuận, đồng thời phải tiết kiệm, kiểm soát chi phí một cách hợp lý nhằm
nâng cao thị phần cũng như là uy tín của công ty đối với khách hàng.
Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hiện
đại, đủ tiêu chuẩn và công suất hoạt động phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa.
21
Đồng thời, công ty phải đảm bảo kịp thời tiến độ giao hàng, giảm giá thành
sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản trong khu vực.
Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn đã đạt được như: HACCP,
SSOP, GMP, BRC, IFS, HALAL, ISO 22000, đầu tư mua sắm trang thiết bị
kiểm tra dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong thủy sản, chủ động
kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm soát các công đoạn
trong quy trình chế biến để cung cấp được các sản phẩm sạch, đủ tiêu chuẩn
quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản.
Tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh của
công ty. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước,
các nhà NK về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao. Từ cơ sở
thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư mới trong các năm qua, tăng công suất sản
phẩm và đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, tăng doanh số và
KNXK. Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh
tranh cho sản phẩm của công ty.
Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật sản xuất có trình độ kỹ thuật cao, tổ
chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Đồng thời bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu thị
trường và marketing đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong thị trường cạnh
tranh đầy thách thức hiện nay. Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng
theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao
động. Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản
xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để
nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty và thu nhập người lao
động.
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI
SẢN 404 GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
Nhìn chung qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận
thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động
không đều qua các năm 2011, 2012 và 2013.
22
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 –
2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
2013
GT
GT
413.158 346.745
335.000
(66.413)
(16,07) (11.745)
(3,39)
408.670 344.524
332.000
(64.146)
(15,70) (12.524)
(3,64)
Năm
Chỉ tiêu
2011
Tổng doanh
thu
Tổng
chi
phí
Lợi nhuận
trước
TTNDN
Lợi nhuận
sau TTNDN
2012
%
%
4.488
2.221
3.000
(2.267)
(50,51)
779
35,07
3.703
1.847
2.250
(1.856)
(50,12)
403
21,82
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Đối với năm 2012, cùng với sự chuyển biến chung của tình hình xuất
khẩu thủy sản trong nước gặp rất nhiều trở ngại về nguồn vốn, nguyên liệu và
cả thị trường. Được đánh giá là năm kinh doanh hết sức khó khăn của ngành
XK thủy sản Việt Nam nói chung và công ty Hải sản 404 nói riêng nên tổng
doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty sụt giảm mạnh, doanh thu chỉ đạt
346.745 triệu đồng giảm 16,07% (tương ứng với 66.413 triệu đồng) so với
năm 2011. Cũng chính vì tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn, nên
năm 2012 công ty đã chủ động cắt giảm các chi phí như: chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp và phần lớn là chi phí tài chính nhằm tiết kiệm được
các khoản chi nên tổng chi phí năm 2012 giảm 15,7% (tương ứng vơi 64.146
triệu đồng) so với năm 2011. Mặc dù công ty đã cắt giảm bớt các khoản chi
phí nhưng hoạt động chính xuất khẩu lại không mấy khả quan, nhu cầu NK từ
các thị trường đều sụt giảm làm cho lợi nhuận sau thuế chỉ đạt được 1.847
triệu đồng, giảm tới 50,12 % so với năm 2011. Tuy nhiên trong hoàn cảnh
xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn khiến các doanh nghiệp khác phá sản
hay lâm vào tình trạng nợ nần thì việc Công ty Hải sản 404 vẫn có được lợi
nhuận là một nỗ lực vượt khó đáng ghi nhận.
Năm 2013 tiếp tục dấu hiệu suy giảm, tổng doanh thu của công ty đạt
335.000 triệu đồng, so với năm 2012 giảm 3,39 %. Tuy nhiên lợi nhuận sau
23
thuế năm 2013 lại cao hơn 21,82% so với năm 2012. Nguyên nhân là do để
đảm bảo thu được lợi nhuận trong tình hình khó khăn chung của các doanh
nghiệp, công ty đã thu hẹp hoạt động kinh doanh và cắt giảm tối đa các khoản
chi phí ngoài sản xuất nên tổng chi phí năm 2013 giảm 3,64% so vơi năm
2012, bên cạnh đó là tình hình kinh tế thế giới có bước chuyển biến tích cực
măc dù vẫn còn nhiều khó khăn.
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011
– 2013, có thể thấy năm 2011 là năm kinh doanh có hiệu quả nhất, nhưng bắt
đầu từ năm 2012 đến năm 2013 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2011 cho
thấy hoạt động kinh doanh không hiệu quả do tình hình xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn, tuy nhiên đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp thủy sản
trong ngành. Với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, công ty Hải sản 404 sẽ
vượt qua những khó khăn hiện tại cũng như phát triển trong tương lai.
24
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY
HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
4.1 VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC
4.1.1 Giới thiệu Hàn Quốc
Hàn Quốc còn gọi là Nam Triều Tiên hay Đại Hàn Dân Quốc. Hàn Quốc
là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở phía nam của bán đảo Triều
Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông giáp với biển Nhật Bản,
phía Tây là Hoàng Hải – là một vùng biển nhỏ thuộc biển Thái Bình Dương
nằm ở giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới
và địa hình chủ yếu là đồi núi. Hàn Quốc trải rộng 100.032 km2 với dân số
hơn 50 triệu dân (2013). Hàn quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng
thứ 4 ở Châu Á và thứ 15 trên thế giới với kim ngạch thương mại năm 2013
đạt trên 1.167,7 tỷ USD.
Sau khi bị chiến tranh tàn phá nặng nề cách đây 60 năm, tài nguyên
không có gì đặc biệt, nguồn vốn quốc nội hết sức nghèo nàn, Hàn Quốc đã
phát triển nhanh chóng, có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Từ
một trong những quốc gia nghèo nhất trong những năm 50 của thế kỷ 20 Hàn
Quốc trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Từ năm 1962 đến
2013, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên tới
1.151 tỷ USD, ngoài ra tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người
tăng vọt từ 87 USD lên khoảng 23.113 USD. Với sự thay đổi chóng mặt
đó, Hàn Quốc đã vươn lên thành công từ một nước chủ yếu nhận viện trợ nước
ngoài sang nước giàu chỉ trong vài chục năm.
Nền kinh tế Hàn Quốc dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô
tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên
hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20, là thành viên sáng
lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á. Hàn Quốc nổi tiếng trên thế giới
với những ngành như sản xuất xe ôtô, đóng thuyền, sắt thép, điện tử, bán dẫn.
Số lượng sản xuất xe ôtô mỗi năm của Hàn Quốc khoảng 3.500.000 đến
4.000.000 chiếc, đứng vị trí thứ 5 trên thế giới; trong đó khoảng 60-70% dùng
để xuất khẩu. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc đứng thứ 2 trên thế giới, chất bán
dẫn đứng vị trí thứ 3 trên thế giới cùng nhiều lĩnh vực khác có sức sản xuất và
kỹ thuật đứng ở vị trí cao trên thế giới.
25
4.1.2 Quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc
Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc vào
22/12/1992. Đến nay mới chỉ hơn 20 năm, nhưng có thể nói hai dân tộc Việt
Nam và Hàn Quốc đã rất gắn bó và có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và
văn hoá. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều
lĩnh vực
Dấu mốc quan trọng đáng ghi nhớ của việc nâng cấp quan hệ giữa hai
nước cần được kể đến là: năm 2001 quan hệ hai nước từ đối tác thông thường
được nâng lên thành “Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”; và năm 2009 tiếp tục
được nâng lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược”. Như vậy là chỉ sau chưa
đầy hai thập kỷ, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác hợp tác
chiến lược của nhau. Trong số rất nhiều quốc gia mà Việt Nam có quan hệ
ngoại giao chính thức trong những năm đầu thập kỷ 1990, Hàn Quốc là quốc
gia đầu tiên trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Đây là một sự phát
triển hết sức nhanh chóng và ngoạn mục. Việc hai nước nhất trí nâng cấp quan
hệ lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược” chính là kết quả tất yếu của quá trình
phát triển quan hệ song phương trong hai thập kỷ qua, đồng thời cũng là sự thể
hiện quyết tâm chung của Chính phủ và nhân dân hai nước thúc đẩy mối quan
hệ đó ngày càng phát triển tốt đẹp và sâu sắc hơn trong thời gian tới.
Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã duy trì đều đặn
hàng năm việc trao đổi đoàn và các cuộc tiếp xúc lãnh đạo cấp cao. Cuộc gặp
lãnh đạo giữa 2 nước gần đây nhất là ngày 8/9/2013, khi đến Việt Nam, Tổng
thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhấn mạnh: “Tôi đã chọn Việt Nam là quốc
gia đầu tiên trong chuyến công du các quốc gia ASEAN, bởi chúng tôi luôn
coi trọng mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam và quyết tâm sẽ phát triển hơn
nữa quan hệ hợp tác này”. Kết quả của mỗi lần thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao
này không chỉ là hàng loạt các văn bản và thỏa thuận hợp tác được ký kết, mà
mức độ chặt chẽ của quan hệ song phương giữa hai nước cũng được tăng thêm
một bậc.
Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng
của Việt Nam. Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, giao dịch
thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng hàng chục lần. Theo Cục Đầu tư
nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) kim ngạch thương mại song phương từ
0.5 tỷ USD (1992) tăng lên 20 tỷ USD (2012) và không dừng lại ở đó 2 nước
còn đặt mục tiêu kim ngạch thương mại giữa 2 nước phấn đấu đến năm 2020
sẽ đạt 70 tỷ USD. Đáng kể đến là cơ cấu mặt hàng xuất NK chủ yếu giữa 2
nước mang tính bổ sung không cạnh tranh. Cụ thể Việt Nam nhập chủ yếu là
26
máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, sắt thép, chất
dẻo, hóa chất, phương tiện vận tải... xuất chủ yếu là khoáng sản, nguyên liệu
thô, hàng nông lâm thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ…
Đến nay, Hàn Quốc đã trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ hai tại
Việt Nam (chỉ sau Nhật Bản). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng
20/10/2012 Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ hai tại Việt Nam với
3134 dự án tính theo số lũy kế và vốn đăng ký đạt trên 24 tỷ USD. Hoạt động
đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam diễn ra ở 18
chuyên ngành tập trung nhiều nhất ở các ngành chế biến, chế tạo và kinh
doanh bất động sản. Số vốn đầu tư trong hai ngành này chiếm 16,9 tỷ USD
tương đương 75,8% tổng số vốn đầu tư FDI của các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Hơn 2.500 công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, thuê khoảng 400.000 lao động với
các cơ sở sản xuất quy mô lớn như thiết bị điện tử và thép. Việt Nam được coi
là đối tác đầu tư quan trọng của Hàn Quốc vì nhiều lý do, trong đó có chất
lượng và số lượng lao động và tiềm năng phát triển kinh tế. Hợp tác lao động
Việt - Hàn là một trong những điểm sáng nhất trong quan hệ hợp tác lao động
của Việt Nam với các nước, vì ngoài ý nghĩa quan trọng về kinh tế, còn có ý
nghĩa về văn hóa và xã hội. Nó không chỉ góp phần rất to lớn vào việc xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam, đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động Việt Nam mà
còn tạo điều kiện cho sự hòa nhập của người Việt Nam vào cuộc sống thường
ngày của đời sống kinh tế cũng như văn hóa, xã hội Hàn Quốc.
Trong hơn 20 năm qua mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển
hết sức nhanh chóng về mọi mặt và trong thời gian tới mối quan hệ hữu nghị,
hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sâu sắc
hơn nữa. Với việc hai bên đã nhất trí tiến hành khởi động đàm phán về một
hiệp định tự do thương mại song phương (FTA). Điều này sẽ mở ra một triển
vọng hết sức to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước, tiến tới một sự hợp
tác mậu dịch song phương cân bằng, cùng có lợi. Đồng thời, chính phủ Hàn
Quốc cũng đang tăng cường hỗ trợ cả về tài chính lẫn thông tin cho các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu sang
nước này. Vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng hàng hóa sang Hàn Quốc nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng có
cơ hội nhiều hơn tại thị trường đầy tiềm năng này.
4.1.3 Thị trường thủy sản Hàn Quốc
4.1.3.1 Sở thích và thị hiếu tiêu dùng thủy sản tại Hàn Quốc
Với thu nhập ngày càng tăng, đời sống ngày càng được cải thiện, người
dân Hàn Quốc có xu hướng quan tâm đến chất lượng của hàng hóa, những sản
27
phẩm có lợi cho sức khỏe. Theo VASEP người tiêu dùng Hàn Quốc đánh giá
cao các tiêu chí độ tươi, nguồn gốc, hương vị, giá cả và an toàn thực phẩm khi
đưa ra quyết định mua thủy sản. Trước đây, người tiêu dùng Hàn Quốc thiên
về các sản phẩm thực phẩm liên quan đến thịt, nhưng giờ thiên về thuỷ sản,
gạo, ngũ cốc, sử dụng sản phẩm không sử dụng hoá chất, không sử dụng thực
phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen... Và chính xu hướng tiêu dùng của
người dân cũng là quy định của Chính phủ Hàn Quốc trong NK hàng hóa thực
phẩm. Mức tiêu thụ thủy sản Hàn Quốc vẫn tăng đáng kể những năm gần đây
do phần đông người dân cho rằng thủy hải sản là loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, là nguồn cung cấp protein có lợi cho sức khỏe hơn là giải pháp
thực phẩm cung cấp protein từ các loại thịt đỏ.
Việc phụ nữ Hàn Quốc đi làm ngày càng nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ
các loại thực phẩm tiện lợi và phù hợp cũng ngày một tăng lên. Người tiêu
dùng Hàn Quốc thích thực phẩm chế biến sẵn bán tại siêu thị. Mặt hàng thủy
hải sản đã được làm sạch, đã qua sơ chế hoặc chưa chế biến là những mặt hàng
được ưa chuộng. Theo Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, tiêu thụ thủy sản
bình quân đạt 53,5 kg/người năm 2011, trong đó sản phẩm cá và thủy sản có
vỏ là 37,8 kg/người, tảo biển là 15,7 kg/người. Hàn Quốc tiêu thụ chủ yếu cá
cơm, tôm, mực ống, cá ngừ, cá minh thái Alaska, cá thu, cá thu đao, cá dẹt, cá
hô, cá vây chân, cá chình, cá quân, cá tuyết. Người Hàn Quốc tiêu thụ thủy sản
rất đa dạng gồm cá tươi, cá ướp đá, cá đông lạnh, một số ăn cá sống như
sashimi. Tuy nhiên, Hàn Quốc ưa chuộng cá tươi hơn cá đông lạnh nên giá cá
ướp đá và cá tươi cao hơn cá đông lạnh. Vì họ cho rằng ăn cá sống thì có
hương vị ngon hơn so với cá đông lạnh sau khi nấu chín. Nhưng thực tế thì
nguồn cung thủy hải sản của Hàn Quốc không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người dân. Vì thế, mặt hàng thủy hải sản đông lạnh đảm bảo được
chất lượng được NK từ các nước trong đó có Việt Nam được xem là một giải
pháp thay thế.
4.1.3.2 Một số quy định của Hàn Quốc khi nhập khẩu mặt hàng thủy
sản
Hàng hóa NK vào Hàn Quốc chịu sự kiểm soát bởi Bộ Thương mại,
Công nghiệp và Năng lượng. Riêng đối với mặt hàng thủy sản phải chịu sự
kiểm tra về vệ sinh rất khắt khe của Cục thanh tra chất lượng Thủy sản Hàn
Quốc (NFIS) kiểm tra các loại từ cá có vây, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài giáp
xác tươi, ướp lạnh, đông lạnh, đến ướp muối, khô và hun khói. Cục Thực
phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc kiểm tra các sản phẩm thuỷ sản chế biến như
paste cá, các sản phẩm cá đóng hộp, đóng chai. Vì thế, các doanh nghiệp chế
biến thuỷ sản xuất khẩu vào Hàn Quốc cần cập nhật thông tin và thực hiện
28
đúng quy định của cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc khi chế biến xuất khẩu thuỷ
sản.
Về thuế suất, từ năm 2011, mặt hàng tôm, bạch tuộc, cá fillet đông lạnh,
cá đóng hộp NK vào Hàn Quốc được cắt giảm thuế xuống còn 0% theo lộ
trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
(AKFTA) đã được 2 bên ký kết. Tuy nhiên, theo VASEP hiện vẫn còn nhiều
mặt hàng thủy sản Việt Nam XK sang Hàn Quốc đang phải chịu mức thuế từ
10-30%. Cụ thể như nhóm sản phẩm surimi chiếm trên 20% tổng kim ngạch
XK thủy sản sang Hàn Quốc cũng chịu mức thuế khá cao 10% .
Bên cạnh đó cơ quan kiểm định chất lượng hàng thủy sản quốc gia Hàn
Quốc cho biết theo quy định mới sửa đổi, tỷ lệ sản phẩm NK bắt buộc phải
kiểm dịch sẽ nâng lên 30% tổng lô hàng NK thay vì mức 28% hiện nay, danh
mục chất kháng sinh bị kiểm tra cũng tăng từ 32 lên 44 loại. Bộ Lương thực,
Nông lâm và Ngư nghiệp Hàn Quốc cho biết, cũng từ đầu năm 2010 nhằm
nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản NK sẽ tăng cường các biện pháp kiểm
tra hàng hóa tại các cửa khẩu, đồng thời Hàn Quốc sẽ thực hiện thanh tra tại
chỗ ở các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia để cấp
giấy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến cho các nhà xuất khẩu của
các nước này. Riêng đối với việc kiểm soát sản phẩm chả cá surimi NK, từ
ngày 11/01/2010 các lô hàng thịt cá phối trộn muối, đường, phosphate của
Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch
vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản
(NAFIQAD) cấp.
An toàn thực phẩm hiện nay trở thành một vấn đề quan trọng. Việc phát
hiện bất cứ dịch bệnh hay dư lượng hóa chất nào trên sản phẩm thủy sản đều
ngay lập tức dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về tiêu thụ của người tiêu
dùng. Do đó, để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường này
là một vần đề hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
4.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY HẢI SẢN
404
4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu đầu vào để chế biến chả cá surimi xuất khẩu chủ yếu
là cá tạp, các loại cá có thịt trắng. Công ty 404 sẽ thu mua nguyên liệu thông
qua việc ký kết hợp đồng với đối tác là công ty Cổ phần XNK thủy sản
Phương Lan. Qua đó, công ty Phương Lan sẽ tìm kiếm nguồn nguyên liệu
thông qua hai hình thức: đánh bắt trực tiếp bằng đội tàu thuộc sở hữu của công
ty và thu mua nguyên liệu từ ngư dân tại vùng biển Cà Mau, Kiên Giang. Theo
29
ghi nhận từ phía công ty Phương Lan, đội tàu khai thác ngoài việc khai thác
ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, đội tàu còn khai thác tại vùng biển giáp
ranh tại Việt Nam và Indonesia. Nhưng một bất lợi, là từ năm 2011 chính
quyền Indonesia quyết định bãi bỏ giấy phép hoạt động trong hải phận nước
này đối với khoảng 300 tàu, thuyền đánh cá nước ngoài, trong đó phần lớn là
của Việt Nam và Thái Lan. Điều này khiến sản lượng khai thác giảm sút và
gây áp lực lên ngư trường Việt Nam – nguồn hải sản đang có dấu hiệu cạn
kiệt.
Vùng biển Tây Nam Bộ thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau được đánh
giá là vùng có nguồn nguyên liệu tốt và dồi dào với khả năng khai thác hằng
năm hơn 210 nghìn tấn thủy hải sản các loại. Tuy nhiên, với việc đánh bắt và
khai thác quá mức trong nhiều năm liền cộng thêm tác động của biến đổi khí
hậu cùng an ninh trên biển đã làm cho nguồn cung ứng nguyên liệu cá tạp trở
nên thiếu hụt gây khó khăn với các doanh nghiệp chế biến chả cá surimi hiện
nay nói chung và công ty hải sản 404 nói riêng. Vì thế mà ảnh hưởng dễ nhận
thấy nhất là giá cá nguyên liệu tăng cao đã tác động không nhỏ đến việc chế
biến chả cá surimi theo hợp đồng xuất khẩu. Cụ thể, vào tháng 3 năm 2013
vừa qua, do việc thiếu nguồn cung nguyên liệu, công ty chỉ đáp ứng được 15
cont/18 cont theo yêu cầu của phía đối tác Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi nhuận cũng như niềm tin của đối tác về khả năng đáp ứng
sản lượng của công ty.
4.2.2 Tình hình chế biến xuất khẩu
Công ty Hải sản 404 xuất khẩu mặt hàng chả cá surimi sang Hàn Quốc
theo dạng sản phẩm thô, tức là sản phẩm chỉ qua quá trình sơ chế để ở dạng
nguyên liệu thô, sau đó các nhà NK chế biến lại và sản xuất bánh cá chiên
hoặc các sản phẩm mô phỏng surimi khác như surimi giả tôm, giả cua… được
tiêu thụ mạnh vào mùa đông hàng năm.
Nguồn cá nguyên liệu khai thác vẫn thiếu cho sản xuất và chế biến
surimi, hiện chỉ đáp ứng khoảng 60 - 70% công suất hoạt động của nhà máy,
trong khi đầu ra của sản phẩm XK vẫn khá ổn định. Thực tế cho thấy công
suất của nhà máy chế biến xuất khẩu chả cá surimi hoạt động có thể đáp ứng
được 50 tấn cá tạp nguyên liệu/ ngày nhưng theo cán bộ công ty cho biết nhà
máy chỉ hoạt động trung bình khoảng 30 tấn do việc thiếu nguồn cung nguyên
liệu là chính yếu. Theo quy luật thì kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm
thường chiếm tỷ trọng không cao (công ty thường chỉ xuất khoảng 10–15
cont/tháng) vì chưa vào mùa đánh bắt thủy hải sản, nguyên liệu không dồi dào
cũng như lượng hàng tồn kho cuối năm trước ở Hàn Quốc còn khá lớn.
30
4.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN
404
4.3.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo sản lượng và
kim ngạch
Trong giai đoạn 2011 – 2013 sản lượng và kim ngạch qua các năm có
chiều hướng giảm dần.
Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011 – 2013
ĐVT: Tấn, 1000 USD
Chênh lệch so với cùng kỳ
Năm
2011
2012
2013
Khối lượng
(tấn)
7.066
6.741
5.127
(325)
(4,60)
(1.614)
(23,94
Kim ngạch
(1000 USD)
17.018
13.765
8.504
(3.253)
(19,12)
(5.261)
(38,22)
2012/2011
Giá trị
%
2013/2012
Giá trị
%
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Trong đó, năm 2012, sản lượng và kim ngạch XK của công ty đều giảm
so với cùng kỳ năm 2011. Khó khăn của công ty cũng như phần lớn các doanh
nghiệp XK thủy sản trong nước, công ty 404 gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận thị trường tiêu thụ và nguồn vốn bị hạn chế, đặc biệt là sự thiếu hụt
nguyên liệu đầu vào. Các thị trường truyền thống của công ty đồng loạt giảm
mạnh như: Hong Kong, Mexico và Trung Quốc. So với năm 2011, dẫn đến
sản lượng cả năm đạt 6.741 tấn giảm 4,6% còn kim ngạch đạt 13.765 nghìn
USD giảm 19,12% .
Tiếp tục diễn biến khó khăn của năm 2012, năm 2013 tình hình xuất
khẩu cá tra cả vùng ĐBSCL nói chung và tại công ty nói riêng chưa có dấu
hiệu phục hồi khả quan. Cụ thể, công ty xuất khẩu sang khoảng 15 thị trường
trên thế giới so với cùng kỳ 2012 nhưng kim ngạch chỉ đạt 8.504 USD giảm
đến 38,22%, sản lượng cũng giảm mạnh 1.614 tấn với tỷ lệ tương ứng là
23,94%. Với chiều hướng giảm ngày một rõ rệt thì nguy cơ vẫn tiếp tục giảm
trong thời gian tới là có cơ sở vì những diễn biến bất lợi của thị trường tiêu
thụ. Điều này cho thấy mục tiêu nâng cao giá trị XK, hoàn thành mục tiêu đề
ra theo kế hoạch của công ty khó có khả năng thực hiện trong thời gian ngắn.
31
Với tình hình khó khăn trước mắt, hiện công ty đang chủ động thực hiện
các dự án nâng cao giá trị XK từ cá tra, Cụ thể, công ty đang đàm phán với
một số công ty có uy tín trong việc chế biến xuất khẩu mặt hàng cá tra tẩm gia
vị nhằm phát triển giá trị gia tăng của mặt hàng chiến lược cá tra cũng như
giúp đa dạng hóa sản phẩm, bắt kịp xu hướng của thị trường. Qua đó, cho thấy
công ty Hải sản 404 có chiến lược, tầm nhìn kinh doanh đúng đắn và mục tiêu
hợp tác cùng phát triển bền vững trong tương lai.
4.3.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo hình thức xuất
khẩu
Hiện tại công ty xuất khẩu theo hai hình thức đó là xuất khẩu trực tiếp và
ủy thác xuất khẩu.
Với hình thức xuất khẩu trực tiếp: công ty sẽ tự hoàn thành các công
việc như đàm phán giá cả, phương thức vận tải, bảo hiểm và chuẩn bị hàng
hóa. Với cách thức như vậy, chi phí cho việc xuất khẩu sẽ giảm đồng thời lợi
nhuận sẽ tăng. Trong kênh phân phối này công ty luôn bị động trong việc phân
phối hàng hóa do phụ thuộc vào đơn đặt hàng.
Với hình thức xuất khẩu ủy thác: sản phẩm của công ty được xuất trung
gian chủ yếu là thông qua công ty IDI An Giang đối với mặt hàng cá tra và
công ty TNHH Thủy sản Rizhao changhua đối với mặt hàng chả cá. Các công
ty này sẽ tiềm kiếm nhà NK và XK hàng cho công ty. Do phải trả một khoản
chi phí cho bên ủy thác nên lợi nhuận sẽ giảm và công ty cũng mất đi cơ hội
trong việc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt thông tin một cách
chính xác và nhanh chóng.
4.3.2.1 Về sản lượng
Bảng 4.2 Sản lượng theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011- 2013
ĐVT: Tấn
Năm
Sản
lượng
Chênh lệch so với cùng kỳ
2011
2012
2013
2012/2011
GT
%
XKTT
5.039
4.736 3.717
(303)
XKUT
2.027
2.005 1.410
(22)
Tổng
7.066
6.741 5.127
2013/2012
GT
%
Tỷ trọng
(%)
2011 2012 2013
(6,0) (1.019) (21,5)
71,3
70,3
72,5
(1,1)
28,7
29,7
27,5
100
100
100
(595) (29,7)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
32
Qua bảng 4.2 ta thấy, sản lượng XK theo hình thức XK trực tiếp của
công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng XK của công
ty, còn lại là hàng XK qua hai công ty trung gian. Nhìn chung, cơ cấu sản
lượng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác có xu hướng biến động trong tổng cơ cấu
nhưng không nhiều qua các năm. Năm 2012 sản lượng XK của công ty giảm
nhẹ ở cả hai hình thức. Sự sụt giảm nhẹ có thể được giải thích bởi trong năm
2011 gặp khó khăn trong việc thanh toán với một số nước ở Trung Đông như:
Oman, Jordan, Libang nên năm 2012 công ty đã chấm dứt với những đối tác ở
thị trường này.
Bước sang năm 2013, công ty gặp khó khăn ở những thị trường chủ lực
như Hàn Quốc, Trung Quốc nên sản lượng XK ở cả hai hình thức đều giảm
lần lượt là 21,5% và 29,7% so với cùng kỳ năm ngoài. Với việc phụ thuộc quá
nhiều vào một số lượng ít thị trường truyền thống nên một khi gặp khó khăn ở
những thị trường này đều tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất của công
ty. Đây là tình trạng không chỉ xuất hiện ở công ty mà là hiện trạng chung của
các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy, việc luôn tìm kiếm đối tác, thị trường
mới là điều mà công ty phải luôn đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh
của mình.
4.3.2.2 Về kim ngạch
Bảng 4.3 Kim ngạch theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011 – 2013
ĐVT: 1000 USD
Năm
Kim
ngạch
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch so với cùng kỳ
2011
2012
2013
2012/2011
GT
%
2013/2012
GT
%
2011 2012 2013
XKTT 10.423
8.722 5.304 (1.701) (16,3) (3.418) (39,2)
61,2
63,4
62,4
6.595
5.043 3.200 (1.552) (23,5) (1.843) (36,5)
38,8
36,6
37,6
100
100
100
XKUT
Tổng
17.018 13.765 8.504
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
XKTT: Xuất khẩu trực tiếp
XKUT: Xuất khẩu ủy thác
Dựa vào bảng 4.3, cũng giống như sản lượng của hình thức XK trực tiếp,
kim ngạch XK trực tiếp có xu hướng giảm qua việc thể hiện kim ngạch XK
trực tiếp năm 2012 giảm 1.701 nghìn USD tương ứng với 16,3% so với 2011
33
Và tiếp tục giảm mạnh ở năm 2013 giảm tới 3.418 nghìn USD . Kim ngạch
XK trực tiếp qua các năm ngày càng giảm và chiếm trung bình khoảng 60%.
Ta nhận thấy sản lượng theo hình thức XK trực tiếp trung bình chiếm 70%
tổng sản lượng XK trong khi đó kim ngạch theo cùng hình thức lại chi chiếm
60% tổng kim ngạch XK. Qua đó, nếu so cùng sản lượng thì XK trực tiếp sẽ
không mang lại kim ngạch cao bằng việc XK ủy thác. Điều này có thể giải
thích là do công ty xuất hàng qua hình thức trực tiếp chủ yếu là mặt hàng chả
cá surimi , còn mặt hàng cá tra là chủ yếu qua hình thức XK ủy thác. Đồng
thời, giá trị xuất khẩu đối với mặt hàng chả cá là không cao so với mặt hàng cá
tra fillet.
Như vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của hai hình thức trực tiếp
và ủy thác của công ty qua các giai đoạn biến động cùng chiều. Hình thức XK
trực tiếp là hình thức XK chủ yếu của công ty. Lượng XK này chủ yếu xuất
khẩu sang các thị trường truyền thống ở Châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc,
và một số thị trường ổn định những năm gần đây như Hong Kong, Algeria. Lý
do của sự tăng giảm này do ảnh hưởng nhu cầu của các thị trường có sự thay
đổi, làm lượng hợp đồng có sự tăng giảm không ổn định và hoạt động của
công ty còn gặp khó khăn về vốn. Giá trị của XK trực tiếp hay ủy thác thì phụ
thuộc vào cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Do đó, để tăng cường XK
sản phẩm có giá trị cao bằng chính thương hiệu uy tín của mình đòi hỏi ban
lãnh đạo công ty phải có hướng đi tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế, với
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt để góp phần tăng doanh thu và lợi
nhuận cho công ty, đưa hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Công
tác nghiên cứu thâm nhập, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm cần
được đẩy mạnh hơn nữa để đối phó với những tình huống bất lợi từ những thị
trường truyền thống của công ty.
4.3.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu
Hiện tại công ty Hải sản 404 XK hai mặt hàng chủ lực: cá tra fillet, chả
cá surimi. Trong đó, mặt hàng cá tra fillet được XK hầu hết sang các thị
trường của công ty như Trung Quốc, Hồng Kông, Ai Cập, EU, Mỹ, Mexico và
các quốc gia Đông Âu và Trung Đông khác. Đối với mặt hàng chả cá, công ty
XK chủ yếu qua Hàn Quốc, bên cạnh đó còn xuất sang Nhật và Trung Quốc.
34
Bảng 4.4 Bảng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng xuất khẩu
của công ty giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: 1000 USD
Tỷ trọng (%)
Mặt
hàng
XK
2011
Cá tra
12.228
8.079
Chả cá
surimi
4.790
Tổng
17.018
2012
2013
2011
2012
2013
3.983
71,9
58,7
46,8
5.686
4.521
28,1
41,3
53,2
13.765
8.504
100
100
100
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Qua bảng 4.4 ta có thể thấy mặt hàng XK cá tra đem về lượng ngoại tệ
chủ yếu cho công ty với kim ngạch XK chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm tỷ trọng
trung bình khoảng 60% trong tổng kim ngạch XK của cả công ty. Mặt hàng
chả cá surimi do sản phẩm chỉ ở dạng sơ chế, mang giá trị kinh tế không cao
khi XK nên kim ngạch XK chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 40% trong tổng
kim ngạch XK của cả công ty. Tuy nhiên, tình hình thực tế là trong khi việc
XK cá tra đang gặp khó khăn về nhiều mặt và khó có thể lấy lại đà tăng trưởng
trong thời gian ngắn thì hoạt động XK chả cá surimi có những tăng trưởng
đáng ghi nhận (theo tổng cục hải quan, năm 2012 XK chả cá surimi của cả
nước đem về cho Việt Nam 272,7 triệu USD) cũng như nhận được những tín
hiệu tích cực từ phía thị trường nước ngoài dành cho ngành chế biến XK chả
cá surimi của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Đối với công ty, vai
trò quan trọng của mặt hàng XK chả cá surimi trong những năm gần đây được
thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết với khả năng đem về nguồn ngoại tệ ổn định
cho công ty, giúp công ty vượt qua thời kỳ khủng hoảng, duy trì hoạt động sản
xuất, là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Và để thấy
rõ hơn tình hình XK hai mặt hàng chủ lực của công ty biến động qua các năm,
phần sau sẽ đi vào phân tích từng mặt hàng cụ thể qua sản lượng và kim ngạch
XK.
4.3.3.1 Cá tra
Trong hai mặt hàng XK của công ty, cá tra là mặt hàng XK đem lại kim
ngạch lớn và chủ yếu cho công ty. Tuy nhiên, thời gian gần đây doanh thu từ
mặt hàng này đang dần sụt giảm với dấu hiệu khó phục hồi trong thời gian
ngắn từ các thị trường NK của công ty.
35
Bảng 4.5 Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cá tra của công ty giai đoạn
2011 – 2013
ĐVT: Tấn, 1000 USD
Chênh lệch so với cùng kỳ
Năm
2011
2012
2013
Khối lượng
(tấn)
3.890
3.055
1.767
(835)
(21,5)
(1.288)
(42,2)
Kim ngạch
12.228
(1000 USD)
8.079
3.983
(4.149)
(33,9)
(4.096)
(50,7)
2012/2011
Giá trị
%
2013/2012
Giá trị
%
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Qua bảng 4.5, ta thấy khối lượng và kim ngạch XK cá tra biến động
không đều và có khuynh hướng giảm. Trong giai đoạn 2011 - 2013, diễn biến
tình hình XK cá tra đang ngày càng sụt giảm về cả sản lượng và kim ngạch
XK. Năm 2012 kim ngạch XK cá tra giảm 4.149 nghìn USD (giảm 33,9% )so
với 2011 do tình hình người nông dân nuôi cá tra treo ao hoàng loạt bởi thời
tiết thay đổi thất thường, tình hình dịch bệnh gia tăng làm ảnh hưởng đến
nguồn nguyên liệu đầu vào nên sản lượng XK giảm 21,5% dẫn đên kim ngạch
XK trong năm cung giảm theo.
Bước sang năm 2013, tình hình XK vẫn tụt dốc, sản lượng sụt giảm
42,2% và kim ngạch giảm mạnh 50,7% so với cùng kỳ 2012. Bên cạnh những
nguyên nhân từ năm trước chưa được giải quyết một cách căn bản so với yêu
cầu thực tế sản xuất và tiêu thụ cá tra thì các rào cản về thương mại, kỹ thuật,
đặc biệt là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp XK thủy sản lớn đã hạn chế
hoạt động XK cá tra của công ty.
Sự sụt giảm cả về sản lượng và kim ngạch từ hoạt động XK mặt hàng cá
tra chủ lực đã gây khó khăn cho việc kinh doanh của công ty rất lớn. Với tình
hình hiện tại thì giá trị XK cá tra khó mà tăng trưởng trở lại để bù đắp các
khoản lỗ cho công ty trong thời gian ngắn. Vì thế, để giải quyết bài toán nan
giải về chi phí cũng như đầu ra cho sản phẩm công ty cần nghiên cứu sản
phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra và đây cũng là hướng đi mà các
doanh nghiệp trong ngành cũng đang cân nhắc và thực hiện trong thời gian tới.
4.3.3.2 Chả cá surimi
Chả cá surimi là một trong các mặt hàng chủ đạo của công ty Hải sản
404. Mặt hàng chả cá đang được công ty chú trọng sản xuất và đẩy mạnh xuất
36
khẩu, đồng thời mặt hàng này cũng mang về một lượng ngoại tệ không nhỏ và
ngày càng tăng cho công ty.
Bảng 4.6 Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu chả cá surimi của công ty
giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Tấn, 1000 USD
Chênh lệch so với cùng kỳ
2012/2011
2013/2012
Giá trị
%
Giá trị
%
Năm
2011
2012
2013
Khối lượng
(tấn)
3.176
3.686
3.360
510
16,1
(326)
(9,7)
Kim ngạch
(1000 USD)
4.790
5.686
4.521
896
18,7
(1.165)
(20,5)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Nhìn chung, kim ngạch và sản lượng XK mặt hàng chả cá surimi giai
đoạn 2011 - 2013 khá ổn định, có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng
không đáng kể. Nguyên nhân là do nhu cầu mặt hàng chả cá surimi đã đáp ứng
được xu hướng tiêu dùng của người dân ở các nước ngày càng ưu tiên lựa
chọn những sản phẩm dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe, tiện lợi trong việc
mua và chế biến thực phẩm. Công ty XK chủ yếu chả cá surimi sang các thị
trường chính là Hàn Quốc và Trung Quốc.
Năm 2012, XK chả cá tăng 16,1% về lượng và 18,7% về kim ngạch so
với năm 2011. Là do mặt hàng chả cá surimi của công ty thuận lợi trong việc
tìm kiếm hợp đồng XK bởi đầu ra cho sản phẩm này luôn dồi dào cũng như
chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đánh giá tích cực từ phía đối tác.
Do nguồn cung nguyên liệu không ổn định, lượng tồn kho của các thị
trường còn cao sau khi tăng mạnh NK vào năm 2011 và 2012 khiến cho nhu
cầu NK từ các nước có sự sụt giảm. Cụ thể, sản lượng năm 2013 giảm 326 tấn
tương đương với 9,7%, kim ngạch giảm 1.165 nghìn USD tương ứng với
20,5%. Tuy vậy, sự sụt giảm này không chỉ xảy ra chỉ ở công ty mà là tình
trạng chung của doanh nghiệp trong ngành
Tuy không phải là lĩnh vực mặt hàng mới nhưng trong khi mặt hàng cá
tra XK sang các thị trường có dấu hiệu bão hòa, trong bối cảnh XK các mặt
hàng thủy sản chung khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp rơi vào khủng
hoảng nợ, phá sản hàng loạt thì đây là mặt hàng giúp công ty có được nguồn
thu ổn định, giúp công ty duy trì hoạt động, vượt qua thời kỳ khủng hoảng
kinh tế ở cả trong và ngoài nước
37
Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu chả cá chiếm tỷ trọng cao hơn xuất
khẩu cá tra fillet. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet lại cao hơn
nhiều chả cá surimi. Điều này có thể được giải thích bởi do đơn giá xuất khẩu
trung bình của chả cá thấp hơn thậm chí bằng một nửa so với đơn giá XK cá
tra. Thêm vào đó giá trị kinh tế của chả cá không cao bằng cá tra fillet do chả
cá surimi của công ty chỉ XK dạng thô, mới chỉ qua sơ chế, dùng để làm
nguyên liệu cho đối tác NK chế biến thành những sản phẩm giá trị gia tăng
khác (sản phẩm giả thanh cua, giả tôm…) nên cơ cấu kim ngạch XK của cá tra
fillet cao hơn, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty.
4.3.4 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất
khẩu
Thị trường xuất khẩu của công ty là khá rộng dao động từ 15 đến 20 thị
trường ở cả 4 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi qua các năm,
cơ cấu thị trường cũng có sự biến đối liên tục và không ổn định qua từng năm.
Trong đó có nhiều thị trường chỉ NK sản phẩm của công ty một hoặc hai năm
và có những thị trường mới NK sản phẩm của công ty từ năm 2011. Dưới đây
là các thị trường chủ yếu và ổn định của công ty qua các năm.
Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường giai đoạn
2011 – 2013
ĐVT: 1000 USD
Chênh lệch (%)
Thị trường
2011
2012
2013
2012/ 2011
2013/2012
Hàn Quốc
4.392
5.532
4.673
25,93
(15,53)
Trung Quốc
2.429
1.166
1.095
(52,00)
(6,09)
Hồng Kông
2.016
2.472
198
18,45
(91,99)
373
308
501
(17,43)
62,66
Khác
7.807
4.287
2.072
(45,09)
(51,67)
Tổng
17.018
13.765
8.504
(19,12)
(38,22)
Mexico
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Trong các thị trường XK của công ty, chỉ có Hàn Quốc và Trung Quốc
là hai thị trường xuất khẩu ổn định và chiếm phần lớn trong cơ cấu thị trường
xuất khẩu của công ty. Cụ thể, Hàn Quốc là thị trường truyền thống và lớn
nhất của công ty trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc
tuy có sự biến động không ổn định nhưng luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm
38
và đặc biệt là năm 2013 công ty đã XK sản phẩm cá tra fillet với giá trị
khoảng 158 nghìn USD. Đây là một tín hiệu tích cực từ thị trường sau bao
năm chỉ XK được mặt hàng chả cá surimi.
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.7
Hình 4.1 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường
giai đoạn 2011 – 2013
Thị trường Mexico
Mexico là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới và lớn thứ hai khu vực Mỹ
Latinh dựa trên GDP, đồng thời là một trong những nước có thu nhập bình
quân cao nhất của khu vực này (khoảng trên 10.000USD). Nằm liền kề với
nước Mỹ - thị trường đơn lẻ tiêu thụ cá tra nhiều nhất thế giới, từ lâu Mexicô
vẫn được đánh giá là thị trường NK lớn, ổn định và đầy tiềm năng.
Mặt hàng công ty XK sang thị trường này là cá tra fillet. So với Hàn
Quốc và Trung Quốc thì Mexico là thị trường chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn,
khoảng hơn 2% trong cơ cấu XK của công ty. Tuy nhiên, với phương thức
thanh toán đơn giản, khối lượng NK tương đối ổn định, giá cả phải chăng, yêu
cầu về chất lượng, kỹ thuật sản phẩm không quá cao... Chính những lý do này
khiến Mexico tạo sức hút đối với công ty. Theo VASEP, từ năm 2010 Việt
Nam đã trở thành nước đứng thứ 2 sau Trung Quốc về XK thủy sản sang thị
trường này, vượt trên các nước Chilê, Na Uy... và với sản phẩm XK chủ yếu là
philê cá đông lạnh. Đối với công ty, kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này
khá ổn định từ năm 2011 – 2012 chiếm 2,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của công ty. Sang năm 2013,kim ngạch xuất khẩu sang Mexico tăng 62,66%
so với cùng kỳ và chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Với xu hướng
39
tăng dần như qua các năm thì Mexico sẽ là một thị trường đem lại kim ngạch
ổn định cho công ty.
Thị trường Hồng Kông
Hồng Kông là một trong những nền kinh tế tự do nhất trên thế giới và
còn là một trung tâm tài chính và thương mại quốc tế. Hông Kông có ít đất
bằng phẳng và tài nguyên thiên nhiên nên thị trường này phải nhập khẩu hầu
hết các thực phẩm (trong đó có các mặt hàng thủy sản) và nguyên liệu từ các
nước trong đó có nước ta.
Tuy không chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn như Hàn Quốc, nhưng Hồng
Kông cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty. Mặt hàng xuất
khẩu sang Hồng Kông chủ yếu là cá tra fillet. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu
sang Hồng Kông luôn lớn hơn sản lượng. Điều này cho thấy, giá xuất khẩu
sang Hồng Kông có mức ổn định tương đối cao. Từ năm 2011 – 2012, kim
ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông tăng, sau đó giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011,
kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của công ty. Sang năm 2012, do ổn định về thị trường xuất khẩu nên
kim ngạch xuất khẩu sang Hông Kông tiếp tục tăng, chiếm 18% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhưng sang năm 2013, do sự thay thế của
một số thị trường mới nên khối lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm, dẫn
đến kim ngạch xuất khẩu giảm chỉ còn 2,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của công ty.
Thị trường Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc với hơn 1,6 tỷ người là thị trường lớn và là thị
trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu thủy sản thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Đối với thị trường Trung Quốc, công ty XK 2 mặt hàng: cá tra
và chả cá. Hơn nữa, ngoài nhu cầu NK để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước, Trung Quốc còn có nhu cầu NK để chế biến xuất khẩu. Có thể nói
đây là một thuận lợi căn bản cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy
sản.
Mặt hàng chả cá surimi của công ty chỉ XK qua hình thức ủy thác và
chiếm tỷ trọng không lớn. Về cá tra, đây là mặt hàng XK chủ lực qua Trung
Quốc và được XK thông qua hai hình thức trực tiếp và ủy thác. Với việc cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp chế biến trong nước ngày càng gay gắt cũng như
tình trạng nguồn nguyên liệu cung ứng bấp bênh do chi phí sản xuất tăng cao,
chất lượng cá không được đảm bảo làm cho tình hình XK cá tra của công ty
gặp khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc trong giai
đoạn 2011 -2013 giảm dần qua các năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm
40
2012 sang thị trường này giảm 52% so với cùng kỳ năm 2011 và tiếp tục giảm
6,09 vào năm 2013 chiếm 12,9% trong tổng kim ngach xuất khẩu của công ty.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một trong những đối tác chiến lược mà
công ty luôn chú trọng để tìm đầu ra cho việc xuất khẩu thủy hải sản, đem lại
nguồn thu đáng kể cho bản thân công ty.
Bên cạnh các thị trường phân tích ở trên thì các thị trường như Chi lê,
Uruguay, UAE cũng là những thị trường XK mới và tiềm năng trong những
năm gần đây của công ty.
4.4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY HẢI
SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
4.4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Như đã đề cập, thị trường Hàn Quốc là một trong những quốc gia NK
thủy sản hàng đầu thế giới và Việt Nam là những nước nằm trong top 5 cung
cấp thủy sản cho Hàn Quốc. Trước tình hình biến động của kinh tế toàn cầu
cùng với mối quan hệ phát triển sâu rộng của hai nước, khối lượng và kim
ngạch XK sang Hàn Quốc của công ty trình bày- như bảng sau.
Bảng 4.8 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2013
Chênh lệch so với cùng kỳ
Năm
2011
2012
2013
Khối
lượng
(tấn)
2.940
3.597
3.357
657
22,3
(240)
(6,7)
Kim ngạch
(1000
USD)
4.392
5.532
4.515
1.140
26,0
(1.017)
(18,4)
2012/2011
Giá trị
%
2013/2012
Giá trị
%
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Nhìn chung, giai đoạn 2011 – 2013 khối lượng và kim ngạch XK biến
động không đều qua các năm, tuy vậy xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty. Và
nhằm minh họa rõ hơn sự biến động khối lượng và kim ngạch XK chả cá
surimi sang Hàn Quốc, ta tham khảo biểu đồ dưới đây.
41
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Hình 4.2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 4.9 Đơn giá bình quân xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2013
Năm
Giá
(USD/kg)
Chênh lệch giá so
với năm trước
2011
1,49
-
2012
1,54
0,05
2013
1,35
(0,19)
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.8
Năm 2012, tình hình XK chả cá surimi sang Hàn Quốc của công ty tăng
cao hơn so vơí cùng kỳ , với khối lượng XK đạt 3.597 tấn, kim ngạch XK đạt
5.532 nghìn USD tương ứng với tỷ lệ tăng lần lượt là 23,2% và 26% so với
năm 2011. Giá XK bình quân cũng đạt cao nhất trong 3 năm (2011 - 2013).
Cũng trong năm này, dấu hiệu suy giảm của các thị trường XK cá tra truyền
thống của công ty bắt đầu giảm mạnh cho thấy vị trị chiến lược quan trọng của
sản phẩm chả cá surimi đối với công ty. Nhu cầu NK mặt hàng này ngày càng
tăng của thị trường Hàn Quốc cũng như sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng
nhất định trong lòng các đối tác NK là những nguyên nhân chính giúp giá XK
được tăng cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho công ty. Trong thực tế,
rất nhiều lần vì thiếu nguyên liệu cá biển các loại mà công ty đã phải đàm
42
phán với những đối tác nhằm giảm khối lượng đơn đặt hàng, phân bổ đều cho
các đối tác và quan trọng hơn hết là để gầy dựng, duy trì mối quan hệ kinh
doanh lâu dài giữa khách hàng và công ty. Theo VASEP thống kê, hiện tại có
khoảng hơn 20 doanh nghiệp XK mặt hàng chả cá surimi sang thị trường Hàn
Quốc. Vì thế, song song với việc tạo dựng chất lượng sản phẩm thì việc tính
đến giải pháp nhằm giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu cung ứng cá
biển trong dài hạn, khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp thủy sản thâm
nhập kinh doanh mặt hàng này.
Tình hình XK chả cá surimi có xu hướng giảm vào năm 2013. Sản lượng
và kim ngạch XK đều giảm lần lượt 6,7% và 18,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Lượng tồn kho của thị trường Hàn Quốc còn cao sau khi tăng mạnh NK vào
năm 2012 khiến cho nhu cầu NK từ nước này sụt giảm. Và cũng do trong bối
cảnh thị trường chung gặp nhiều khó khăn, tình hình XK chả cá surimi Việt
Nam sang các nước không chỉ riêng Hàn Quốc có chiều hướng đi xuống.
Đồng thời, theo ghi nhận từ phía công ty, không chỉ gặp khó khăn trong việc
cạnh tranh với những doanh nghiệp đầu ngành như công ty Coimex ở Côn
Đảo, công ty TNHH Định An ở Trà Vinh… XK surimi của công ty sang Hàn
Quốc cũng khó cạnh tranh về giá với Trung Quốc, mặc dù giá bình quân XK
đã giảm 0,19 USD/kg so với cùng kỳ năm 2012 bởi giá surimi Hàn Quốc NK
từ Trung Quốc vẫn thấp hơn . Giai đoạn kinh tế khó khăn, người tiêu dùng sẽ
thắt chặt hầu bao, ưu tiên chọn những sản phẩm có giá bán thấp hơn.
Nhìn chung xuất khẩu thủy sản của công ty sang Hàn Quốc không gặp
nhiều khó khăn do đã xây dựng được uy tín trên thị trường này. Do người dân
Hàn Quốc rất thích ăn thủy sản và coi đó là loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao nên dự kiến mức tiêu thụ chả cá surimi tại Hàn Quốc vẫn ổn định
trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó có tăng trưởng đột biến do công ty đang
gặp khó khăn về tình trạng ngày càng thiếu nguyên liệu chế biến.
4.4.2 Tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
Công ty 404 bắt đầu kinh doanh XK chả cá surimi sang Hàn Quốc
(1999). Với mối quan hệ kinh doanh lâu năm giữa công ty và đối tác nên hình
thức XK chủ yếu mặt hàng chả cá surimi hiện nay là XK trực tiếp.
43
Bảng 4.10 Sản lượng xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc
theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Tấn
Năm
Sản
lượng
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch so với cùng kỳ
2011
2012
2013
2012/2011
GT
%
2013/2012
GT
%
2011 2012 2013
XKTT
2.886
3.527
3.357
641
22,2
(170)
(4,8)
98,2
98,1
100
XKUT
54
70
0
16
29,6
(70)
(100)
1,8
1,9
0
Tổng
2.940
3.597
3.357
100
100
100
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
Qua bảng 4.10 ta thấy sản lượng XK chả cá surimi sang Hàn Quốc giai
đoạn 2012- 2013 thông qua hình thức XK trực tiếp là chính yếu, chiếm tỷ
trọng trung bình trên 98% trong các hình thức XK sang thị trường Hàn Quốc.
Đặc biệt là năm 2013 công ty chỉ xuất khẩu sang thị trường này qua hình thức
xuất khẩu trực tiếp. Theo ghi nhận từ phía công ty, đơn hàng chả cá surimi XK
theo hình thức trực tiếp được thực hiện mạnh vào dịp lễ tết những tháng cuối
năm do nhu cầu từ thị trường Hàn Quốc tăng cao; hình thức XK ủy thác chủ
yếu thực hiện vào những tháng đầu năm với sản lượng không đáng kể, khi mà
nhu cầu thị trường không cao và lượng tồn kho mặt hàng của công ty tăng lên.
Đặc biệt thị trường Hàn Quốc luôn được công ty đánh giá cao về khả năng
thanh toán. Theo ghi nhận từ phía công ty, hình thức thanh toán chủ yếu là
hình thức T/T trả trước với thời gian thanh toán trung bình 3-5 ngày. Theo đó,
công ty 404 sẽ nhận được 20% tổng số tiền thanh toán ngay khi ký hợp đồng
và nhận 80% còn lại sau khi giao hàng và các chứng từ cần thiết.
Bảng 4.11 Kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc
theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: 1000 USD
Năm
Kim
ngạch
2011
XKTT
4.314
XKUT
78
Tổng
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch so với cùng kỳ
4.392
2012
2013
5.417 4.515
115
0
2012/2011
GT
%
2013/2012
GT
%
2011 2012 2013
1.103
25,6
(902)
(16,7)
98,2
98,0
100
37
47,4
(115)
(100)
1,8
2,0
0
100
100
100
5.532 4.515
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2011-2013
44
Dựa vào bảng 4.11 ta thấy, tương tự như hình thức XK theo sản lượng,
doanh thu XK chả cá surimi sang Hàn Quốc thông qua hình thức XK trực tiếp
là chủ yếu, chiếm tỷ trọng hơn 98% trong khi hình thức XK ủy thác của công
ty chiếm tỷ trọng không đáng kể. Như đã phân tích, tình hình thu mua nguyên
liệu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng XK
của công ty sang Hàn Quốc. Đối với hình thức XK trực tiếp, công ty tận dụng
lợi thế làm ăn lâu năm với những đối tác từ phía Hàn Quốc bởi người Hàn
Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những đối tác quen thuộc. Trong đó, 2
công ty Hàn Quốc được xem là làm ăn lâu năm nhất và cũng là đối tác uy tín
với công ty đó là công ty Blue Phonexix và công ty Young Nam. Đối với hình
thức XK ủy thác, chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1–2%), công ty chủ yếu ủy thác XK
những tháng đầu năm, thông qua công ty TNHH Changhua có chi nhánh tại
Vũng Tàu để XK sang Hàn Quốc do thời gian này tình hình XK diễn biến
chậm và nhu cầu từ thị trường không cao. Đặc biệt trong năm 2013, tình hình
thu mua nguyên liệu sụt giảm mạnh dẫn đến tình trạng công ty chỉ có thể cung
cấp đủ cho các đơn hàng XK trực tiếp sang Hàn Quốc.
Hàn Quốc được xem là thị trường tiêu thụ chính yếu mặt hàng chả cá
surimi của công ty, kim ngạch XK trực tiếp ngày một tăng và chiếm tỷ trọng
cũng trên 98% trong tổng kim ngạch XK sang thị trường này. Vì thế, bất cứ
tình hình khó khăn hay thuận lợi tại thị trường này đều chi phối rất lớn đến
hoạt động XK mặt hàng quan trọng này của công ty. Tuy lượng XK theo hình
thức XK trực tiếp giảm, nhưng kim ngạch XK trực tiếp vẫn tăng qua các năm,
năm 2013 có dấu hiệu sụt giảm và công ty không XK ủy thác sang thị trường
này. Do tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn tiếp diễn cũng như xu hướng tiêu thụ
giảm chung của thị trường, công ty buộc chỉ có thể đáp ứng nhu cầu cho phía
đối tác Hàn Quốc làm ăn trực tiếp với công ty.
4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG THỊ
TRƯỜNG HÀN QUỐC
4.5.1 Các nhân tố bên trong
4.5.1.1 Nguồn nhân lực của công ty
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến XK thì nhân tố con người là nhân tố
quan trọng hàng đầu. Về nguồn nhân lực của công ty, qua các năm ít có sự
biến động lớn và đang có dấu hiệu giảm dần. Trong đó, số lượng lao động biên
chế tức công nhân viên quốc phòng ở khối quản lý doanh nghiệp được ổn định
qua các năm. Đối với công nhân lao động hợp đồng, công ty căn cứ theo tình
hình sản xuất kinh doanh và đơn hàng XK để quyết định tăng hay giảm số
45
lượng công nhân lao động hợp đồng bằng việc kéo dài hay rút ngắn thời gian
ký kết hợp đồng lao động giữa công nhân và công ty.
Bảng 4.12 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Lao động
2011
2012
2013
Chênh lệch (%)
2012/2011
2013/2012
Biên chế
50
50
50
0
0
Hợp đồng
708
673
603
(4,94)
(10,4)
Tổng
758
723
653
(4,62)
(9,7)
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty, 2011-2013
Qua bảng trên ta thấy, số lượng công nhân viên biên chế thuộc các
phòng ban quản lý doanh nghiệp (ban giám đốc, phòng kế hoạch kinh doanh,
phòng kế toán, phòng kỹ thuật…) không có sự biến động qua các năm. Số
lượng công nhân lao động hợp đồng trong giai đoạn 2011 – 2013 giảm dần
qua các năm. Bởi trong giai đoạn này, với tình hình khó khăn của công ty cùng
với sự giảm sút nhu cầu NK từ các thị trường nên công ty đã chủ động cắt
giảm số lượng lao động hợp đồng để tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Ngoài ra,
khi vào những dịp cuối năm hằng năm, đơn hàng XK gia tăng nên ngoài lao
động hợp đồng dài hạn công ty phải thuê thêm công nhân vào lao động theo
thời vụ từ 1 – 3 tháng để đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời hạn.
Tính đến hết năm 2013, tổng số lao động của công ty là 653 người với
cơ cấu lao động như sau:
Đại học, cao đẳng
7.66%
Trung cấp
3.98%
Phổ thông
88.36%
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty, 2013
Hình 4.3 Trình độ lao động của công ty năm 2013
Nếu phân theo trình độ chuyên môn, khối quản lý doanh nghiệp hầu hết
có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm khoảng 7,66%. Trong đó, các chức vụ
46
quan trọng và được xem là đầu não của công ty đều là quân nhân và thành
phần còn lại là công nhân viên quốc phòng. Đây là bộ phận điều hành công ty
và có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty
thông qua công việc hoạch định và đề ra chiến lược thực hiện tốt hoạt dộng
sản xuất kinh doanh. Đối với lao động phổ thông, thành phần chiếm tỷ trọng
cao nhất với tỷ trọng trên 80% tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất của công
ty. Do những năm gần đây, tình hình XK thủy sản biến động thất thường nên
công ty chủ yếu ký hợp đồng theo từng năm với công nhân và khâu đào tạo
công nhân lành nghề cũng không được chú trọng. Vì vậy, số lượng của công
nhân có tay nghề lâu năm sẽ không được đảm bảo ổn định trong công ty.
4.5.1.2 Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ
Nguồn vốn công ty là từ một phần thuộc ngân sách nhà nước do quân
khu cấp và chủ yếu là do vay vốn từ ngân hàng và vốn tự huy động. Do công
ty thường xuyên thực hiện các hợp đồng XK nên hầu hết các khoản vay là
ngắn hạn. Theo báo cáo tài chính năm 2012 cho thấy vốn chủ sở hữu của công
ty là trên 70 tỷ đồng song nợ vay ngắn hạn của công ty trong năm đến 131,3 tỷ
đồng. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao những năm gần đây đã tăng gánh nặng về
chi phí lãi vay, giảm lợi nhuận của công ty, khả năng mở rộng quy mô do
không đủ vốn cũng bị hạn chế theo. Mặc dù lãi suất đã được Nhà nước điều
chỉnh giảm lãi suất nhưng các doanh nghiệp lại khó có thể tiếp cận mức lãi
suất ưu đãi này. Nguyên nhân là các doanh nghiệp phải thuộc đối tượng ưu
tiên đặc biệt, đáp ứng các thủ tục một cách chặt chẽ đối với một hợp đồng tín
dụng và hiện nay thì các ngân hàng cũng thận trọng hơn đối với kết quả kinh
doanh của người đi vay hơn sau vụ vỡ nợ của các công ty thủy sản chỉ trong
một thời gian ngắn.
Khu nhà xưởng được xây dựng trực thuộc khuôn viên công ty có diện
tích 15.000 m2. Khu nhà xưởng được bố trí ngay trong công ty là một thuận lợi
để đảm bảo được hiệu quả về mặt quản lý chất lượng và tiết kiệm thời gian
vận chuyển. Kho lạnh với sức chứa 3.000 tấn có tác dụng giúp doanh nghiệp
điều tiết các chuỗi sản xuất kinh doanh, hạn chế mặt tiêu cực của tính thời vụ,
tính không ổn định của thị trường. Bên cạnh máy móc thiết bị hiện đại thì cơ
sở nhà máy, phân xưởng chế biến và một số máy móc do đã xây dựng và sử
dụng lâu năm nên đã bắt đầu xuống cấp và hao mòn dẫn đến năng suất ở một
số khâu bị giảm sút, do đó không đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động
sản xuất chế biến. Về vấn đề chất lượng dây chuyền sản xuất, trong giai đoạn
phân tích, kể từ sau năm 2010 công ty đã không còn XK chả cá surimi sang thị
trường Nhật Bản. Ngoài nguyên nhân thiếu hụt nguyên liệu không đáp ứng đủ
đơn hàng XK và bị ép giá do tình hình kinh tế khó khăn chung thì còn một
47
nguyên nhân đó là công nghệ dây chuyền nhà xưởng không đáp ứng được yêu
cầu từ phía đối tác Nhật (đối tác không quan hệ kinh doanh thường xuyên).
Bởi trước khi ký kết đơn hàng XK thì đối tác Nhật sẽ cử người đại diện xuống
đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như quy trình chế biến. Bên cạnh đó, việc
phát triển khoa học công nghệ cũng chưa được công ty chú trọng và đầu tư
cho quỹ phát triển khoa học công nghệ.
4.5.1.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu sản xuất là vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ riêng của
công ty mà còn là vấn đề của ngành sản sản xuất chả cá surimi. Công ty không
trực tiếp thu mua nguyên liệu mà ký kết hợp đồng với công ty cổ phần XNK
Thủy sản Phương Lan về việc cung cấp nguyên liệu cá biển. Lợi thế của công
ty Phương Lan là sở hữu đội tàu riêng tại vùng biển đánh bắt hải sản Kiên
Giang – Cà Mau. Hiện tại, công ty Phương Lan cũng đã góp vốn liên doanh
với công ty Hải sản 404 và có văn phòng đại diện trực thuộc ở ngay khuôn
viên của công ty. Đây là một thuận lợi cho công ty 404 trong việc đàm phán
và ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu.
Hoạt động XK chả cá surimi của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào việc
thu mua nguyên liệu cá biển thông qua việc đánh bắt cá biển trực tiếp từ đội
tàu của công ty Phương Lan và thu mua trực tiếp từ ngư dân. Tình hình đánh
bắt, khai thác hải sản không hợp lý tại vùng biển nước ta diễn ra trong nhiều
năm qua, cùng với nạn ô nhiễm môi trường khiến nguồn lợi hải sản và đa dạng
sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân ngại ra khơi
do lỗ vốn bởi giá xăng dầu tăng liên tục làm chi phí đi biển tăng cao, khí hậu
thay đổi cũng đã ảnh hưởng đến sản lượng và mùa vụ. Vì thế, các tàu đánh bắt
chỉ hoạt động khai thác theo tuyến ven bờ đã gây ra tình trạng mất cân bằng
sinh thái gần bờ, gia tăng khả năng ảnh hưởng đến việc sinh sản của nhiều loài
(đánh bắt chủ yếu là tôm, cua, cá mới sinh sản chưa kịp lớn). Và nhất là gần
đây, sự an toàn trên biển không được đảm bảo do ảnh hưởng từ việc cấm biển
của Trung Quốc, tình hình tranh chấp trên biển Đông khiến ngư dân phải
chuyển vùng khai thác hải sản. Điều này không chỉ làm giảm sản lượng đánh
bắt mà góp phần làm tăng sự quá tải cho các ngư trường còn lại trong nước.
Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu
của rất nhiều thương nhân Trung Quốc ở các cảng và chợ đầu mối làm cho
công ty không mua đủ nguyên liệu, giá mua nguyên liệu buộc phải tăng lên.
Vì vậy, để có thể đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đáp ứng nhu cầu XK, công
ty cần có giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển này hơn và chủ động
tìm kiếm nguồn cung ổn định về sản lượng cũng như giá cả.
48
4.5.1.4 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là nhân tố rất quan trọng nếu các công ty muốn
nâng cao sức cạnh trạnh, tạo niềm tin đối với khách hàng và thuận lợi trong
việc mở rộng thị trường. Vì thế, trong thời đại ngày nay không còn con đường
nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm
phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Hàng hóa chất lượng xấu,
chẳng những khó bán, bán với giá thấp, mà còn làm ảnh hưởng đến doanh thu
bán hàng, đến uy tín kinh doanh của công ty. Chất lượng sản phẩm là tiêu
chuẩn tồn tại và phát triển của công ty.
Hiện tại công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu như
HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, HALAL… Công ty luôn chú trọng nâng cao
công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường giám sát vệ sinh dây
chuyền sản xuất, vệ sinh công nhân, kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu về vệ sinh
an toàn thực phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Đây là điều kiện để công
ty có thể đáp ứng các đơn đặt hàng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách
hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn nhu
cầu người tiêu dùng, tạo được uy tín cao. Tuy nhiên, trong những đơn hàng
được XK sang Hàn Quốc, đôi khi công ty nhận được một số trường hợp phản
ánh vài lô hàng về chất lượng sản phẩm, điển hình như mùi vị của chả cá còn
hơi tanh và màu sắc không đạt được độ trắng theo quy định do một số nguồn
cá nguyên liệu trước khi chế biến không đảm bảo độ tươi.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, vượt qua
các rào cản kỹ thuật có thể sẽ được quy định chặt chẽ hơn, nhất là việc kiểm
dịch đối với thủy sản XK khi mà Hiệp định FTA song phương giữa ta và Hàn
Quốc giúp ta được cắt giảm thuế quan đáng kể khi XK. Điển hình như từ đầu
năm 2013, Hàn Quốc cũng áp đặt việc kiểm tra 100% lô tôm của Việt Nam
(mặt hàng chiếm 33% tổng kim ngạch XK sang thị trường này) đối với chất
Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm tương tự như Nhật Bản. Công ty phải không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phải áp dụng các biện pháp kiểm tra
theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, phải kiểm tra chặt tất cả các công đoạn chế
biến trong quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình bảo quản ướp đá cá trước
khi chế biến, thực hiện đúng nguyên tiêu chuẩn, trình tự của quy trình, để đạt
được tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định của ngành và khách hàng.
4.5.1.5 Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty
Với sự phát triển của công nghệ internet và thương mại điện tử, khách
hàng của công ty Hải sản 404 có thể mua sản phẩm của công ty thông qua
49
mạng internet một cách nhanh chóng. Nhận thấy được điều này, công ty đã
xây dựng được hệ thống bán hàng qua mạng hiệu quả bằng việc tham gia làm
thành viên Gold Supplier trên trang web nổi tiếng Alibaba.com, mang lại
nhiều lợi ích thiết thực: trao đổi mua bán nhanh chóng, hiệu quả, giảm được
các chi phí đi lại, giao dịch qua điện thoại, tìm kiếm được khách hàng mới dễ
dàng. Bên cạnh đó, tuy công ty cũng rất quan tâm nhưng cũng chỉ dừng lại ở
việc cập nhật thông tin hội chợ thủy sản thường niên như hội chợ Seoul
Seafood Show diễn ra thường niên tại Hàn Quốc hay Busan International
Seafood & Fisheries EXPO là hội chợ thủy sản thường niên lớn nhất ở Hàn
Quốc.
Nhìn chung hoạt động marketing trong lĩnh vực XK của công ty chưa
được chú trọng, công ty chưa có phòng marketing riêng, việc tìm kiếm khách
hàng vẫn do phòng kế hoạch kinh doanh. Do những hạn chế trong khâu
marketing và R&D nên công ty chưa chủ động trong việc tiếp cận thị trường
và đối tác XK, phần lớn những hợp đồng XK trực tiếp đều là do những đối tác
quan hệ lâu năm tìm đến. Đây là một trong những lý do khiến lượng XK sang
các thị trường lớn như Hàn Quốc đang có xu hướng giảm 6 tháng đầu năm
2013 do bị các đối thủ cạnh tranh giành thị trường. Ngoài ra, do phụ thuộc
nguồn nguyên liệu không ổn định cũng như không chủ động về nguồn lực tài
chính nên công ty cũng chưa chú trọng đến thị hiếu người tiêu dùng Hàn
Quốc, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm giá trị kinh tế cao trên cơ sở mặt hàng
truyền thống của công ty là chả cá surimi.
4.5.2 Phân tích các áp lực cạnh tranh ngành
4.5.2.1 Nhà cung ứng
Đối với nguyên liệu chế biến chả cá, công ty cổ phẩn XNK Thủy sản
Phương Lan sẽ thu mua nguyên liệu từ các tàu đánh cá tại vùng biển Kiên
Giang, Cà Mau, và sẽ cung cấp nguyên liệu cho công ty sản xuất. Còn cá tra
nguyên liệu sẽ thu mua trực tiếp từ nông dân thông qua thương lái tại Cần
Thơ. Qua tình hình trên cho thấy nguồn nguyên liệu của công ty tuy không
thiếu nhưng công ty không chủ động được do không có vùng nguyên liệu để
đáp ứng một phần cho chế biến và cũng không có sự ràng buộc nào giữa công
ty với người nuôi và đánh bắt cá. Do đó không có gì đảm bảo chắc chắn cho
nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty trong thời gian tới là ổn định để phục
vụ sản xuất chế biến. Do công ty thu mua với giá thị trường nên khả năng
công ty bị các nhà cung cấp ép giá là có thể xảy ra khi mà nguồn cầu vượt
cung và có thể là trong những năm tiếp theo do nhu cầu cá nguyên liệu cho
50
chế biến cả trong và ngoài nước càng cao mà nguồn cung trong nước lại ngày
càng hạn hẹp.
4.5.2.2 Khách hàng
Ngày nay người tiêu dùng Hàn Quốc có xu hướng ăn nhiều các thức ăn
thủy hải sản vì họ cho rằng sẽ giảm được béo và rất tốt cho sức khỏe. Do đời
sống của người dân cao, nên họ càng ngày càng chú trọng đến sức khỏe của
mình và yêu cầu khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng
như những đòi hỏi ngày càng cao hơn về những sản phẩm giá trị gia tăng, thân
thiện môi trường. Do đó, để có thể giữ chân được họ thì công ty phải nỗ lực
hơn nữa trong việc kiểm soát chất lượng vế sinh an toàn thực phẩm cũng như
tăng cường nghiên cứu phát triển để tạo ra những sản phẩm có thể đáp ứng
được nhu cầu và thị hiếu của đông đảo đối với thị trường đầy tiềm năng này.
4.5.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh trong nước
Theo VASEP, hiện tại có khoảng hơn 20 doanh nghiệp chế biến và XK
mặt hàng chả cá surimi sang thị trường Hàn Quốc, trong đó công ty cổ phần
Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) được xem là doanh nghiệp
dẫn đầu trong ngành. Ngoài ra, thương hiệu Surimi của Coimex đã đại diện
cho thương hiệu surimi Việt Nam XK sang thị trường khó tính là EU và dẫn
đầu cả nước về kim ngạch XK sang thị trường này. Thành công của Coimex
đã giúp xây dựng thành công thương hiệu surimi Việt Nam trên thị trường
quốc tế. Còn trong địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có khoảng 2 doanh nghiệp
XK nổi trội mặt hàng này cùng với công ty Hải sản 404, trong đó đối với công
ty đáng lưu ý là công ty Phương Đông với quy mô lớn về nguồn vốn cũng như
công nghệ và thị trường tiêu thụ. Do đó, có thể nói hiện nay công ty đang phải
chịu sức ép đáng kể từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp XK
trong nước.
Công ty TNHH Thủy Sản Phương Đông (Cần Thơ)
Công ty TNHH Thủy Sản Phương Đông chính thức được thành lập vào
năm 2001. Công ty này là một trong những công ty có quy mô lớn về nguồn
vốn cũng như công nghệ và thị trường tiêu thụ tại Cần Thơ.
Điểm mạnh:
- Khả năng tài chính mạnh, quy mô sản xuất lớn, cơ sở vật chất đấy đủ,
công nghệ tiên tiến, Công ty đã đầu tư vào các nhà xưởng, dây chuyền cấp
đông IQF hiện đại cùng với chương trình quản lý chất lượng quốc tế.
51
- Thị trường XK chả cá surimi rộng: Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Canada,
Ấn Độ và cao nhất là Nhật và Hàn Quốc.
Điểm yếu:
- Vẫn chưa chủ động trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
- Mang thương hiệu của khách hàng - những nhà NK khi xuất bán sản
phẩm ra nước ngoài.
Công ty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex)
Coimex là công ty đầu tiên chế biến Surimi trên toàn quốc và là một
trong số ít doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất và XK các sản phẩm surimi
tạo được thương hiệu nhất định trên thị trường thế giới. Với uy tín về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu Coimex ngày càng được thị
trường nhiều nước trên thế giới biết đến. Hiện công ty có bốn dây chuyền chế
biến chả cá surimi XK với tổng công suất từ 40 nghìn đến 50 nghìn tấn/năm.
Ðến nay, sản phẩm surimi của Coimex đã được XK sang thị trường các nước
Châu Âu, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Sau hơn 24 năm phấn đấu, xây
dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo
đã vinh dự đạt được những thành tích đáng tự hào: bằng khen của Bộ Thương
mại, danh hiệu doanh nghiệp XK uy tín từ năm 2007 đến nay.
Điểm mạnh:
- Khả năng nghiên cứu, không ngừng cải tiến và phát triển sản phẩm
mới.
- Duy trì sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Khâu chế biến
sản phẩm của công ty không hề có phụ phẩm, toàn bộ đều được tận dụng triệt
để, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
- Luôn đi đầu về khoa học công nghệ và quản lý môi trường trong nuôi
trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.
- Coimex có dây chuyền chế biến chả cá surimi công suất 700 tấn/tháng
được nhập từ Hàn Quốc thuộc thế hệ công nghệ mới nhất trong chế biến
surimi hiện nay. Coimex còn là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây
dựng nguyên liệu từ việc có cả đội tàu với 24 chiếc với tổng công suất 9.580
CV, có khả năng hoạt động xa bờ, đánh bắt dài ngày trên biển đến việc nuôi
trồng các loại thủy sản nước ngọt tại Phụng Hiệp (Hậu Giang).
52
Điểm yếu:
- Đối với sản xuất surimi mô phỏng có rất nhiều loại sản phẩm cao cấp
(mô phỏng mực, rong biển và surimi phối trộn với rau, củ, quả) mà công ty
chưa đáp ứng được cho khách hàng.
- Chỉ tập trung nhiều cho XK, còn bỏ lỡ cơ hội ở thị trường nội địa, hệ
thống phân phối nội địa chưa phát triển.
Đối thủ cạnh tranh ngoài nước
Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là nhà sản xuất XK surimi lớn sang thị
trường Hàn Quốc, trong đó Trung Quốc có thế mạnh về sản phẩm giá rẻ còn
Hoa Kỳ lại là nước chế biến và XK nhiều trên thế giới với sản phẩm surimi cá
minh thái alaska – loài cá biển nguyên liệu được sử dụng đầu tiên để sản xuất
surimi và tạo được surimi có chất lượng cao. Cả hai quốc gia này đều có công
nghệ chế biến rất hiện đại và công tác nghiên cứu rất phát triển.
Nhưng đối với sản phẩm surimi của Mỹ đều là những sản phẩm thượng
hạng có giá rất cao gấp 2 đến 3 lần so với các nước sản xuất surimi khác trong
đó có Việt Nam và và chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng surimi
của thế giới. Bên cạnh đó các nhà sản xuất surimi ở Mỹ cũng đã giảm dần tỷ
trọng chế biến surimi thay vào đó là tăng lượng chế biến phi lê vì hiệu quả
kinh tế mang lại cao hơn.
Sản phẩm surimi của Trung Quốc hiện đang gặp bất lợi do có thông tin
từ Bộ Nghề cá và Hàng hải Hàn Quốc đã công bố kết quả thanh tra vệ sinh tại
các nhà máy sản xuất và chế biến thủy sản của Trung Quốc. Theo đó, gần 80%
thủy sản Trung Quốc NK vào Hàn Quốc không đạt tiêu chuẩn. Do đó, đã tạo
ra tác động tiêu cực đối với sản phẩm surimi giá rẻ đến từ Trung Quốc khi
Hàn Quốc là thị trường luôn rất khắt khe về chất lượng.
Trong khi đó sản phẩm surimi của Việt Nam nói chung và công ty nói
riêng hầu hết là những sản phẩm surimi được chế biến từ các loài cá tạp, có
giá trị thấp nên có thể đáp ứng được nhu cầu của đa số người tiêu dùng trên
thế giới về giá cả cũng như chất lượng và dinh dưỡng. Tuy vậy, về lâu dài để
có thể nâng cao hiệu quả XK và thu về lợi nhuận nhiều hơn thì công ty nên
chú trọng đến việc tạo ra các sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn từ các loài cá có
giá trị kinh tế cao và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Bên cạnh Hoa Kỳ và Nhật Bản thì hiện nay trên thế giới cũng bắt đầu
xuất hiện một số nhà chế biến và XK surimi mới ở Pháp, Chi lê, Malaysia,
Trung Quốc… Tuy nhiên sản phẩm surimi của Pháp cũng có giá trị khá cao
nên có thể xem đối thủ cạnh tranh hiện tại đối với sản phẩm surimi của công ty
53
là các nhà XK đến từ Chi lê, Indonesia. Trong đó đặc biệt là Chi lê, khi Hiệp
định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Chi lê chính thức có hiệu lực từ năm
2010 thì các mặt hàng thuỷ sản NK từ Chi lê vào Hàn Quốc sẽ được hưởng
mức thuế NK là 0%.
4.5.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và lâu đời
của nước ta đồng thời chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành này.
Thêm vào đó, đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tiềm năng nuôi trồng và chế
biến thủy hải sản lớn của cả nước, nguồn nguyên liệu đầu vào khá phong phú.
Cho nên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia ngành. Vì thế trong
tương lai, khả năng xuất hiện nhiều công ty thủy hải sản ở Việt Nam rất cao.
Mặt khác, do xu hướng tiêu dùng thực phẩm có lợi cho sức khỏe ngày
một tăng và mặt hàng thủy hải sản là một trong những sự lựa chọn của người
dân Hàn Quốc nên ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư
vào ngành hàng này. Cho nên, công ty Hải sản 404 cần có những biện pháp để
đối phó với sự cạnh tranh gay gắt mặt hàng này ở thị trường Hàn Quốc.
4.5.2.5 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm chả cá surimi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong
cuộc sống công nghiệp hiện nay. Sản phẩm có ưu điểm dễ dàng chế biến thành
nhiều món ăn hấp dẫn nhưng vẫn giữ được hương vị cá đặc trưng và nhiều
dinh dưỡng. Các sản phẩm đóng gói nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng nói
chung đang là xu hướng tiêu dùng trong tương lai do nhóm người tiêu dùng trẻ
tuổi không biết nấu ăn có xu hướng tiêu thụ loại hàng này tại nhà nhiều hơn và
hạn chế ăn ở bên ngoài. Các sản phẩm thay thế chả cá surimi có thể kể đến
như là các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh khác hay các loại thịt gà, bò, heo
đông lạnh. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của công ty Hải sản
404 không phải là sản phẩm thay thế mà chính là việc phải làm sao để nâng
cao chất lượng và giá trị thủy sản XK để có thể tạo được niềm tin đối với
khách hàng và tăng cường lợi nhuận hơn nữa. Như đã phân tích, sản lượng chả
cá surimi của Việt Nam XK sang Hàn Quốc thể hiện sự tăng trưởng tốt qua
các năm cùng với xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ trong tương lai do người tiêu
dùng trên khắp thế giới và nhất là các quốc gia phát triển trong đó có Hàn
Quốc ngày càng yêu thích sự tiện dụng và đa dạng của các sản phẩm chế biến
từ surimi có giá trị dinh dưỡng đảm bảo, có lợi cho sức khỏe. Do nguồn
nguyên liệu chế biến là đánh bắt tự nhiên và sản phẩm chứa rất ít mỡ, giàu
protein.
54
4.5.3 Phân tích một số yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động xuất
khẩu chả cá surimi của công ty Hải sản 404
4.5.3.1 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, Hàn Quốc là nhà NK lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam và
được xem là thị trường rất tiềm năng đối với các công ty XK thủy sản Việt
Nam. Sản lượng khai thác thủy sản của Hàn Quốc trong những năm gần đây
liên tục giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ có xu hướng tăng đã thúc đẩy nhu cầu
NK ngày càng cao. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam
nói chung và công ty Hải sản 404 nói riêng thâm nhập hơn nữa vào thị trường
này. Đối với thị trường Hàn Quốc, công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh
XK mặt hàng chả cá từ năm 1999 đến nay và đặc biệt các đối tác từ thị trường
này luôn được phía công ty 404 đánh giá cao về uy tín trong kinh doanh cũng
như thời gian thanh toán đơn hàng nhanh chóng nhất trong các thị trường XK
truyền thống của công ty.
Thêm vào đó, mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được
cải thiện, chính phủ Hàn Quốc đang tăng cường hỗ trợ cả về tài chính lẫn
thông tin cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có điều kiện mở rộng thị
trường xuất khẩu thủy sản sang nước này. Với cam kết mở cửa thị trường theo
Hiệp định AKFTA, thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội hơn tại thị trường Hàn
Quốc. Hơn nữa, việc ký kết FTA với Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ tạo thêm
điều kiện cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước này
bằng việc cắt giảm thuế suất NK một số mặt hàng trong đó có mặt hàng surimi
vào Hàn Quốc.
4.5.3.2 Các chính sách ưu đãi, thuế
Việt Nam
Với mục đích mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp
phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách của Đảng và
nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích XK các mặt hàng có
lợi thế cạnh tranh trong đó có ngành hàng thủy sản. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
XK thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, các cơ quan quản lý đã có
những động thái được đánh giá là khá tích cực. Theo Bộ Công Thương, trong
điều kiện thị trường xuất khẩu đang có dấu hiệu sụt giảm, để tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành,
địa phương và các đơn vị trong Bộ triển khai các giải pháp, các đề án trong
chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
55
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xuất
khẩu, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn cũng như điều
chỉnh linh hoạt thuế suất thuế XK, thuế NK và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục
hải quan theo hướng hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước và thúc đẩy kinh
doanh, XK. Cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN và người nông
dân trong ngành thủy sản, ngày 27-6 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông
tư số 16/2013/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng
Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách
hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế là
9%/năm, giảm 1% so với trước. Mức lãi suất này nhằm đáp ứng các nhu cầu
vốn của 5 lĩnh vực ưu tiên trong đó có lĩnh vực phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn và thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh hàng
XK. Bên cạnh đó, cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
(NAFIQAD) thuộc Bộ NN & PTNN cho biết, hiện cơ quan này đang sửa đổi
dự thảo thay thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3-8-2011 Quy định
việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản theo hướng sẽ phân
loại chương trình thẩm tra sản phẩm theo 4 mức giống như mô hình Thái Lan
đang áp dụng: mức 3-4 sẽ kiểm tra từng lô hàng, mức 1-2 là mức ưu đãi đặc
biệt (DN phải đạt điều kiện là trong 3 tháng liên tiếp không có lô hàng nào bị
vi phạm)… Ngoài ra, để tránh tăng chi phí do chờ đợi kết quả kiểm nghiệm,
cơ quan kiểm nghiệm sẽ không yêu cầu lô hàng đủ 70% khối lượng thành
phẩm mới được đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATTP. Khi doanh
nghiệp đề nghị, cơ quan kiểm tra có thể cấp ngay chứng thư, tiết kiệm thời
gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Hàn Quốc
Mối quan hệ hợp tác chính thức giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được
thiết lập hơn 20 năm qua. Quan hệ giữa hai nước đã phát triển với tốc độ
nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị và kinh tế. Việt
Nam đã trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Hàn
Quốc và là đối tác chiến lược hàng đầu của các quốc gia ở Đông Nam Á.
Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) mở
ra cơ hội trao đổi thương mại, thúc đẩy hợp tác đầu tư Hàn Quốc và giữa các
nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Theo cam kết cắt giảm thuế quan từ Hiệp
định này, Hàn Quốc sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế nằm
trong lộ trình thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2010. Hiệp định có khu
vực thương mại tự do đem lại lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, để tận dụng ưu đãi theo AKFTA thì các doanh nghiệp XK phải áp
56
dụng mẫu quy tắc xuất xứ (C/O mẫu AK). Và theo VCCI thì phần lớn hàng
hóa XK của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tận dụng được ưu đãi từ AKFTA rất
tốt.
Trong tương lai Hiệp định song phương giữa 2 nước Việt Nam và Hàn
Quốc sẽ mở ra nhiều thuận lợi hơn nữa đối với ngành thủy sản Việt Nam. Bởi
hiện vẫn còn nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam XK sang Hàn Quốc đang phải
chịu mức thuế từ 10 - 30%. Trong đó, có mặt hàng XK surimi với mã hàng HS
03049900 vẫn đang chịu mức thuế 10%. Với xu hướng đẩy mạnh sản xuất sản
phẩm chế biến sẵn, công ty hy vọng việc ký kết FTA với Hàn Quốc trong thời
gian tới sẽ tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước này bằng việc cắt giảm
thuế suất NK chả cá surimi vào Hàn Quốc.
4.5.3.3 Tỷ giá hối đoái
Do hiện nay thanh toán XK của công ty chủ yếu bằng đồng USD nên
việc tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh XK của công ty. Khi tỷ giá tăng, tức đồng ngoại tệ lên giá so với
đồng bản tệ, thì giá cả hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn đối với hàng hóa
nước ngoài, làm cho người tiêu dùng nước ngoài thích mua các sản phẩm NK
nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty XK của Việt Nam.
Ngược lại khi tỷ giá giảm thì ảnh hưởng bất lợi cho các công ty XK của Việt
Nam. Trong những năm 2009 – 2011 tỷ giá không ngừng biến động theo chiều
hướng tăng, tạo cơ hội thuận lợi cho công ty cũng như các công ty trong nước
phát triển XK, tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong năm 2012, tỷ giá bình quân liên
ngân hàng giữa VND với USD luôn được giữ ổn định ở mức 20.828 VND.
Tiếp tục trong năm 2013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD
được giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD và theo quy luật biến động mạnh
vào những tháng cuối năm thì cho đến ngày 28/6 tỷ giá VND/USD được
NHNN điều chỉnh tăng lên 21.036 VND/USD (mức điều chỉnh 1%).
Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các công ty XK nói
chung và của công ty Hải sản 404 nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích
các công ty XK nhưng lại hạn chế phần chi phí vận chuyển, đánh bắt nguyên
liệu cung cấp cho việc sản xuất surimi do nước ta chủ yếu NK nhiên liệu xăng
dầu. Bên cạnh đó, giá trị hợp đồng thanh toán XK có trường hợp ký kết xác
định tỷ giá này nhưng đến khi thanh toán thì tỷ giá lại thay đổi nên có thể gây
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Tuy nhiên, tình hình thực tế
gần đây cho thấy, với chính sách kiểm soát tỷ giá ổn định từ phía Nhà nước và
phương thanh toán nhanh chóng từ đối tác Hàn Quốc thì vấn đề tỷ giá ảnh
hướng đến công ty là không đáng kể. Mặc dù vậy, công ty cũng cần phải hiểu
57
được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước cụ thể ở từng giai đoạn
(như giai đoạn hiện nay nhà nước ta chủ trương để tỷ giá biến động theo cơ
cấu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước) và cần theo dõi sự biến động của
tỷ giá sát sao .
58
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ
SURIMI CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG
HÀN QUỐC
5.1 Phân tích SWOT
5.1.1 Điểm mạnh
- Hàn Quốc là thị trường XK chả cá surimi chủ lực của công ty, vì thế
sau những năm là đối tác kinh doanh thì công ty đã có những kinh nghiệm
nhất định trong việc tạo dựng và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối
tác Hàn Quốc. Tỷ trọng sản lượng và kim ngạch xuất trực tiếp của công ty
luôn chiếm tỷ trọng cao.
- Diện tích mặt bằng sản xuất rộng đến 2.000 m2 cùng với hệ thống kho
lạnh khá quy mô đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản nguyên liệu và thành
phẩm đạt chất lượng cao.
- Khối quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao có trình độ Đại học –
Cao đẳng, trong đó hầu hết là quân nhân nên có tinh thần trách nhiệm và kỷ
luật cao.
- Với lợi thế là công ty Phương Lan có văn phòng đại diện ngay trong
khuôn viên của công ty và cũng là công ty góp vốn kinh doanh cùng với công
ty Hải sản 404 nên việc ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu cũng như việc
thanh toán trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
5.1.2 Điểm yếu
- Công ty chưa chủ động về nguồn nguyên liệu và chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu thị trường.
- Sản phẩm của công ty mới chỉ được xuất đi dưới dạng thô, mới chỉ qua
sơ chế và trộn chất phụ gia chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho các nhà NK để
chế biến lại thành các sản phẩm giá trị gia tăng nên chưa mang lại hiệu quả
XK tối đa và sản phẩm chả cá surimi XK của công ty chủ yếu được chế biến
từ những loài cá tạp nên có giá trị kinh tế không cao.
- Nhà máy, phân xưởng chế biến và một số máy móc do đã xây dựng và
sử dụng lâu năm nên đã bắt đầu xuống cấp và hao mòn dẫn đến năng suất ở
một số khâu bị giảm sút, do đó không đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt
59
động sản xuất chế biến. Không những thế, trong thời gian tới công ty sẽ tốn
khoản chi phí tương đối lớn cho hoạt động tu bổ và bảo dưỡng.
- Công tác marketing, hoạt động thương mại điện tử và công tác nghiên
cứu phát triển chưa được chú trọng đầu tư đúng mức nên kết quả của các hoạt
động này mang lại cho công ty là chưa cao.
- Chất lượng công nhân có tay nghề cao làm việc trực tiếp tại phân
xưởng sản xuất còn hạn chế.
5.1.3 Cơ hội
- Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày
càng phát triển, cụ thể là Hàn Quốc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng thủy
sản của Việt Nam XK vào những thị trường này. Trong tương lai hứa hẹn đây
là những thị trường rất tiềm năng do có những thuận lợi về nhu cầu tiêu thụ
cũng như chính sách thương mại song phương của các nước này với Việt
Nam.
- Là đơn vị trực thuộc Quân khu nên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo
chặt chẽ của Đảng ủy Bộ tư lệnh và những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối
với các doanh nghiệp chế biến thủy sản XK tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Sản phẩm chủ lực của công ty là chả cá surimi đang ngày càng được
người tiêu dùng ở hầu hết các nơi trên thế giới ưa chuộng với nhiều chủng loại
và yêu cầu chất lượng khác nhau. Nhu cầu đối với sản phẩm này ở thị trường
như Hàn Quốc ngày càng tăng cao. Đây sẽ là tiền để công ty tiếp tục khai thác
thế mạnh do là một trong số ít những doanh nghiệp ở Việt Nam chế biến chả
cá surimi XK trong nhiều năm và tiếp tục nâng cao giá trị và sản lượng sản
phẩm dựa trên kinh nghiệm và những khả năng sẵn có.
- Tình hình chính trị ở cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc khá ổn định,
tạo niềm tin cho công ty khi kinh doanh với đối tác và đẩy mạnh hoạt động
XK.
- Gần đây, Indonexia đã có những hành động tích cực cấp phép cho phép
8 tàu cá khai thác đánh bắt tại ngư trường được xem là tiềm năng nhất Đông
Nam Á này. Trên cơ sở thoả thuận giữa Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ
NN&PTNT Việt Nam với Bộ biển và nghề cá của Indonesia, hai bên đã hoàn
tất các thủ tục và bắt tay hợp tác khai thác ngư trường.
60
5.1.4 Thách thức
- Đối với hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng
vấn đề hàng rào kỹ thuật của các nước NK gây khó khăn không ít cho hoạt
động XK. Cụ thể, việc XK chả cá surimi trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn
hơn do Hàn Quốc sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm khắt
khe hơn.
- Áp lực cạnh tranh không nhỏ từ các doanh nghiệp cả trong nước và
ngoài nước có nguồn vốn lớn, công nghệ dây chuyền hiện đại và công suất chế
biến rất lớn và khả năng tự cung ứng nguyên liệu.
- Nguồn nguyên liệu thu mua hiện tại không được xem là ổn định. Công
ty đang phải chuyển dần sang tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh khác.
trong thời gian tới công ty có thể đối mặt với vấn đề khó khăn trong việc thu
mua nguyên liệu và chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao. Tình hình khách
quan do sản lượng khai thác ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu, an ninh trên
biển Đông khiến việc đánh bắt không thuận lợi.
5.1.5 Các giải pháp dựa vào S – O
- Tận dụng những lợi ích do những ưu đãi kinh tế giữa Việt Nam và Hàn
Quốc và kinh nghiệm sau bao năm làm ăn kinh doanh với đối tác Hàn Quốc để
xây dựng chiến lược thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường.
- Với mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển công ty sẽ
tận dụng để xúc tiến quảng bá sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn thông qua
các Hội chợ thủy sản quốc tế và một điều mà công ty cần chu ý hơn là liên kết
chặt chẽ với tổ chức xúc tiến thương mại đặt tại Hàn Quốc (thương vụ Việt
Nam tại Hàn Quốc) để từ đó lên kế hoạch giới thiệu, tiếp thị sản phẩm chả cá
surimi của công ty.
- Vận động công ty Thủy sản Phương Lan (công ty nhận trách nhiệm thu
mua nguyên liệu cá biển cho công ty) xin cấp giấy phép đánh bắt tại ngư
trường Indonesia – ngư trường được xem là tiềm năng nhất Đông Nam Á
nhằm giúp công ty 404 giải quyết tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong sản
xuất, đáp ứng tốt nhu cầu NK từ các đối tác.
5.1.6 Các giải pháp dựa vào S – T
- Cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm soát từ chất lượng
nguồn nguyên liệu đầu vào, vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản. Tăng
cường đầu tư máy móc hiện đại để đảm bảo tiêu chuẩn NK của những thị
trường khó tính cũng như nâng cao năng suất chế biến.
61
- Tăng khả năng cạnh tranh bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, nắm bắt
nhu cầu tiêu dùng của thị trường Hàn Quốc để đáp ứng một cách kịp thời và
quan trọng hơn hết là tạo được uy tín đối với các đối tác làm ăn kinh doanh.
- Tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, dễ tìm tại địa bàn để đáp ứng việc
cung ứng hàng XK theo đúng thời hạn hợp đồng, nâng cao uy tín đối với đối
tác.
5.1.7 Các giải pháp dựa vào W – O
- Công ty nên chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm tạo
ra được những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: chả cá viên, những sản
phẩm giả thủy hải sản khác (tôm, thit cua, sò…).
- Có chính sách ưu đãi, thu hút những người có tay nghề cao, làm việc
lâu năm nhằm duy trì đội ngũ công nhân có chất lượng làm việc tại phân
xưởng.
5.1.8 Các giải pháp dựa vào W – T
- Đảm bảo phát triển bền vững công ty nhất thiết phải tăng cường đầu tư
vốn và nhân lực cho công tác marketing và nghiên cứu phát triển thị trường.
Công ty nên có phòng marketing riêng để có thể có được một đội ngũ nhân
viên marketing chuyên nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc
nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, nắm bắt kịp thời các chính sách ưu đãi,
các rào cản kỹ thuật từ thị trường Hàn Quốc giúp công ty đưa ra một chiến
lược kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Ngoài ra công ty cũng nên lựa chọn giải pháp đầu tư công nghệ mới,
hiện đại nhằm hạn chế tỷ lệ phế phẩm, hạn chế sự hao hụt nguyên liệu khi
nguồn nguyên liệu hải sản đang dần cạn kiệt. Cụ thể như công ty nên đầu tư
thêm dây chuyền sản xuất bột cá cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn
gia súc trong nước, vừa tận thu được toàn bộ phế liệu, vừa góp phần tăng
doanh thu cho đơn vị và tạo việc làm cho người lao động.
62
Bảng 5.1 Phân tích SWOT của công ty Hải sản 404 sang Hàn Quốc
SWOT
Cơ hội (O)
Nguy cơ (T)
- Quan hệ thương mại - Hàng rào thương mại từ
giữa 2 nước ngày càng phía Hàn Quốc.
phát triển.
- Áp lực cạnh tranh từ
- Được sự hỗ trợ từ nhà đối thủ trong và ngoài
nước và Quân khu.
nước.
- Nhu cầu sản phẩm - Nguy cơ thiếu nguồn
surimi ngày càng cao.
nguyên liệu cá biển.
- Chính trị ổn định giữa
hai nước.
- Cơ hội khai thác thêm ở
ngư trường Indonesia.
Điểm mạnh (S)
- Công ty đã có kinh
nghiệm khi quan hệ kinh
doanh với các đối tác
Hàn Quốc.
Chiến lược SO
Chiến lược ST
- Phát triển, thâm nhập thị - Nâng cao chất lượng
trường sâu, rộng hơn.
sản phẩm, đảm bảo an
- Tận dụng cơ hội quảng toàn vệ sinh thực phẩm.
bá sản phẩm, xúc tiến
- Mặt bằng sản xuất thương mại qua việc mở
rộng rãi cùng với hệ rộng hợp tác giữa hai
thống kho lạnh quy mô quốc gia.
lớn.
- Xin cấp phép đánh bắt
- Nguồn nhân lực lao tại ngư trường Indonesia.
động của công ty ổn
định về số lượng.
- Thuận lợi trong việc
ký kết và thanh toán hợp
đồng thu mua nguyên
liệu.
63
- Tạo sự đa dạng của sản
phẩm, đáp ứng tốt nhu
cầu tiêu dùng.
- Đảm bảo tiến độ sản
xuất theo đơn hàng XK
đúng thời hạn.
Điểm yếu (W)
- Phụ thuộc vào nguyên
liệu thị trường.
- Sản phẩm không đạt
giá trị kinh tế cao.
- Dây chuyền sản xuất
chưa hiện đại.
Chiến lược WO
Chiến lược WT
- Đầu tư trang thiết bị - Thành lập bộ phận
máy móc hiện đại.
chuyên thực hiện nghiên
- Có chính sách ưu đãi, cứu, phát triển thị trường.
thu hút công nhân có tay - Đầu tư công nghệ mới,
nghề cao, làm việc lâu hạn chế tỷ lệ phế phẩm,
năm.
tiết kiệm nguyên liệu.
- Chưa chú trọng vào
công tác marketing.
- Trình độ tay nghề của
công nhân làm việc tại
phân xưởng chưa cao.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
5.2 Đề xuất các giải pháp
5.2.1 Giải pháp cho nguồn nguyên liệu sản xuất chả cá surimi
Surimi chủ yếu được chế biến từ cá biển, chính vì vậy năng suất hoạt
động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng thu mua nguyên liệu của
công ty Phương Lan cũng như tình trạng đánh bắt của các ngư dân.Trong giai
đoạn hiện nay, với tình hình đánh bắt quá mức, không được kiểm soát trong
nhiều năm qua nên đã làm nguồn lợi thủy hải sản bị suy giảm nghiêm trọng.
Đồng thời, chi phí đi biển tăng cao, tình hình biến đổi khí hậu, an ninh trên
biển Đông càng đã làm giảm sản lượng khai thác đánh bắt ở khu vực biển xa
bờ, ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu không chỉ
riêng công ty mà còn các doanh nghiệp trong ngành cũng gặp nhiều khó khăn.
Chính vì thế giải pháp được đặt ra để giải quyết vấn đề này là:
+ Công ty cần phải đa dạng hóa nhà cung cấp, không chỉ phụ thuộc vào
một công ty cung cấp nguyên liệu là Phương Lan mà cần phải tìm kiếm hợp
tác với các đối tác khác để kịp thời cung ứng nguyên liệu cũng như là hạn chế
việc ép giá,…
+ Bên cạnh đó, để có thể tránh được tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu
sản xuất cũng như có thể chủ động hơn về giá cá nguyên liệu đầu vào thì công
ty cần có chiến lược liên kết tốt với các hộ nông dân vùng nước mặn trong
việc thu mua các loại cá chế biến chả cá surimi như cá đổng, cá mối… Theo
đó, công ty cần thiết lập cho mình một hoặc nhiều hơn các kênh thu mua cá
nguyên liệu cho công ty. Thêm vào đó, công ty cũng cần có tầm nhìn chiến
64
lược trong sự liên kết này, tuân thủ nguyên tắc “đôi bên cùng gắn kết, cùng
chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm” để đôi bên cùng có lợi nhằm tạo mối quan
hệ thân thiết hơn, cũng như tránh tình trạng các nông dân không bán cá khi giá
cao, hay công ty không thu mua hoặc ép giá nông dân.
+ Trước tình trạng kiểm soát hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản tràn
lan như hiện nay làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liêu, công ty nên có những
biện pháp hạn chế tỷ lệ phế thải, sử dụng nguyên liệu hiệu quả nhất. Công ty
nên đầu tư thêm dây chuyền để sản xuất bột cá cung cấp cho các nhà máy chế
biến thức ăn gia súc trong địa bàn, giúp tận dụng lượng cá vụn này không
những làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn góp phần khép kín qui trình sản xuất,
giảm lượng phế liệu gây ô nhiểm môi trường.
+ Trên cơ sở nắm bắt thông tin thoả thuận giữa Tổng cục Thủy sản thuộc
Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ biển và nghề cá của Indonesia, hai bên đã
hoàn tất các thủ tục và bắt tay hợp tác khai thác ngư trường. Một mặt vận động
doanh nghiệp Phương Lan nhanh chóng tìm hiểu và hoàn thành thủ tục xin
giấy cấp phép khai thác và đánh bắt tại ngư trường Indonesia, mặt khác công
ty cần thiết lập mối quan hệ làm ăn, thu mua sản lượng lớn và lâu dài với
những tàu cá, các đơn vị quản lý, trong đó khoảng 40 tàu của Việt Nam sang
đánh bắt tại vùng biển giáp ranh giữa hai nước Việt Nam và Indonesia.
5.2.2 Giải pháp về dây chuyền công nghệ sản xuất
Với lịch sử thành lập hơn 20 năm, công ty cũng đã có những biện pháp
duy trì, bảo dưỡng, thay thế một số trang thiết bị. Tuy nhiên, bên cạnh máy
móc thiết bị hiện đại thì cơ sở nhà máy, phân xưởng chế biến chả cá và một số
máy móc do đã xây dựng và sử dụng lâu năm nên đã bắt đầu xuống cấp và hao
mòn dẫn đến năng suất ở một số khâu bị giảm sút, thậm chí gây khó khăn
trong việc ký kết hợp đồng do đó không đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt
động sản xuất chế biến. Vì vậy, giải pháp đặt ra cho vấn đề này là:
Cần đầu tư vốn hoặc hợp tác với những công ty có kinh nghiệm trong
lĩnh vực chế biến chả cá để đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ dây chuyền sản
xuất hiện đại, năng suất cao đồng thời cũng tiết kiệm được nguyên liệu và thời
gian.
Nếu giải pháp tăng vốn để đầu tư cơ sở, thiết bị hiện đại không khả thi,
công ty cũng có thể sử dụng hình thức cho thuê tài chính để chủ động trong
lựa chọn thiết bị, dễ dàng đổi mới công nghệ, tiếp cận và sử dụng những máy
móc, thiết bị hiện đại nhất. Điều này cho phép công ty sử dụng linh hoạt đồng
vốn của mình vào mục đích khác, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì
65
phải đầu tư vốn để mua tài sản cố định, giúp công ty tận dụng được cơ hội
kinh doanh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Ngoài ra cũng cần lưu ý khi ứng dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại,
làm ra những sản phẩm có giá trị cao nhưng cũng phải phù hợp với yêu cầu
của người tiêu dùng Hàn Quốc. Tránh dùng các loại hóa chất bảo quản làm
mất tính tự nhiên và độ an toàn của sản phẩm.
5.2.3 Giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
So với các đối thủ trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh của công ty
vẫn còn nhiều hạn chế do sản phẩm chả cá surimi của công ty XK chủ yếu
dưới dạng sản phẩm chả cá đã qua sơ chế cung cấp cho đối tác chế biến những
sản phẩm giá trị gia tăng khác, chất lượng tốt hơn.
Để đẩy mạnh hoạt động XK chả cá surimi của công ty thì việc quan tâm
nâng cao chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Cụ thể, công ty cần tiếp tục
chú trọng nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng
đồng đều tạo uy tín cho công ty. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm của
công ty có thể tồn tại trên thị trường này. Đồng thời, công ty cần chủ động cập
nhật thông tin, các quy định NK đối với mặt hàng chả cá surimi sang Hàn
Quốc khi các quy định từ thị trường này ngày càng khắt khe hơn.
Công ty cũng nên đa dạng hóa các sản phẩm XK để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao từ thị trường. Cụ thể, công ty nên đầu tư công nghệ để có thể
sản xuất ra được những sản phẩm có giá trị gia cao từ sản phẩm truyền thống
của công ty là chả cá surimi. Nguời tiêu dùng Hàn Quốc rất thích các sản
phẩm từ cua và mực mà lại rất thiếu nguồn cung trong nước và các sản phẩm
surimi giả thịt cua và mực NK từ Mỹ thì lại có giá rất cao nên nhu cầu về các
sản phẩm này ở Hàn Quốc hiện nay là rất lớn. Do đó nếu có thể sản xuất ra
những sản phẩm đó và XK sang Hàn Quốc với chính thương hiệu của công ty
thì hiệu quả XK mang về sẽ rất cao vì giá trị của những sản phẩm này cao hơn
rất nhiều lần so với XK chả cá surimi dưới dạng nguyên liệu thô. Và đây cũng
được xem là giải pháp để tận dụng nguồn nguyên liệu hải sản đang dần cạn
kiệt một cách có hiệu quả.
Để có thể thâm nhập sâu hơn nữa và phát triển thương hiệu tại thị trường
này thì về lâu dài công ty nên chủ động tìm kiếm và tạo mối liên kết với các
nhà phân phối nội địa để có thể XK sản phẩm mang thương hiệu của mình.
Bên cạnh đó thì việc tạo ra các hình thức bao bì bắt mắt, thân thiện với môi
trường và phù hợp với văn hóa Hàn Quốc cũng là một điều kiện quan trọng để
tạo được thiện cảm đối với người tiêu dùng ở thị trường này.
66
5.2.4 Giải pháp cho hoạt động marketing
Để có thể tạo uy tín và nâng cao thương hiệu trên thị trường quốc tế và
để lại ấn tượng đối với khách hàng thì công ty phải chú trọng hơn nữa trong
hoạt động marketing. Bên cạnh các hoạt động marketing hiện tại, công ty nên
chú trọng hơn nữa đến hoạt động thượng mại điện tử. Đầu tư nâng cấp website
sao cho thu hút người đọc hơn và có thể phục vụ cho thương mại điện tử một
cách hiệu quả. Cập nhật các thông tin của khách hàng trên website của công ty
để có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng cũng như tăng cơ hội nhận được
các hợp đồng mới.
Bên cạnh đó, công ty cũng có thể tham gia hội chợ triển lãm thương mại
ở nước ngoài để có thể chủ động tìm đến với khách hàng hơn. Đơn cử như
tham gia các hội chợ thủy sản được xem là lớn nhất Hàn Quốc như: hội chợ
thủy sản quốc tế Busan, Seoul. Khi tham gia phải chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng
hình thức của sản phẩm và gian hàng phải được thiết kế sao cho tạo được thu
hút và ấn tượng. Đây là cách để công ty tạo được hình ảnh cũng như những
hợp đồng từ các thị trường này.
Ngoài ra, công ty cũng nên quan tâm xây dựng phòng marketing riêng
biệt, tuyển dụng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm phát triển hoạt động
nghiên cứu phát triển để có thể nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người
tiêu dùng trong tương lai. Đồng thời nghiên cứu phát triển và tạo ra những sản
phẩm mới có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về dinh dưỡng, an toàn và
tiện dụng cũng như giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường của khách hàng
và tạo lợi thế về sản phẩm đối với đối thủ cạnh tranh.
Để có thể làm được điều này thì công ty phải đầu tư một khoản kinh phí
khá lớn đồng thời cũng phải có chiến lược chiêu mộ hay đào tạo nguồn nhân
lực chuyên môn để đảm nhận những công việc này.
5.2.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Công ty có thể tổ chức chương trình đào tạo tập trung thông qua việc
đưa đi đào tạo các địa chỉ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các nhân viên được
đào tạo tập trung với chất lượng tương đối đồng đều, có thể hình thành các
chuẩn mực trong quy trình làm việc. Các khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên làm
việc nhất quán, tập trung và khoa học hơn nhằm nâng cao năng suất lao động.
Có chính sách ưu đãi thu hút những người có tay nghề cao, làm việc lâu
năm như chính sách lương, thưởng hợp lý; chế độ phụ cấp thích hợp, nâng cao
đời sống tinh thần cho người lao động nói chung và anh em công nhân nói
riêng. Khuyến khích phát huy năng lực bằng các khoản khen thưởng, tăng
67
lương hoặc thăng chức khi đạt thành tích xuất sắc về năng suất lao động vượt
chỉ tiêu. Tăng cường chế độ hỗ trợ công nhân để người lao động có hướng làm
việc lâu dài và cống hiến hết mình cho công ty.
Bên cạnh chú trọng đào tào lao động trực tiếp sản xuất, công ty cũng
không thể không quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ
ngoại thương và trình độ ngoại ngữ cho nhân viên. Nâng cao kỹ năng thương
thuyết trong việc tìm kiếm đối tác mới cũng như đàm phán hợp đồng XK, thỏa
thuận về giá cả, điều kiện giao hàng… với các đối tác Hàn Quốc.
68
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Ngành chế biến và XK chả cá surimi của Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc trong thời gian gần đây không ngừng tăng về sản lượng và cả kim
ngạch. Với mối quan hệ hợp tác hơn 20 năm giữa hai nước ngày càng phát
triển tốt đẹp mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam XK
các mặt hàng thủy sản. Cùng với đó là xu hướng của thị trường thủy sản của
Hàn Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn NK trong việc đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trong nước. Việc ký kết Hiệp định thương mại song phương
giữa hai nước trong thời gian tới sẽ tạo thêm điều kiện cho thủy sản Việt Nam
tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước này bằng việc cắt giảm thuế suất NK
một số mặt hàng thủy sản trong đó có cả surimi vào Hàn Quốc. Đối với công
ty Hải sản 404, đây là mặt hàng chủ lực của công ty XK sang thị trường Hàn
Quốc. Tuy nhiên, hiện trạng của ngành chế biến và XK chả cá surimi nói
chung và công ty nói riêng mang giá trị kinh tế không cao, sản phẩm đang chỉ
dừng lại ở sản phẩm sơ chế, sau đó xuất sang các nước để họ tận dụng nguồn
chả cá nguyên liệu này chế biến thành những sản phẩm giá trị gia tăng khác
như: surimi giả thịt cua, chả cá viên, giả tôm sú và thậm chí giả cả tôm hùm…
Vì thế nếu xét về sản lượng nước ta luôn là quốc gia dẫn đầu XK sang thị
trường Hàn Quốc, nhưng kim ngạch thu về lại không tương xứng.
Bên cạnh thành công của doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất, ổn
định kinh doanh và tạo dựng đươc mối quan hệ kinh doanh với đối tác Hàn
Quốc, công ty vẫn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn không thể giải
quyết được triệt để trong một thời gian ngắn. Công ty đang gặp phải những
hạn chế và khó khăn nhất định về nguồn vốn trong việc đổi mới trang thiệt bị,
dây chuyền sản xuất; nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định; hạn chế trong
khâu tìm kiếm, nghiên cứu thị trường khách hàng; cạnh tranh gay gắt trong nội
bộ ngành và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài… dẫn đến việc mở rộng sản
xuất, tiếp cận thị trường khách hàng, nâng cao và đa dạng chất lượng sản
phẩm của công ty gặp không ít khó khăn. Vì thế, để tạo uy tín và vị thế đáng
kể trên trường quốc tế, nơi mà sự cạnh tranh xảy ra vô cùng gay gắt, quyết liệt,
công ty phải nắm bắt thời cơ, khắc phục yếu điểm để xây dựng và phát triển
hoạt động sản xuất, XK chả cá surimi lên một tầm cao mới và hơn nữa là góp
phần đưa thương hiệu thủy sản của Việt Nam có một vị thế vững chắc hơn
trên thị trường Hàn Quốc nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung.
69
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước, các bộ, ngành và hiệp hội chế biến thủy sản xuất
khẩu Việt Nam (VASEP)
Cần thúc đẩy tiến trình ký kết FTA song phương giữa Việt Nam và Hàn
Quốc để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói
riêng được hưởng lợi từ việc giảm thuế suất NK, từ đó gia tăng sức cạnh tranh
trên thị trường đầy tiềm năng này.
Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ
giao thương với các đối tác nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp vay vốn tín dụng hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng
như huy động các nguồn vốn khác nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều
rộng và chiều sâu.
Trước tình hình thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng như hiện nay, để
khuyến khích ngư dân ra khơi, bám biển, cần có những chính sách hỗ trợ việc
trang bị các phương tiện, công cụ đánh bắt hiện đại bằng việc hỗ trợ vốn vay
cho các dự án tập trung các làng nghề tại ngư trường lớn và tiềm năng của
nước ta. Một mặt có thể tăng thu nhập cho ngư dân, mặt khác có thể giúp
doanh nghiệp có đủ nguyên liệu phục vụ chế biến XK.
Rút kinh nghiệm từ việc cạnh tranh không lành mạnh về giá XK cá tra.
Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam nên có những biện pháp để răn đe nhằm hạn chế
việc các doanh nghiệp do cạnh tranh không lành mạnh làm giảm giá trị XK
mặt hàng thủy sản XK nói chung và mặt hàng chả cá surimi nói riêng khi hiện
tại XK mặt hàng này đang đà phát triển mạnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có những chính sách tập
trung quy hoạch phát triển khai thác, đánh bắt tránh phát triển tự phát gây suy
giảm nguồn lợi hải sản, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa môi trường sống của
nhiều loài sinh vật biển.
Duy trì mối quan hệ hợp tác đánh bắt tại ngư trường Indonesia hiện tại
và tiếp tục phát triển mối quan hệ, hợp tác quốc tế khai thác thủy hải sản với
các nước Đông Nam Á. Điều này giúp nước ta vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế
vừa bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy hải sản.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình
1.
Dương Hữu Hạnh, 2000. Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực
hành. Hà Nội: NXB Thống Kê.
2.
La Nguyễn Thùy Dung, 2010. Bài giảng Marketing Quốc tế. Cần Thơ:
Đại học Cần Thơ.
3.
Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2009. PRA –Đánh giá nông thôn
với sự tham gia của người dân. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
4.
Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010. Giáo trình Kinh tế đối ngoại. Cần Thơ:
Đại học Cần Thơ.
Tài liệu tiếng Anh
1.
United States Department of Agriculture, 2012, Seafood Products
Market
Brief
Korea.
[PDF]
Available
at:
[Accessed 10 September 2013].
2.
United States Department of Agriculture, 2013, Seafood Products
Market
Brief
Korea.
[PDF]
Available
at:
[Accessed 10 September 2013].
Website tham khảo:
1.
Chả cá và surimi đem về cho Việt Nam hàng chục triệu USD/năm.
. [Ngày truy cập: 20 tháng 2 năm
2014].
2.
VCCI - Hiệp định AKFTA: Cánh cửa để hàng hóa Việt Nam vào Hàn
Quốc. . [Ngày
truy cập: 24 tháng 2 năm 2014].
3.
Xuất khẩu chả cá và surimi 6 tháng đầu năm 2013.
. [Ngày truy cập: 24
tháng 2 năm 2014].
4.
Quy định của Hàn Quốc đối với mặt hàng thủy sản.
[...]... trị xuất khẩu so với các thị trường khác và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang thị trường Hàn Quốc - Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 qua thị trường Hàn Quốc 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại công ty. .. hình xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn 2011 - 2013, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc ngày càng phát triển hơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu chả cá surimi của Công ty sang thị trường Hàn Quốc trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về sản lượng,... trong và các yếu tố môi trường bên ngoài Đồng thời sử dụng phân tích SWOT và ma trận xếp hạng cặp đôi để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm cho công ty Thông qua việc tham khảo những đề tài trên, điểm giống của đề tài: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc là đều phân tích tình hình xuất khẩu của công ty, ... hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc cụ thể là mặt hàng chả cá surimi Từ đó đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh và tận dụng những cơ hội từ thị trường này mang lại Chính vì thế tôi chọn đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh... WTO, và trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An năm 2007, công ty đã đầu tư đào tạo cán bộ và mạnh dạn nâng cấp trang thiết bị máy móc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường XK thủy sản Công ty TNHH HTV Hải sản 404 chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản: cá tra và chả cá surimi Hiện nay, công ty đã được chuyển từ Công ty Hải sản 404 hạch toán phụ thuộc thành Công ty TNHH... thủy sản Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường nước ngoài của công ty hải sản 404 của Tăng Thị Bạch Yến thực hiên năm 2010 Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường của công ty nhằm tìm ra những khó khăn và thuận lợi của một số thị trường xuất khẩu chủ lực Qua đó đề xuất một số giải pháp. .. hoạt động xuất khẩu thủy hải sản sang các thị trường lớn cho công ty Đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm của công ty TNHH SX & TM Năm Vàng sang thị trường Nhật Bản” của Nguyễn Gia Hân được thực hiện năm 2013 Đề tài khái quát tình hình xuất khẩu gốm của công ty qua các năm, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gốm thông qua việc tập trung phân tích các yếu tố môi trường. .. một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên, đề tài này sẽ tập trung phân tích tình hình xuất khẩu sang một thị trường cụ thể là Hàn Quốc với mặt hàng là chả cá surimi 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường. .. tranh của Michael Porter .8 Hình 1.2: Ma trận SWOT 14 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty hải sản 404 19 Hình 4.1 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường giai đoạn 2011 – 2013 39 Hình 4.2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2013 42 Hình 4.3 Trình độ lao động của công ty năm... TNHH Hai thành viên Hải sản 404 trực thuộc công ty TNHH Một thành viên 622 theo quyết định số 1072/QĐ-BTL ngày 01/07/2010 của Bộ Tư Lệnh Quân khu IX Công ty hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con với 70% vốn góp từ Công ty 622 và 30% vốn góp còn lại do Công ty cổ phần XNK Thủy sản Phương Lan Lĩnh vực kinh doanh của công ty Công ty Hải sản 404 kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó công ty : -