Về việc thựchiện khôi phục danh dự, nhân phẩm cho công dân bị

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Trang 93)

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

3.1.3Về việc thựchiện khôi phục danh dự, nhân phẩm cho công dân bị

nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi chính đáng của người dân khi mà tài sản, uy tín, danh dự, các quyền và lợi ích hợp pháp khác, thậm chí cả tính mạng của họ bị xâm phạm

3.1.3 Về việc thực hiện khôi phục danh dự, nhân phẩm cho công dân bị oan bị oan

Điều 4 Nghị quyết 388 và Thông tư liên tịch số 01 quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải phục hồi danh dự cho công dân bị oan bằng hình thức xin lỗi, cải chính công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó bị oan. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải trực tiếp xin lỗi người bị oan và đăng cải chính trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp, trừ trường hợp người bị oan hoặc đại diện của họ có yêu cầu không đăng báo.

Thực tế cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã nghiêm túc thực hiện việc khôi phục danh dự cho người bị oan theo quy định của Nghị quyết 388, cụ thể là Cơ quan công an đã tổ chức xin lỗi công khai theo yêu cầu của 02 người bị oan; VKSND đã tổ chức công khai xin lỗi theo yêu cầu của 23 người bị oan, còn 18 người bị oan không yêu cầu xin lỗi mà chỉ yêu cầu bồi thường về vật chất. TAND cũng đã tổ chức xin lỗi công khai người bị oan và cải chính trên các báo Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật. Các buổi công khai xin lỗi được tổ chức trang trọng có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố nơi người bị oan cư trú và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương

Việc khôi phục danh dự như trên cho ngườ bị oan có tác dụng tích cực, làm cho người bị oan thực sự phấn khởi vì được minh oan, giải tỏa tâm lý nặng nề, mặc cảm, góp phần củng cố lòng tin của người bị oan và sự đồng tình rộng rãi của quần chúng nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước

3.1.4 Việc xem xét trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn trả của ngƣời tiến hành tố tụng làm oan công dân

Bên cạnh việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã tiến hành xem xét, xử lý đối với người tiến hành tố tụng đã làm oan công dân trong hoạt động tố tụng hình sự, cụ thể là Cơ quan Công an đã chuyển công tác 01 điều tra viên, tổ chức rút kinh nghiệm 04 trường hợp, xử lý kỷ luật 02 cán bộ ( 1 khiển trách, 1 cảnh cáo) vì đã làm oan công dân, những trường hợp khác Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương xem xét, làm rõ trách nhiệm của cán bộ có liên quan để có biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp.

Ngành Kiểm sát đã tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của 50 cán bộ có liên quan đến việc làm oan, trong đó có 19 người là Viện trưởng, Phó viện trưởng cấp huyên, 01 Phó viện trưởng cấp tỉnh, về hình thức xử lý: Cảnh cáo 01 người, khiển trách 02 người, kiểm điểm rút kinh nghiệm 47 người. TAND tối cao đã chỉ đạo xử lý đối với các Thẩm phán xét xử oan người vô tội, miễn nhiệm, cách chức hoặc không bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán, đến nay đã có 08 Thẩm phán TAND địa phương bị xử lý và không được bổ nhiệm lại Thẩm phán vì đã xét xử oan người vô tội.

Bên cạnh việc xem xét trách nhiệm đối với Thẩm phán trực tiếp xét xử, đơn vị nào có việc xử oan thì lãnh đạo đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý. Theo báo cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng thì từ năm 2003 đến naychưa phát hiện trường hợp nào xuất phát từ động cơ, mục đích cá nhân của người tiến hành tố tụng dẫn đến làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc bắt tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự làm oan người vô tội.

Về nghĩa vụ hoàn trả của người tiến hành tố tụng làm oan cho công dân, Điều 16 Nghị quyết 388 quy định về người có nghĩa vụ hoàn trả như sau: “ Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây oan do lỗi của mình trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật”. Mặc dù Nghị quyết 388 quy định về nghĩa vụ hoàn trả như trên, nhưng theo số liệu đã nêu thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng do lỗi trong lúc thi hành công vụ, gây thiệt hại, thì cơ quan tiến hành tố tụng thường phải đền bù nhưng bản thân họ thì chỉ bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức. Cơ quan tiến hành tố tụng có người vi phạm mới chỉ dừng mức độ kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nặng hơn thì cảnh cáo hoặc chuyển công việc khác, còn việc hoàn trả lại cho cơ quan khoản kinh phí đã bồi thường chưa được thực hiện trong thực tiễn.

Việc triển khai thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của người tiến hành tố tụng đã nêu chưa được thực hiện đươc bởi vì hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể mức độ hoàn trả của cán bộ, công chức nói chung, cũng như người tiến hành tố tụng nói riêng trong trường hợp làm oan cho công dân mà nhà nước đã bồi thường thiệt hại. Hơn nữa việc xác định trách nhiệm cá nhân hay trách nhiệm tập thể , trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát hay cơ quan điều tra là hết sức phức tạp, khó khăn, bởi lẽ hoạt động tố tụng hình sự diễn ra qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, với sự tham gia của các cơ quan tiến hành tố tung khác nhau, do đó khi gây ra oan, sai rất khó để quy trách nhiệm cho một cá nhân hoặc một cơ quan tiến hành tố tụng.

3.2 PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG.

Công cuộc cải cách tư pháp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta tiến hành trong nhiều năm qua mà trọng tâm là việc ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về “ Một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” . Tiếp tục tiến trình cải cách tư pháp, ngày 2/6/2005 Bộ chính trị ban hành nghị quyết 49- NQ/TW về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Đây là nghị quyết quan trọng của Đảng, đề cập toàn diện về cải cách tư pháp cho thời gian dài với mục tiêu: xây dựng được một nền tư pháp Việt Nam trong sạch, vững mạnh; tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phải mang tính dân chủ sâu sắc; các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng tội phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền con người, duy trì công lý.

Nghị quyết 388/2003/NQ- UBTVQH 11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra góp phần nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ sở pháp lý cao hơn và toàn diện hơn, cụ thể hơn về vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh từ hoạt động của Nhà nước không chỉ trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà trong lĩnh vực quản lý hành chính hay các lĩnh vực khác, thì sự cần thiết phải có một văn bản riêng biệt, hoàn chỉnh ở cấp độ Luật điều chỉnh đặc thù về vấn đề bồi thường Nhà nước.

Luật bồi thường nhà nước sẽ điều chỉnh việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong hai lĩnh vực là hành chính và hình sự. Đối với các thiệt hại do các cơ quan nhà nước thực hiện trong các hoạt động tố tụng như xét xử và thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, hành chính gây ra, việc bồi thường thiệt hại đựợc áp dụng tương tự như trong lĩnh vực hình sự. Trong phạm vi luận văn này, việc nghiên cứu, tìm hiểu chỉ giới hạn ở phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước do người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong lĩnh vực Hình sự với những nội dung chủ yếu sau:

3.2.1 Về mục đích và nguyên tắc bồi thƣờng nhà nƣớc

- Mục đích Luật bồi thường nhà nước nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác khi cơ quan tiến

hành tố tụng nhà nước không thực thi đúng nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. yêu cầu người tiến hành tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, điều này cũng có nghĩa là, việc ban hành luật bồi thường nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức phải tuân thủ pháp luật khi thực thi quyền lực nhà nước

- Các nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại.

Những nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung của bộ luật dân sự, những nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm quan hệ của mối quan hệ giữa người tiến hành tố tụng với người bị thiệt hại, những điều kiện khách quan và chủ quan của người bị thiệt hại, tính khả thi của việc bồi thường, bao gồm các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời, công khai và đúng pháp luật Nguyên tắc này tạo ra rằng buộc giữa cơ quan tiến hành tố tụng, họ phải bồi thường tòan bộ thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra ngay lập tức khi có đơn yêu cầu bồi thường. Theo nguyên tắc này thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm đưa người bị thiệt hại trở về với cuộc sống họ có thể được hưởng nếu thiệt hại không xảy ra. Sẽ là hiểu không đúng và không công bằng nếu chỉ đưa người bị thiệt hại về tình trạng họ đã có ngay trước khi hành vi gây thiệt hại xảy ra. Đó là vì điều kiện sống của người bị thiệt hại không phải ngày nào cũng như nhau mà có thể được cải thiện trong tương lai nếu tai nạn không xảy ra, ngoài ra, quy định này cũng chỉ ra rằng người có quyền hưởng bồi thường không phải chỉ bao gồm người trực tiếp bị thiệt hại mà còn gồm cả người chịu ảnh hưởng bởi thiệt hại đó nữa, Vì vậy, có thể thấy rằng khoản bồi thường đó để nạn nhân sống một cuộc sống bình thườngtương ứng như cuộc sống mà họ được hưởng nếu không có thiệt hại xẩy ra hoặc hướng

tới giúp những người phụ thuộc vào nạn nhân vượt qua khỏi khó khăn khi không còn nhận được sự trợ giúp từ phía nạn nhân

+ Nguyên tắc thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần theo các quy định của BLDS.

Thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do oan, sai đựợc xác định bao gồm, thiệt hại vật chất và thiẹt hại tinh thần, các tổn thất gián tiếp và các tổn thất khác có liên quan trực. Tuy nhiên, không giống với những loại trách nhiệm bồi thường khác, bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra bao gồm cả những tổn hại, mất mát, đổ vỡ trong tình cảm, trong quan hệ xã hội mà người bị oan, sai phải gánh chịu không chỉ trong thời gian giam giữ, chịu án tù mà nhiều khi còn để lại hậu quả rất lâu dài, không có bản án minh oan nào có thể khắc phục nổi. Việc áp dụng những quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại về tinh thần như đã nói trên là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.

+Nguyên tắc tạo điều kiện thuân lợi để người bị oan, sai, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại và quyền được Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong tố tụng phải được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên khi xảy ra thiệt hại thì để xác định lỗi của người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nào gây thiệt hại là rất khó và xác định trách nhiêm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng thường kéo dài, việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã xảy ra nhiều trong thực tế, hơn nữa thái độ tiêu cực, không hợp tác của người bị oan, sai sẽ gây thiệt hại cho chính họ. Việc quy định nguyên tắc này nhằm đảm bảo cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan , sai.

+ Nguyên tắc đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan.

Theo nguyên tắc này thì người có thẩm quyền trong trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan do mình gây ra. Đây là mối quan hệ giữa một bên là người đại diện cho cơ quan pháp luật nhà nước, nhân danh nhà nước đưa ra những quyết định mang tính pháp lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của một con người cụ thể là đối với người bị oan khi để xảy ra việc làm oan người vô tội, đối với người bị oan thì đây là sự thiệt thòi, mất mát cả về vật chất và tinh thần nên họ cần phải được bù đắp một phần hay toàn bộ mất mát, thiệt thòi đó. Do đó, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người tiến hành tố tụng gây ra là rất cần thiết và phù hợp với tinh thần cẩi cách tư pháp hiện nay.

+ Nguyên tắc không hạn chế về thời hiệu khởi kiện đòi BTTH do bị oan, sai.

Trong bất cứ thời điểm nào, người bị oan cũng có quyền yêu cầu đòi bồi thường bởi vì thực tế cho thấy việc oan, sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử không thể phát hiện một sớm, một chiều mà thường phải qua quá trình nhiều năm mới phát hiện ra oan sai, có thể do tình cờ, do người phạm tội ra đầu thú, do khai thác thông tin chứng minh được người đó vô tội từ một vụ án khác…Nếu giới hạn thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường oan, sai sẽ trực tiếp xâm phạm đến quyền được bồi thường của người bị oan sai, đồng thời trái với mục đích của việc giải quyết oan, sai trong tố tung, khi mà người bị oan, sai biết mình bị oan sai mà không thể yêu cầu đòi bồi thường được do hết thời hạn yêu cầu. Nguyên tắc này thể hiện sự công bằng, nhân đạo sâu sắc trong viêc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Các quy định chung vê giải quyết BTTH do ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra

+ Xác định chủ thể bồi thƣờng thiệt hại

Những người thuộc trường hợp sau được bồi thường do người của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại:

- Người bị tạm giữ, tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định việc tạm giữ, tạm giam là không có căn cứ pháp luật theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Người bị tạm giữ, tạm giam oan, sai là người bị người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, không đủ thẩm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Trang 93)